Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

 Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động.; Đọc diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.

 - Có lòng yêu lao động, quý trọng sức lao động của con người

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ hai, ngày 22 tháng 10 năm 2012
 TẬP ĐỌC
 Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động...; Đọc diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
	- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
	- Có lòng yêu lao động, quý trọng sức lao động của con người.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ: Đọc bài trước cổng trời, trả lời các câu hỏi trong SGK. HS và GV nhận xét. GV cho điểm.
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: HS luyện đọc, GV theo dõi uốn nắn, nêu cách đọc, giọng đọc
+ Lần 1. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ghi từ khó đọc cho HS đọc lại. 
+ Lần 2. GV kết hợp sửa sai cho HS và cho HS giải nghĩa từ khó.
+ HS đọc tiếp nối đoạn lần 3.
- Cho HS đọc theo nhóm bàn.
* Tìm hiểu bài: 
	- HS đọc thầm toàn bài và TLCH:
+/ Theo Hùng, Quý, Nam,cái quý nhất trên đời là gì? (Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ)
+/ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? 
(Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo 
 Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc)
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất? (Vì không có người lao động thì không có lúa, gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô nghĩa).
- Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
( HS chọn cách đặt ) 
- HS nêu nội dung của bài văn. Gv nhận xét bổ sung, ghi nội dung chính của bài.
(Bài văn kể về một cuộc tranh luận của lớp với đề tài cái gì quý nhất? Thông qua đó khẳng định giá trị cao quý của người lao động.)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
	- Gv đọc toàn bài và hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
	Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật. Giọng Hùng, Quý, Nam: sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục ... Nhấn giọng ở những từ ngữ quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động...)
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và đọc phân vai.
- GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Phân vai cho nhiều nhóm để đọc.
3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ cách lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
- Chuẩn bị bài Đất Cà Mau.
 .........................................................................................
TOÁN
 Tiết 41: LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu: Giúp HS:
luyện tập viết thành thạo số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS
II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng nhóm làm BT2
III/ các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
-HS đọc, nêu yêu cầu, HS làm bài cá nhân. Trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
35m 23cm = 35,23 m
C) 14m 7cm= 14, 07m
51dm 3cm = 51,3 dm
D) 23m 13cm = 23, 13m
Bài 2: Viết các số đo sau đây dưới dạng số thập phân
HS đọc bài, Làm bài theo cặp. Đại diện cặp trình bày, nhận xét. Kết hợp củng cố viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng STP
a) Có đơn vị là m
 315cm = 3,15m
 234cm = 2,34m
 506cm = 5,06m
b) Có đơn vị là dm
 8dm 7cm = 8,7dm
 4dm 32mm = 4,32dm
 73mm = 0,73m
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng. Trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo
a))3km 245m = 3,245km
b) 5km 34m = 5,034km
c) 307m = 0,307km
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
........................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 17: THÁI ĐỘ DỐI VỚI NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/AIDS
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Nói được các hành vi tiếp xúc thông thường không gây nhiễm HIV
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 36, 37 SGK
 - Tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
 - Giấy và bút màu.
III/ Hoạt động dạy và học:
 1. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “ HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua...”
* Chuẩn bị: Bộ thẻ các hành vi:
Ngồi học cùng bàn; Bơi ở bể bơi công cộng; Uống chung li nước; Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng; Dùng chung dao cạo; Khoác vai; Dùng chung khăn tắm; Mặc chung quần áo; Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ; Ôm; Cùng chơi bi; Cầm tay; Bọ muỗi đốt; Nằm ngủ bên cạnh; Truyền máu (mà không biết rõ nguồn gốc máu); Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng; Ăn cơm cùng mâm; Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS; Sử dụng nhà vệ sinh công cộng; Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng.
+ Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung như sau:
Bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua...”
Các hành vi có nguy cơ
 lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ 
lây nhiễm HIV
- GV nêu cách chơi, hướng dẫn HS chơi. HS chơi theo nhóm nam và nữ.
	- GV và HS kiểm tra kết quả của 2 đội chơi, Kết luận, tuyên dương đội thắng cuộc
-GV Kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm...
2. Hoạt động 2: Đóng vai “tôi bị nhiễm HIV”
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn SGV trang 77
Bước 2: Đóng vai và quan sát
Bước 3: Thảo luận cả lớp:
+/ Các em nghĩ thế nào về cách ứng xử ?
+/ Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
3. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nói về nội dung của từng hình
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường, những người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; khôgn nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh có ích cho bản thân, gia đình và xã hội
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS đọc mục bạn cần biết SGK
- Dặn HS trả lời câu hỏi: Trẻ em có thể làm gì để tham gia phóng tránh HIV, AIDS.
- Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh bị xâm hại
..........................................................................................
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2012
TOÁN
 Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ PHÂN
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đọc thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
 - Nói được mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thông dụng.
 - Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm làm BT2
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập 4, nhận xét, thống nhất bài làm đúng.
HĐ2: Hớng dẫn viết đơn vị đo khối lợng dới dạng số thập phân
- GV giới thiệu ví dụ, nêu yêu cầu.
