Tiết 2: Tập đọc
Đ11: Sự sụp đổ của chế độ A - Pác - Thai
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: A- Pác-Thai, lương, trồng trọt, sắc lệnh, Nen xơn-Man - đê la .
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ thể hiện thông tin về chính sách đối sử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ A - Pác - Thai
- Đọc diễn cảm toàn bài
- Hiểu các từ khó trong bài: Chế độ phân biệt chủng tộc, công lý sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc
-Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi
Tuần 6 Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2006 Tiết 1: Chào cờ Đ6: Sơ kết tuần 5 Tiết 2: Tập đọc Đ11: Sự sụp đổ của chế độ A - Pác - Thai I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: A- Pác-Thai, lương, trồng trọt, sắc lệnh, Nen xơn-Man - đê la. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ thể hiện thông tin về chính sách đối sử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ A - Pác - Thai - Đọc diễn cảm toàn bài - Hiểu các từ khó trong bài: Chế độ phân biệt chủng tộc, công lý sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc -Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ (phóng to nếu có) III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 2,3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3-4 trong bài Ê - mi - li, con - 2 HS đọc - Nêu ý nghĩa bài Ê - Mi - Li, con - Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh bảo vệ cuộc sống bình yên và bình đẳng giữa các dân tộc B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh - Tranh chụp ảnh một người da đen và cảnh những người dân trên thế giới đủ các màu da đang cười đùa vui vẻ GV chỉ vào tranh: Đây là ông Nen - xơ - Man đê la ông đã đấu tranh chống sự phân biệt chủng tộc suốt cả cuộc đời. Chúng ta đã biết trên thế giới có rất nhiều dân tộc với những màu da khác nhau khác nhau. ở một số nước vẫn còn tồn tại phân biệt chủng tộc người da đen bị coi như là nô lệ, công cụ lao động, phải chịu những sự áp lực bất công. Để xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc xây dựng một xã hội bình đẳng bác ái là góp phần tạo nên thế giới sụp đổ của chế độ A- Pác-Thai để thấy được tại sao phải chống độ phân biệt chủng tộc. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc Chế độ A- Pác-Thai là chế độ gì ? - Chế độ phân biệt chủng tộc chế độ đối xử bất công với người da đen và người da màu. - Gọi HS đọc toàn bài - 1HS đọc - lớp đọc thầm - Chia đoạn: 3 đoạn - Mỗi một lần xuống dòng là một đoạn + Đoạn 1 từ đầu -> tên gọi a-pác-thai + Đọan 2: tiếp -> dân chủ nào + Đoạn 3: Còn lại - Đọc nối tiếp 3 lần + Lần 1 đọc nối tiếp đọc kết hợp sửa phát hâm - 3 em đọc: Phát âm: A- Pác-Thai, trồng trọt, sắc lệnh, Nen - xơn - Man đê la, xấu xa + Lần 2 đọc nối tiếp - 3 em đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ + Bình đẳng: Không có sự phân biệt - Đọc chú giải + Lần 3: Đọc nối tiếp - 3 em đọc nối tiếp kết hợp sửa ngắt nhịp - Đọc toàn bài - 1, 2 HS học đọc - GV đọc mẫu - Toàn bài đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh. b.Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi - Đọc thầm và trả lời câu hỏi - Chế độ phân biệt chủng tộc được thế giới biết đến với tên gọi là gì ? - Tên gọi là A- Pác-Thai - Em biết gì về nước Nam Phi - Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Là nước có nhiều vàng, kim cương và nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc - Đoạn 1 nói nên điều gì ? - Giới thiệu thực về đất nước Nam Phi - Gọi 1HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm - Dưới chế độ A- Pác-Thai người da đen bị đối xử như thế nào ? - Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, trả lương thấp phải sống chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng không được hưởng tự do. Giảng: Dưới chế độ A- Pác-Thai người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn. Họ không có một chút quyền tự do dân chủ nào. Họ được coi như một công cụ lao động biết nói. Có khi họ còn bị mua bán đi bán lại ở ngoài chợ ngoài đường như một thứ hàng hoá .. - Đoàn này nói lên điều gì * Chế độ A- Pác-Thai tàn bạo, bất công vô lương tâm. - Đọc thầm đoạn 3 và trao đổi nhóm 2 - Đọc thầm đoạn 3 và trao đổi câu hỏi 2, 3, 4 SGK.(2') - Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc - Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng đấu tranh bền bỉ và dũng cảm - Vì sao cuộc đấu tranh của người dân da đen được ủng hộ ? - Vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, dù dân tộc tộc nào , mầu da nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau. Vì nó còn là chế độ xấu nhất. Nếu tồn rại sẽ kìm hãm sự phát triển chung cuộc dân tộc, đi ngược quyền được sống, tự do hạnh phúc của mọi người. Không có kẻ thống trị và người bị thống trị. Đó là một chân lý của một thế giới văn minh. - Em hãy giới thiệu về tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới - Ông là luật sư da đen, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A- Pác-Thai. Ông là người tiêu biểu cho tất cả người da đen ở Nam Phi và đã kiên cường bền bỉ để đấu tranh cho một xã hội công bằng, tự do dân chủ. Ông Nen xơn Man - đê la còn đạt được giải nô ben về hòa bình - Đoạn văn này nói nên điều gì ? * Cuộc đấu tranh tất yếu của nhân dân Nam Phi - ý nghĩa của bài * Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của đấu tranh dũng cảm của nhân dân da đen. - Nhấn giọng 4, 5 dân số, 3/4 tổng số thu nhập, hầm mỏ,xí nghiệp, ngân hàng, nặng nhọc, bẩn thỉu, 1/7 hay 1/10 bình đẳng, bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lý, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất chấm dứt . - Treo bảng phụ lên bảng - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - 1 HS đọc - lớp nhận xét - GV đọc mẫu đoạn 3 - Nêu cách đọc -Đoạn này đọc với giọng cảm hứng cuộc đấu tranh dũng cảm của nhân dân Nam Phi - Luyện đọc theo nhóm 2 - Nhóm đội - Khi đọc diễn cảm - Mỗi tổ 1 bạn đọc - Chon ra người đọc hay nhất - Tuyên dương khen ngợi V. Củng cố dặn dò - Nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này ? (Em cũng ủng hộ và phản đối chế độ phân biệt chủng tộc của chế độ phân biệt chủng tộc của chế độ A- Pác-Thai - Cho HS liên hệ: Để tỏ rõ tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới dù da đen hay da màu. - Nếu họ có sang Việt Nam, em có gặp em sẽ giúp đỡ họ, không chạy theo để xem hoặc chế giễu họ. - Nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít Tiết 2: Toán Đ26: Luyện tập I. Mục tiêu: *Giúp học sinh: - Củng cố về mối quan hệ đo diện tích - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Đọc bảng đơn vị đo diện tích đã học và nêu nhận xét ? - 2, 3 học sinh nêu, lớp nhận xét - Lấy ví dụ minh hoạ - GV nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài tập Bài tập 1: (28) GV cùng HS làm mẫu - Dựa vào mẫu HS làm bài còn lại vào nháp chữ bài 6 m235 dm2 = 6m2 + m2 = 6 m2 a. 8m2 27 dm2 = 8m2 + m2 = 8 m2 a. Viết số đo có đơn vị là m2 16 m2 90dm2 = 16m2 + m2 = 16m2 26 dm2 = m2 b. Viết số đo có đơn vị là dm2 b. 4dm2 65cm2 = 4dm2 + dm2 = 4 dm2 95 cm2 = dm2 - GV cùng HS nhận xét chốt lại Bài 2: - 1HS đọc bài -Tổ chức HS trao đổi cả lớp để có phần khoanh đúng - HS nêu miệng lớp nhận xét - GV chốt phần trả lời đúng B. 305 Bài 3: HS tự làm vào vở - 2HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở , 1 số HS lên bảng chữa. - Muốn so sánh được ta phải làm như thế nào ? - Phải đổi ra cùng một đơn vị đo rồi so sánh điền dấu - GV thu một số bài chấm nhận xét 2 dm2 7cm2 = 207 cm2 - GV cùng HS nhận xét, chữa, chốt đúng 3 m2 48dm2 < 4m2 300 mm2 > 2cm 89mm2 61 km2 > 610 hm2 Bài 4: GV đọc đề - 1HS đọc đề trước lớp - GV gọi HS đọc đề trước lớp - HS cả lớp đọc thầm SGK Bài giải Diện tích của một viên gạch là: 40 x 40 = 1600 (cm2) Diện tích của căn phòng là: 1600 x 150 = 240 000 (cm2) 240000 cm2 = 24 m2 Đáp số: 24 m2 - GV chữa và cho điểm IV. Củng cố dặn dò. Nhận xét dặn dò Bài về nhà luyện thêm Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm a. 6m2 56dm2.656 dm2 b. 4m2 79dm25m2 4500 m2 450dam2 9hm2 ..9050 m2 Tiết 4: Chính tả (nhớ - viết) Đ6: Ê - mi - li con I. Mục đích yêu cầu - Nhớ lại và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ II. Đồ dùng dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Viết những tiếng có nguyên âm đôi - 2HS lên bảng viết, lớp làm vào nháp VD: Tuổi, suối, ruộng, lúa, lụa - GV nhận xét chung B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ - 3 -> 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú Mo - ri - xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? - Chú muốn nói với Ê mi li về nói với mẹ rằng: Cha đi vui xin mẹ đưng buồn b. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm những từ khó dễ lẫn . - HS tìm và nêu: Ê - mi - li, sáng, bùng, ngọn lửa, nói giùm, Oasinhtơn, hoàng hôn, sáng loà. - Cho HS đọc 2 - 3 em đọc . c.Viết chính tả - GV nhắc nhở chung khi viết bài - HS gấp vở viết bài . d. Soát bài - HS đổi vở cho nhau soát bài nhận xét chung . đ. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS nêu miệng - Các tiếng có chứa: ưa, ươ, lưa thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, ngược - Nhận xét cách ghi dấu thanh - Tiếng không có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính - Tiếng có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái thứ thứ 2 của âm chính Bài 3: GV đọc bài - Yêu cầu HS tự làm bài tập - 1HS đọc yêu cầu bài - HS nêu miệng từng câu GV cùng lớp nhận xét trao đổi nghĩa của mỗi câu - Lớp nhận xét chung: + Cầu được ước thấy: Đạt được đúng điều mình thường mong mỏi ước ao. + Năm nắng, mười mưa: Trải qua nhiều khó khăn vất vả + Nước chảy đá mòn: Kiên trì nhẫn lại sẽ thành công + Lửa thử vàng gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người IV. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học Nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Tiết 5: Đạo đức Đ6: Có chí thì nên (tiết 2) I. Mục tiêu: - Học xong bài này học sinh biết - Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được thuận lợi và khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội II. Tài liệu và phương tiện - Sưu tầm về tấm gương vượt khó của địa phương - Phiếu học tập cho hoạt động 2: III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Nêu ghi nhớ bài ? lấy ví dụ về tấm gương hoặc bản thân về người có ý chí - 2,3 HS nhận xét - GV nhận xét chung B. Bài mới * Giới thiệu bài 1. Hoạt động 1: Làm bài tập 3 * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu bi ... n sốt rét * Cách tiến hành - Tổ chức HS trao đổi nhóm 4 - Nhóm 4 trao đổi - Đọc lời thoại hình 1,2 (26) và trả lời câu hỏi ? - Nhóm trưởng điều khiển thư ký ghi - GV giao phiếu - Trình bày - Lần lượt từng đạiu diện nêu từng câu hỏi và trao đổi nhận xét - GV chốt ý đúng - Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét - Cách 1 ngày lại xuất hiện 1 cơn sốt có 3 giai đoạn. Rét run - sốt cao - ra mồ hôi - hạ sốt - Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ? - Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người vì hồng cầu phá huỷ sau mỗi cơn sốt rét - Tác nhân gây bệnh sốt rét - Do loại ký sinh trùng gây ra - Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ? - Đường lây truyền: Muỗi A - nô - phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho con người. 2. Hoạt động 2: Quan sát thảo luận * Mục tiêu: Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi - Tự bảo bệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi) mặc quần áo dài không cho muỗi đốt khi trời tối - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người * Cách tiến hành - Tổ chức tương tự hoạt động 1 - HS trao đổi theo nhóm 5 ? Muỗi A - nô - phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà - ẩn náu nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi râm, và đẻ trứng ở những nơi nước đọng ao tù hoặc ở ngay trong các mảnh bát, chum, vại, non, có chứa nước - Khi nào muỗi bay ra đốt người -Tối và đêm ? Bạn có thể làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành phun thuốc muỗi, tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp ? Làm gì không cho muỗi sinh sản ? . Chôn kín rác thải và dọn sạch những nơi nước đọng, lấp những vũng nước, thả cá để chúng ăn bọ gậy Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người - Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài, ..buổi tối ., 1 số nơi người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi V. Củng cố dặn dò - Nêu mục bạn cần biết - Nhận xét tiết học - Về nhà học và chuẩn bị bài 13 Tiết 5 Kỹ thuật Đ6: Đính khuy bấm (tiết 2) (Đã soạn giảng tuần thứ) Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006 Tiết 1: Âm nhạc Đ6: Học hát: Con chim hay hót I. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và lời ca - Biết thêm vài bài đồng bào dao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi dí dỏm, ngộ nghĩnh. II. Chuẩn bị - GV: Băng đĩa, đài. Nhạc cụ quen dùng - HS: Nhạc cụ gõ III. Các hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động Hoạt động 1: Học bài hát - con chim hay hót + GV giới thiệu bài hát - Mở băng hát cả bài - HS lắng nghe b - Đọc lời ca - HS đọc - Dạy hát từng câu + GV chia câu hát và hát từng câu - HS hát theo 2. Hoạt động 2: Hát và đệm nhịp - HS hát và đếm nhịp - HS nghe và thực hiện theo - Trình diễn bài hát - Tốp ca trình diễn 3. Phần kết thúc ? Kể tên 1 vài bài hát về loài vật - HS kể: Chú ếch con, chim chích bông, chú voi con ở bản Đôn, gà gáy.. -GV mở băng hát (nếu có ) - HS nghe, HS thể hiện bất kỳ bài hát nào. - Lớp đồng ca 1 bài.Chú và con Tiết 2: Tập làm văn Đ12: Luyện tập tả cảnh I. Mục đích yêu cầu: - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước cụ thể III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ ? Đơn xin gia nhập đội tình nguyện - 2,3 HS đọc, lớp nhận xét - GV nhận xét chung, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu 2. Bài tập - HS đọc yêu cầu bài Bài 1: - Tổ chức HS trả lời câu hỏi từng phần của từng đoạn văn - HS đọc thầm đoạn văn trao đổi theo cặp, trả lời - Trình bày miệng. - Lần lượt HS nêu - GV Cùng HS NX chốt lại ý đúng. a) Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mây trời (dựa vào mở đầu đoạn) tác giả quan sát vào những điểm khác khác nhau. Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm giống gió tác giả liên tưởng như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi , hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng b) Con kênh quan sát vào thời điểm nào? . suốt ngày, lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng giác quan nào? khi thức giấc xúc giác - Nêu tác dụng của các liên tưởng. - Giúp người đọc hình dung lúc nóng dữ dội làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn đối với người đọc. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài. Tổ chức học sinh làm bài vào vở - HS đọc bài Trình bày: Lần lượt HS nêu từng phần. 1. Mở bài. Giới thiệu con sông Con sông hồng hiền hoà đang dang tay ôm thành phố vào lòng. 2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Mặt nước sông khi có gió nhẹ khi có giông bão. + Thuyền bè trên sông, thuyền đánh cá và thuyền vận chuyển hàng hóa. + Hai bên bờ sông, bãi cát, bãi ngô, nhà cửa. + Dòng sông hồng với đời sống của nhân dân. 3. Kết bài: ích lợi của sông và cảm nhận của con người bên sông. - GV cùng HS NX khen ngợi HS có dàn bài tốt. IV. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn thành bài vào vở Tiết 3: Toán Bài 30: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố. - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một phân số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - Nêu bảng đơn vị đo diện tích? Muốn đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn ta làm như thế nào? - HS nêu - lớp nhận xét - GV nhận xét chung và ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp. - 2 HS lên bảng, lớp đổi chéo nháp KT bài bạn. a) b) Ta có: Mà: - Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ? Bài 2: GV cùng HS nhận xét chữa bài, trao đổi cách làm. - HS đọc đề - HS tự làm vào nháp, chữa bài. a) b) c) x x = d) Bài 3: GV đọc - 2 HS đọc -Bài toán cho biết gì ? - Diện tích một khu nghỉ mát là 5 ha, trong đó có diện tích là nước. - Bài toán hỏi gì ? - Diện tích hồ nước bao nhiêu mét vuông. - Tổ chức HS làm bài vào vở - Chấm vở 1/2 lớp. - 1 HS lên chữa. - GV thu bài chấm nhận xét. Bài giải: 5 ha = 50000 m2 Diện tích hồ nước là: 5000 x= 15000m2 Đáp số: 15000m2 Bài 4: - Bài toán thuộc loại toán nào ? - HS đọc đề - Nêu cách giải - Giảng bằng phương pháp rút về đơn vị. - Tổ chức cho HS làm bài vào vở - Cả lớp làm bài. - 1 HS lên chữa GV cùng HS nhận xét chữa chốt bài đúng Ta có sơ đồ: 30 tuỏi Tuổi bố: Tuổi con: Giải: Hiệu số phần là: 4 - 1 = 3 (phần) Tuôi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 ( tuổi) Đáp số: Bố 40 tuổi Con 10 tuổi V.Củng cố dặn dò: Tiếp 4: Địa lý: Bài 6: Đất và rừng I. Mục tiêu: *Học xong bài này HS biết: + Nêu được một số đặc điểm của đất Feranit và đất phù xa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn, biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người. + Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất Feranit đất phù xa rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặt. + Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên. - Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - Điểm có vai trò đối với sản xuất và đời sông nhân dân như thế nào? - 2 HS lên bảng. - Lớp NX. - GV nhận xét chung và ghi điểm. B. Bài mới: * Giới thiệu bài. 1. Các loại đất chính của nước ta. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - Tổ chức HS đọc SGK và quan sát bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Từng cặp trao đổi và trả lời. - Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính Feranit và đất phù sa? - HS chỉ trên bản đồ và nêu được: + Đất Feranit có màu đỏ hoặc đỏ vàng nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá bazan tơi xốp và phì nhiêu. + Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và đất màu mỡ. - Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? - Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn vì vậy sử dụng đất phải hợp lý. - Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất tác hại gì? - Nếu chỉ sử dụng đất mà không cải tạo đất thì đất sẽ bạc mầu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết? - Các biện pháp cải tạo đất: + Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt. + Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh đất bị xói mòn. + Thau chua rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. + Đóng cọc, đắp đê để giữ đất không bị xói mòn, sạt lở. 2. Rừng nước ta. Hoạt động 2: hoạt động nhóm. - Tổ chức học sinh quan sát hình SGK, đọc SGK trao đổi nhóm 4. - Chỉ vùng phân bố của rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ. - HS trong nhóm chỉ và 1 vài HS lên bảng chỉ., lớp NX. - Nêu đặc điểm của rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn? - Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yêu trên vùng đồi. - Rừng ngập mặn thường thấy ở những nơi đất thấp ven biển, có thuỷ triều, hàng ngày dâng ngập nước. - Rừng có các loại cây đước, vẹt sú - Rừng nước ta bị tàn phá như thế nào? - Tàn phá nhiều, tình trạng mất rừng khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng - Để bảo vệ rừng Nhà nước và người dân phải làm gì? Làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường sống của cn người. - Trồng rừng và bảo vệ rừng. - Địa phương em làm gì để bảo vệ rừng? Cho HS liên hệ HS nêu Nêu nội dung bài : Ghi nhở bài HS đọc IV. Củng cố dặn dò. Nhận xét tiết học. Về nhà học và chuẩn bị bài sau. Tiết 5: An toàn giao thông Bài 2:Kỹ năng đi xe đạp an toàn Tiết 6: Sinh hoạt lớp Bài 6: nhận xét tuần 5 A. Yêu cầu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 6. - Biêt phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. B. Lên lớp. 1. Nhận xét chung. - Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao. - Đi học đầy đủ, đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh nhẹn. - Có ý thức tự quản trong giờ truy bài, đầy đủ đồ dùng trước khi đến lớp. - Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học sạch sẽ. Tồn tại: - Một số em em chưa có ý thức tự rèn luyện, tự giác trong học tập. 2. Phương hướng. - Duy trì nền nếp học. - phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại. - Thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những học sinh còn chậm. - Rèn chữ viết cho học sinh.
Tài liệu đính kèm: