Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33 (buổi chiều)

Tiếng việt

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)

I.Mục tiêu :

 - Củng cố cho HS nắm chắc những kiến thức về dấu phẩy.

 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

1.Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2.Dạy bài mới :

Bài tập 1 :

Viết một đoạn văn, trong đó có ít nhất một dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 33 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tiếng việt 
ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS nắm chắc những kiến thức về dấu phẩy.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : 
Bài tập 1 : 
Viết một đoạn văn, trong đó có ít nhất một dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài làm
Trong lớp em, các bạn rất chăm chỉ học tập. Bạn Hà, bạn Hồng và bạn Quyên đều học giỏi toán. Các bạn ấy rất say mê học tập, chỗ nào không hiểu là các bạn hỏi ngay cô giáo. Về nhà các bạn giúp đỡ gia dình, đến lớp các bạn giúp đỡ những bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn.
Bài tập 2 :
 Đặt câu về chủ đề học tập.
a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.
c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Bài làm
a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật.
b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường.
c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Tiếng Việt
 Ôn tập về văn tả người
I. Mục tiêu
 HS lập được dàn ý chi tiết cho một bài văn tả người. 
II. ôn tập
1. HS nêu lại cấu tạo bài văn tả người.
2. GV tổ chức cho HS làm đề văn sau: 
 Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
- HS đọc đề bài, xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS làm bài 
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- GV chấm khoảng 5-7 dàn ý, nêu nhận xét thông qua việc chấm bài.
- Chọn một số dàn ý hay đọc trước lớp cho các bạn HS khác học tập.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I- Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính Sxq, Stp, V của HHCN và HLP.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Tâm dùng một tấm bìa để làm một cái hộp dạng HHCN dài 45cm, rộng 34cm, cao 25cm. Diện tích tấm bìa Tâm dùng làm cái hộp đó là bao nhiêu mét vuông? Biết diện tích các mép dán là 90cm2.
Bài 2: Người ta làm một cái hộp bằng gỗ không có nắp dạng HLP cạnh 0,8m. Tính diện tích tấm gỗ cần dùng để làm hộp.
Bài 3: Một cái bể chứa nước dạng HHCN có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 3,5m; chiều rộng 1,8m; chiều cao 1,2m. Hiện tại chiều cao mực nước trong bể là 0,7m. Muốn đầy nước, người ta còn phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước nữa?
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Người ta xây một cái bể chứa dầu có dạng HLP, trong lòng bể mỗi cạnh đo được là 2,5m. Một xe shở dầu đổ vào bể mỗi chuyến được 3,125m3 . Hỏi xe phải chở bao nhiêu chuyến thì dầu đầy bể?
3. GV nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Chính tả
Những cánh buồm
I. mục tiêu
- HS nghe, viết đúng chính tả bài Những cánh buồm.
- Rèn kĩ năng viết hoa các giải thưởng, huân chương.
II. các hoạt động dạy-học
 1. HD HS viết chính tả
- HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm.
	+ Miêu tả cảnh hai cha con đi bộ trên bãi biển ?
	 - HS nêu những từ ngữ được viết hoa có trong bài
 - HS quan sát cách trình bày bài viết 
 - GV đọc cho HS viết bài.
 - GV đọc cho HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài.
 2. HS làm các bài tập sau:
 - GV nêu các bài tập.
 - HS làm lần lượt các bài tập.
1. Tên cơ quan, đơn vị nào dưới đây viết đúng?
	a. Ngân hàng Thương mại cổ phần Châu á
	b. Nhà hát Tuổi trẻ
	c. Viện thiết kế máy nông nghiệp
	d. Nhà xuất bản Giáo dục
	e. Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
	g. Trường Mầm non Sao Mai
 2. Viết vào chỗ trống tên mỗi cơ quan, tổ chức sau cho đúng.
	a. Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa Dũng.
	b. đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hà Tây.
	c. trường tiểu học bán công Đoàn Kết.
* HS làm bài GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng
	 - GV và HS chữa bài, GV kết hợp củng cố kiến thức của từng bài
 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
Toán
 Luyện tập (2T)
I- Mục tiêu: 
 Luyện tập về cách tính Sxq, Stp, V của HHCN và HLP.
 Biết giải một số dạng toán đã học.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính Sxq, Stp, V của HHCN và HLP. 
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính Sxq, Stp, V của HHCN có chiều dài 1,8m; chiều rộng 1,2m và chiều cao 0,8m.
Bài 2: Tính Sxq, Stp, V của HLP có cạnh 4,6m.
Bài 3: Một thùng đựng thóc có dạng HHCN, kích thước trong lòng thùng dài 2,2m; rộng 1,8m và cao 1m. Hỏi khi đầy thóc thì trong lòng thùng có bao nhiêu ki-lô-gam thóc? (1dm3 = 1kg)
Bài 4: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán được 85,5m; ngày thứ hai bán được hơn ngày thứ nhất 12,4m; ngày thứ ba bán gấp đôi ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Bài 5: Một thửa ruộng hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 56m, đường chéo lớn hơn đường chéo bé 8m. Cứ 100m2 thu hoạch được 75kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Bài 6: Có hai thùng dầu, thùng thứ nhất nhiều hơn thùng thứ hai là 114lít. Số dầu trong thùng thứ hai bằng số dầu trong thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài 7: (Dành cho HS khá, giỏi)
Một cái hộp có dạng HHCN dài 16cm; rộng 8cm và cao 6cm. Hình hộp đó có thể chứa bao nhiêu HLP nhỏ cạnh 2cm.
Bài 8: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Một mảnh vườn HCN có chu vi 208m. Chiều rộng bằng chiều dài. Trên mảnh vườn có diện tích là khu nhà ở; là diện tích để trồng rau, diện tích là ao thả cá, phần còn lại là khu chăn nuôi. Hỏi diện tích khu chăn nuôi là bao nhiêu?
3. GV nhận xét tiết học
Thứ tư ngày13 tháng 4 năm 2011
Tiếng Việt
Ôn tập về văn tả người
I. Mục tiêu
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh và sinh động, diễn đạt phù hợp, bài văn có hình ảnh, giàu cảm xúc. 
II. ôn tập
Đề bài: Tả cô giáo(hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên cô giáo.
- Cô dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
- Tình cảm của em đối với cô giáo. 
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
 Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
Tiếng việt 
mở rộng vốn từ : trẻ em
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trẻ em.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ.
Bài làm
Trẻ em, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,
Bài tập 2: Đặt câu với hai từ tìm được ở bài tập 1
Bài làm
a/ Từ: trẻ em.
Đặt câu: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.
b/ Từ: thiếu nhi.
Đặt câu: Thiếu nhi Việt Nam làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
Bài tập 3: Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh.
Bài làm
Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như búp trên cành.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
 Luyện tập về giải toán.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách giải dạng toán liên quan đến tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Mua 5,7m vải hết 186 960 đồng. Nếu mua 28,6m vải cùng loại thì hết tất cả bao nhiêu tiền?	
Bài 2: Theo kế hoạch xã A phải trồng 32,6 ha cà phê trong năm 2005. Nhưng xã A đã trồng được 44,01 ha cà phê. Hỏi xã A đã trồng vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch?
Bài 3: Một kho gạo có 792 tấn gạo nếp chiếm 32% số gạo trong kho. Tính số gạo tẻ trong kho.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng là 0,72% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 180000000 đồng. Sau 3 tháng người đó nhận tiền lãi là bao nhiêu?	
Kí duyệt của BGH
Tuần 34
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tập đọc - Tập làm văn(2T)
Luyện đọc: Lớp học trên đường.- Tả người
I. Mục tiêu:
1. Luyện đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Vi – ta – li; Ca – pi; Rê – mi).
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi – ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi.
- Làm bài văn tả người mà em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ:
 2 Hs đọc thuộc lòng bài thơ: Sang năm con lên bảy và nêu nội dung bài.
B. Bài mới:
Tập đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Bài chia làm 3 đoạn:
- Luyện đọc đúng: Vi – ta – li, Rê – mi, Ca – pi, mảnh gỗ mỏng, 
- Gv cho hs nhắc lại nghĩa một số từ ngữ: Ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
Hoạt động 2: Ôn tập về nội dung bài.
- Hs đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi SGK.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gv gọi 3 hs nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm toàn truyện.
- Gv hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối.
- HS xung phong đọc diễn cảm đọan cuối.
- Thi đọc diễn cảm trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
Tập làm văn
- GV chép đề lên bảng
Đề bài: Tả cô giáo ( Thầy giáo em ) đang giảng bài
- HS chép vào vở
- HS xác định đề bài., GV gạch chân từ cần thiết
- HS lập dàn ý ( 10 phút)
- Đọc dàn ý của mình
- Nhận xét, cho điểm
- HS nói từng đoạn bài văn trong nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, cho điểm.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà tìm đọc truyện: Không gia đình
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: 
 Biết giải một số bài toán về chuyển động đều.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính quãng đương, vận tốc và thời gian.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Lúc 6giờ 30phút một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/giờ.Sau 3giờ một người đi xe máy cũng đi từ A và đuổi theo người đi xe đạp với vận tốc 37,5km/giờ. Hỏi người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp lúc mấy giờ ? 
Bài 2: Lúc 7giờ 25phút một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 38,6km/giờ. Cùng lúc đó một người cũng đi xe máy từ tỉnh B đến tỉnh A với vận tốc 46,4km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Biết quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài 357km. 
Bài 3: Lúc 8giờ 42phút một chiếc thuyền máy đi xuôi dòng từ A đến B với vận tốc của thuyền lúc nước yên lặng là 25,6km/giờ, vận tốc dòng nước là 2,8km/giờ. Đến11giờ 54phút thì thuyền đến B. Tính quãng đường từ A đến B. Biết dọc đường thuyền nghỉ nhận hàng hết 42 phút. 
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Bây giờ là 2 giờ. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu lâu nữa thì kim giờ và kim phút của đồng hồ trùng nhau?
 3. GV nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tiếng Việt
Nghe - viết: lớp học trên đường
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của bài Lớp học trên đường.
- Chữ viết rõ ràng, đằng tả. Luyện viết chữ cho đúng mẫu và đẹp.
II. Ôn tập:
1. GV nêu mục têu của tiết học.
2. GV HD viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài chính tả
- HD HS tìm hiểu ND bài chính tả
? ND bài chính tả trên nói lên điều gì? (HS nêu, GV nhận xét và chốt lại)
- HD HS luyện viết từ khó:
+ HS phát hiện những từ khó viết trong bài.
+ GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó: 1-2 HS lên bảng; dới lớp viết giấy nháp các từ khó.
+ HS nhận xét các từ trên bảng.
- GV đọc bài, HS viết chính tả (chú ý nhắc HS t thế ngồi viết )
- GV đọc soát lỗi. HS tự ghi những lỗi sai trong bài viết của mình.
- HS đổi vở cho nhau soát bài, GV đi chấm khoảng 10 bài.
- GV nhận xét thông qua việc chấm bài.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập (2T)
I. mục tiêu
 - Củng cố về cách giải các bài toán đã học.
 - Rèn kĩ năng trình bày và làm quen với các dạng bài.
II. Hoạt động dạy học
 1. GV củng cố kiến thức đã học: Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến các dạng toán đã học.
 2. HS làm các bài tập sau:
 - GV nêu các bài tập.
 - HS làm lần lượt các bài tập.
Bài 1 :Tính bằng 2 cách:
	(2,468 + 1,057 ) x 0,72 	 (2,468- 1,057) x 0,72
Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
 12 giờ 36 phút 5 giờ 20 phút 7 giờ 30 phút 
 32 giớ 45 phút 26 phút 12 giây 5 phút 40 giây 
Bài 3: Một người đi xe đạp khởi hành từ A vớivận tôc 12,3 km/ giờ đuổi theo một người đi bộ khởi hành từ B. Hai người cùng khởi hành 1 lúc và sau 1 giờ 6 phút thì gặp nhau. Tính quãng đường AB biết rằng vận tốc người đi bộ bằng vận tốc người đi xe máy.
Bài 4 : Một người khởi hành từ A lúc 5 giờ sáng để đi đến B với vận tốc 15km/giờ. Lúc 7 giờ một người khác đi từ B để về A với vận tốc 18km/giờ. Hai người gặp nhau tại C lúc 9 giờ. Tính quãng đường từ A đến B.
Bài 5 : Hai thùng chứa 783 lít dầu. Sau khi lấy ra ở mỗi thùng một số lít bằng nhau thì thùng dầu thứ nhất còn lại 355 lít, thùng thứ hai còn lại 278 lít. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu.
 Bài 6: Người ta quét vôi phía ngoài một căn phòng có dạng HHCN dài 8m, rộng 6m và cao 4m. Căn phòng có một cửa ra vào cao 2,2m; rộng 1,8m và hai cửa sổ mỗi cửa cao 1m, rộng 0,8m. Tính diện tích phần quét vôi.
 Bài 7: Một cái sân HCN có chu vi 48m. Chiều dài hơn chiều rộng 6m. Trên sân người ta lát gạch hình vuông cạnh 3dm. Tính số gạch để lát sân đó (diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
 Bài 8:(Dành cho HS khá, giỏi) Một mảnh vườn hình thang, trung bình cộng hai đáy là 34m, chiều cao bằng tổng hai đáy. Tính diện tích của đám vườn đó.
 * HS làm bài GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng
	 - GV và HS chữa bài, GV kết hợp củng cố kiến thức của từng bài
 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Tiếng việt 
mở rộng vốn từ : quyền và bổn phận
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Quyền và bổn phận.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ:
a/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
b/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
Bài làm
a/ Quyền lợi, nhân quyền.
b/ Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
Bài tập 2:
a/ Bổn phận là gì?
b/ Tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
c/ Đặt câu với từ bổn phận.
Bài làm
a/ Phần việc phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường.
b/ Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
c/ Bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
Bài tập 3: 
Viết đoạn văn trong đó có câu em vừa đặt ở bài tập 2.
Bài làm:
 Gia đình hạnh phúc là gia đình sống hòa thuận. Anh em yêu thương, quan
tâm đến nhau. Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo khuyên nhủ, động viên các con trong cuộc sống. Còn bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
Tiếng việt 
 Tập làm văn : ôn tập về tả người 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau.
Đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên người đó là gì?
- Em gặp người đó trong hoàn cảnh nào?
- Người đó đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc gì?
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của người đó (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của người đó.
- (Chú ý: Em nên tả chi tiết tình huống em gặp người đó. Qua tình huống đó, ngoại hình và hoạt động của người dó sẽ bộc lộ rõ và sinh động. Em cũng nên giải thích lí do tại sao người đó lại để lại trong em ấn tượng sâu sắc như thế.)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của người đo đối với em.
- Tình cảm của em đối với người đó.
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
 Luyện tập về tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán.
II. ôn tập
1. HS nêu lại các dạng toán điển hình đã học.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính
a) 38072 + 45082 - 9807	b) 458,02 - (308,7 + 96,83)
c) 59,3 + (367,03 - 224,58) : 3,5
Bài 2: Tìm x
a) 4,6 x = 13,892	b) x : 0,72 = 0,6
c) x + 76,5 = 760,6 – 258,8	d) 382,x9 < 382,16
Bài 3: Một khu đất HCN chu vi 440m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu đất bằng bao nhiêu ha?
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng là 0,72% một tháng. Một người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng sau 3 tháng người đó rút tiền lãi được 270 000 đồng. Hỏi số tiền người đó gửi vào ngân hàng là bao nhiêu?	
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Buoi chieu Tuan 33 34.doc