- HS nhận xét về ví dụ, GV gợi ý HS thực hành.
VD: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5tấn 132kg = ... tấn
Ta thấy: 5tấn 132kg = tấn = 5,132tấn.
Vậy: 5tấn 132kg = 5,132 tấn
- HS nêu nhận xét về cách chuyển đổi. GV kết luận.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS nêu yêu cầu của bài, GV giao việc, HS trao đổi cặp. Đại diện HS trình bày, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
a) 4tấn 562kg = 4,562 tấn
c) 12 tấn 6kg = 12,006tấn
b) 3tấn 14kg = 3, 014tấn
d) 500kg = 0,5tấn
Bài 2: Viết số đo sau dới dạng số thập phân
- HS làm cá nhân. Trình bày nối tiếp, giải thích cách làm.
a) Có đơn vị là kg
 2kg 50g = 2,05kg
 45kg 23g = 45,023kg
 10kg 3g = 10,003kg
 500g = 0,5kg
b) Có đơn vị đo là tạ
 2tạ 50kg = 2,5tạ
 3tạ 3kg = 3,03tạ
 34kg = 0,34tạ
 450kg = 4,5tạ
Bài 3: HS đọc. HS làm vở, 1HS làm bảng trình bày, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
Bài giải
Trong 30 ngày 6 con s tử ăn hết là: 9 x 6 x 30 = 1620 (kg) = 1,620 (tấn)
Đáp số: 1,620tấn.
HĐ4: củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: HS nhắc lại cách viết các đơn vị đo khối lợng dới dạng số thập phân.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
...............................................................................................
ÂM NHẠC
 Tiết 9: Häc h¸t bµi: nh÷ng b«ng hoa nh÷ng bµI CA
 Nh¹c vµ lêi: Hoµng Long
I/Mục tiêu: Giúp HS
- Hát được bài hát Những bông hoa những bài ca theo giai điệu và lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
- Qua bài giáo dục HS luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ chép lời ca...
Học sinh: Nhạc cụ gõ, học bài cũ, vở ghi...
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi dạy bài mới.
Bài mới:
Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
Phần hoạt động:
HĐ1: Dạy hát bài Những bông hoa những bài ca.
GV hát mẫu cho HS nghe.
GV chia câu hát và đánh dấu những chỗ khó.
HS đọc lời ca, luyện thanh.
GV đàn giai điệu và hướng dẫn HS từng câu theo lối móc xích từ đầu đến hết.
Khi học xong cả bài GV cho HS luyện tập theo nhóm, cá nhân.
HS nhận xét
GV uốn nắn, sử sai.
 HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp , theo phách, hát kết hợp vận động theo nhạc.
- GV đệm đàn cho HS tập trình bày bài theo nhóm, cá nhân.
- GV đệm đàn cho HS tập trình bày bài theo nhón, cá nhân.
- HS nhận xét
- GV nhận xét và đánh giá
C/ Phần kết thúc:
- HS hát lại bài Những bông hoa những bài ca.
- GV nhận xét giờ học và nhắc HS về nhà học bài.
................................................................................... ... --------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 18: ĐẠI TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nói được khái niệm cơ bản về đại từ.
 - Tìm được các đại từ trong đoạn thơ, đoạn văn, bước đâù biết sử dụng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp nhiều lần trong một văn bản ngắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét. Giấy khổ to viết sẵn câu chuyện Con chuột tham lam.
 - HS: sgk, vở BT
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ 1: Nhận xét 
*HDHS tìm hiểu làm bài 1.
 - Cho HS đọc bài 1.
 - Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét. GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 - Trong đoạn I: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Chỉ ngôi thứ nhất.
 - Trong đoạn b: Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông nó chỉ ngôi thứ 3.
 - GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ. Đại từ có nghĩa là thay thế.
*HD HS tìm hiểu làm bài 2. (HD tương tự bài 1)
 - GV chốt lại:
I) Đoạn I: Cách dùng từ vậy giống cách dùng nêu ở bài 1 là từ vậy thay thể cho từ thích, để khỏi lặp lại từ đó.
b) Đoạn b: từ thế giống cách dùng ở bài 1 là từ thế thay thế cho từ quý động từ để khỏi lặp lại từ đó.
*GV: Những từ in đậm ở hai đoạn văn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ây; chúng cùng được gọi là đại từ.
 - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Luyện tập 
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 - Cho HS làm, trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 + Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 + Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác.
Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
 - GV chốt lại lời giải đúng: Đại từ trong khổ thơ là: mày, ông, tôi, nó.
Bài 3: GV treo bảng phụ - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
Gợi ý: Chỉ thay đại từ ở câu 4 và 5 không nên thay thế ở tất cả các câu vì nếu thay ở tất cả các câu thì đại từ em dùng để thay sẽ bị lặp lại nhiều lần.
 - Cho HS làm , GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
 - GV nhận xét và chốt lại: Thay thế đại từ nó vào câu 4, 5 câu chuyện sẽ hay hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà làm lại bài vào vở chuẩn bị bài cho tiết LTVC sau. 
-----------------------------------------------------------------
 TOÁN
 Tiết 43 LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
- Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
II- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. Một số HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Kết hợp củng cố viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
a) 42m 34cm = 42,34m
c) 6m 2cm = 6,02m
b) 56m 29cm = 562,9dm
d) 4352m = 4,352km.
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam
- HS làm cá nhân, GV chấm chữa bài. Củng cố viết đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
a) 500g = 0,5kg
b)347g = 0,347kg
c) 1,5tấn = 1500kg
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.
- HS làm cá nhân, GV chấm chữa bài. Củng cố viết đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân.
a) 7km2 = 7000000m2
 4ha = 40000m2
 8,5ha = 85000m2
b) 30dm2 = 0,3m2
 300dm2 = 3m2
 515dm2 = 5,15m2.
Bài 4: HS đọc bài, 1HS làm bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Đổi: 0,15km = 150m
Chiều dài sân trường là: 
150 : (2 + 3) x 3 = 90 (m)
Chiều rộng sân trường là: 150 – 90 = 60 (m).
Diện tích sân trường là: 
90 x 60 = 5400 (m2) = 0,54ha.
Đáp số: 5400 m2 = 0,54ha.
HĐ2: củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
---------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
 Tiết 9: ÔN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
( Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - bỏ theo GT)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Luyện tập kể một câu truyện ( mẩu truyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện ( mẩu chuyện).
- Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm con người với thiên nhiên
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Cây cỏ nước Nam
Luyện tập:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm 4.
- GV nhắc: Với những truyện khá dài, các em không có khả năng kể gọn lại thì có thể kể 1-2 đoạn truyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn trong lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn sau:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không.
+ Cách kể.
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- GV tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
3. củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................
LỊCH SỬ
 Tiết 9: CÁCH MẠNG MÙA THU
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nớc vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này đợc gọi là Cách mạng tháng Tám.
 - Tiêu biểu cho Cách mang tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của cách mạng tháng 8.
 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV:Bản đồ hành chính VN Ảnh t liệu về Cách mạng tháng 8. Phiếu học tập của HS.
 - HS su tầm thông tin về khởi nghĩa năm 1945.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
a/ HĐ 1: Thời cơ cách mạng.
 - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
 - GV nêu vấn đề: Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân Phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh...
 - GV gợi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này nh thế nào?
 - GV giảng thêm cho HS hiểu: Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 nhật và pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta.
b/ HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
 - HS kể, lớp theo dõi, bổ sung.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN. (Chiều 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.)
 - HS TL. GV tóm tắt ý kiến của HS.
 +/ Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền? 
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý:
 (Tiếp sau Hà Nội, lần lượt các địa phương khác cũng đã giành được chính quyền: Huế: 23/8; Sài Gòn: 25/8 ... đến ngày 28/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công 
trong cả nước.)
c/ HĐ 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cách mạng tháng 8.
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý:
 +/ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng tám? 
 +/ Thắng lợi của Cách mạng tháng tám có ý nghĩa nh thế nào?
 - GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám:
 (... Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho Cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.)
 (Thắng lợi của Cách mạng tháng tám cho thấy lòng yêu nớc và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân ta đã thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.)
 - GV giảng thêm cho HS hiểu và sao mùa thu năm 1945 đợc gọi là mùa thu cách mạng và vì sao ngày 19/8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
3/ Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
...............................................................................................
RÈN CHỮ VIẾT
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Viết được 1 bài chính trả. Tự sửa được các lỗi viết sai trong bài chính tả. Viết sạch – đẹp, sáng tạo.
Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 II/ Chuẩn bị: Bút, vở ô ly.
III/ Tự rèn chữ: GV cho HS tự quan sát bài viết của mình trong vở chính tả mà GV đã chấm và chữa, nhắc nhở HS sửa một số con chữ, viết đúng độ cao, tròn chữ , sạch đẹp.
HS tự viết bài, GV quan sát giúp đỡ những em viết xấu, viết sai nhiều.
GV chấm một số bài, chữa nhận xét tuyên dương những bài viết có tiến bộ, những bài viết đẹp.
...................................................................................................
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BÈ BẠN
 CHỦ ĐIỂM: KẾT BẠN CÙNG TIẾN
I Mục tiêu: Giúp HS
 - Thông qua việc “kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâp, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt đông khác ở lớp, ở trường.
II/ Chuẩn bị: Sưu tầm những câu chuyện về “ Đôi bạn cùng tiến”...
II/ Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”.
Chọn bạn kết đôi với mình
Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học này và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp.
Ví dụ: Đôi bạn cùng tiến: Tô Văn Cương và Mao Văn Sơn
- Trong năm học: Chúng tôi sẽ cùng nhau phấn đấu: Cùng học giỏi, cùng chia sẻ những khó khăn, cùng có chung sở thích, cùng chung bàn...
 Kí tên:
Bước 2: Ra mắt “ Đôi Bạn cùng tiến”
- Các đôi bạn cùng tiến trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá: GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”. Chúc các đôi bạn trong lớp đạt được chỉ tiêu phấn đấu mình đã đặt ra.
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9(1).doc