Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu Học Hải Vĩnh

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu Học Hải Vĩnh

Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤCĐÍCH- YÊU CẦU:: - Đọc đúng các từ khó loanh quanh, gọn ghẽ, len lách, mãi miết,

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng

-Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).

 ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Anh minh hoạ bài học Sgk. Bảng phụ ghi đoạn 1 đọc diễn cảm.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu Học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
..........................................................
Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤCĐÍCH- YÊU CẦU:: - Đọc đúng các từ khó loanh quanh, gọn ghẽ, len lách, mãi miết,
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng
-Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
 ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Anh minh hoạ bài học Sgk. Bảng phụ ghi đoạn 1 đọc diễn cảm.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.Bài cũ:(5’)
-2 HS đọc thuộc bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca ..., trả lời câu hỏi SGK.
 2. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
 *HĐ1:Luyện đọc:(10’)
-Gọi 1 Hs khá đọc toàn bài
-Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lượt) , kết hợp đọc từ khó giải nghĩa từ 
-Cho Hs đọc theo nhóm đôi.
+ GV đọc mẫu bài.
 *HĐ2:Tìm hiểu bài.(10’)
-Y/c Hs đọc , trả lời câu hỏi.
?Những cây nấm rừng ...liên tưởng thú vị gì? (đoạn 1)
? Nhờ những liên tưởng đó mà cảnh vật đẹp hơn như thế nào?
? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? (Đoạn 2 và 3)
? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho khu rừng?
? Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” (dành cho Hs khá giỏi)
- Hãy nói cảm nghĩ của em về đoạn văn trên
-H/dẫn HS rút ra nội dung bài 
*HĐ3:Hướng dẫn đọc diễn cảm:(8’)
-GV gắn đoạn đọc d/ cảm, cho 1 Hs khá đọc
– GV h/ dẫn đọc diễn cảm Đoạn 1.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3.Củng cố-Dặn dò:(2’) 
-Gv chốt bài,liên hệ giáo dục
-Dặn Hs về đọc lại bài, c/bị bài sau.
-2 Hs đọc, lớp theo dõi.
-Hs nghe.
-1 Hs đọc,lớp theo dõi.
-1 lượt 3 Hs đọc 3 đoạn.
-Đọc từ khó, đọc chú giải SGK
-2 Hs cùng bàn trao đổi cách đọc
-Hs nghe.
-như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; 
 + làm cảnh vật trong rừng thêm lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
 + Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.... 
 + làm cho cảnh rừng thêm sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
+ Có sự phỗi hợp của rất nhiều sác vàng trong một khoảng không gian rộng lớn...
-Tuỳ ý HS nêu.
-Hs nêu
-Lớp theo dõi.
Đọc giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
-2 Hs cùng bàn đọc
-Một số em thi đọc trước lớp,lớp bình chọn bạn đọc hay.
-Hs nghe
***********************
Toán: 
 SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
 I. MỤC TIÊU: 
-Giúp HS nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân, thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 	* HSG làm thêm BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ Hs làm bài, ghi sẵn phần nhận xét 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ:(5’)
-Cho HS làm lại bài 4 .
Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
*HĐ1:Phát hiện đ/điểm của sốTP khi thêm hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phai của số TP: (10’)
 -Gv h/dẫn Hs chuyển đổi 9dm=....m
 -Nhận xét kết quả.
 -Gợi ý để Hs rút ra nhận xét.
-Gọi Hs nêu ví du.minh hoạ.
-Chú ý : Số tự nhiên được coi là số TP đặc biệt.
*HĐ2. Thực hành: (17’)
Bài 1: Bỏ chữ số 0 bên phải số TP
Gọi Hs đọc yêu cầu.
 -Y/cầu Hs làm bài vào bảng con, 3 Hs TB yếu lên bảng làm rồi lớp chữa bài.(chú ý trường hợp dễ nhầm lẫn như số 0 không phải tận cùng bên phải)
Bài 2: Thực hiện như bài 1.
-Gọi 2 Hs làm vào bảng nhóm, lớp làm vào vở
Gv giúp đỡ Hs yếu.
-Gv cho Hs chữa bài chốt lại PS bằng nhau.
-Bài 3: Dành cho Hs khá giỏi.
- Gọi Hs đọc y/cầu bài.
 GV hướng dần HS so sánh và rút ra kết luận 
3. Củng cố-Dặn dò:(2’)
-Cho HS nhắc lại phần nhận xét
-Dặn Hs về học phần nhận xét và làm bài ở Vbt.
-Nhận xét giờ học:
-1 em lên bảng làm, lớp theo dõi chữa bài. 
-Hs nghe.
 9dm = 90 cm; 9dm = 0,9 ; 90cm = 0,90m
 Vậy: 0,9 m = 0,90m => 0,9 = 0,90 
 Hoặc: 0,90 = 0,9
-Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP
của một số TP thì ta được 1 số TP bằng nó.
-Ví dụ: 7,8=7,80=7,800
 0,9000 = 0,900= 0,90= 0,9
-1 Hs đọc, lớp theo dõi
- Hs tự làm rồi chữa bài.
7,8; 64,9; 3,04
-Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải
-Hs làm bài cá nhân.
 5,612 ; 17,200 ; 480,590. 
-1 Hs đọc, lớp theo dõi.
-Hs làm nhóm bàn, sau đó chữa bài
-Bạn Hùng viết sai vì 0,100=
-2 Hs nêu, lớp theo dõi.
-Hs nghe.
CHIỀU:
Chính tả: (Nghe – viết ):
 KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤCĐÍCH- YÊU CẦU:
-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài đoạn văn xuôi.
-Tìm dược các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ BT 3, 4 SGK.
 VBT, Bảng phụ ghi bài tập 3.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũL5’)
-Đọc cho HS viết các từ: nghĩa, hiền, điều, liệu.
-Gv nhận xét chữa bài.
 2.Bài mới: 
 *Giới thiệu bàiL1’).
*HĐ1:Hướng dẫn HS nghe –viết: (18’)
-GV đọc bài viết.
-Hướng dẫn viết từ khó :ẩm lạnh, gọn ghẽ, len lách, mải miết, 
-GV đọc cho HS viết bài 
- Đọc cho HS dò lại bài 
-GV chấm một số bài và nhận xét.
 *HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.(9’)
Bài 2:Tìm trong đoạn yê ,ya.
 Gọi HS đọc yêu cầu và làm bài vào VBT.
Cho Hs làm vào VBT rồi nêu kết quả.
? HS nhận xét cách diền dấu thanh ở những tiếng trên?
Bài 3: Cho HS làm theo nhóm đôi vào VBT, 1 em điền vào bài đã viết sẵn. 
Cho Hs chữa bài. 
Gọi Hs đọc câu thơ đã hoàn chỉnh 
Gv giảng 2 hình ở BT2. 
Bài 4: Ghi tên các loài chim
 -Cho Hs thảo luận nhóm đôi, rồi trình bày kết quả. 
Cho Hs chữa bài. Cho Hs xem tranh ở SGK. Gv chốt ý đúng.
3.Củng cố-Dặn dòL2’)
- Gọi HS nhắc lại cách đánh dấu thanh ở tiếng có âm yê, ya.
 Về nhà xem lai bài tập, ch/bị bài sau.
- Nhận xét giờ học:	
-Hs viết bảng con-nêu quy tắc đánh dấu thanh.
-Hs lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
-Hs luyện viết vàovở nháp, 2 em lên bảng viết.
- Hs viết bài vào vở
- HS soát lỗi.
-1 Hs đọc , lớp theo dõi.
-Hs làm bài cá nhân, nêu kết quả.
+ khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
+ Dấu thanh được đánh ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê.
-Hs tự làm rồi chữa bài.
 a) thuyền
 b) khuyên
-1 Hs đọc , lớp theo dõi.
-2 Hs cùng bàn thảo luận, nêu kết quả.
 + yểng, hải yến, đỗ quyên
-1 Hs nhắc, lớp theo dõi.
-Hs lắng nghe
************************
 TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN
I. MỤCĐÍCH- YÊU CẦU: Giúp HS củng cố về từ nhiều nghĩa
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập
m/ Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
Bài 1: GV đọc, HS chép bài tập vào vở
Thảo luận nhóm đôi để tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong bài thơ đó.
1 số nhóm trả lời
GV nhận xét, chữa bài
Ruột gà, lá mía, chân, ăn sóng, ống muống, gáy, quả, áo, đầu.
Bài 2: 
HS nêu yêu cầu
HS suy nghĩ và đặt câu
Một số em trả lời
GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
HS thảo luận nhóm 4
Gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài
Nghĩa gốc: 1, 8
Nghĩa chuyển: 2,3,4,5,6,7,9,10,11,12,13
Bài 4: HS thảo luận nhóm đôi để tìm các từ thay thế cho từ ăn.
Gọi đại diện nhóm ttrar lời,
Gv nhận xét, chữa bài
a/ dùng bữa b/ hao, tốn
c/ Tiếp nhận d/ hưởng
e/ Chịu g/ bắt
h/ dính i/ hợp
k/ lan l/ thuộc
m/ Ngang giá, được
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Bài 1: Tìm các từ nhiều nghĩa trong đoạn thơ sau, nói rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từng từ vừa tìm được.
... Ở trong chiếc bút
lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía.
... Chân bàn chân tủ
Chẳng bước bao giờ
... Lạ cho giọt nước
Lại biết ăn chân
... Sóng lúa lại bơi
Ngay trên ruộng cạn
Lạ cho ống muốn
Ôm lấy bấc đèn
Quyển sách ta xem
Mọc ra cái gáy
Quả đồi lớn vậy
Sinh ra cây gì.
... Cối xay rất điệu
Mặc áo hẳn hoi
... Chiếc đũa rất nhộn
Có cả hai đầu.
Bài 2: 
Đặt câu với nghĩa của từ mũi sau:
a/ Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
b/ Bộ phân có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật.
c/ Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụtaans công theo một hướng nhất định.
Bài 3:NÂNG CAO*:Trong những câu nào dưới đây, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển (1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển)
1-.Nó chạy còn tôi đi.
2-Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.
3-Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.
4-Thắng bé đã đến tuổi đi học.
5-Ca nô đi nhanhh[n thuyền.
6-Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.
7-Ghế thấp quá, không đi được với bàn.
8-Cầu thủ chạy đón quả bóng.
9-Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại.
10-Tàu chạy trên đường ray.
11-Đồng hồ này chạy chậm.
-Mưa ào xuống, không kịp chạy các thứ phơi ở sân.
12-Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
13-Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
Bài 4: NÂNG CAO*:Tìm và thay thế từ ăn trong các câu sau:
a. Cả nhà ăn tối chưa?
b/ Loại ô tô này ăn xăng lắm.
c/ Tàu ăn hàng ở bến cảng.
d/ Ông ấy ăn lương rất cao.
e/ Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.
g/ Da cậu ăn nắng quá.
h/ Hồ dán không ăn.
i/ Hai màu này rất ăn với nhau.
k/ Rễ tre ăn ra tới ruộng.
l/ Mảnh đất này ăn về xã bên.
 **************************
TOÁN: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về số thập phân.
	- Rèn kỹ năng đọc, viết, so sánh số thập phân.
	- GDHS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng :
	Bảng phụ chép bài tập 1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ:	Khoanh vào số lớn nhất ? (giải thích)
	5,694;	5,964;	5,96;	5,946.
2. Bài mới : 	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào ô trống:
Số thập phân gồm có:
Viết là:
Năm đơn vị và chín phần mười
Bốn mươi tám đơn vị; bảy phần mười và hai phần trăm
Không đơn vị; bốn trăm linh bốn phần nghìn.
Không đơn vị; hai phần trăm
Không đơn vị; hai phần nghìn
	Bài 2: Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân (theo mẫu): 
M: 	
b) 	
	Bài 3: Tìm chữ số x biết: 
	a) 9,6x < 9,62	x = .
	b) 25,x4 > 25,74	x = .
	- Hướng dẫn HS cách giải.
	Gọi 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm bài vào vở.
	3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà xem lại cách đọc số thập phân.
 - HS lên bảng làm- Chữa bài
1 Hs đọc, lớp theo dõi
- Hs tự làm rồi chữa bài.
-Hs làm bài cá nhân.
- C ... n lại khái niệm từ đồng âm.
- HS tìm được từ đồng âm trong đoạn văn. Biết phân biệt nghĩa của tù đồng âm. Biết đặt câu với từ đồng âm.
-GD học sinh có ý thức trau dồi vốn từ của Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tổ chức
Kiểm tra: 
 Gọi hs nêu khái niệm từ đồng âm
Dạy học bài mới:
ïGiới thiệu bài
ïHướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Đọc các cụm từ sau đây, chú ý từ in nghiêng
a.Đặt sách lên bàn
b.Trong hiệp 2, Rô- nan- đi- nhô ghi được một bàn
c.Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa.
Nghĩa của từ bàn được nói tới dưới đây phù hợp với nghĩa của từ bàn trong cụm từ nào, câu nào ở trên?
-Lần tính được thua ( trong môn bóng đá)
-Trao đổi ý kiến.
-Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.
Nhận xét, đánh giá, chốt bài đúng
Bài 2: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a.đâụ tương- đất lành chim đậu- thi đậu
b.bò kéo xe- hai bò gạo - cua bò lổm ngổm
c.cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ - chỉ đường -một chỉ vàng
+ Nhận xét bổ sung
Bài 3: đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén , mọc
M:- Mặt trời chiếu sáng.
 -Bà tôi trải chiếu ra sân.
+ Chấm chữa bài
Bài 4: NÂNG CAO:*
Đọc các cụm từ sau, chú ý các từ in đậm:
a.Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
b.Sao lá đơn này thành ba bản.
c.Sao tẩm chè.
d.Sao ngồi lâu thế?
e.Đồng lúa mượt mà sao!
Nghĩa của từ sao nào được nói tới dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào, câu nào ở trên?
-Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính,
-Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
-Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân.
-Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục.
-Các thiên thể trong vũ trụ.
Chấm, chữa bài
Bài 5: NÂNG CAO*:
Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây ( có thể thêm một vài từ)
+Vôi tôi tôi tôi.
+Trứng bác bác bác.
b.mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt lại cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy ( có thể thêm một vài từ):
-Mời các anh chị ngồi vào bàn.
-Đem cá về kho!
+ Nhận xét, đánh giá
Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Giao bài về nhà: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng: 
+Cái nhẫn bằng bạc.
+Đồng bạc trắng hoa xoè.
+ Cờ bạc là bác thằng bần.
+Ông Ba tóc đã bạc.
+Đừng xanh như lá, bạc như vôi
+ Cái quạt máy này phải thay bạc.
Vài hs nêu
- Đọc đề
Trao đổi theo cặp để tìm nghĩa của các từ bàn cho phù hợp
Báo cáo kết quả
- Phân biệt nghĩa theo nhóm
Báo cáo kết quả: 
đậu(1): DT, chỉ một loại đỗ
đậu(2): ĐT chỉ hoạt động của chim
đậu (3): ĐT chỉ việc thi đỗ...
- Đọc đề, phân tích mẫu
Làm bài vào vở.
- Đọc đề và tự làm bài ồa vở
Làm bài vào vở
- Đọc đề, nêu nghĩa của các câu văn và nêu cách thêm:
-Vôi của tôi thì tôi tôi lấy
-Trứng của bác thì bác tự bác
-Vài em nêu ý hiểu của mình
**********************
Toán: ÔN LUYỆN: LUYỆN TẬP CHUNG ( 2 tiết)
Đọc, viết số thập phân; chuyển số thập phân; số thập phân bằng nhau
I.Mục tiêu: Giúp HS luyện tập 
 -Đọc viết số thập phân và số thập phân bằng nhau.
 -Chuyển tử phân số thập phân thành số thập phân và từ số thập phân thành phân số thập phân.
 -GD học sinh yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập; bảng con.
III Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Nêu cấu tạo số thập phân, nêu cách đọc, viết số thập phân.
2.Bài mới:
áGiới thiệu bài
áHD học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1:
a.viết thành số thập phân:
4 ; 29; 72; b.Viết thành phân số thập phân
0,3 0,07 0,008 0,029 
c.Viết thành hỗn số có chứa phân số thập phân
5,2 9,88 24,05 687,903 
 d.Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số.
; 
+ Chấm chữa bài, củng có lại cách đổi... 
Bài 2:Cho số thập phân mà phần nguyên là số chẵn bé nhất có ba chữ số khác nhau, phần thập phân là số lẻ lớn nhất có hai chữ số khác nhau. Hãy đọc số thập phân đã cho và xác định giá trị mỗi chữ số ở các hàng.
Bài3: Cho ba chữ số :1, 6, 3, Viết tất cả các số thập phân với đủ ba chữ số đã cho và phần thập phân có hai chữ số.
Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Cho bốn chữ số: 0, 1,2, 3. Viết tất cả các số thập phân bé hơn với đủ bốn chữ số đã cho.
Bài 5: 
chữ số X và Y biết:
a.1,9x3 =1,y63 ; b. 1x,5y4 = c. 123,4y = 123,45
d.2y0,4 =260,40 e. = 0,01 g. 2,14y =
Bài 6: Chọn cách viết sai:
Viết số thập phân 0,1000 dưới dạng phân số thập phân như sau
A. ; B. ; C. ; D. 
Nhận xét, chốt bài đúng
IV. Hoạt động nối tiếp: 
-Nhận xét tiết học.
-Về học bài và làm bài tập.
Đọc đề:
Làm bài vào vở: 4 = 4, 4 ; = 0, 35 
29= 29, 16; 72= 72, 125; 
0,3= ; 0,07= ; 0,008 = 0,029 = ..... 
Đọc đề; Viết số bảng lớp và bảng con
Đọc số và nêu giá trị của từng chữ số
Đọc đề; làm bài và bảng lớp: 
1, 36; 1, 63; 3,16; 3,61; 6,13; 6,31
Làm tương tự bài 3
Làm theo cặp: Chữa bài
a, x= 6, y= 9; b, x= 7, y=2; 
c, y= 5.....
Thảo luận theo cặp để tìm phương án sai
Báo cáo : A và giải thích lý do
************************************************************************
Thư sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI
 DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
	Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( Trườg hợp đơn giản ).
 BT cần làm: Bài 1 Bài 2 Bài 3.
- GD HS chăm học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi bảng đơn vị đo độ dài (để trống một số ô).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:(5’)
 GV cho HS làm bài 2, 3 VBT 
 2. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’)
 *HĐ1:Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài: 6’
-Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
-Gọi HS nêu quan hệ các đơn vị đo liền kề
 -Cho Hs nhận xét về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
Cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng
*HĐ2. H/dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số TP: (6’)
 Gv nêu ví dụ : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4 dm = . . . m
-Y/cầu HS tính-nêu cách làm:
-Làm tương tự với VD2.
*HĐ3. Thực hành: (16’)
Bài 1 : Cho Hs đọc y/c.
 Cho HS làm bài vào bảng con, 4 Hs TB yếu lần lượt lên bảng làm(Gv giúp đỡ Hs yếu) 
Gv cho hs chữa bài, chốt ý đúng. 
Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số TP
Gv hướng dẫn cho cả lớp làm ý đầu tiên.
-Gọi 2 em làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
-Gv giúp đỡ Hs yếu.
Bài 3: Y/cầu Hs làm bài vào vở, sau đó đổi vở KT chéo. -Gv giúp đỡ Hs yếu.
Cho hs chữa bài, chốt ý đúng. 
 3.Củng cố-Dặn dò:(2’)
-Gọi HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo.
-Về làm bài ở VBT, c/bị bài sau.
-2 Hs lên bảng làm, lớp theo dõi chữabài.
-Hs nghe.
 - km, hm, dam, m, dm cm, mm.
 - 1km = 10hm; 1hm = km = 0,1 km; 
 + Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
 + Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
-Một vài Hs nêu cách tính và tính.
6m 4 dm = m = 6,4 m 
Vậy: 6m 4 dm = 6,4 m 	
-Viết số thập phân thích hợp vào....
-Hs làm bài cá nhân - nhận xét bài làm của bạn
 8m 6dm = m = 8,6 m;  
 - Hs theo dõi.
 -Hs làm bài cá nhân.
3m 4dm = 3,4 m; 8dm 7cm = 8,7dm
- Hs tự làm rồi chữa bài.
 5km 302m = 5,302 km
302m = 0,302 km
-1 Hs nhắc , lớp theo dõi.
-Hs nghe.
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. MỤCĐÍCH- YÊU CẦU:
- Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài: MBTT, MBGT(BT1) 
- Phân biệt đươc 2 cách kết bài: KBMR, KBKMR(BT2); viết đwcj đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng chi bài văm tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 .Bài cũ:(5’)
-Gọi Hs đọc đoạn văn miêu tả cảnh địa phương đã viết ở tiết trước.
 2. Bài mới: 
 *HĐ1:Giới thiệu bài:(1’) 
 *HĐ2:Hướng dẫn luyện tập.(26’)
Bài 1: -Gọi Hs đọc yêu cầu nội dung bài tập.
-Y/c HS nhắc lại 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp).
-Gọi HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét. 
-Gv nhận xét, chốt lại 2 kiểu mở bài.
Bài 2: Gọi Hs đọc y/c của bài.
- Cho HS nhắc lại hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
- HS đọc thầm hai đoạn văn, nêu nhận xét 2 cách kết bài.
Bài 3: Cho Hs nêu y/c :Viết một đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng 
GV hướng dẫn cách viết đối với Hs yếu: nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình;- kể việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
-Yêu cầu cả lớp làm vàoVBT -cho 2 em viết vào bảng nhóm
- Gắn bảng nhận xét và chữa bài.
*HĐ3:Củng cố-Dặn dò:(3’) 
-GV nhắc lại các cách viết mở bài và kết bài.
-Về viết lại bài cho hay hơn và ch/bị bài sau.
-2 Hs đọc, lớp theo dõi nhận xét.
-Hs nghe.
-2 Hs đọc, lớp theo dõi.
-2 Hs nêu, lớp theo dõi nhận xét.
Hs tự làm và nêu kết quả.
 a. kiểu mở bài trực tiếp. 
 b. kiểu mở bài gián tiếp
-Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 cách kết bài
-2 em nhắc, lớp nhận xét
-Đều nói về tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
- Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết với các bạn HS.
- Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô, bác công nhân ...
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
-Hs nghe.
-HS viết bài , sau đó nhận xét bài làm của bạn
-2 em nhắc, lớp nhận xét
-Hs nghe.
KỸ THUẬT 
NẤU CƠM ( Tiết 2)
I.YCCĐ: ( Xem tiết 1)
II.ĐDDH: Gạo tẻ, nồi, bếp điện, gas, dụng cụ đong gạo, rá, chậu, đũa, xô, phiếu học tập.
III.HĐDH: 
Tiết 2
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. ( SDNLTK&HQ )
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh cáh nấu cơm bắng bếp đun.
- GVYC: trả lời câu hỏi SGK, mục 2 (SGK).
- Hướng dẫn HS về nhà phụ giúp gia đình nấu cơm nồi điện.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- Sử dụng câu hỏi cuối bài.
- Dựa vào mục tiêu nội dung chính của bài dùng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả HS
- GV nêu đáp án bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau luộc rau.
- HS nhắc lại nội dung tiết 1
- HS đọc mục 2 và quan sát hình 4 SGK.
- HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ dùng để chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
+ Giống: cùng phải chuẩn bị gạo, nước, rá và gạo.
+ Khác: Dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt nấu cơm.
- HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng nồi điện.
+ HS xác định mực nước để vào nồi nấu cơm, cách sau đều mặt gạo trong nồi, cách lao khô đáy nồi trước khi nấu.
- HS đối chiếu kết quả học tập với đáp án của mình.
- HS báo kết quả đánh giá.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI ( NGOÀI TRỜI)
DO TPT ĐỘI PHỤ TRÁCH
*************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP TUAN 8 2BUOICKTKNS.doc