TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Theo Nguyễn Đổng Chi
I- MỤC TIÊU:
1.Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp hào hứng thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông qua án.
2.Hiểu ý nội dung : Quan án là người thông minh , có tài sử kiện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tuần 23 Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010 Tập đọc Phân xử tài tình Theo Nguyễn Đổng Chi I- Mục tiêu: 1.Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp hào hứng thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông qua án. 2.Hiểu ý nội dung : Quan án là người thông minh , có tài sử kiện. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nôị dung Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ:2-3’ B. Dạy bài mới:30-32’ 1-Giới thiệu bài: Phân xử tài tình 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc: Rưng rưng ,lấy trộm ,làm chứng ,nắm thóc . b)Tìm hiểu bài: ’ Nội dung : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án c)Đọc diễn cảm. C. Củng cố, dặn dò:3-5’ - Đọc thuộc lòng bài thơ Cao bằng và trả lời câu hỏi + Nêu nộidung của bài Cao Bằng - Ghi bảng. *Gọi HS đọc nói tiếp - Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau: Đoạn 1:Từ đầu->Bà này lấy trộm. Đoạn 2: Tiếp theo đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. Đoạn 3 : Đoạn còn lại. + Giải nghĩa từ : quan án , vãn cảnh , biện lễ , s vãi , đàn , chạy đàn Gọi phát âm từ khó Cho HS đọc chú giải -Đọc diễn cảm toàn bài. *Vị quan án được giới thiệu là người như thế nào? (HSK) ( rất có tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và xét xử công bằng ) - Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? (HS K- G)( Hai người đàn bà cùng bẩm báo với quan về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. Họ nhờ quan phân xử) - Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải?(HSG) - Vì sao quan lại cho rằng ngời không khóc chính là người lấy cắp tấm vải?(HSK-G) - Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? ?(HSK-G) - Vì sao quan án lại dùng biện pháp ấy? (VD: Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa- tin vào sự linh thiêng của Đức Phật- lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình).nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo). - Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? ?(HTB-K) ( VD: Quan án phá được các vụ án là nhờ ông : - Thông minh, quyết đoán. - Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội. - Quan sát, điều tra kĩ càng, phân tích dự đoán nhanh,.... -> Câu chuyện muốn ca ngợi ai ? *Hướng dẫn HS xác định giọng đọc trong bài văn: + Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng. -Thi đọc diễn cảm - GV nhận xét tiết học. - Kiểm tra 3 HS đọc - GV nhận xét, cho điểm * 3 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài lần 1 + HS nhận xét cách đọc của từng bạn. + 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh. + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. + 3 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài lần 3 *1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.Một vài hs trả lời các câu hỏi1. -1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 2. ( +Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc vì tấm vải bị xé tan. - HS đọc thầm lại đoạn từ Quan nói s cụ biện lễ cúng Phật đến hết, sau đó trả lời các câu hỏi: - HS phát biểu. *HS nêu nội dung và ghi vở *Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm. +2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn. - Nhiều HS luyện đọc. - Cá nhân, bàn, tổ thi đọc diễn cảm bài văn. - Nhắc lại nội dung bài IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm. Thứ tư ngày 10 tháng 2 năm 2010 Tập đọc Chú đi tuần Trần Ngọc I- Mục tiêu. 1.Đọc lưu loát , đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ, trìu mến, thiết tha, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ an ninh ( các chú bộ đội, công an) với các cháu học sinh miền Nam.. 2.Hiểu các từ ngữ trong bài và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. -Hiểu nội dung : Hiểu được sự hy sinh thầm lặng , bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần 3. Học thuộc lòng bài thơ. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK , tranh ảnh những chiến sĩ đi tuần tra - Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ:2-3’ B.Dạy bài mới :30-32’ 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a,Luyện đọc : b)Tìm hiểu bài: Nội dung : Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. c) Đọc diễn cảm Học thuộc lòng bài thơ C. Củng cố, dặn dò:2-3’ -Đọc lại bài Phân xử tài tình và trả lời các câu hỏi trong SGK. *Gọi HS đọc nối tiếp các khổ thơ Khổ 1 : Từ đầu đến “ Cây rung theo gió, lá bay xuống đường...” Khổ 2: Từ “ Chú đi qua cổng trờng” đến “Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!” Khổ 3 : Từ “ Trong đêm khuya vắng vẻ” đến “Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!” Khổ 4: Còn lại. - GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Cho HS đọc từ khó Gọi HS đọc chú giải +Đọc cả bài. + GV đọc đọc diễn cảm toàn bài *Câu 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?(HSTB-K) ( Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.) Câu 2: Đặt hình ảnh ngời chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?(HSK-G)( Tác giả muốn ca ngợi những chiến sĩ tận tụy quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.) Câu 3: Những tình cảm và mong ước của người chiến sĩ với các bạn HS được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?(HSK-G) + Tình cảm của người chiến sĩ thể hiện qua: Từ ngữ : yêu mến, lưu luyến. - Chi tiết : thầm hỏi các cháu ngủ có ngon không?; đi tuần trong đêm lạnh buốt vẫn chỉ nghĩ đến các cháu, mong giữ mãi ấm nơi cháu nằm. + Mong ước: thể hiện qua lời nói: Mai các cháu học hành tiến bộ, đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay. ->Bài thơ muốn ca ngợi điều gì ? *Giọng nhẹ, trầm lắng, trìu mến, thiết tha; vui, nhanh hơn ở 5 dòng thơ cuối + Cho HS thi đọc diễn cảm . - GV nhận xét tiết học -2 hs đọc bài văn và lần lợt trả lời các câu hỏi về nội dung bài. -*Nhiều HS tiếp nối nhau đọctừng khổ thơ. -Hs nêu từ khó đọc->gv ghi bảng;2,3 hs đọc từ khó. -1 hs đọc phần chú giải -2, 3 HS đọc cả bài. Hs khác nhận xét. - GV đọc diễn cảm toàn bài -*1HS đọc khổ thơ thứ nhất, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. - 2 HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ 1 và 2, cả lớp đọc thàm dựa vào ý 2 khổ thơ trả lời câu hỏi.. - HS phát biểu tự do. +Gv yêu cầu hs nêu nội dung của bài. +Gv ghi nội dung lên bảng. +Hs ghi nội dung vào vở soạn. +1 hs đọc lại nội dung - GV đọc mẫu 2 khổ thơ. - Nhiều HS đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ + HS nêu nội dung và ghi vở *HS đọc diễn cảm bài + Thi đọc bài + HS đọc thuộc lòng bài thơ -Nhắc lại nội dung bài IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ :Trật tự - An ninh I- Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh. II- Đồ dùng dạy học - Từ điển tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học( nếu có ). - Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ trong BT4. - III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ:2-3’ B. Bài mới :30-32’ 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Dòng nào dưới đây có nghĩa là trật tự ? Ghi dấu X vào ô trông trước ý trả lời đúng Bài 2: Lực lượng bảo vệ trật tự an toàn giao thông : cảnh sát giao thông Hiện tựng trái ngược với trật trật tự , an toàn giao thông : tai nạn , tai nạn giao thông , va chạm giao thông Nguyên nhân gây tai nạn giao thông : vi phạm quy địnhvề tốc độ , thiết bị kém an toàn , lấn chiếm lòng đường và vỉa hè Bài 3 : Lời giải: Những từ ngữ chỉ người làm các việc tình hình trật tự, an ninh : cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu- li- gân Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng liên quan trật tự, trị an: giữ trật tự, bắt, quậy phá tng bừng, hành hung.) C. Củng cố, dặn dò:2-3’ - Muốn nối câu ghép chỉ quan hệ tương phản người ta thường dùng từ hoặc cặp từ chỉ quan hệ nào ? *Mở rộng vốn từ về trật tự, an ninh. *Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 Cho HS chữa bài NX Trạng thái bình yên , không có chiến tranh . Trạng thái yên ổn , bình lặng , không ồn ào . Tình trạng ổn định có tổ chức, có kỉ luật . * Nếu có HS chọn đáp án (a), GV cần giải thích: Trạng thái bình yên , không có chiến tranh gọi là hoà bình *Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 Cho HS chữa bài NX Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 Gọi HS đọc bài làm + GV cần giải thích: quậy phá tưng bừng có nghĩa là gây rối loạn làm ồn ào, náo động, mất trật tự, trị an”. Vì vậy cụm từ quậy phá tưng bừng cũng liên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - 2 HS làm bài. - GV nhận xét, cho điểm. *1hs đọc y/c BT1 - Y/c hs thảo luận nhóm đôi, tìm đáp án đúng. Hs thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến - nhóm khác nhận xét. -*Hs thảo luận nhóm 4, tìm từ thích hợp điền vào phiếu BT - Đại diện nhóm báo cáo -. *1 hs đọc nội dung BT3. - Hs làm bài, báo cáo - 1 hs lên chữa . IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm. __________________________________ Thứ sáu ngày 12 tháng2 năm 2010 Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I- Mục tiêu 1.Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến. 2. Biết tạo ra các câu ghép mới ( thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách , nối các vế câu ghép bằng một QHT , thay đổi vị trí các vế câu..... II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết 1 câu ghép trong đoạn vă ở BT1 ( phần Nhận xét). - Bút dạ , bảng phụ III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: 2-3’ B,Dạy bài mới:30-32’ 1.Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét a)Bài 1: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây Chẳng những Hồng//chăm học mà bạn ấy//còn rất chăm làm. Bài 2 : Tìm thêm các cặp QHT có thể nối các vế câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến : không những...mà còn....., không chỉ .... mà còn..., không những ...mà...., không phải chỉ.......mà còn......) 3. Phần ghi nhớ 4.Luyện tập Bài1 Đọc mẩu chuyện vui và thực hiện các yêu cầu ở dưới: a ) Các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến là : Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống : a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh. b)- Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam C.Củng cố, dặn dò + Kể một số danh từ chỉ người làm nhiệm vụ giữ trật tự an ninh . * GV giới thiệu bài ( Câu ghép gồm 2 vế câu tạo thành được nối với nhau bằng Cặp quan hệ : chẳng những ...mà còn + Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các vế câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ? *Gọ ... Địa diện trình bày, nhận xét, bổ sung. IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm Khoa học : lắp mạch đIện đơn giản I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Lắp một mạch điện đơn giản cho việc thắp sáng: sử dụng pin, đèn và dây dẫn. - Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch điện để phát hiện ra vật dẫn điện và vật cách điện. II- Đồ dùng: 1. Hình ảnh trang 94, 95 ,96. 2. Dụng cụ thực hành theo nhóm (HS chuẩn bị – GV hỗ trợ ): 1 cục pin Con thỏ, dây đồng có vỏ bọc nhựa, đèn pin, một số vật dụng khác bằng kim loại, nhựa, cao su... 3. Bóng đèn điện hỏng tháo lắp được và còn nhìn rõ 2 đầu dây. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A- Bài cũ:3-5’ B- Bài mới:30-32’ 1- Giới thiệu bài: 2- Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện * Hoạt động 2: Thí nghiệm C- Củng cố- Dặn dò - Nêu 3 ví dụ về 3 ứng dụng của năng lượng điện trong những lĩnh vực sống khác nhau. -Nêu yêu cầu bài học *- GV hướng dẫn HS các kí hiệu vẽ mạch điện: nguồn điện, đèn U , dây dẫn Trong khi HS thực hành thì GV quan sát và hỗ trợ khi cần. - GV có thể dùng vật thật giới thiệu lại cho rõ nh SGK trang 95. - Kết luận về điều kiện: Pin đã tạo ra một dòng điện trong mạch điện kín, dòng điện này chạy qua dây tóc và làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên tới mức phát sáng. Chuyển ý: *Cho HS làm thí nghiệm - Chỉ có trường hợp a khi nối cực dương của pin với núm thiếc của bóng đèn, nơi dẫn điện vào bóng đèn, rồi nối với cực âm của pin sẽ tạo nên một dòng điện thông suốt mạch khiến bóng đèn có thể sáng. - Trường hợp b: Chỉ có 1 cực của pin được đấu với đèn, đầu kia dây dẫn lại nối với thân pin nên không có dòng điện