Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi 1)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi 1)

TẬP ĐỌC

KÌ DIỆU RỪNG XANH

 I. MỤC TIÊU

 1. Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).

 * Đối với HS khuyết tật: HS đọc đúng ,lưu loát toàn bài.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai 12 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
kì diệu rừng xanh
 I. Mục tiêu
 1. Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
 * Đối với HS khuyết tật: HS đọc đúng ,lưu loát toàn bài.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc thuộc lòng bài thơ: tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: bài chia 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn
GV chú ý sửa lỗi phát âm 
- GV cho HS tìm từ khó đọc , GV ghi bảng từ khó đọc, 
- GV đọc mẫu
- HS đọc từ khó đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
 b) Tìm hiểu nội dung bài
 - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Những cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng thú vị gì?
- Những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
- Bài văn cho ta thấy gì?
GV ghi bảng 
 c) Đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cách đọc 
- GV đọc mẫu
- HS đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc thuộc 
- HS nghe.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- HS nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS tìm và nêu từ khó đọc
- HS đọc cá nhân
- 3 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc chú giải
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm và 1 HS đọc to câu hỏi 
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồđi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp súp dưới chân.
+ Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ truyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng , tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS theo dõi
- HS cá nhân
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
Toán
Số thập phân bằng nhau
I.Mục tiêu Giúp HS :
-Biết:
 Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Cả lớp làm bài 1,2. HSKT làm bài 1.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy- học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay xoá đi chữ số 0 vào bên phải phần thập phân.
a) Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sauđó nêu tiếp yêu cầu : Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết qủa so sánh của em.
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó kết luận lại :
Ta có : 9dm = 90cm 
Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
Nên 0,9m = 0,90 m
- GV nêu tiếp : Biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
b) Nhận xét
* Nhận xét 1
- GV nêu câu hỏi : Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
* Nhận xét 2
- GV hỏi : Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- GV nêu tiếp vấn đề : Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố- dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS điền và nêu kết quả :
9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS : 0,9 = 0,90.
- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.
- HS quan sát chữ số của hai số và nêu : Nếu xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- HS trả lời : Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với sô 0,90.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS trả lời : Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS khá nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
- HS : Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi.
Đạo đức
nhớ ơn tổ tiên (tiếp)
 I. Mục tiêu
 - Biết được : Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học 
- Các bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
 - Các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
 - Đại diên nhóm lên trình bày tranh ảnh thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ Tổ Hùng Vương
- Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
- Đền thờ Hùng Vương ở đâu?
các vua Hùng đã có công gì với đất nước chúng ta?
- Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ vào ngày 10-3 âm lich hàng năm đã thể hiện điều gì?
GVnhận xét và kết luận: chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước .
 * Hoạt động 2: Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình
 a) Mục tiêu: 
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.
- Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao?
- Em cần phải làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?
* Hoạt động 3: HS đọc ca dao tục ngữ , kể chuyên, đọc thơ về các chủ đề biết ơn tổ tiên.( Bài tập 3)
 a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài 
 b) Cách tiến hành
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi 
 3.Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS trình bày
- Ngày 10-3 âm lịch hàng năm
- ở Phú Thọ 
- Các vua Hùng đã có công dựng nước 
- Việc nhân dân ta tiến hành ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
 HS trả lời
- HS cả lớp nhận xét
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
 I. Mục tiêu
 - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên ( BT1); nắm được 1 số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong 1 số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3, BT4.
 * HSKT làm bài 1,2.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dunh bài tập 2
 - Một số tờ phiếu để HS làm bài tập 3- 4 theo nhóm
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó
H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? cho ví dụ
- GV nhận xét cho điểm
 B. bài mới
 1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu của bài
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- yêu cầu HS tự làm bài và 1 HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét và KL bài đúng
 Bài tập 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Gọi HS lên làm
- GV nhận xét kết luận bài đúng
 bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc câu mẫu
- HS thảo luận nhóm 4
- Gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét kết luận và ghi nhanh các từ HS bổ sung lên bảng
Bài 4
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- HS thi tìm từ 
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS đặt câu
- 3 HS đứng tại chỗ phát biểu
- HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài 1 HS lên bảng làm
+ Chọn ý b) tất cả những gì không do con người tạo ra.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- 1HS lên bảng làm 
+ lên thác xuống ghềnh
+ góp gió thành bão
+ qua sông phải luỵ đò
+khoai đất lạ, mạ đất quen
- HS đọc thuộc câu thành ngữ, tục ngữ trên
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm
- HS nêu
- Lớp nhận xét bổ xung
+ Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng
+ Tả chiều dài: xa tít tắp, tít mù khơi, thăm thẳm, ngút ngát, lê thê, dài ngoẵng, 
+ Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút..
+ tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, 
- HS đọc
- HS thi 
+ Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm
+ Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dềnh, lởng lơ, trườn lên, bò lên, ..
+ tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp..
Toán
 ... 
-Laứm vieọc theo nhoựm 6 
-Trỡnh baứy trieồn laừm vaứ thuyeỏt minh . 
-Caỷ lụựp cuứng choùn ra nhoựm laứm toỏt . 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I.Mục tiêu
 - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, truyện cổ tích ngụ ngôn truyện thiếu nhi ...
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại truyện cây cỏ nước nam
GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn mà gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên.
 - Gọi HS đọc phần gợi ý
- Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe.
GV nhận xét
 b) kể trong nhóm
 - Chia nhóm 4 yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình 
GV gợi ý cho HS trao đổi về nội dung chuyện: 
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì?
 c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
 kể lại
- HS đọc đề bài
- HS đọc phần gợi ý
- HS giới thiệu
- HS kể cho nhau nghe
- HS kể
- Lớp bình chọn 
	Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
 (Dựng đoạn mở bài, kết bài).
 I. Mục tiêu
 - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp(BT1) .
 - Phân biệt hai cách kết bài : kết bài mở rộng ; không mở rộng (BT2) ; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp. đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3)
 * HSKT làm bài 1,2.
II. Đồ dùng dạy học
 Giấy khổ to và bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
H: Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh?
Thế nào là mở bài gián tiếp?
Thế nào là kết bài tự nhiên?
Thế nào là kết bài mở rộng?
GV Muốn có một bài văn tả cảnh hay hấp dẫn người đọc các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài và kết bài. Phần mở bài gây được bất ngờ tạo sự chú ý của người đọc, phần kết bài sâu sắc, giàu tình cảm sẽ làm cho bài văn tả cảnh thật ấn tượng sinh động .Hôm nay các em cùng thực hhành viết phần mở bài và kết bài trong văn tả cảnh
 2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- Yêu cầu HS đọc nội dung , yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS trình bày
H: Đoạn nào mở bài trực tiếp?
 đoạn nào mở bài gián tiếp?
H: Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài
- HS HĐ nhóm 4. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm
- Gọi nhóm có bài viết giấy khổ to dán phiếu lên bảng
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ xung 
- GV nhận xét KL: 
+ Giống nhau : đều nói lên tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường 
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: Khẳng định con đường là người bạn quý gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu cảu tác giả . Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS , ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
H: em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài
- HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài của mình
- GV nhận xét ghi điểm
Phần kết bài thực hiện tương tự
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài 
- 3 HS lần lượt đọc 
+ Trong bài văn tả cảnh mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay cảnh định tả
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả
+ cho biết kết thúc của bài tả cảnh
+ kết bài mở rộng là nói lên tình cảm của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vât định tả 
- HS đọc
- HS thảo luận 
- HS đọc đoạn văn cho nhau nghe 
+ Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên nguyễn Trường Tộ
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hươn ... rồi mới giới thiệu con đường định tả.
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm
- Lớp nhận xét
+ Kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
- HS đọc
- HS làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
Kĩ thuật
Nấu cơm 
I Mục tiêu: HS cần phải:
 -Biết cách nấu cơm.
 -Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Tranh ảnh về đồ dùng nấu cơm
III.Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1.Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
-? Nêu các cách nấu cơm ở g/đ .
-G tóm tắt các ý trả lời của H.
-G nêu vấn đề (Sgv tr38)
Hoạt động 2: Nấu cơm bằng bếp đun
-? G cho H thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập
G q/s, uốn nắn, NX và hướng dẫn H cách nấu cơm bằng bếp đun.
-G lưu ý H một số điểm cần chú ý khi nấu cơm bằng bếp đun( SGVtr 39).
 Hoạt động3 . Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện 
-? So sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun
-GV tổ chức cho HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-G V Lưu ý HS cách xác định lượng nước, cách san đều mặt gạo, cách lau khô đáy nồi.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
-? Có mấy cách nấu cơm? Đó là những cách nào?
-? Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.
-GV nhân xét, đánh giá kết quả học tập
IV/Nhận xét-dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết sau
H liên hệ thực tế để trả lời.
H đọc ND mục 1+q/s H1-2-3 Sgk và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình để thảo luận nhóm, sau đó các nhóm báo cáo kết quả.
HS theo dõi , lắng nghe
-H/S trả lời
- Học sinh thực hiện
Học sinh trả lời các câu hỏi
Thể Dục
Bài 15: Đội hình đội ngũ trò chơi “kết bạn”
I/ Mục tiêu : 
1) Kiến thức:	
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh , dóng thẳng hàng (ngang, dọc) điểm đúng số của mình 
 - Thực hiện được đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái.
 - Biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2) Kĩ năng:
- Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, thao tác thành thạo các kĩ thuật động tác ĐHĐN.
- Yêu cầu nhanh nhẹn, hào hứng nhiệt tình khi chơi.
3) Giáo dục:
- HS rèn luyện tác phong, yêu thích môn thể dục
II/ Địa điểm , phương tiện : 
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện : Chuẩn bị còi , 4 tín gậy, kẻ sân trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung 
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu : 
-GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. 
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân, gối, hông, vai
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
2. Phần cơ bản : 
a ) Đội hình đội ngũ :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b ) Trò chơi vận động : 
- Chơi trò chơi: “Kết bạn” 
- GV nhắc lại tên trò chơi. cách chơi và quy định chơi.
- Cho HS chơi 
-GV quan sát, nhận xét HS chơi ,Biểu dương tổ thắng cuộc.
 3. Phần kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- nhận xét bài học, giao BTVN.
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
-Lần 1: GV điều khiển.
-Lần 2- 3: Cán sự điều khiển.
 GV quan sát sửa sai 
-L 4: thi trình diễn các nội dung ĐHĐN đã học. 
x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 cb cb
  x x x x 
 . .
x x x x  .
 xp xp
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
Thể dục
Bài 16: động tác vươn thở và tay – Trò chơi “Dẫn bóng”
I/ Mục tiêu : 
1) Kiến thức: 
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh , dóng thẳng hàng (ngang, dọc) điểm đúng số của mình 
 - Thực hiện được đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái.
 - Biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2) Kĩ năng:
- Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng .
- Yêu cầu nhiệt tình chủ động khi chơi.
3) Giáo dục:
- HS rèn luyện thân thể hàng ngày, yêu thích môn thể dục
II/ Địa điểm , phương tiện : 
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện : Chuẩn bị còi , 2 quả bóng, kẻ sân trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung 
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu : 
-GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. 
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc quanh sân tập 
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân, gối, hông, vai
- trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”
2. Phần cơ bản : 
a ) Bài thể dục phát triển chung:
- Học động tác vươn thở:
+ N1: Chân trái bước lên một bước, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng gót, hai tay sang ngang lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mặt ngửa, căng ngực, hít vào.
+ N2: Hai tay đưa vòng qua trước xuống dưới và bắt chéo phía trước bụng, hóp ngực, cúi đầu thở ra.
+ N3: Như nhịp 1.
+ N4: Về TTCB
+ N5,6,7,8 Như vậy nhưng đổi bên.
- Học động tác tay:
+ N1: bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay sang ngang bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
+ N2: Hai tay lên cao vỗ vào nhau, ngẩng đầu.
+ N3: Hai tay đưa về ngang ngực, đồng thời gập cẳng tay , bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
+ N4: Về TTCB
+ N5,6,7,8: Như vậy nhưng đổi bên
b ) Trò chơi vận động : 
- Chơi trò chơi: “Dẫn bóng” 
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định chơi.
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.
-GV quan sát, nhận xét HS chơi ,Biểu dương tổ thắng cuộc.
 3. Phần kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- nhận xét bài học, giao BTVN.
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
-GV nêu tên động tác, giải thích , làm mẫu động tác.
- Tập chậm cho HS tập theo.
- Cán sự điều khiển , GV quan sát sửa sai. 
TTCB 1 2 3 4
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
TTCB 1 2 3 4
 chia tổ tập luyện.
- Thi trình diễn hai động tác vừa học.
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 cb
xxxxxxx ..
xxxxxxx ..
 xp
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 Xác nhận của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 buoi 1.doc