Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)

TOÁN*

SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I.MỤC TIÊU: * HS yếu: làm BT2(SGK)-HS khá, giỏi làm BT1,2,3(VBT)

- So sánh hai số thập phân .

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé dến lớn và ngược lại.

II.CHUẨN BỊ:

 - Trò: Vở nháp, SGK, VBT

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
TOÁN*
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU: * HS yếu: làm BT2(SGK)-HS khá, giỏi làm BT1,2,3(VBT)
- So sánh hai số thập phân .
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
- Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé dến lớn và ngược lại. 
II.CHUẨN BỊ: 
 - 	Trò: Vở nháp, SGK, VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài ôn luyện : “So sánh số thập phân”
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Ÿ Bài 2: HS làm vở 
- Tổ chức cho HS thi đua giải nhanh nộp bài (10 em).
- Chấm bài làm của HS. 
- Tặng điểm thưởng HS làm đúng nhanh. 
- Lớp và giáo viên nhận xét, chữa bà
-Bài 1, 2, 3(VBT)/ tr (48-49)
-GV chấm, chữa bài
- Đọc đề bài
- HS nêu cách xếp lưu ý bé xếp trước. 
- HS làm vở
- Đại diện 1 HS sửa bảng lớp 
- Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần:
 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. 
-HS tự làm vào VBT
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 2’
- HS nhắc lại kiến thức đã học. 
- Chuẩn bị: Luyện tập
-------------------------------------------------------------
KHOA HỌC Tiết :15
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I.MỤC TIÊU: - HS biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A. 
- Giáo dục hoạc sinh kĩ năng phòng tránh bệnh viêm gan A.
II.CHUẨN BỊ: Tranh ở SGK phóng to, thông tin số liệu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- GV nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 - Cho lớp hoạt động nhóm
- Phát câu hỏi thảo luận
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Ÿ Nhận xét, chốt ý.
(Dán băng giấy đã chuẩn bị sẵn nội dung bài học lên bảng lớp)
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
+ Nhận xét, chốt ý 
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì? 
+Nhận xét sửa sai. 
- 4 nhóm nhận nhiệm vụ
- Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được.
+ Do vi rút viêm gan A
+ Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa 
- Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận
- Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận 
- Lớp nhận xét 
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
- Ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
- Lớp nhận xét 
- Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, thức ăn có chất béo, không uống rượu. 
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ. 
- Chuẩn bị: Bài: Phòng tránh HIV/AIDS 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN* Tiết: 15
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I.MỤC TIÊU: 
 * HS yếu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
* HS khá, giỏi:
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp và dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II.CHUẨN BỊ: - Giấy khổ to, bút dạ 
- Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- Chấm bài về nhà: Đơn kiến nghị (2,3 HS). 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 
2. Bài mới: 
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương. 
- Nêu câu hỏi gợi ý: 
+ Dàn ý gồm mấy phần?
+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần. 
- Yêu cầu HS tham khảo bài. 
+ Vịnh Hạ Long: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây Nguyên: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh. 
Ÿ Nhận xét, bổ sung
Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương 
- Lưu ý HS: 
+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn. 
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh. 
+ Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. 
- GV nhận xét đánh giá cao những bài tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 3 phần (MB - TB - KL)
Ÿ Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát? 
Ÿ Thân bài: 
a/ Miêu tả bao quát: 
b/ Tả chi tiết:
Ÿ Kết bài: 
Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
- Lập dàn ý trên giấy nháp 
- Trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. 
- HS viết đoạn văn 
- Một vài HS đọc đoạn văn 
- Lớp nhận xét 
HS nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở bài - Kết bài.
----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN Tiết: 8
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I.MỤC TIÊU: 	
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên : biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS KG kể được câu chuyện ngoài SGK ; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- Rèn kĩ năng kể - nghe và nhận xét lời kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
II.CHUẨN BỊ: Câu chuyện về con người với thiên nhiên (cung cấp cho HS nếu các em không tìm được). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: Cây cỏ nước Nam 
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: HDHS hiểu đúng yêu cầu của đề. 
- Gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng phụ). 
Đề: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 
- Nêu các yêu cầu. 
- Hướng dẫn để HS tìm đúng câu chuyện. 
- Nhận xét chuyện các em chọn có đúng đề tài không? 
* Chú ý kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động. 
* Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Cho HS thực hành kể chuyện
- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể. 
- Hoạt động lớp
- Đọc đề bài 
- Đọc gợi ý trong SGK/91 
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và tìm cho mình câu chuyện đúng đề tài, sắp xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện. 
- Lần lượt HS nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa của truyện. 
- Nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. 
- Trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện sau khi kể xong. 
- Lớp trao đổi, tranh luận 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện trả lời 
- Nhận xét, bổ sung
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 2’
- Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? 
- Tập kể chuyện cho người thân nghe. 
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I.MỤC TIÊU: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS yếu viết được ½ đoạn( nắng trưa....... nhìn theo)
- HS khá, giỏi hoàn thành đoạn viết.
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2) ; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
- Giáo dục HS kĩ năng luyện viết và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung bài 3. Bảng con, nháp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- Cho HS viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
- Đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. 
- Nêu một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn: 
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. 
- Đọc lại cho HS dò bài.
- Thu tập chấm
* Hoạt động 2: HDSH làm bài tập
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
Ÿ Nhận xét, chốt ý:
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
Ÿ GV nhận xét 
- Tìm thêm 1 số tiếng có yê, ya .
- Nhận xét tiết học
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- HS lắng nghe 
- HS viết bảng con 
. Mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn.
- HS viết bài 
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Lớp đọc thầm 
- HS gạch chân các tiếng có chứa yê, ya. 
- HS sửa bài 
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc đề 
- Làm bài theo nhóm 
- Sửa bài
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- GV phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm tiếng có các con chữ. 
- GV nhận xét - Tuyên dương
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
TOÁN * Tiết: 38
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU: - Biết : + So sánh hai số thập phân.
+ Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- BT cần làm : HS yếu: B3(SGK) ; HS khá, giỏi: B4 (a) và BT1,2,3(VBT)/ tr.49
- Rèn kĩ năng + So sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
II.CHUẨN BỊ: Vở, VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài ôn luyện
Ÿ Bài 3 ( HS yếu)
- GV gọi mở để HS trả lời
- Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7x8? 
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? 
- Vậy để 9,7x8 < 9,718 thì x phải như thế nào? 
- x là giá trị nào? Để tương ứng?
-Phần BT (HS khá, giỏi)
Ÿ Bài 4 a : Tìm số tự nhiên x 
a. 0,9 < x < 1,2
- x nhận những giá trị nào? 
- Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x?
- Vậy x nhận giá trị nào? 
-BT1,2,3(VBT)/tr 49
-GV chấm, chữa bài.
- Đứng hàng phần trăm 
- Tương ứng số 1 
- x phải nhỏ hơn 1
- x = 0
- x nhận giá trị là số tự nhiên bé hơn 1,2 và lớn hơn 0,9. 
- Căn cứ vào 2 phần nguyên để tìm x sao cho 0,9 < x < 1,2. 
- x = 1 
- HS làm bài
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------
CHÍNH TẢ * (NGHE-VIẾT)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I.MỤC TIÊU: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS yếu viết được ½ đoạn( sau một hồi len lách..... đến mùa thu)
- HS khá, giỏi hoàn thành đoạn viết.
- Giáo dục HS kĩ năng luyện viết và trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- Cho HS viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
- Đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. 
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. 
- Đọc lại cho HS dò bài.
- Thu tập chấm
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- HS lắng nghe 
- HS viết bài 
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- GV nhận xét - Tuyên dương
KHOA HỌC Tiết: 16
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS 
I.MỤC TIÊU: 
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS 
- Nhận ra được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và trách nhiệm của mọi người trong việc phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
* GD HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ trong SGK/31 - Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 30 SGK (đủ cho mỗi nhóm 1 bộ). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: “Phòng bệnh viêm gan A” 
- GV nhận xét + đánh giá điểm
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” 
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Phát phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. 
- Nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? 2 nhóm nhanh nhất được trình bày sản phẩm bảng lớp . 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. 
- Chốt ý, ghi bảng
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35, SGK và trả lời câu hỏi: 
+ HIV lây truyền qua những đường nào? 
Ÿ Nhận xét, chốt ý
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
- GV nhận xét, tuyên dương và liên hệ GD HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Hoạt động nhóm, lớp
- Đại diện nhóm nhận phiếu và giấy khổ to. 
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
- 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp, các nhóm còn lại nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm bàn
- Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
- HS nhắc lại
- Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc theo h.dẫn của GV.
- Các nhóm trình bày kết quả.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS” 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 CKTKNS ttang buoi tuan 8.doc