Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học An Phú

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học An Phú

Tập đọc

Thư gửi các học sinh

I.Mục tiêu.

 1. Đọc trôi chảy bức thư.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

2 Hiểu các từ ngữ trong bài. Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

- Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

II Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng.

 

doc 289 trang Người đăng hang30 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học An Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG
Thứ
 Ngày
Môn
Đề bài giảng
Thứ hai 
Đạo đức
Tập đọc
Lịch sử
Toán
Thể dục
Thứ ba
Toán
Luyện từ và câu
Kể chuyện
Chính tả
Kĩ thuật
Thứ tư
Tập đọc
Khoa học
Tập làm văn
Toán
Mĩ thuật
Thứ năm
Tập đọc
Luyện từ và câu
Toán
Hát nhạc
Thứ sáu
Toán
Tập làm văn
Địalí 
Thể dục
HĐNG
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I.Mục tiêu.
 1. Đọc trôi chảy bức thư.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
2 Hiểu các từ ngữ trong bài. Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu
- Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
II Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài 2'
HĐ1 : Giáo viên đọc cả bài một lượt.
 2'
HĐ2 : Học sinh đọc nối tiếp 2'
2 Luyện đọc 
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
 12- 13'
3 Tìm hiểu bài. 9- 10'
HĐ1 : Đọc và tìm hiểu nội dung.
HĐ2 : Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2.
HĐ3 : Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3.
4 Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
 8- 9'
HĐ1 : Đọc diễn cảm.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng.
5 Củng cố dặn dò 2'.
Trong môn Tiếng việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm : 
- Việt Nam tổ quốc em.
- Cánh chim hoà bình.
- Con người với thiên nhiên.
- Giữ lấy màu xanh.
- Vì hạnh phúc ngày mai.
Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài Thư gửi các học sinh. Nội dung thư như thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học.
- Cần đọc với giọng thân ái xúc động thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh.
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ : Khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hoàn toàn Việt Nam.
- Ngắt giọng : Cần nghỉ một nhịp {\} ở dấu phẩy, hai nhịp {\\} ở các dấu chấm câu.
- Giáo viên chia đoạn : 3 đoạn.
- Đoạn 1 : Từ đầu đến.. vậy các em nghĩ sao?
- Đoạn 2 : Tiếp theo đến công học tập của các em.
- Đoạn 3 : Đoạn còn lại.
- Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : Tựu, trường, sung sướng
- GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm, giải nghĩa từ.
- GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ học sinh lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa cho các em.
- Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở mục a.
- GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
H : Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
H : Sau cách mạng tháng tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
H : Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước.
H : Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào?
- GV hướng dẫn HS giọng đọc {như đã hướng đẫn ở trên}.
- Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc lên. GV gạch dới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn
- Đoạn 1 : Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơn đến các em nghĩ sao?
- Đoạn 2 : Luyện đọc từ sau 80 năm đến của các em.
- Học đoạn thư { từ sau 80 năm giới nô lệ đến  ở công học tập của các em}.
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
- GV nhận xét và khen những học sinh đoạ hay và thuộc lòng nhanh.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ.
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướg dẫn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- 1- 2 Học sinh đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK.
- Một vài em giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa đất nước đi lên.
- 1 HS đọc to.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng.
- Khoảng 2 đến 4 học sinh thi đọc.
- Lớp nhận xét.
Môn : Chính tả
Bài : Nghe viết : Việt Nam thân yêu 
Quy tắc viết C\K, G\GH, Ng\NGH.
I.Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng, trình bày đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi.
- Nắm vững quy tắc viết chính tả.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Bút dạ và một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3, cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi thi tiếp sức.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Hướng dẫn HS nghe viết
HĐ1 : GV đọc toàn bài một lượt.
HĐ2 : GV đọc cho HS viết.
HĐ3 : Chấm, chữa bài.
3 Làm bài tập chính tả.
HĐ1 : Hướng dẫn HS làmbài tập 2.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
4 Củng cố, dặn dò.
- Để có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, phải đổ biết bao xương máu. Giờ đây, đất nước ta có những biển rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn
Đó là nội dung bài chính tả Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết.
- GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng thiết tha, tự hào.
- Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp.
- Luyện viết những từ học sinh dễ viết sai : dập dờn, Trường Sơn
- Nhắc nhở học sinh quan sát cách trình bày theo thể lục bát.
- GV nhắc học sinh về tư thế ngồi viết. mỗi dòng thơ đọc 1 đến 2 lượt.
- GV đọc từng dòng cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1- 2 lượt.