nào đi qua, bóng đèn không sáng. - Trường hợp c: Nối 2 cực của pin với nhau qua dây dẫn sẽ làm hỏng pin vì gây ra hiện tượng đoản mạch → Mạch điện cần được nối đúng yêu cầu: Đầu vào ở chuôi đèn cần đấu với cực dương của pin, qua đó rồi nối tiếp đến cực âm của pin. Như vậy sẽ tạo một mạch thông suốt cho dòng điện . * Nhắc HS chuẩn bị bài sau: + Dụng cụ thực hành theo nhóm: 1 cục pin Con thỏ, dây đồng có vỏ bọc nhựa, đèn pin, ghim giấy, một số vật dụng khác bằng kim loại, nhựa, cao su... + Gọi hs nêu ,nhận xét, đánh giá. *Hs thảo luận nhóm 4 trong 7 phút, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, gv kết luận. *Gv nêu yêu cầu, các nhóm thực hành. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. . IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm Lịch sử Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta . I - Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết : - Sự ra đời và vai trò của nhà máy Cơ khí Hà Nội. - Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. II - Đồ dùng: - ảnh tư liệu về nhà máy Cơ khí Hà Nội. III – Hoạt động dạy học chủ yếu : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A - Bài cũ:3-5’ B - Bài mới:30-32’ 1- Giới thiệu bài: 2- Tìm hiều bài: 1. Hoàn cảnh lịch sử 2.Quá trình xây dựng 3. ý nghĩa Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. C – Củng cố- Dặn dò :2-3’ - Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? * GV giới thiệu bài *Quan sát và giới thiệu nội dung bức tranh SGK trang 45? Đây là ảnh chụp lễ khánh thành Nhà mày Cơ khí Hà Nội , nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta . * Sau hệp điịnh Giơ - ne –vơ , Đảng và Chính Phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì ? (miền Bắc bước vào thời kì xây dựng CNXH làm hậu phương cho cách mạng miền Nam ) + Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí ? + Đó là nhà máy nào ? *GV: - Nêu thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? + Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đông góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ? + Những thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội là gì ? (Từ nơi đây ... Bác về thăm) *Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào ? +Qua bài này ta ghi nhớ điều gì ? - Tìm đọc tài liệu tham khảo . + 3 Hs trả lời. Nhận xét, cho điểm. * HS quan sát tranh +Đọc cả bài. +Đọc chú thích. *Chia lớp thành 4 nhóm, hs thảo luận câu hỏi ghi ra bảng nhóm trong vòng 10 phút, đại diện các nhóm trình bày, gv kết luận. ( Nhà máy cơ khí Hà Nội ) +HS nêu +HSTL IV: Bổ sung và rút kinh nghiệm Địa lý Một số nước Châu Âu I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, Pháp. - Nhận biết một số nét về dân cư kinh tế của các nước Nga, Pháp. II.Đồ dùng dạy học: - Bản đồ các nước châu Âu. - Một số ảnh về Liên bang Nga và Pháp (nếu có), phấn màu III. Hoạt động dạy học chủ yếu Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: 2-3’ B. Bài mới.30-32’ 1. Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Liên bang Nga. LB Nga nằm ở Đông Âu , Bắc á có diện tích lớn nhất thế giới , có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế . 2.Pháp. :Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển , có khí hậu điều hòa, CN, NN phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch phát triển. C. Củng cố, dặn dò: + Xác định vị trí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ? + Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? + GV giới thiệu bài *Dựa vào lược đồ SGK, bản đồ, tranh ảnh ..để làm BT: Điền vào bảng thống kê về Liên bang Nga Các yếu tố Đặc điểm - Vị trí địa lí - Diện tích - Dân số - Thủ đô -Khí hậu - Tài nguyên , khoáng sản -Sản phẩm công nghiệp -Sản phẩm nông nghiệp - Nằm ở Đông Âu và Bắc á . - Lớn nhât thế giới: 17 tr.km2, lớn nhất thế giới . - 144,1tr. ngời. - Mat- xcơ - va. - Ôn đới lục địa - Rừng tai- ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt. - Máy móc thiết bị , phương tiện giao thông . - Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, ngô; bò, lợn, gia cầm. ? Vì sao khí hậu Liên Bang Nga, nhất là phần thuộc châu á rất lạnh.? ? Khí hậu đó tác động đến cảnh thiên nhiên ntn ? => GV kết luận: * Nước Pháp nằm ở phía nào của châu Âu ? Giáp với nước nào , đại dương nào ? - So sánh vị trí địa lí , khí hậu với Liên bang Nga ? - Kể tên các sản phẩm công nghiệp , nông nghiệp của nuớc Pháp ? => GV kết luận -*1HS đọc to phần ghi nhớ. * GV tổng kết : Pháp, là nước có nền kinh tế mạnh ở châu Âu. Liên bang Nga là đất nước rộng nhất thế giới, có nhiều tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. - GVnhận xét giờ học và dặn dò bài sau:Ôn tập. - 2 hs trả lời câu hỏi - Gv nhận xét, cho điểm. * HS thảo luận . - HS dựa vào lược đồ SGK, bản đồ, tranh ảnh ..