Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Ma nới

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Ma nới

Mĩ thuật

Vẽ tranh

ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM

 (gi¸o viªn chuyªn so¹n )

 t

TẬP ĐỌC

61:CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. Mục đích yêu cầu: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật. Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. Trả lời được câu hỏi SGK.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 67 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Ma nới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
(Trạng57)Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011.
 Chµo cê 
 TËp trung s©n tr­êng
Mĩ thuật
Vẽ tranh
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
 (gi¸o viªn chuyªn so¹n ) 
 @t? 
TẬP ĐỌC
@61:CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật. Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. Trả lời được câu hỏi SGK.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 4’
 HS đọc bài “Tà áo dài VN”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
2.Bài mới: 32’
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.(12’)
Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10’)
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao muốn được thoát li?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.10’
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
  // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
3. Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
4.Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: “Bầm ơi.”
Đọc bài và trả lời câu hỏi 1,2
2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
Học sinh chia đoạn.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
Toán
§151 :PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU: 
Biết thục hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. BT cần làm 1, 2, 3. HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ (4’)
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) ;	
b) 24,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 75,33 + 86,08
2.Bài mới: (32’)
* Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ. (10’)
	- GV ghi bảng :	a – b = c
	+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính và tên gọi các thành phần trong phép tính đó. 
	+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
	+ Một số trừ đ 0 thì bằng mấy? * *Hướng dẫn luyện tập. (20’)
Bài 1. 
	- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 2 : 
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
	- GV hỏi: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không, chúng ta làm thế nào?
	- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa: 
b) HS nhắc lại cách trừ hai phân số, HS làm vào bảng con, GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
c) HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân. GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 3. (HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết).
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
Bài 4.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- HS khá giỏi nêu cách làm.
	- HS tự làm bài vào vở. GV giúp đỡ HS khó khăn, 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xé, sửa:
3. Củng cố : (4’)
HS nhắc lại các tính chất của phép trừ
4. Dặn dò :
 Xem lại các BT , làm BT trong vở bài tập
Chuẩn bị : Luyện tập. Làm các BT vào vở 
2 HS thực hiện
- (a – b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a – b cũng là hiệu)
-( bằng 0)
- (một số trừ đi 0 thì bằng chính nó).
- HS tự làm vài vào bảng con.
a) 889972 + 96308 = 986280; 	
b) + = 
c) 3 + = 3	
d) 926,83 +549,67 = 1476,5
- lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng. 
- HS làm bài trên bảng con.
a)	8923 – 4157 = 4766;	27069 – 9537 = 17532
; ;
- HS làm vào bảng con,
7,284 – 5,596 = 1,688 	0,863 – 0,296 = 0,567
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa.
	a) x + 5,84 = 9,16	b) x – 0,35 = 2,55
	 x = 9,16 – 5,84	 x = 2,55 + 0,35
	 x = 3,32	
HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Diện tích đất trồng hoa là:	540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
	Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
	540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)	
	Đáp số: 696,1 ha
KHOA HỌC
 §61:ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu: Ôn tập về:
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập. SGK.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. (5’)
- Nói những điều em biết về hổ.
- Nói những điều em biết về hươu.
- Tại sao khi hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? 
2.Bài mới: (32’)“Ôn tập:Thực vật động vật.
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập. (12’)
Giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh làm bài thực hành trang 124 , 125, 126/ SGK vào phiếu học tập.
Số thứ tự
Tên con vật
Đẻ trứng
Đẻ con
1
Sư tử
x
2
Hươu cao cổ
x
3
Chim cánh cụt
x
4
Cá vàng 
x
® Giáo viên kết luận:
Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận. (8’)
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
® Giáo viên kết luận:.
 3: Củng cố. (5’)
Thi đua kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con.
4.Dặn dò: Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Môi trường”.Đọc thông tin rồi điền vào chỗ chấm các câu hỏi còn thiếu a,b,c,d/128
3 Học sinh 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trình bày bài làm.
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
Học sinh trình bày.
Thứ ba, ngày 18 tháng 04 năm 2011
 Thể dục:
§ 61 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” 
(gi¸o viªn chuyªn so¹n ) 
TOÁN
§ 152 :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết vận dụng kĩ năng tính cộng trừ trong thực hành và giải tính. BT cần làm: 1, 2. Thực hiện bồi giỏi.
II. Chuẩn bị: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: 5’
HS nhắc lại các tính chất của phép trừ
2.Bài mới: Luyện tập.34’
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1:
Đọc đề.
Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
Bài 2:
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
Bài 3:
Lưu ý học sinh xem tổng số tiền lương là 1 đơn vị:
 3. Củng cố : 5’
HS nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép trừ.
4. Dặn dò : Xem lại các bài tập, làm các bài tập trong vở bài tập
Chuẩn bị : Phép nhân. Xem lại các tính chất của phép nhân. Làm các bài tập vào vở chuẩn bị
2 học sinh
 Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Học sinh nhắc lại
Làm bảng con.
a);
–= b/
	c) 578,69 + 281,78 = 860,47	d) 594,72 + 406,38 – 329,47
	= 100,1 – 329,47 = 671,63
Học sinh làm vở.
Học sinh trả lời: giáo hoán, kết hợp
Học sinh làm bài.
1 học sinh làm bảng.
a); b)
	c)	69,78 + 35,97 + 30,22	d) 83,45 – 30,98 – 42,47
	= 69,78 +30,22 + 35,97	= 83,45 – (30,98 + 42,47)
	= 100 + 35,97 = 135,97	= 83,45 – 73, 45 = 10
Học sinh đọc đề, phân tích đề.
Nêu hướng giải.
Làm bài - sửa.
	Giải
Tiền để dành của gia đình mỗi tháng chiếm:
	1 – 15%
Nếu số tiền lướng là 2000.000 đồng thì mỗi tháng để dành được:
	2000.000 ´ 15 : 100 = 300.000 (đồng)
	Đáp số: a/ 15%
	 b/ 300.000 đồng
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
§61: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục đích yêu cầu:
Biết được các từ chỉ phẩm chất đáng quý cùa phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 - Hiểu nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với 1 trong 3 câu tục ngữ ở bài tập 2 (HS khá giỏi) .BT3
- Tôn trọng giới tính của bạn, chống phân biệt giới tính.
II. Chuẩn ... ững tiếng hát luyến trong bài.
3.Củng cố:
- Bài hát có hình ảnh nào, âm thanh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát ?
4. Dặn dò: 
Tiếp tục tập hát. tìm một vài động tác minh hoạ cho bài hát
3 Học sinh
+ Đi ta đi lên . giải phóng.
+ Tiếng kèn vang vang  quang vinh.
+ Bác vẫn còn sống mãi  cả non sông.
+ Khi chúng ta . lên đường.
+ Đi ta đi lên . giải phóng.
+ Tiếng kèn vang vangánquang vinh.
+ Bác vẫn còn sống mãi  cả non sông.
+ Khi chúng ta . lên đường.. 
- GV gọi HS khá hát mẫu, sau đó cho cả lớp hát, 
- HS hát nối các câu hát.
- HS hát cả bài. 
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng. 
- HS trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm theo nhịp. 
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 04 năm 2011
Địa lí
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
	Vị trí địa lí, giới hạn của huyện Thủ Thừa.
	Một số yếu tố tự nhiên của huyện Thủ Thừa.
II CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính của huyện Thủ Thừa phóng to.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Bài cũ
- Nêu vị trí giới hạn của huyện Thủ Thừa.
- Nêu những yếu tố tự nhiên của huyện Thủ Thừa.
2.Bài mới:
GV giới thiệu cho HS:
- Xuất phát từ những quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và bằng tinh thần trách nhiệm chủ động sáng tạo của cán bộ, đảng bộ và nhân dân địa phương, kinh tế nông nghiệp kinh tế trong huyện ngày càng phát triển vững chắc – từ thiếu ăn đến tự cân đối được lương thực, đến sản xuất hàng hoá. Đặc biệt toàn huyện lo tập trung, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn. Từ chỗ là huyện nghèo vùng sâu và mới thành lập chưa có cơ sở gì đáng kể, trụ sở, đường giao thông dần đuợc nâng cấp. Ở xã Mĩ Lạc có trường cấp 3. Các cầu qua sông được pê tông hóa, xe có trọng tải nặng (Xe chở khách từ 50 người có thể chạy qua cầu) nối liền các xã Về giao thông: từ liên tỉnh lộ 829 đến quốc lộ 62 đều trải nhựa hoặc sỏi đỏ xe bốn bánh đã về 13/13 trung tâm xã, thị.
 Về nước sạch: kết hợp với chương trình quốc gia hiện nay toàn huyện có trên 90% hộ sử dụng nước sạch.
 Về điện thắp sáng và điện sinh hoạt: chiếm hơn 60% hộ có sử dụng điện. 100% xã có điện thoại xã, thị trấn nối liên lạc viễn thông qua tổng đài huyện.
 Các công trình chính của huyện và các xã, thị trấn như: trụ sở làm việc, bệnh viện, trạm y tế, trường học đều được xây dựng kiên cố; tụ điểm trung tâm kinh tế, văn hoá, chợ được xây dựng từng bước khang trang.
 - Huyện đã cơ bản xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và giàu chiếnm 66%, trong đó có hơn 90% khá và giàu từ sản xuất kết hợp dịch vụ nông – lâm nghiệp..
 - Thành phần dân cư tổng hợp từ nhiều nguồn, nay huyện đã xây dựng nề nếp tự quản trên địa bàn từng khu dân cư. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc liên tục được duy trì và phát động. Công tác tự quản của nhân dân phát huy hiệu lực tích cực trong việc giáo dục chấp hành chủ trương, pháp luật, hoà giải, phát hiện đấu tranh chống tội phạm, ồn định an ninh trật tự, tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
3. Củng cố : 
GV hệ thống lại một số kiến thức vừa học và liên hệ giáo dục HS.
4. Dặn dò: Học bài 	 
Chuẩn bị: Ôn tập cuối năm. Ôn lại các bài đã học từ HKII.
2 Học sinh
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
Thể dục
64MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I/. MỤC TIÊU: 
	- Thực hiện được động tác phát cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và bằng một tay trên vai.	
- Biết cáh lăng bóng bằng tay và đập dẫn bóng bằng tay. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/. CHUẨN BỊ: Kẻ sân tập, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện, cầu, còi, bóng.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân 200 – 250m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, cổ tay, cánh tay, hông, vai : mỗi động tác mỗi chiều 8 – 10 lần.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung; mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chơi trò chơi : “Lướt sóng” 
- Kiểm tra bài cũ: HS chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 – 3 HS.
2. Phần cơ bản: 
a) Môn thể thao tự chọn: 
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Tập theo đội hình hai hàng ngang phát cầu cho, khoảng cách giữa em nọ đến em kia tồi thiểu 1,5m
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân: lần lượt từng HS phát cầu theo tổ ở hai đầu sân, tổ nào có nhiều người thực hiện tương đối đúng động tác và qua lưới là tổ đó thắng.
b) Trò chơi “Dẫn bóng” 
 - Cho HS nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV. GV cần khích lệ HS tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi.
3. Phần kết thúc: 	
- Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc và hát..
- Một số động tác hồi tĩnh.
- Trò chơi hồi tĩnh: 1 phút.
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra. 4. Dặn dò: 
Ôn tập lại 8 động tác của bài thể dục mỗi ngày 2 lần mỗi lần mỗi động tác 4 x 8 nhịp, luyện tập đá cầu, chơi trò mà em thích mỗi ngày 15 – 20 phút.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thi đua.
- Học sinh chơi trò chơi
- Học sinh thực hiện
Vẽ theo mẫu VẼ TĨNH VẬT 
(vẽ màu)
I. MỤC TIÊU: 
	- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
	- HS vẽ được hình và màu theo mẫu.(HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ can đối, màu sắc phù hợp)
II. CHUẨN BỊ: 
	- Một số mẫu lọ, hoa và quả.
	- Một số tranh, ảnh tĩnh vật của một số hoạ sĩ và tranh vẽ hoa, lọ, quả của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ
Kiểm tra bài vẽ về nhà của HS: tranh đề tài ước mơ.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật, bài vẽ đã chuẩn bị sẵn.
- HS xem hình trong SGK trang 130.
- GV phân tích để HS nhận biết thế nào là tranh tĩnh vật:
- GV cho HS bày mẫu theo nhóm, chọn cách bố cục đẹp và nhận xét về:
- HS quan sát và nhận xét mẫu chung hoặc mẫu của nhóm.
- GV bổ sung kiến thức: Khi quan sát vật mẫu ở các góc độ khác nhau thì hình vẽ sẽ thay đổi theo hướng quan sát.
* Hoạt động 2: Cách vẽ 
- HS quan sát hình gợi ý.
- HS xem hình vẽ tham khảo trong SGK.
- HS nhắc lại các bước tiến hành khi thực hiện một bài vẽ theo mẫu đã học.
- GV bổ sung kiến thức: Ở bài vẽ này chúng ta học cách vẽ màu nên cần chú ý tới màu sắc riêng của từng vật mẫu, các màu trong bài vẽ phải cân đối, hài hoà. 
* Hoạt động 3: HS thực hành
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ như đã hướng dẫn, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. (cách ước lượng tỉ lệ, cách bố cục, cách vẽ hình, )
- HS thực hành (có thể vẽ theo nhóm). GV quan sát các nhóm và nhắc nhở HS:
+ Xác định tỉ lệ cân đối giữa các vật mẫu với khung hình chung.
+ Vì đây là bài thực hành vẽ màu nên cần chú ý tới màu sắc riêng của từng vật mẫu.
- GV góp ý hoặc nhận xét, yêu cầu HS quan sát mẫu để thấy những phần đạt, chưa đạt ở bài vẽ của mình về hình, đậm nhạt và màu sắc.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành treo trên bảng lớp và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về :
+ Bố cục: phù hợp với khổ giấy
+ Hình vẽ: rõ đặc điểm.
+ Màu sắc: có đậm, có nhạt, màu nền.
- HS tự xếp loại các bài vẽ.
- GV bổ sung và điều chỉnh xếp loại.
- GV khen ngợi một số HS có bài vẽ tốt, nhắc nhở và động viên những HS chưa hoàn thành được bài vẽ để các em cố gắng hơn ở những bài học sau.
3:Củng cố:
 HS nhắc lại cách vẽ
4. Dặn dò: 
Em nào chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
Sưu tầm tranh, ảnh về các trại hè thiếu nhi trên sách, báo, tạp chí,  chuẩn bị cho bài vẽ trang trí.
- 2 học sinh
- HS quan sát một số tranh tĩnh vật. 
+ Là tranh vẽ các đồ vật ở trạng thái tĩnh. (Vẽ lọ, hoa, quả ở trạng thái không chuyển động)
+ Tĩnh vật màu: Được vẽ bằng các màu sắc phong phú.
+ Tĩnh vật đen trắng: Được vẽ với hai màu đen và trắng.
+ Vị trí của các vật mẫu (ở trước, ở sau, che khuất hay tách biệt nhau, )
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu.
+ Hình dáng của lọ, hoa, quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu vẽ và vẽ phác khung hình chung (bố cục trên tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc cho phù hợp).
+ Phác khung hình của lọ. hoa, quả (chú ý tỉ lệ, vị trí của các vật mẫu)
+ Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng (có đậm, có nhạt)
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá tình hình trong 32:
- Đa số HS lễ phép với mọi người.
-Tuyên dương những em học tốt trong tuần 
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
II. Phương hướng tuần 33:
- Khắc phục lỗi ở tuần 32. Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ	
- Rèn luyện chữ viết hàng ngày. Giữ trật tự trong giờ học.
- Thực hiện chương trình tuần 33

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 3132.doc