Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27

Tập đọc: (Tiết 53)

TRANH LÀNG HỒ

I) Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài

 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài đọc

 3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

II) Chuẩn bị:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Một số bức tranh làng Hồ

III) Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Chào cờ:
NGHE PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 27
Anh:
(Đ/C Thu soạn giảng)
Tập đọc: (Tiết 53)
TRANH LÀNG HỒ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài
	2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài đọc
	3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa, nghệ thuật dân tộc.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Một số bức tranh làng Hồ
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt nội dung bài. Hướng dẫn HS đọc- Xem tranh
- Chia đoạn: 3 đoạn: ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 
- Đọc đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải, hướng dẫn đọc đúng giọng đọc của bài
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam (tranh về lợn, gà, chuột, ếch, tranh hứng dừa, tranh tố nữ, tranh đỗ trạng vinh quy...)
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”)
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ (tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất duyên; tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như múa ca bên gà mái mẹ; kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế; màu trắng điệp là một sự sáng tạo )
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? (vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi”)
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
 (Ý chính: Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của tranh làng Hồ ca ngợi đường nét sống động, màu sắc tươi tắn, trang trí tinh tế của những bức tranh dân gian và nhắn mọi người biết quý trọng và giữ gìn.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1
- Gọi HS thi đọc
4. Củng cố: 
- Nêu lại ý chính
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về luyện đọc lại bài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Xem tranh ở SGK và 1 số bức tranh làng Hồ khác
- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- Học sinh kể
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc đoạn 2,3 
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Nêu nội dung, ý nghĩa của bài
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn . - 1 số học sinh thi đọc
- 1 – 2 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về luyện đọc bài
Toán: Tiết 131
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cách tính vận tốc
	2. Kỹ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- 1 học sinh nêu cách tính vận tốc, viết công thức tính vận tốc
- 1 học sinh làm bài tập 3 (SGK trang 139)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
- Hướng dẫn học sinh tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/phút hoặc m/giây
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
- Khi tính vận tốc chạy của đà điểu theo đơn vị là m/giây ta có hai cách tính sau:
C1: 1 phút = 60 giây
Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/giây là:
1050 : 60 = 17,5 (m/giây)
C2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
Bài 2: Viết vào ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả
s
130 km
147 km
210 m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự giải bài sau đó chữa bài
Bài giải
Quãng đường người đó đi ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là giờ hay 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
 Đáp số: 40km/giờ
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu cách giải 
- Lắng nghe
- Làm bài
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào sách
 nêu kết quả
- Đọc bài toán, nêu cách giải 
- Giải bài vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
- Lắng nghe
- Về học bài
Đạo đức: tiết 27
EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
	- Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh
	2. Kỹ năng: Vẽ tranh, múa, hát, đọc thơ,  về chủ đề hòa bình
	3. Thái độ: Yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Giấy, bút để vẽ tranh, tư liệu	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được
- Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp các tranh ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được
- Nhận xét, kết luận HĐ1
* Hoạt động 2; Vẽ “Cây hòa bình”
- Chia nhóm và hướng dẫn học sinh các nhóm vẽ “cây hòa bình” ra khổ giấy lớn
- Nhận xét, kết luận về giá trị của hòa bình và những việc học sinh cần phải làm để bảo vệ hòa bình
* Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ  về chủ đề: Em yêu hòa bình
- Yêu cầu học sinh hát, múa, đọc thơ,  về chủ đề trên
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Nhắc học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
- Chuẩn bị sách vở 
- Giới thiệu
- Lắng nghe
- Các nhóm vẽ tranh 
- Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh, lớp nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Đọc thơ, hát múa, 
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
ThÓ dôc: Tiết 53
m«n thÓ thao tù chän
Trß ch¬i “chuyÒn vµ b¾t bãng tiÕp søc”
I/ Môc tiªu
¤n mét sè néi dung m«n thÓ thao tù chän, häc míi t©ng cÇu b»ng mu bµn ch©n hoÆc nÐm bãng 150g tróng ®Ých (§Ých cè ®Þnh hoÆc di chuyÓn ). Yªu cÇu thùc hiÖn c¬ b¶n ®óng ®éng t¸c vµ n©ng cao thµnh tÝch.
Häc trß ch¬i “ ChuyÒn vµ b¾t bãng tiÕp søc “ Y/c biÕt c¸ch ch¬i vµ tham gia ch¬i ®­îc.
II/ §Þa ®iÓm-Ph­¬ng tiÖn.
 - Trªn s©n tr­êng vÖ sinh n¬i tËp.
- C¸n sù mçi ng­êi mét cßi, 10-15 qu¶ bãng, 2-4 b¶ng ®Ých.	
III/ Néi dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp.