để làm BT - - Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận +Lãnh thổ rộng khô ; Chịu ảnh hởng của Bắc Băng Dương lạnh .Vậy khí hậu khắc nghiệp khô và lạnh + HS quan sát hình 1 chỉ vị trí của nước Pháp, thủ đô. HS đọc ghi nhớ SGK IV:Bổ sung và rút kinh nghiệm ______________________________________ Đạo đức Em yêu tổ quốc Việt Nam (T1) I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết - Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam. II. Tài liệu và phương tiện : - Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ : 3’ B. Dạy bài mới :30-32’ 1. Giới thiệu bài 2.Thực hành a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ( trang 34 ) *Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá , kinh tế , về truyền thống và con người Việt Nam b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu : HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nớc Việt Nam c. Hoạt động 3: Làm bài tập 3 * Mục tiêu : HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam Bài 2 : Em hãy tìm các hình ảnh về Việt Nam có trong tranh, nêu sự hiểu biết của mình về : C.Củng cố - Dặn dò2-3’ Nêu các công việc mà UBND xã ( phường ) thường làm ? * Gv giới thiệu bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam *Gọi HS đọc các thông tin Qua các thông tin trên ,em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ? Em biết thêm những gì về Tổ quốc của chúng ta ( các truyền thống văn hoá ; các thành tựu về sự phát triển kinh tế , giáo dục ; các danh lam thắng cảnh ,...) *Cho HS thảo luạn nhóm đôi Ví dụ : + Em biết thêm gì về Tổ quốc Việt Nam ngoài các thông tin trong SGK ? + Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ? + Nước ta còn khó gì ? + Em cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ? GV Kết luận : *Gọi HS đọc yêu càu bài 2 Cho HS sưu tầm tranh ảnh GV:Kết luận : Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ , ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân tộc Việt Nam , là danh nhân văn hoá thế giới Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta *- Nhận xét giờ học - Giao nhiệm vụ cho học sinh 03 học sinh nêu những việc mình đã làm được ở địa phương * Hs mở SGK trang 34, quan sát tranh, đọc các t/liệu liên quan đến mỗi tranh - 1HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm 4 - Nhận xét, bổ sung * Thảo luận nhóm đôi nêu các hiểu biết của mình về Tổ quốc Việt Nam - - Vài học sinh trình bày - Học sinh khác bổ sung * HS nêu yêu cầu bài 2 - Cả lớp làm bài vào SGK nối các hình ảnh về Việt Nam vào lược đồ - 3 học sinh trình bày trước lớp - Học sinh khác bổ sung IV:Bổ sung và rút kinh nghiệm ________________________________________________ Hướng dẫn tự học Hoàn thành các bài tập toán trong ngày rèn cách đọc diễn cảm cho học sinh yếu _____________________________________________________________________________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt Tuần 23 I Mục đích HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 23 Từ đó HS biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm . Giáo dục ý thức sinh hoạt tốt II Hoạt động dạy học 1 ổn định nề nếp: Cho cả lớp hát 1 bài 2 Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt Từng tổ lên báo cáo tổng kết tổ mình Cá nhân phát biểu ý kiến Lớp trưởng tổng kết xếp loại thi đua giữa các tổ 3 Giáo viên nhận xét chung , Nhắc nhở HS còn mắc khuyết điểm Khen HS ngoan có ý thức tốt 4 Phương hướng tuần sau -Duy trì nề nếp học tập -Tham gia các hoạt động của trường lớp -Chăm sóc công trình măng non của lớp -Phấn đấu đạt nhiều điểm 9 ,10 ở các môn học 5 Hoạt động văn nghệ
Tài liệu đính kèm: