Đạo đức.
EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
-Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. đồng tính với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút mầu.
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2009. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1 Chào cờ Nhận xét hoạt động tuần 18. Tiết 2. Đạo đức. Em yêu quê hương I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Mọi người cần phải yêu quê hương. -Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. đồng tính với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. II. Chuẩn bị: - Giấy, bút mầu. - Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới(25) A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. a. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: cây đa làng em. * Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương. * Cách tiến hành: - Y/c HS đọc truyện trước lớp. Hỏi: + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? + Hà gắn với cây da như thế nào? + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương? + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chung ta phải làm như thế nào? b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 sgk. * Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương. * Cách tiến hành: - Y/c HS thảo luận theo cặp và làm bài tập 1. - Y/c đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Y/c HS đọc phần ghi nhớ ( sgk) c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. * Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương . * Cách tiến hành: - Y/c HS thảo luận theo nhóm các ý sau: + Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình? + Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình? - Nhận xét – bổ xung. 4. Củng cố – Dặn dò(5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. Hát. 2 HS tiếp nối nhau đọc. - Vì cây đa là biểu tượng của quê hương cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. - Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dưới gốc đa. - Để chữa cho cây sau trận lụt. - Bạn rất yêu quý quê hương. - Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương. - HS thảo luận theo cặp và làm bài tập 1. - Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ xung. + Trường hợp a, b, c, d thể hiện tình yêu quê hương. - 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. - HS thảo luận theo nhóm sau đó một số HS trình bày trước lớp. Tiết 3 Toán Diện tích hình thang I. Mục tiêu Giúp HS: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình vẽ trong sgk. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra bài làm trong vở bài tập của HS. 3. Bài mới(30) A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - Y/c HS đọc ví dụ 1( sgk) - GV hướng dẫn HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác AMB; sau đó ghép lại như hướng dẫn sgk để được hình tam giác ADK - Y/c HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành. - Y/c HS nêu cách tính diện tích hình tam giác và nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình và rút ra công thức tính diện tích hình thang. + Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào? C. Luyện tập: Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết: - Y/c HS làm bài. - Nhận xét – sửa sai. Bài 2: - Y/c HS làm bài. - Nhận xét – sửa sai. Bài 3: - Y/c HS làm bài. - Nhận xét – sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò(5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - hát. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. - HS cắt và ghép hình như hướng dẫn sgk. - Dựa vào hình vẽ ta có: + Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK - Diện tích hình tam giác ADK là: mà = = Vậy diện tích hình thang là: tức là: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. S = - HS làm bài. a. S = = 50 ( cm2) b. S = = 168 ( m2) - HS làm bài. a. S = = 32,5 ( cm2) b. S = = 20( cm2) - HS làm bài. Bài giải: Chiều cao của hình thang là: ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110 +90,2)x100,1:2=10020,01 ( m2) Đáp số: 10020,01 ( m2) Tiết 4. Tập đọc Người công dân số một I. Mục tiêu: 1. Biết đọc đúng một văn kịch cụ thể: - Đọc phân biệt lời các nhân vật - Độc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật. - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch 2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đọan kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. II. Đồ dùng: - Trang minh hoạ bài đọc trong sgk. - Bảng phụ ghi rõ đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức (2) 2. kiểm tra bài cũ(3) - Y/c HS đọc và nêu nội dung bài giờ trước. - Nhận xét cho điểm. 3. Bài mới(30) A. Giới thiệu bài . GV nêu nội dung yêu cầu của bài học. B. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - GV chia đoạn. + Phần 1: Từ đầu . Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? + Phần 2: Tiếp theo.Không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa. + Phần 3. Gồm 2 đoạn còn lại. - Y/c HS đọc tiếp nối đoạn . - Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ. - Y/c HS luyện đọc theo cặp. - Y/c 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. b. Tìm hiểu bài. - Y/c h/s đọc bài và trả lời câu hỏi. + Anh Lê giúp anh Thành việc gì? + Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? + Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? c. Đọc diễn cảm bài văn. - Y/c 2 HS khá luyện đọc tiếp nối 2 đoạn. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. + GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. + Y/c HS luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét- cho điểm. 4. Củng cố- Dặn dò (5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS đọc bài và nêu nội dung bàI giờ trước. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - HS nghe. - Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. - Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu nước, cứu dân, nhữn câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước. + Anh Lê gặp anh Thành để báo tin cho đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến việc đó. + Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh Lê. + Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mõi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày . anh Thành nghĩ đễn việc cứu nước, cứu dân. - 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn. - HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài. - HS nghe. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Tiết 5. Lịch sử. Chiến thắng lịch sử điện biên phủ I. Mục tiêu: Sau bài học , HS nêu được: - Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Sơ lược diện biến chiến dịch Điện Biên Phủ. - ý nghĩa chiến thẳng của chiến dịch Điện Biên Phủ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong sgk. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức (2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? 3. Bài mới(30) A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. a. Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc pháp. - Y/c HS đọc sgk và tìm hiểu khái niệm tập đoạn cứ điểm, pháo đài. + Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? b. Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? + Để tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm này chúng ta cần sức người, sức của như thế nào? + Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại tong đợt đó? + Vì sao ta dạnh được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta? + Kể một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ? 4. Củng cố- Dặn dò(5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. - HS đọc sgk và tìm hiểu khái niệm tập đoạn cứ điểm, pháo đài. +Tập đoạn cứ điểm là nhièu cứ điểm hợp thành một hệ thống phồng thủ kiên cố. + Pháo đài là công trình quân sự kiên cố , vững chắc để phòng thủ. - HS trả lời. - HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi. + Muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta bắt buộc phải tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ. + Ta chuẩn bị chiến dịch với tinh thần cao nhất. + Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ. + Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào mặt trận . + Gần ba vạn người từ các địa phương tham gia vào vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men .. lên Điện Biên Phủ. - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở ba đợt tấn công: + Đợt 1: mở vào ngày 13 / 3/ 1954 , tân công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt. + Đợt 2: vào ngày 30/3 /1954 đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. đến 26/ 4 /1954 ta kiểm soạt được phần lớn các cứ điểm phía đông + Đợt 3: bắt đầu vào ngày 1 /5 /1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại . chiều ngày 6/5 /1954 đồi A1 bị công phá . - Ta dành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vì: + Có con đường lãnh đạo đúng đắn của Đảng. + Quan dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường. + Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch. + Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông xuân 1953 – 1954 của ta, đập tan pháo đài không thể công phá của giặc pháp , buộc chúng phải kí hiệp định Giơ - ne – vơ, rút quân về nước , kết thúc chín năm kháng chiến chống pháp trường kì gian khổ. - HS kể. Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2009. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1 Toán Luyện tập I. M ... ch một câu. - GV và cả lớp nhận xét . - GV hỏi : Từ kết quả quan sát trên các em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? C. Phần ghi nhớ . - GV gọi 4 HS đọc phần ghi nhớ . - Mời HS không nhìn sách nêu lại nội dung ghi nhớ . 4 .phần luyện tập. Bài 1. GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài - GV gọi HS phát biểu ý kiến , cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 .- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV HD HS làm bài - GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4 yêu cầu các em làm bài. - GV gọi HS đọc to đoạn văn mình vừa viết cho cả lớp nghe . - GV và cả lớp nhận xét , bổ xung . 4. Củng cố – Dặn dò (5) - GV nhận xét giờ học . - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS lắng Nghe. - 2 HS đọc . - HS thực hiện . - 4 HS lên bảng làm bài. - Hai cách . dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp . - 4 HS đọc phần ghi nhớ . - HS làm bài tập. Bai1 . Đoạn a . có 1 câu ghép và 4 vế câu . đoạn b có 1 câu ghép và 3 vế câu . đoạn c có 1 câu ghép và 3 vế câu . - HS đọc yêu cầu của bài tập . - HS làm bài . VD. Bích Vân là bạn thân nhất của em , tháng 2 vừa rồi bạn tròn 11 tuổi . Bạn thật xinh xắn và dễ thương , vóc người bạn thanh mảnh , dáng đi nhanh nhẹn , mấi tóc cắt ngắn gọn gàng ... Tiết 4. Mĩ thuật Vẽ tranh Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân I. Mục tiêu. - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh. - HS vẽ được tranh về ngày tết , lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - HS thêm yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị . - Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết , lễ hội và mùa xuân - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước về đề tài này. - Giấy vẽ, bút chì, mầu vẽ III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới(25) A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. a. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - GV giới thiệu một số tranh ảnh ngày tết, lễ hội cho HS nhớ lại. + Không khí ngày tết của lễ hội mùa xuân. + Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân. + Những hình ảnh, mầu sắc trong ngày tết , lễ hội và mùa xuân. - GV gợi ý để học sinh kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình. b. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - GV gợi ý cho HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài này. + Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết + những hoạt động trong dịp tết, lễ hội. - GV cho các em quan sát một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ. + Vẽ các hình ảnh chính trước. + Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. + Vẽ mầu tươi sáng, rực rỡ. c. Hoạt động 3: Thực hành. - Y/c HS thực hành vẽ tranh. - GV quan sát – uấn nắn. d. Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá. - GV cùng HS chọn ra một số tranh đẹp và chưa đẹp để nhận xét. 4. Củng cố- Dặn dò(5) - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - HS quan sát. - HS kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình. - HS nghe. - HS quan sát một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ. - HS thực hành vẽ tranh. Tiết 5. Thể dục Tung và bắt bóng Trò chơi “ bòng chuyền sáu” I. Mục tiêu: - Ôn tung bóng và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Y/c thực hiện được động tác tương đối chính sác. - Làm quen trò chơi “ bóng chuyền sáu”. Y/c biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. II. Địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: sân trường. - Phương tiện: bóng , dây nhẩy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung TG Phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp phổ biến nội dung, Y/c tiết học. - HS chạy thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiễn xung quanh sân tập . - Xoay các khớp cổ chân , khớp gối, hông , cổ tay, vai 2. Phần cơ bản: - ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay - Y/c HS tập luyện theo khu vực đã quy định. - GV quan sát và uấn nắn. - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn . - Làm quen với bòng chuyền sáu. + GV nêu tên - Chơi trò chơi “ lò cò tiếp sức” - Y/c HS nhắc lại cách chơi rồi chơi. - Y/c các tổ thi đua chơi dưới sự điều khiển của tổ trưởng. 3. Phần kết thúc: - Đi thường, vừa đi vừa hát. - Nhận xét tiết học 6 – 10 1 -2 1 18 – 22 4 -6 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2009. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1 Tập làm văn. Luyện tập tả người. (Dựng đoạn kết bài) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài. - Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và dán tiếp. II. Đồ dùng dạy học. - Bút dạ và tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ(3) 3. Dạy bài mới(30) A. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu , yêu cầu bài học. B. Hướng dẫn h/s làm bài tập . - GV gợi ý cho h/ s nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp . - Cho h/s đọc yêu cầu bài 1: - Yêu cầu h/s nêu được sự khác nhau về hai kiểu kết bài ở bài tập 1. - GV nhận xét và kết luận: + Đoạn KB a là kết bài theo kiểu kết bài không mở rộng + Đoạn KB b : kết bài theo kiểu mở rộng - Bài 2: - GV cho hs đọc bài và làm bài tập. - GV HD hiểu yêu cầu của bài .Và làm bài theo gọi ý . + Chọn đề văn để viết đoạn mở bài . + Suy nghhĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài . + Viết hai đoạn mở bài cho đề bài đã chọn - GV phát bút dạ cho HS làm bài theo nhóm. . - Gv theo dõi giúp đỡ h/s , HS làm song yêu cầu các nhóm trình bày kết quả . - GV nhận xét và hoàn thiện cho bài viết . 4. Củng cố – Dặn dò(5) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS nghe. - 2 h/s đọc bài , và suy nghĩ làm bài . - HS làm bài và trả lời câu hỏi - 2 HS đọc bài và suy nghĩ làm bài - HS làm bài - HS trình bày bài viết . - Cả lớp nhận xét . - HS theo dõi , sửa sai. Tiết 2 Toán Chu vi hình tròn . I. Mục tiêu. Giúp HS nắm được qui tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. II: Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức (2) 2 . Kiểm tra bài cũ(3) - Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh 3. Dạy bài mới (30) A. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn. - GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn . - GV giới thiệu cách tính chu vi hình tròn. - GV hỏi : Muốn tính chu vi hình tròn ta làm nh thế nào? B. Thực hành. - Gv HD H/S làm bài tập . - Gv theo dõi nhận xét sửa sai . 4. Củng cố – Dặn dò(5) - Gv nhận xét giờ học . - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau . - Hát . - HS lắng nghe. - HS trả lời . * Muốn tính chu vi hình tròn ta lấyđường kính nhân với số 3,14 . C= d x 3,14 . C là chu vi hình tròn , d là đường kính hình tròn . Hoặc : Tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bàn kính nhân với 3,14. C = r x 2 x 3,14 . HS làm bài tập . Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d : a. d = 0,6 (cm) C = 0,6 x 3,14 =1,884 (cm) b. C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm ) C; C = x 3,14 = 2, 512( m ) Bài 2 . tính chu vi hình tròn có bán kính .r : a: C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 ( cm) b,C= 6,5 x 2 x3,14 = 40,82 ( dm ) c , C= Bài 3 : Bài giải . Chu vi của bánh xe đó là . C= 0,75 x 3,14 = 2, 355( m ) Đáp số : 2,355 M. Tiết 3 Khoa học Sự biến đổi hoá học. I. Mục tiêu. Sau bài học HS biết : - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học . - Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. II. Đồ dùng dạy học . - Hình trong SGK. - Phiếu học tập cho HS. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ (3) - Nêu tính chất của dung dịch? Nêu cách tạo ra một dung dịch? 3. Bài mới (30) A. Giới thiệu bài . - GV nêu mục đích yêu cầu bài học. B. Nội dung . a. Hoạt động1 : * Mục tiêu . HS làm được thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác . - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. * Tiến hành : - GV HD h/s làm thí nghiệm trong SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. - Gv theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện. - Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả . - GV nhận xét kết luận. - Hát đầu giờ . - HS lắng nghe . - HS thực hành theo HD của GV và HD trong SGK. - HS trình bày kết quả thực hành. Đáp án thí nghiệm. Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng. Thí nghiệm 1 * Đốt một tờ giấy. Tờ giấy bị cháy thành than Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác , không còn giữ được tính chất ban đầu . - GV hỏi . Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì ?. - Sự biến đổi hoá học là gì? - GV kết luận . - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. b. Hoạt động 2: Thảo luận . * Mục tiêu . HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. *tiến hành. - GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thoả luận câu hỏi sau. + Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? + Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? - GV cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả - Gv nhận xét bổ sung . - GV kết luận : Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học 4. Củng cố – Dặn dò(5) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau . - HS trả lời : - Đó gọi là hiện tượng biến hoá học. - Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác . + 1 HS đọc mục bạn cần biết. - HS thảo luận . + Hình 2 là sự biến đổi hoá học . + Hình 3 là sự biến đổi lí học. + Hình 4 là sự biến đổi lí học. + Hình 5 là sự biến đổi hoá học + Hình 6 là sự biến đổi hoá học . + Hình 7 là sự biến đổi lí học. Tiết 5 Sinh hoạt lớp. Nhận xét tuần 19 I. Chuyên cần - Nhìn chung các em đều có ý thức đi học đầy đủ, trong tuần không có HS nào nghỉ học tự do hay đi học muộn. II. Học tập: - Đã có ý thức học bài và làm đầy đủ trớc khi đến lớp, trong lớp đẫ chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Song bên cạnh đó vẫn còn một số HS cha có ý thức tự giác trong học tập, chữ viết còn sấu, cẩu thả. còn hay mất trật tự trong giờ học - Giờ truy bài vẫn còn một số HS hay mất trật tự. III. Đạo đức: - Ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo , trong tuần không có hiện tượng mất đoàn kết. IV. Thể dục- Vệ sinh: - Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. - Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. V. Các hoạt động khác: - Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
Tài liệu đính kèm: