Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 01

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 01

Tiết 2:

 Đạo đức

 Bài 1: Em là học sinh lớp 5.

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Học sinh lớp 5 là học sinh lớp lớn nhất trường, ần phải gương mẫu cho các lớp dưới học tập

 - Có ý thức học tập rèn luyện

 - Vui và tự hào ls học sinh lớp 5

 II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 - Các bài hát về chủ đề trường em.

 - Tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

 

doc 358 trang Người đăng hang30 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần1: 
 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010 
 Tiết 1: Chào cờ : Tập trung toàn trường
Tiết 2: 
 Đạo đức 
 Bài 1: Em là học sinh lớp 5.
	I/ Mục tiêu bài học:
	- Học sinh lớp 5 là học sinh lớp lớn nhất trường, ần phải gương mẫu cho các lớp dưới học tập
 - Có ý thức học tập rèn luyện
 - Vui và tự hào ls học sinh lớp 5
	II/ Tài liệu và phương tiện dạy học.
	- Các bài hát về chủ đề trường em.
	- Tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
	III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 
 Tiết 1
1. Khởi động: Hát bài hát " Em yêu trường em"
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
* Mục tiêu: Học sinh thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và thấy tự hào.
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS quan sát tranh, ảnh trong SGK.
+ Tranh vẽ gì?
+ Em có suy nghĩ gì khi xem tranh?
+ HS lớp 5 có gì khác so với các lớp khác?
+ Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp, gọi HS khác bổ sung ý kiến.
+ Kết luận: GD hs.
- Quan sát tranh trong SGK.
- Tranh vẽ các bạn HS lớp 5.
- Năm nay em đã lên lứop 5, lớp 5 là lớp lớn nhất cần gương mẫu về mọi mặt cho các em HS lớp khác noi theo.
- HS trả lời.
-HS bổ sung ý kiến.
3. Hoạt động 2: 
* Mục tiêu:Giúp HS xác định được nhiệm vụcủa HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
-YC HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Kết luận: Những điểm a); b);c); d) ; e) trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- HS nêu YC của bài tập 1.
- HS thảo luận.
- HS tự liên hệ em đã làm được những gì?
4. Hoạt động 3: 
* Mục tiêu: Giúp HS có ý thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2
-YC HS thảo luận theo nhóm đôi tự liên hệ từ trước đến nay em đã làm gì? bây giờ là HS lớp 5 em cần làm gì?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Kết luận: Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt, khắc phục những thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS nêu YC của bài tập 2.
- HS thảo luận và liên hệ trước lớp.
-- HS nghe.
 - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5.Tổ chức trò chơi : Phóng viên nhằm củng cố lại nội dung bài học.
- HS đóng vai phỏng vấn bạn những vấn đề liên quan đến bài học.
+Theo bạn HS lớp 5 cần làm những gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
+ Bạn hãy hát một bài hát về trường học?
6. Hoạt động tiếp nối:
- GV giao bài cho HS chuẩn bị trước: Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này; sưu tầm các bài thơ bài hát về chủ đề trường em.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết sau.
 Tiết5: Toán
 Tiết1: Ôn tập: Khái niệm về phân số.
	I/ Mục tiêu 
	- Biết đọc biết đọc, biết viết về phân số.
	-Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiênkhác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: Hát đầu giờ.
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta đi ôn tập lại khái niệm về phân số.
	b/ Giảng bài:
*Ôn tập lại kiến thức khái niệm về phân số.
- Hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số rồi viết phân số đó và đọc phân số.
- Gọi HS nhắc lại.
- YC HS làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
* Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên thành phân số.
- GV hướng dẫn HS viết lần lượt : 1: 3; 4:10 ; 9: 2;.. dưới dạng phân số chẳng hạn: 1:3 = , rồi nêu 1 chia 3 có thương là 1 phần 3. Tương tự với các phép chia còn lại.( Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiêncho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Gọi HS đọc các phân số: 
+ Em hãy nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên?
+ GV kết luận:
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ GV kết luận:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức cá nhân, gọi 2-3 HS lên bảng viết.
- YC HS chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3
+ Bài toán cho biết gì? 
+ GV kết luận:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức cá nhân và 2-3 em lên bảng làm bài tập.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 4
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 4
+ Bài YC biết gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức cá nhân và 2-3 em lên bảng làm bài tập.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- Ví dụ: 
Băng giấy được chia thành 3 phần tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số: , đọc là hai phần ba.
- HS nhắc lại.
- HS đọc năm phần mười; ba phần tư; bốn mươi phần một trăm hay là bốn mươi phần trăm. 
- HS làm tương tự như đối với hướng dẫn.
4:10 =; 9 :2=
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Năm phần bảy, hai năm phần một trăm, chín mươi mốt phần ba mươi tám, sáu mươi phần mười bảy, tám mươi năm phần một nghìn.
- HS nêu.
.
- HS chữa bài:..
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
 - Viết các thương cho sẵn dưới dạng phân số.
- 3: 5 = ; 75: 100 = ; 9 : 17 =
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số 
có mẫu số là 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: 
- Nhận xét và bổ sung.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp làm vào vở.
1=; 0=
- HS theo dõi
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học .
- Tổ chức trò chơi: YC HS các tổ thi với nhau xem tổ nào viết được nhiều phân số có mẫu số là 1 thì tổ đó thắng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tính chất cơ bản của phân số.
________________________________
 Tiết 4: Tập đọc
 Thư gửi các học sinh (trang 4)
	I/ Mục tiêu:
	1.Đọc thành tiếng.
	- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, gắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
	-Hiểu nôi dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy yêu bạn.	 
- Học thuộc đoạn : Sau 80 nămcông học tập của các em.
	2. Đọc- hiểu.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đò, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu.
	- Hiểu nội dung bài: Qua bức thư Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh , sánh vai với các nước giàu mạnh.
	3. Học thuộc lòng. Đoạn thư:" Sau 80 năm giời.. các em."
	II/ Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ trang 4 SGK( phóng to nếu có điều kiện)
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Dạy học bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài: Bác Hồ rất quan tâm đến học sinh. Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Bác đã viết thư cho tất cả các em học sinh. Trong bức thư đó Bác mong muốn gì và bức thư đó có ý nghĩa như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
	3.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
4. Củng cố- dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài: Qua bức thư Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh , sánh vai với các nước giàu mạnh.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 Tiết 5: lịch sử
 Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ( 1858- 1945)
 Bài 1: "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định.
	I/ Mục tiêu 
	- Trương Định là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
	- Với lòng yêu nước Trương Định đã không tuân theo lện vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp xâm lược.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Hình ảnh trong SGK
	- Phiếu học tập của học sinh.
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. khởi động: Hát đầu giờ.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: GV chỉ bản đồ Đà Nẵng, 3 tỉnh miềm Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
 Hoạt động 1: Làm việc theo cả lớp.
- Sáng ngày 01/ 9/ 1858 thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây quân Pháp vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta. Chúng không thể thực hiện kế hoạch đánh thắng nhanh.
- Năm sau Pháp chuyển hướng đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống thực dân Pháp. Nhất là cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
- Giao nhiệm vụ cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 ý rồi báo cáo.
- Trả lời: ý1: Năm 1962 giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang dâng cao thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn lúng túng triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà vội vã kí hiệp ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, BiênHoà)cho thực dân Pháp.....Để tách Trương Định ra khỏi pt đt của nhân dân và thăng chức cho ông làm lãnh binh An Giang yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay.Nhận được lệnh Trương Định băn khoăn suy nghĩ rất nhiều .
- ý 2: Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm" Bình Tây Đại nguyên soái"
- ý 3: Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng. Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả.
- GV giảng và kết luận:...
b/ YC HS đọc mục ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố - Dặn dò.
+ Em biết gì về Trương Định?( Trương Định sinh năm 1820 ở bình Sơn- Quảng Ngãi là con lãnh binh Trương Cầm)
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010.
 Tiết3: Toán
 Tiết2: Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số.
	I/ Mục tiêu 
	- Biết tính chất cơ bản của phân số
	- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên ... ho con bú.
- GV giảng và kết luận:
 Hoạt động 2: Trò chơi” Ai nhanh- Ai đúng”
* Mục tiêu: - Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh : Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gạn A, nhiễm HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành:
- HD HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
- Phân công các nhóm chọn mỗi nhóm một bệnh để vẽ sơ đồ và cách phòng tránh bệnh đó.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV giảng và kết luận: + Tránh không để muỗi đốt; diệt muỗi không cho muỗi đẻ trứng, dọn vệ sinh quanh nhà 
 Hoạt động 3: Thực hành và vẽ tranh vận động.
* Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất nghiện( hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý.
- Quan sát H 2,3 trang 44 SGK thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV giảng và kết luận:
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết của các bài đã học:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài 22: Tre, mây, song.
 Tiết 5: Kĩ thuật 
 Bài số 4: Thêu chữ V.( tiết 3)
	I/ Mục tiêu 
HS biết: Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
 - Thêu được các mũi chữ V đúng kĩ thuật đúng quy trình.
Rèn luyện đôi tay khéo léo, tính cẩn thận.
	II/ Đồ dùng dạy- Học 
	- Tranh ảnh minh hoạ.
	- Mẫu đẹp.
	iII/ Hoạt động dạy- học
 Tiết 3.
1. Khởi động: hát bài: Reo vang bình minh.
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- YC HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật thêu chữ V của tiết trước ( GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng)
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thực hiện theo một quy trình nhất định.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2và nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành .
- Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật.
- GV giúp HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân.( nếu có).
_ Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành(A) chưa hoàn thành(B). HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá HTT(A+).
4. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: em nào chưa làm xong tiết sau ta sẽ thực hành tiếp cho xong.
- HS nhắc lại.
+ chiều thêu , vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách nút chỉ.
- HS nghe.
- Nhắc lại yêu cầu của GV.
-HS tiếp tục thực hành 
- Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Ghi bài vào vở.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2006.
 Tiết 1 : Âm nhạc 
 Tiết 10 : Ôn tập bài hát :
 Những bông hoa những bài ca.
 Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
	I/ Mục tiêu 
	- HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và tiết tấu, thể hiện được tình cảm, tính chất của bài hát.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc.
	- Nhận biết được hình dáng, nghe âm sắc của một số nhạc cụ nước ngoài : Flute ; kèn Clảinêtt ; kèn Trompette ; Kèn Saxophone.
	II/ Chuẩn bị 
	- GV hát chuẩn xác bài hát, một số động tác minh hoạ cho bài hát.
 - Nhạc cụ quen dùng gõ đệm.
 - SGK Âm nhạc lớp 5.
	iII/ Hoạt động dạy- học
	1. ổn định lớp: Khởi động giọng.
	2. Ôn bài cũ:- Gọi 3- 4 HS ôn lại bài hát .
 3.Bài mới:
	a/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học gồm 2 nội dung: Ôn bài hát và giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
	b/ Phần hoạt động:
*Ôn tập bài hát:Những bông hoa những bài ca.
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát thuộc lời và hát đúng giai điệu.
- Gọi HS nhắc lại tên tác giả, bài hát.
- GV hướng dẫn HS hát lại bài hát.
- Tập cho HS hát lại. GV giữ nhịp đều trong quá trình luyện hát.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện hát kết hợp với vận động.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với động tác phụ hoạ( GV làm mẫu chuẩn xác trước khi tập cho HS hoặc gợi ý để HS tự nghĩ ra động tác.)
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những cá nhân, nhóm hát hay, biểu diễn tốt và có thể đánh giá xếp loại.
Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
-GV giới thiệu bằng hình vẽ.
*Hoạt động cuối: Củng cố - Dặn dò.
- Cho cả lớp ôn lại bài hát 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà tiếp tục tập hát cho thuộc lời ca, tập đọc lại nhiều lần bài TĐN số..
* Ôn bài hát.
- HS trả lời.
- Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV, hát kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp.
- Ôn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Từng nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp.
- HS xem tranh.
- Hát lại bài.
- Ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài vào vở.
 Tiết 3: Toán
 Tiết 50 : Tổng nhiều số thập phân.
	I/ Mục tiêu 
	- HS biết tính tổng nhiều số thập phân( tương tự như tính tổng hai số thập phân).
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài:
	b/ Giảng bài:
* Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân.
- GV nêu ví dụ như trong SGK. Rồi viết trên bảng một tổng các số thập phân:
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?.
- HD HS:Tự đặt tính(viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
 Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dắu phẩy cuả các số hạng).
- GV gọi vài HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập .
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính tổng nhiều phân số.
+ GV kết luận:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Gọi HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
+ GV kết luận:Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp .
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức ..
- YC HS chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
+ Bài toán ta cần sử dụng tính chất nào để của phép cộng các số thập phân để tính gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:..
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) 5,27 b) 6,4
 +14,35 +18,36 
 9,25
 52
 28,87 76,76
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
 a
 b
 c
(a+b)+c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8)+1,2=10,5
2,5+(6,8+
1,2)=10,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52)+4=5,86
1,34+(0,52+4)=5,86
- Nhận xét và bổ sung.
- Sử dụng tính chất giao hoán.
-Lên bảng làm bài tập HS dưới lớp làm bài tập vào vở.
a)12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 14 + 5,89 = 19,89
- đã sử dụng tính chất giao hoán khi đổi chỗ 5,89 và 1,3.
b)38,6 + 2,09 + 7,91=38,6 +( 2,09 + 7,91)=38,6 + 10 = 48,6
- đã sử dụng tính chất kết hợp của phép tính cộng để thay 2,09 + 7,91 bằng tổng của chúng.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: Địa lý
 Bài 10 : Nông nghiệp.
	I/ Mục tiêu 
Sau bài học HS biết:
	- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
	- Biết nước ta trồng được nhiều loại cây trong đó có lúa gạo nhiều nhất.
	- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố một số loại cây chính ở nước ta.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ kinh tế VN.
	- Tranh ảnh các vùng trồng lúa, cây công nghiệp và các vùng cây ăn quả.
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. Khởi động:
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ của bài 9.
- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Nước ta là một nước nông nghiệp còn lạc hậu với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Vậy nông nghiệp có vai trò gì trong nền kinh tế đất nước chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
	b/ Giảng bài:
b.1 Ngành trồng trọt.
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
+Dựa vào mục 1 trong SGK hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV giảng và kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, ở nước ta trồng trọt còn phát triển mạnh hơn cả chăn nuôi
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK.
- yêu cầu HS báo cáo kết quả- GV giúp đỡ để hoàn thiện câu trả lời.
- GV giảng và kết luận: Nước ta có nhiều loại cây trong đó cây lúa gạo nhiều nhất trong đó các cây công nghiệp và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ?( Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới).
+ Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo ? ( đủ ăn và để xuất khẩu)
- GV tóm tắt : Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai sau Thái lan.
 Hoạt động 3: Làm việc theo cặp :
- YC HS quan sát Hình 1 kết hợp vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi ở cuối mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả và chỉ bản đồ vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng nhất là đồng bằng Nam bộ. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi, vùng núi phía bắc trồng nhiều chè, Tây nguyên trồng niều cao su, hồ tiêu cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ và vùng núi phía bắc.
- Cho HS xem tranh ( nếu sưu tầm được).
+ yêu cầu HS kể về các loại cây trồng ở địa phương ?
- GV giảng và kết luận:..
b.2. Ngành chăn nuôi.
	 Hoạt động4: làm việc cả lớp.
+ Vì sao lượng gia súc gia cầm ngày càng tăng ? ( Do nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng đảm bảo như : ngô khoai, .. thức ăn chế biến sẵn có nhu cầu như thịt trứng sữa của nhân dân ngày càng nhiều thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
- YC HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Trâu bò được chăn nuôi nhiều ở vùng núi , lợn gà gia cầm đượcchăn nuôi nhiều ở đồng bằng.
b.3 YC HS đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT1- T10.doc