- Uốn nắn, nhắc nhở những học sinh ngồi sai tư thế.
- GV đọc lại toàn bài cho HS kiểm soát lỗi.
- GV chấm 5- 7 bài.
- GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giao việc : Các em có 3 việc như sau : 
- Một là : Chọn tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ ghi số 1 trong bài văn sao cho đúng.
- Hai là : Chọn tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh để điền vào chỗ ghi số 2 trong bài văn.
- Ba là : Chọn tiếng bắt đầu bằng c hoặc k để điền vào chỗ ghi số 3
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Gv dán BT2 {đã chuẩn bị trước} lên bảng, chia nhóm, đặt tên nhóm.
- GV nêu cách chơi : Mỗi nhóm 3 em. 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian là 2', tính từ khi có lệnh.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Thứ tự các số 1 được điền như sau : ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày
- Thứ tự các số 2 được điền như sau : ghi, gái.
- Thứ tự các số 3 được điền như sau : có, của, kiên, kì.
- GV giao việc : các em có 3 việc cụ thể : 
- Một là phải chỉ rõ đứng trước i,e,ê thì phải viết k hay e?
- Hai là : Đứng trước i,e, ê phải viết g hay gh.
- Ba là : Đứng trước i,e,ê phải viết g hay ngh.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Đứng trước i, e, ê viết k. Đứng trước các âm còn lại viết là c.
- Đứng trước i, e, ê viết là gh. Đứng trước các âm còn lại viết g.
- Đứng trước i, e, ê. viết là ngh đứng trước các âm còn lại viết ng.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập nhớ về nhà làm lại.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiếp sau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- Chú ý nội dung chính của bài.
- Luyện viết những chữ dễ viết sai.
- Quan sát cách trình bày bài thơ.
- HS viết chính tả.
- HS tự phát hiện lỗi và sửa lỗi .
- Từng cặp học sinh đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- HS nhận việc.
- Cho học sinh làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của 3 nhóm.
- HS chéo lời giải đúng.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe giáo viên giao việc.
- HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào Vở bài tập.
Môn : Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa.
I.Mục đích – yêu cầu.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là từ dồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của bài tập 1.
- Bút dạ và 2- 3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học.
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Nhận xét
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
3 Ghi nhớ.
4 Luyện tập.
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
HĐ2 : Hướng dẫn h ...  phúc con người.
- Biết nói về cái hay của những câu thơ thuộc chủ điểm mà em thích để nhận được sự tán thưởng của người nghe.
II.Đồ dùng dạy – học.
- 5,6 tờ phiếu khổ to và bút dạ để các nhóm HS làm bài.
III. Các hoạt động
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
3 Kiểm tra TĐ.
4 Lập bảng thống kê.
5 Trình bày ý kiến.
6 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Số HS kiểm tra : 1/3 tổng số HS trong lớp và những HS kiểm tra ở tiết trước chưa đạt.
- Cách tiến hành như kiểm tra ở tiết 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài tập GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc : 
Các em đọc lại 2 bài thơ : Hạt gạo làng ta và Về ngôi nhà đang xây.
- Chọn những câu thơ trong 2 bài em thích.
- Trình bày những cái hay của những câu thơ em đã chọn để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.
- Cho HS làm bài và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và khen những HS lí giải hay, có sức thuyết phục.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập.
- Nghe.
- HS lần lượt lên kiểm tra.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các nhóm thống kê các bài TĐ trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Đại diện các nhóm dán phiếu bài làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đoc to, lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm lại 2 bài thơ=> làm bài.
- Một số HS phát biểu về những câu thơ mình chọn và chỉ ra được những cái hay của các câu thơ đó.
- Lớp nhận xét.
Tiết 3
I.Mục đích – yêu câu.
- Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của HS trong lớp.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Một vài tờ giấy khổ to, băng dính, bút dạ để các nhóm làm bài.
III.Các hoạt động dạy – học.
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2Kiểm tra tập đọc.
3 Lập bảng tổng kết. các sự vật trong môi trường và những hành động bảo vệ môi trường.
4 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Số lượng HS kiểm tra : tất cả HS chưa có điểm TĐ.
- Cách tiến hành như ở tiết 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
GV giải nghĩa rõ : Sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
- Cho HS làm bài GV phát giấy, bút dạ băng dính cho các nhóm làm việc.
- Cho HS trình bày baì làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bài 2, viết lại vào vở.
- Nghe.
- HS lần lượt lên kiểm tra.
- 1 HS khá, giỏi đọc. Lớp lắng nghe.
- Các nhóm làm bài vào giấy.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Tiết 4.
I Mục tiêu : 
- Kiểm tra lấy điểm kĩ năng học thuộc lòng của HS trong lớp.
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken.
II Chuẩn bị.
- Vở bài tập Tiếng Việt hoặc vở chính tả nếu có.
- Vở học sinh nếu chưa có vở BT.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Kiêm tra HTL.
3 Chính tả.
4 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Số lượng HS kiểm tra : 1/3 tổng số HS trong lớp.
- Cách tiến hành như ở tiết 1.
a)HD chính tả.
- GV đọc một lượt bài chính tả.
- GV nói về nội dung bài, chính tả : Bài văn tả cảnh chợ Ta- sken, và tả trang phục của người dân Ta- Sken- thủ đô nước U- dơ- bê- ki- stan.
b)Cho HS viết chính tả.
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết chính tả.
c)Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
- GV chấm, chữa bài cho HS
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS kiểm tra chưa đạt về nhà luyện HTL để tiết sau kiểm tra lại những HS chưa có điểm tiếp tục HTL các bài để kiểm tra.
- Nghe.
- HS lần lượt lên đọc thuộc lòng những khổ thơ, bài thơ hoặc đoạn văn.
- HS lăng nghe.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2006
Tiết 5
I.Mục đích – yêu cầu : 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL của HS trong lớp.
- Biết làm một bài văn viết thư bố cụ 3 phần chặt chẽ, biết cách trình bày một lá thư, cách xưng hô trong thư, xác định được nội dung chính mà đề yêu cầu.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ ghi phần gợi ý trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1 Giới thiệu bài.
2 Kiểm tra HTL.
3 Làm văn.
4 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Cách tiến hành như ở tiết 1.
- GV viết đề bài lên bảng.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài và lưu ý các em về những từ ngữ quan trọng của đề bài.
- Cho HS làm bài.
- GV thi bài vào cuối giờ có thể chấm nhanh một số bài.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài thơ Chiều biên giới.
- Nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài.
Môn : Tiết 6
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II Đồ dùng dạy học.
- Bút dạ+ băng dính và 1 số tờ giấy khổ to, đã phô tô bài tập cho HS làm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
 Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Kiểm tra.
3 Làm văn
HĐ1 : HDHS
HĐ2 : Cho HS trả lời câu hỏi.
4 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Cách tiến hành như ở tiết 1.
- Cho HS đọc bài thơ.
Câu hỏi 1.
- GV nhắc lại yêu cầu- cho HS làm bài và trình bày kết quả (GV dán giấy lên bảng cho HS làm bài).
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- Từ đồng nghĩa với biên cương. : biên giới.
2 Câu 2 cách làm như ở câu hỏi 1.
- GV chốt lại : trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
3 Câu hỏi 3.
- GV chốt lại : trong bài thơ có 2 loại từ đó là em và ta.
4) Viết câu
- Gv nhận xét và khen những HS đặt câu hay.
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
- Nghe.
- Hs đọc yêu cầu và bài thơ Chiều biên giới.
- HS đọc lại câu hỏi 1.
- Hs làm bài và trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu.
- HS viết và đọc câu mình viết.
Môn : Tiết 7
Bài luyện tập.
IMục đích – yêu cầu : 
+Đọc hiểu bài văn miêu tả dòng sông, cánh buồm
+biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng. Biết đặt tên cho bài văn, biết tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ từ
II. Đồ dùng dạy – học.
- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ND – TL
Giáo viên
 Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Đọc thầm.
3 Chọn câu trả lời đúng.
HĐ1 : HDHS làm câu 1.
HĐ2 : HD Làm câu 2.
HĐ3 : Làm câu 3.
HĐ4 : làm câu 4.
HĐ5 : làm cau 5.
HĐ6 : làm câu 6.
HĐ7 : làm câu 7.
HĐ8 : làm câu 8.
HĐ9 : làm câu 9.
4 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- Cho cả lớp đọc bài văn
- GV lưu ý HS : 
- Các em chú ý đến đặc điểm của dong sông cả 4 mùa.
- Chú ý màu sắc của cánh buồm.
- Chú ý những từ đồng nghĩa có trong bài.
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm việc GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn bài tập lên.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- Ý b : Những cánh buồm.
- Cách tiến hành như ở câu 1.
- Gv chốt lại ý đúng.
- Ý a : nước sông đầy ắp.
- Ý đúng : ý c : màu áo của những người thân trong gia đình.
- Ý đúng : ý c : thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
- Ý đúng : ý b : Cánh buồm căn phồng như ngực người khổng lồ.
- Ý đúng : ý b : vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.
- Ý đúng : Ý b : Có 2 từ. Đó là các từ lớn, khổng lồ.
- Ý đúng : Ý b : Có 2 cặp từ trái nghĩa đó là : 
- Lên- về đồng nghĩa với xuống 
- Ngựơc- xuôi.
- Ý đúng : Ý c : hai từ đồng âm.
- Ý đúng : ý c : Đó là các từ : Còn, thì, như.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn, xem lại các bài tập đã làm.
- Nghe.
- 1 Hs đọ thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng và lớp đọc thầm.
- 1 Hs lên bảng dùng phấn màu đánh dấu nân (x) trước chữ a,b,c ở câu em cho là đúng.
- HS dùng viết chì đánh dấu .
- Lớp nhận xét.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
- HS đánh dấu câu đún vào SGK.
Môn : Bài luyện tập
 I. Mục tiêu : 
- Nắm vững được bài tả người thông qua một bài làm cụ thể tả một người thân đang làm việc.
- Biết trình bày một bài văn tả người.
II : Đồ dùng : 
- Bảng phụ ghi dàn ý bài văn tả người.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 Giới thiệu bài.
2 Làm bài.
HĐ1 : HD chung.
HĐ2 : Cho HS làm bài.
3 Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài mới cho HS.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- GV đưa bảng phụ đã ghi dàn ý bài văn tả người lên.
- GV tạo không khí yên tĩnh cho HS làm bài.
- GV thu bài cuối giờ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài văn vào vở BT.
- Nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc dàn ý, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mon Tieng viet lop 5.doc