Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 35 (buổi 1)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 35 (buổi 1)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 120 tiếng / phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5- 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn

 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ , vị ngữ theo yêu cầu của BT2.

 * HSKT cần đọc dúng, lưu loát bài tập đọc đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc

 - 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng

 - 2 tờ giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 35 (buổi 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tiếng Việt
ÔN TậP TIếT 1
I. MụC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 120 tiếng / phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5- 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ , vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
 * HSKT cần đọc dúng, lưu loát bài tập đọc đã học.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc	
 - 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng
	- 2 tờ giấy khổ to, bút dạ.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc.
- Lần lựơt từng HS gắp thăm bài (5 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút, khi 1 HS kiểm tra xong thì nối tiếp 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp HS (Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo).
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc mẫu bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Các em đã học những kiểu câu nào?
+ Các kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì.
+ Em cần lập bảng tổng kết cho các kiểu câu nào?
+ Em cần lập bảng cho kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào, trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì). Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Thế nào. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành).
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì); Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Là gì?; Vị ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS báo cáo kết quả. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS làm bài ra giấy báo cáo kết quả. HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Nhận xét câu HS đặt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU
- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn. 
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.
* HSKT làm bài1( a,b,c).
II. Đồ DùNG DạY HọC: Bảng phụ bài tập 2.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về bốn phép tính đã học và giải các bài toán có lời văn.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( a,b,c)
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?
đ Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2a
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Cách 1:
Bài giải
Thể tích bể bơi:
414,72 : 4 ´ 5 = 518,4 (m3)
Diện tích đáy bể bơi:
22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao bể bơi:
518,4 : 432 = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhân, chia hai phân số.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài trong bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- áp dụng tính nhanh trong tính giá trị biểu thức.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
Cách 2: Bài giải
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 
Chiều cao của bể bơi là:
0,96 x = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
THựC HàNH CUốI HọC Kì II Và CUốI NĂM 
I. MụC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố lại những hành vi và thái độ đạo đức đã học từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
- Hình thành lại những hành vi, thái độ đó.
- Rèn cho HS biết thực hiện những hành vi đó.
II. Đồ DùNG DạY HọC.
- Phiếu học tập cho bài tập 2.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài ra nháp.
- HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- HS trình bày bài làm của mình, HS lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 Liên hợp quốc là tổ chức .. lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của Liên hợp quốc trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Đại diện các cặp trình bày.
Lời giải: “Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của Liên hợp quốc. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của Liên hợp quốc trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.”
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương.
- GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- HS trao đổi theo nhóm bàn.
- Mời một số HS trình bày.
- Một số HS trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
4. Hoạt động kết thúc
- GV nhận xét giờ học
- HS lắng nghe.
- Hướng dẫn HS về nhà tích cực thực hành các nội dung đã học.
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Tiếng Việt
ÔN TậP TIếT 2
I. MụC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của bài tập 2.
 * HSKT cần đọc dúng, lưu loát bài tập đọc đã học.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ viết sẵn bảng tổng kết như trang 163 SGK.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Tiến hành như tiết 1.
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc đã gắp thăm được.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Trạng ngữ là gì?
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nôi chốn, nguyên nhân, mục đích  của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Có những loại trạng ngữ nào? 
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, thời gian, phương tiện.
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi ở đâu.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi Vì sao, Nhờ đâu, Tại đâu. 
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi Để làm gì, Nhằm mục đích gì, Vì cái gì, 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi Bằng cái gì, với cái gì.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận chung. 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 5 – 10 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Nhận xét câu HS đặt
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU: 
- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a), Bài 3.
*HSKT làm bài1.
II. Đồ DùNG DạY HọC: Bảng phụ bài tập 1
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
GV: Trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. 
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS và chốt cách làm.
Bài 2a
- GV mời HS đ ... iết học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài 30 phút. Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm cho HS làm bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học. Phần 1
Bài 1: Khoanh tròn vào C
Bài 2: Khoanh tròn vào A
Bài 3: Khoanh tròn vào B
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Dặn HS về nhà ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
- HS tự làm bài
- HS lắng nghe.
- HS về nhà ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
Khoa học
ÔN TậP Và KIểM TRA CUốI NĂM
I. MụC TIÊU: Ôn tập về:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
II. Đồ DùNG DạY HọC: 
- Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK. Phiếu học tập cá nhân.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn tập kiến thức cơ bản
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phát cho từng HS
- HS nhận phiếu và hoàn thành phiếu.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trong 15 phút
- GV viết vào biểu điểm lên bảng
- GV gọi 2 HS chữa bài
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét ý thức học bài của học sinh.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
Tiếng Việt
ÔN TậP TIếT 6
I. MụC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
 - viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
 * HSKT viết đúng chính tả bài Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài. 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 
2. Viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn thơ 
- Gọi HS đọc đoạn thơ. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi: Nội dung của đoạn thơ là gì?
- Trả lời: Đoạn thơ là những hình ảnh sống động về các em nhỏ đang chơi đùa bên bãi biển.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả.
d) Thu, chấm bài. 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:
a) đám trẻ, chơi đùa, chăn trâu, chăn bò
b) buổi chiều tối, một đêm yên tĩnh, làng quê.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Gợi ý HS: Em viết đoạn văn ngắn không chỉ dựa vào hiểu biết riêng của mình mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, đưa những hình ảnh thơ đó vào đoạn văn của mình.
- Viết đoạn văn vào vở.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tiết 7, tiết 8.
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Thể dục
tổng kết năm học
I ) mục tiêu:
 - Nhắc lại những nội dung cơ bản đã học trong năm học và thực hiện cơ bản đúng các động tác theo yêu cầu của GV.
II ) địa điểm, phương tiện :
- địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập an toàn sạch sẽ.
- phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ bảng hệ thống kiến thức kĩ năng đã học.
III ) nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
phương pháp tổ chức
1 ) phần mở đầu.
- gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
- Đứng vỗ tay hát.
- Trò chơi “ Đứng ngồi theo lệnh”
2 ) phần cơ bản.
- Tổng kết, đánh giá kết quả môn học.
 + Giáo viên cùng HS hệ thống lại những kiến thức đã học về ĐHĐN, thể dục RLTTCB, bài thể dục phát triển chung và trò chơi vận động.
+ Nhận xét đánh giá của Gv về thái độ, tinh thần học tập của học sinh
+ Công bố kết quả học tập
- Nhắc nhở HS về nghỉ hè an toàn, không ra sông suối bơi khi không có người lớn đi cùng
3 ) phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Nhận xét giờ học và nhắc nhở các em về nhà tự ôn trong dịp hè.
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
+ Xen kẽ các nội dung, GV gọi một vài HS lên làm mẫu lại các động tác.
 + tuyên dương tổ nhóm, những em học tập tốt, nhắc nhở một số tồn tại và động viên các em cố gắng phấn đấu học tập cho tốt hơn trong năm học tới.
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
Toán
KIểM TRA CUốI NĂM 
I. MụC TIÊU:
 + Tập trung vào kiểm tra:
- Kiến thức ban đầu về số thập phân; kĩ năng thực hành tính với số thập phân; tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, thể tích của một hình đã học.
- Giải bài toán về chuyển động đều. 
II. Đồ DùNG DạY HọC:
 	Bảng phụ chép sẵn đề bài kiểm tra.
Phần I: Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
 1. Số 5 trong số thập phân 12,125 thuộc hàng nào? 
A. Hàng nghìn
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn.
2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,5 B.6,0 C.0,6 D.0,35 
3. Lúc 6 giờ 30 phút Linh bắt đầu đến trường, khi đến trường là 7 giờ 10 phút. Hỏi Linh đi mất bao lâu:
A. 25 phút B. 30 phút C. 10 phút D. 35 phút 
 4. Người ta xếp 8 khối lập phương cạnh 2 cm thành một khối lập phương lớn. Hỏi khối lập phương lớn có thể tích là bam nhiêu cm3?
A. 8cm3 B. 16 cm3 C. 128 cm3 D. 64 cm3
 5. Một đội văn nghệ có 34 học sinh, trong đó có 28 HS nữ. Tỉ số phần trăm của số HS nữ so với số HS của đội văn nghệ là:
A. 82 % B. 35,82 % C.82,35 % D. % 
Phần II:
1. Đặt tính rồi tính
a) 2,785 + 1,056 +0,7
b) 12,7 x 3
c) 98,284 – 52,09
d) 54,64 : 4
2. Lúc 5 giờ 25 phút một xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn với vận tốc 42 km/giờ và đến nơi lúc 8 giờ kém 15 phút, dọc đường xe mua xăng mất 12 phút. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn.
3. Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40 m (xem hình vẽ). Tính diện tích của mảnh đất.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài
2. Bài mới:
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
 HƯớNG DẫN ĐáNH GIá: 
 * Phần I (5 điểm): Khoanh vào mỗi đáp án đúng 1 điểm.
 1.D 2.C 3.D 4.D 5. C
 * Phần II (5 điểm)
 1. (2 điểm) Đặt tính đúng và thực hiện tính đúng một phần được 0,5 điểm.
 2. (2 điểm) + Nêu câu lời giải và tính đúng thời gian xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 1 điểm.
 + Nêu câu lời giải và tính đúng quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 0,75 điểm.
 + Viết đúng đáp số được 0,25 điểm.
	3. (5 điểm)
Viết đúng kết quả tính diện tích mảnh đất được 1 điểm.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS lắng nghe
Tiếng Việt
ÔN TậP TIếT 7
KIểM TRA
I. MụC TIÊU:
 - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII( nêu ở tiết1, ôn tập). 
II. Đồ DùNG DạY HọC:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung như bài luyện tập trang 168, 169, 170 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Phô tô cho mỗi HS một phiếu.
III - HOạT ĐộNG DạY - HọC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV phát phiếu bài tập cho HS.
- HS nhận phiếu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu trong thời gian 30 phút.
- HS tự làm bài vào phiếu.
3. Hướng dẫn đánh giá: mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.)
Câu 2: ý b (Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.)
Câu 3: ý c (Hoa gạo nở làm bến sông sang bừng lên.)
Câu 4: ý c (Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.)
Câu 5: ý b (Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây trơ ra.)
Câu 6: ý b (Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.)
Câu 7: ý b (Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.)
Câu 8: ý a (Nối bằng từ “vậy mà”.)
Câu 9: ý a (Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.)
Câu 10: ý c (Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.)
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 8.
Tiếng Việt
ÔN TậP TIếT 8
KIểM TRA
I. MụC TIÊU:
- Kiểm tra (viết ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII:
+ Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ khoảng 100 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(văn xuôi).
+ Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung: Đề kiểm tra: (Thời gian 40 phút)
1. Chính tả:
Hội thả chim bồ câu
	Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.
	Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bó đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng với tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.
Theo Hương Liên.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
 III - HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV đọc cho HS nghe viết chính tả.
- HS nghe viết sau đó làm bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên giấy kiểm tra. Trong thời gian 40 phút.
- HS tự làm bài.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả: 
* Chính tả: (3 điểm)
- Viết sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
- Bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 2 điểm.
- Bài viết đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi, đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 3 điểm
* Tập làm văn:
Đánh giá về các mặt:
- Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài) (5 điểm). Trình tự tả hợp lí.
- Hình thức diễn đạt (2 điểm): 
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả.
+ Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 8.
 Xác nhận của ban giám hiệu
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35 buoi 1.doc