1.PhÇn më ®Çu.
-GV nhËn líp phæ biÕn nhiÖm vô yªu cÇu giê häc.
-Xoay c¸c khíp cæ ch©n ®Çu gèi , h«ng , vai.
-¤n bµi thÓ dôc mét lÇn.
*Ch¬i trß ch¬i khëi ®éng (BÞt m¾t b¾t dª)
-KT bµi cò: TËp 4 ®éng t¸c ®Çu cña bµi thÓ dôc.
2.PhÇn c¬ b¶n
*M«n thÓ thao tù chän : NÐm bãng
-¤n chuyÓn bãng tõ tay nä sang tay kia.Cói ng­êi chuyÓn bãng tõ tay nä sang tay kia.
-Chia tæ tËp luyÖn
- Thi ®ua gi÷a c¸c tæ.
- ¤n nÐm bãng 50g tróng ®Ých
- Ch¬i trß ch¬i “ChuyÒn vµ b¾t bãng tiÕp søc”
 -GV tæ chøc cho HS ch¬i .
3 PhÇn kÕt thóc.
-§øng theo hµng ngang vç tay vµ h¸t.
- GV cïng häc sinh hÖ thèng bµi
- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸ giao bµi tËp vÒ nhµ.
-§HNL.
 * * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * * 
-§HTC.
§HTL: GV
 Tæ 1 Tæ 2
* * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * *
-§HTL: GV
 * * * *
 * * * *
-§HKT:
 GV
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
Anh :
(Đ/C Thu soạn giảng)
Toán: Tiết 132
QUÃNG ĐƯỜNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều
	2. Kỹ năng: Thực hành tính quãng đường
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị
	- Học sinh:	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 3, 4 trang 140
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hình thành cách tính quãng đường:
Bài toán 1:
- Nêu bài toán, nêu tóm tắt
- Đặt vấn đề để học sinh tính được quãng đường ô tô đi được và trình bày 
Bài giải
 Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là:
 42,5 x 4 = = 170 (km)
 Đáp số: 170 km
- Từ bài giải yêu cầu học sinh rút ra quy tắc tính quãng đường
(Quy tắc SGK)
- Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính quãng đường:
S = v × t
Bài toán 2:
- Nêu và tóm tắt bài toán 2 ở bảng
- Hướng dẫn học sinh đổi số đo thời gian: 2 giờ 30 phút ra số thập phân hoặc phân số
- Dựa vào công thức vừa lập, học sinh tự giải bài
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Hoặc 2 giờ 30 phút = giờ
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
12 × 2,5 = 30 (km)
Hoặc 12 × = 30 (km)
 Đáp số: 30 km
c) Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán và giải bài
Bài giải
Quãng đường ca nô đi được trong 3 giờ là:
15,2 × 3 = 45,6 (km)
 Đáp số: 45,6 km
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh đổi 15 phút =  giờ ? sau đó tự làm bài, chữa bài
Bài giải
15 phút = giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12,6 × = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tính số thời gian đi được của người đi xe máy từ đó sẽ tính được quãng đường
Bài giải
Thời gian người đó đi hết là:
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
 2 giờ 40 phut = giờ = giờ
Quãng đường AB dài là:
 = 112 (km)
 Đáp số: 112 km
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Thực hiện 
- Nêu quy tắc
- Hình thành công thức tính
- Lắng nghe
- Đổi số đo thời gian và làm bài
- 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách làm
- Tóm tắt và giải bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- Lắng nghe
- Về học bài
Chính tả: (nhớ - viết) tiết 27
CỬA SÔNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
	2. Kỹ năng: Nhớ - viết 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông
	 Làm đúng bài tập chính tả
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Bảng nhóm 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nhớ - viết chính ... ố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. 
- Yêu cầu học sinh đọc mẩu chuyện vui sau khi đã thay lại từ nối cho đúng, nhận xét về tính láu lỉnh của cậu bé trong truyện
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học về học bài, nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc
- Thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu
- Theo dõi
- Lắng nghe, phát biểu
- Theo dõi
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe, xác định yêu cầu
- Nối tiếp đọc các đoạn văn
- Xác định số câu
- Làm bài
- Trình bày bài làm
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Hiểu yêu cầu bài tập 2
- Đọc chuyện, tìm từ nối dùng sai
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Theo dõi
- Đọc lại mẩu chuyện
- Lắng nghe
- Về học bài
Kĩ thuật: Tiết 27
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 1)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
	- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
	Với HS khéo tay: 
	Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
	2. Kỹ năng: Thực hiện một số thao tác lắp máy bay trực thăng
	3. Thái độ: Cẩn thận khi thao tác
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bộ lắp ghép cá nhân.
	- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho học sinh quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
- Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được máy bay em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó (cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết:
+ Gọi 1 – 2 học sinh lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp
- Quan sát, bổ sung để hoàn thành việc chọn chi tiết
+ Lắp từng bộ phận: Vừa thao tác lắp (kết hợp gọi học sinh lắp một số chi tiết, bộ phận) vừa yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, đọc hướng dẫn lắp các bộ phận ở SGK để nắm được cách lắp
+ Lắp ráp máy bay trực thăng: Hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: Tháo rời các bộ phận sau đó mới tháo rời các chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp; xếp gọn các chi tiết vào hộp
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh mang túi để đựng các bộ phận lắp được ở Tiết 2
- Chuẩn bị 
- Quan sát
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Chọn chi tiết, xếp theo từng loại vào nắp hộp
- Quan sát, bổ sung cho bạn
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Quan sát, lắng nghe hướng dẫn
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
Âm nhạc:
(Đ/C Tùng soạn giảng)
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Toán: Tiết 135
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
	 Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. 
	2. Kỹ năng: Thực hành làm được các bài tập
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
	- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn bảng BT1
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính thời gian của một chuyển động
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm. Cho 1 hs làm trên bảng phụ.
s (km)
261
78
165
96
v(km/giờ)
60
39
27,5
40
t(giờ)
4,35
2
6
2,4
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
Bài giải
1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò là:
108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút
Bài 3: Tương tự BT 2. ĐS: 0,75 giờ = 45 phút
Bài 4: HS khá giỏi
- Yêu cầu học sinh làm tương tự bài 2
Bài giải
Đổi 420m/phút = 0,42 km/phút
Thời gian rái cá bơi là:
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài và làm bài tập 3 (trang 144)
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài, 1 hs làm bảng phụ, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách giải 
- Làm bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng 
1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách giải 
- Làm bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Tập làm văn: Tiết 54
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố về văn tả cây cối thông qua viết hoàn chỉnh bài văn
	2. Kỹ năng: Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêy cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: vở tập làm văn
	- Giáo viên: Tranh ảnh một số cây, trái theo đề văn
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài 
 1. Tả một loài hoa mà em thích.
 2.Tả một loại trái cây mà em thích.
 3. Tả một giàn cây leo.
 4. Tả một cây non mới trồng.
 5. Tả một cây cổ thụ.
- Đọc gợi ý (SGK)
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh
- Yêu cầu học sinh viết bài
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn TĐ - HTL
- Chuẩn bị sách vở 
- Tiếp nối đọc
- 2 HS đọc
- Quan sát
- Viết bài văn
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học: Tiết 54
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Kể được tên một số cây có thể được mọc từ thân, cành, lá rễ của cây mẹ.
	2. Kỹ năng: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau	 
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu điều kiện nảy mầm của hạt
- Nêu quá trình phát triển của hạt thành cây 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm theo chỉ dẫn ở SGK (trang 110)
- Yêu cầu học sinh chỉ vào từng hình trong H1 và nói về cách trồng mía
- Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc từ một số bộ phận của cây mẹ
- Yêu cầu học sinh kể tên một số cây được mọc lên từ bộ phận của cây mẹ
* Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh các nhóm trồng cây bằng thân hoặc cành, hoặc lá của cây mẹ vào khu đất của vườn trường
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh chăm sóc cây vừa trồng
- 2 học sinh 
- Quan sát hình vẽ kết hợp quan sát vật thật để tìm chồi trên vật thật
- Nói về cách trồng mía
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Kể tên – Quan sát
- Trồng cây ở vườn trường
- Lắng nghe
- Về học bài
Lịch sử: Tiết 27
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
	+ Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở việt Nam.
	+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
	* HS khá giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
	2. Kỹ năng: Trả lời câu hỏi
	3. Thái độ: Yêu thích môn học
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Thông tin tư liệu 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao Mĩ ném bom nhằm hủy diệt Hà Nội?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nêu tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri và nêu nhiệm vụ học tập
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Cho học sinh thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí hiệp định
+ Sự kéo dài của hội nghị Pa-ri là do đâu? (Với dã tâm tiếp tục xâm lược nước ta, Mĩ tiếp tục trì hoãn, không chịu kí hiệp định)
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? (Sau năm 1972, Mĩ bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc)
+ Nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa-ri? (Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam, phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam)
- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh ở SGK
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam (Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn)
- Cung cấp cho học sinh thông tin về hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1973) và bản nghị quyết mang tên “Thắng lợi vĩ đại”
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Quan sát ảnh SGK 
- Đọc thông tin, thảo luận, nêu ý nghĩa của việc kí hiệp định Pa-ri
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Sinh hoạt lớp:
NHẬN XÉT TUẦN TUẦN 27
I. Nhận xét ưu nhược điểm:
1. Ưu điểm: 
	- Đa số học sinh thực hiện tốt các quy định về nền nếp do trường, lớp quy định
	- Học sinh có ý thức học tập, học và làm bài tương đối đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tùng, Chằng, Soan, Nguyệt.
	- Thực hiện tốt việc rèn chữ, giữ vở: Soan, Chăng.
	2. Nhược điểm: 1 số học sinh còn xé vở: Loan, Trước.
	- Vẫn còn có học sinh ý thức tự học chưa tốt: Nguyên, Hoà, Tình.
II. Phương hướng tuần 28:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm 
 - Ôn tập để thi KTĐK giữa kì II đạt kết quả cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 tuan 27 Du.doc