Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường TH La Ngâu

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường TH La Ngâu

Luyện từ và câu Tiết: 11

MỞ RÔNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ – HỢP TÁC

Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/56

Giảm tải: Không làm bài tập 4

I.Mục tiêu:

- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3.

- Biết vận dụng kiến thức đã học.

II.Chuẩn bị :

- Tờ phiếu đã kẻ bảng phân loại ( để HS làm bt )

III.Hoạt động dạy học:

1 Bài cũ:

- Định nghĩa về từ đồng âm + BT 2,3/ SGK ( 3 em )

- GV nhận xét.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường TH La Ngâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 06
Thứ năm ngày 28 tháng 09 năm 2011
Luyện từ và câu	Tiết: 11
MỞ RÔNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ – HỢP TÁC
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/56
Giảm tải: Không làm bài tập 4
I.Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3.
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
II.Chuẩn bị : 
- Tờ phiếu đã kẻ bảng phân loại ( để HS làm bt )
III.Hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: 
- Định nghĩa về từ đồng âm + BT 2,3/ SGK ( 3 em )
- GV nhận xét.
2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập: 
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của BT
- Cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
a. Hữu có nghĩa là bạn bè: Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b. Hữu có nghĩa là có: Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
-GV tuyên dương những nhóm làm đúng và nhanh.
* Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu của BT
* Hs nêu yc BT- thảo luận nhóm 2- trình bày
a. Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn: Hợp tác, hợp nhất, hợp lực,
b.Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó: Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng
* Bài tập 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Gv nhắc học sinh: Đặt 1 câu với 1từ ở bài tập 2.
- Chấm bài, nhận xét bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
3.Củng cố dặn dò:
 - Tuyên dương những bài làm tốt - Nhận xét – Nhắc nhở bài làm chưa tốt 
 - Dặn làm bài tập về nhà và xem trước bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Kể chuyện	Tiết: 6
Giảm tải không dạy thay bằng
XEM PHIM TƯ LIỆU: 
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/57
I.Mục đích yêu cầu: 
- Học sinh nắm được cốt truyện qua việc xem phim.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Giáo dục hs yêu hoà bình.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phim tư liệu (30 phút).
- Đèn chiếu, máy tính...
III.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2 HS kể câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh của tiết trước.
GV nhận xét.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Học sinh xem phim
Giáo viên trình chiếu phim tư liệu Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai (do hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương sản xuất- độ dài 30 phút) cho học sinh xem.
( Thầy cô có thể download tại đây: 
Lưu ý: Khi tải về máy, đuôi file có dạng flv do đó quý thầy cô phải đổi đuôi file hoặc máy tính có cài đặt chương trình đọc được file như chương trình K-Lite_Codec_Pack_750_Mega. Nếu có vướng mắt xin liên hệ Thảo- 0982302997
3. Củng cố dặn dò: 
- Câu chuyện xẩy ra vào thời gian nào?
- Truyện phim có những nhân vật nào?
- Dặn chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
	Toán 	 Tiết: 27
HÉC-TA
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/29
I.Mục tiêu:
- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích: héc-ta.
- Quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta).
- Làm bài 1a (2 dòng đầu), bài 1b (cột đầu), bài 2
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
II.Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ, VBT.
III.Hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: 
- 3 HS thực hiện bài 2, 3, 4/ SGK
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
- Giới thiệu bài.
“Th«ng th­êng khi ®o diÖn tÝch mét thöa ruéng, mét khu rõngng­êi ta dïng ®vÞ hÐc- ta”.
 “1hÐc ta b»ng 1 hÐc- t«- mÐt vu«ng” vµ hÐc- ta viÕt t¾t lµ ha.
Vậy 1 ha b»ng bao nhiªu mÐt vu«ng?
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu. 
- Gthiệu đơn vị đo diện tích: 1hec ta được viết tắt 1hm2
- GV kết luận : 1ha = 1hm2
 1 ha = 10 000m2
Hoạt động 2 : H/dẫn HS luyện tập:
*Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
*- HS nêu yêu cầu - làm bảng tay 
a. 4 ha = 40 000m2 20ha = 200 000m2
 ha = 5000m2 ha = 100m2
b. 60 000m2 = 6ha 800 000m2 = 80ha
- Chữa bài
- GV nhận xét.
*Bài 2 HS đọc yêu cầu. Học sinh làm VBT, gv hướng dẫn hs yếu.
. 85km2 < 850 ha
 Ta có: 85km2 = 8500 ha, 8500ha > 850 ha, nên 85 km2 > 850 ha 
- Chấm - Chữa bài
- GV nhận xét.
- Giáo viên chấm – nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò : 
- HS nhắc 1ha = 1hm2, cách viết tắt,dặn bài tập về nhà:2,3/sgk.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Khoa học Tiết: 11
DÙNG THUỐC AN TOÀN
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/24
Giáo dục Kĩ năng sống
I.Mục tiêu :
Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Có ý thức dùng thuốc an toàn.
* Giáo dục Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.
- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.
II.Chuẩn bị : 
- Một số vỏ hộp thuốc Tây.
III.Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : 
- 3 em nêu các chất gây nghiện .
- GV nhận xét.
2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài .
*HĐ1 : Dùng thuốc khi nào?
Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
- HS làm việc theo cặp 
Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Trình bày kết quả- lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
Khi bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách dùng thuốc an toàn.
*HĐ2 :Những điểm cần lưu ý khi dùng thuốc
- Mục tiêu: HS nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc
- Thực hành làm bài tập theo sgk, HS trình bày kết quả, Cả lớp nhận xét, GV chốt lại.
- GV kết luận: 
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo (nếu có) để biết hạn sử dụng, nơi SX (tránh thuốc giả), tác dụng và cách dùng thuốc.
* Giáo dục Kĩ năng sống:
- Lập sơ đồ tư duy.
- Thực hành.
- Trò chơi.
*HĐ3 : Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
- GV yêu cầu mỗi nhóm đưa bảng con đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi: GV dặn trước mỗi nhóm chuẩn bị sẵn một bảng con .
- Cả lớp cử ra 2-3 HS làm trọng tài. Các bạn này có nhiệm vụ quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng đáp án.
- GV đóng vai trò cố vấn, nhận xét và đánh giá từng câu giải thích của các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhắc lại cách dùng thuốc an toàn .Liên hệ giáo dục hs. Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 09 năm 2011 
Tập đọc	Tiết: 12
TÁC PHẨM CỦA SI –LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
Thời gian dự kiến: 40 phút , sgk/58
I.Mục tiêu :
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài 
- Đọc đúng các tên người nước ngoaì trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II.Chuẩn bị : 
Tranh minh hoạ bài đọc (sgk),bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
- Ktra bài “ E- mi li , con ”( 3 HS )
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc: 
- HS đọc mẫu bài văn – HS đọc thầm ( bài + chú giải )
- GV chia đoạn : ( Đoạn 1: Từ đầu. Chào ngài . Đoạn 2: tiếp  điềm đạm. Đoạn 3: Còn lại )
 - HS đọc lượt 1, GV rút từ cần luyện đọc ( Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vim-hem Ten, Oóc-lê-ăng.) 
 - HS đọc lượt 2 - GV rút từ cần giải thích ( chú giải ; từ : Phát xít, ngây mặt ra. )
- HS đọc lượt 3: Đọc bài hoàn chỉnh ( nhóm )
- GV đọc mẫu .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm và tìm hiểu câu hỏi 1,/SGK/ 59- HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét, chốt ý: Tên sĩ quan người Đức bực bội với ông cụ người Pháp.
 - HS đọc và tìm hiểu câu hỏi 2,/SGK/ 59- HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét, chốt ý: Ông Cụ người Pháp đánh giá cao các tác phẩm của Si-le người Đức.
- HS đọc thầm và tìm hiểu câu hỏi 3,/SGK/ 59- HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét, chốt ý: Ông cụ người pháp không căm ghét người Đức mà chỉ ghét bọn Phát xít.
 - HS rút ND, GV chốt ND: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc 
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm:
 - Đọc nối tiếp 3 em 
 - Hướng dẫn cách đọc – ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ .
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 3
3.Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài – dặn học bài, xem bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Toán Tiết: 28
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút , sgk/35
I.Mục tiêu:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
- Làm Bài 1 (a, b), bài 2, bài 3
- Biết vận dụg kiến thức đã học.
II.Chuẩn bị: 
Giấy khổ lớn để vẽ hình, tóm tắt đề toán,BP
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ 
- ... hay đọc mẫu – Tuyên dương 
3.Củng cố- dặn dò: 
-Tuyên dương những em nắm bài , viết đơn đúng thể thức, nhắc nhở những em làm chưa đạt yêu cầu. Dặn xem bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
 Toán	Tiết: 30
LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/31
I.Mục tiêu: 
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Làm Bài 1, bài 2 (a, d), bài 4
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
II.Chuẩn bị: 
Giấy khổ lớn để tóm tắt bài toán,bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- Kiểm tra HS làm bài tập ở nhà
- 2 HS lên bảng làm các bài tập: 3, 4 /sgk/ 31- GV nhận xét. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập: 
*Bài 1: Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
a. ; ; ; b. ; ; ; 
- HS làm vào vở, một em làm vào giấy lớn. GVhướng dẫn hs yếu.
- Cả lớp nhận xét.
*Bài 2: Tính: 
a. = 
 d. = 
- GV giảng giải, cả lớp VBT, một em làm vào giấy lớn.GV hướng dẫn hs yếu.
- Nhận xét.
*Bài 4: Giải toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
- HS làm VBT- GV hướng dẫn hs yếu.
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
Bài giải:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
Đáp số: Bố 40 tuổi, Con 10 tuổi
- Giáo viên chấm chữa bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: 
- Dặn làm bài tập về nhà bài 2,3, xem trước bài sau.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
 	Địa lý	Tiết: 6
ĐẤT VÀ RỪNG
Thời gian dự kiến: 35 phút , sgk/74
Lồng ghép Giáo dục môi trường: Bộ phận
I.Mục tiêu:
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
Học sinh khá, giỏi:Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
- LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam.
II.Chuẩn bị: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.Tranh , tư liệu về các con sông trong mùa lũ.
III.Nội dung bài dạy:
1.Bài cũ : 
- HS TLCH ND bài trước
- GV nhận xét , ghi điểm.
 2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
 HĐ1: Các loại đất chính ở nước ta.
Mục tiêu: HS biết được các loại đất chính ở nước ta.Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít
- Thảo luận nhóm đôi ( 2 câu hỏi trong mục 1)
- Trình bày – Nhận xét
-GV kết luận: sgk/79
 * HĐ2 Rừng ở nước ta.
* Mục tiêu: HS biết: 
- Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn:
- Nhận biết nơi phân bố của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ)
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- HS thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp , các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:sgk/80
* HĐ3: Bảo vệ và khai thác rừng.
- Mục tiêu: HS biết sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác rừng hợp lí.
- HS thảo luận .Trình bày trước lớp
- HS (khá, giỏi) nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt : sgk/80
- LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam.
3. Củng cố , dặn dò: 
- Nhăc nội dung.
- Dặn xem lại bài+ chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Kĩ thuật 	Tiết 06
CHUẨN BỊ NẤU ĂN (TIẾT 1)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I. Mục tiêu : 
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. Chuẩn bị : 
- Một số loại rau xanh, củ, quả cịn tươi. 
- Tranh một số thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá, .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1 : Những công việc chuẩn bị nấu ăn.
Mục tiêu : HS Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS quan sát, Gv đặt câu hỏi gợi ý để các em nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- GV giới thiệu tranh ảnh một số thực phẩm thông thường.
- HS quan sát tranh, nêu ý kiến.
- GV chốt : SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung SGK và đặt câu hỏi để HS nêu cách chọn thực phẩm và cách sơ chế thực phẩm.
- HS đọc nội dung mục II SGK.
- Gọi 1-2 HS lên bảng nêu , lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận: SGK
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nội dung.
- Liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình
- GV nhận xét chung giờ học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành; Sưu tầm tranh, ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Âm nhạc	Tiết 6
Học Hát Bài : CON CHIM HAY HÓT
(Nhạc : Phan Huỳnh Điểu, Lời: Theo Đồng Giao)
I/Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát.
Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết, lời theo Đồng Giao.
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Nhạc cụ đệm.
Băng nghe mẫu.
Hát chuẩn xác bài hát.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học.
Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy hát bài: Con Chim Hay Hót.
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
- Giáo Viên mời học sinh nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của bài hát.
3. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************
Tiếng Việt (Bổ sung) 	Tiết 18 
ÔN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ HỮU NGHỊ- HỢP TÁC
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác.
- Rèn cho học snh làm đúng các bài tập đã cho.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Học sinh nhắc lại những từ ngữ về chủ đề Hữu nghị- hợp tác.
2. Bài mới: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài tập 1: Hãy chọn những từ có thể ghép với tiếng hữu để tạo thành từ.
-Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
* Bài tập 2: Hãy tìm những tiếng có thể ghép với tiếng hợp để tạo thành từ.
Hợp tình, hợp lý, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, thích hợp.
* Bài tập 3: Xếp những từ có tiếng hữu đã cho dưới đây thành 2 nhóm từ:
- Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
- Hữu có nghĩa là “bạn bè”: chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bạn hữu, bằng hữu
b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu nghị, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
* Bài tập 4: Xếp các từ có tếng hợp dưới đây thành 2 nhóm từ:
 Hợp tình, hợp lý, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, thích hợp.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó): Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lẹ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại các từ ngữ thuộc chủ đề Hữu nghị - Hợp tác.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLop5.Tuan6.Giamtai.longghep.cucchuan.doc