Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 29

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 29

ĐẠO ĐỨC ( TIếT 3 )

 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIếT 1 )

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :

 - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .

 - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình .

 - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác .

II. Chẩn bị: GV: mẩu chuyện – HS: Sgk

III. Hoạt động dạy học:

1. KTBC : Em là học sinh lớp 5

 + Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?

 + Vì sao ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5?

 2. Bài mới: Có trách nhiệm về việc làm của mình

 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức”

 - HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện – 1 HS đọc to cả lớp nghe .

 - HS thảo luận câu hỏi :

 + Đức đã gây ra chuyện gì ?

 + Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy ntn?

 + Theo em , Đức nên giải quyết chuyện này như thế nào cho tốt ? Vì sao ?

 Mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình.

 + Qua câu chuyện, Đức rút ra điều gì?

 Ghi nhớ: Sgk/7

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai,ngày tháng năm 2009 
CHÀO CỜ
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN (T1)
 ************************************* 
ĐẠO ĐỨC ( TIếT 3 )
 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIếT 1 ) 
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
 	- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình . 
	- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình . 
	- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác . 
II. Chẩn bị: GV: mẩu chuyện – HS: Sgk
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC : Em là học sinh lớp 5
	+ Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ? 
	+ Vì sao ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5?
	2. Bài mới: Có trách nhiệm về việc làm của mình
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức”
	- HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện – 1 HS đọc to cả lớp nghe . 
	- HS thảo luận câu hỏi :
	+ Đức đã gây ra chuyện gì ? 
	+ Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy ntn? 
	+ Theo em , Đức nên giải quyết chuyện này như thế nào cho tốt ? Vì sao ? 
	] Mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình.
	+ Qua câu chuyện, Đức rút ra điều gì?
	Ghi nhớ: Sgk/7
Hoạt động 2: Biểu hiện người có trách nhiệm
	- HS làm bài tập 1/Sgk/7 – theo nhóm bàn – HS trình bày.
	+ Tại sao tán thành? Không tán thành? 
 ] Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi, đến chốn. là những biểu hiện của những người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập . 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
	- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2. 
	- HS nêu miệng 
	- HS giải thích tại sao lại tán thành hay phản đối ý kiến đó . 
3. Củng cố – dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học . 
	- Dặn HS chuẩn bị đóng vai ở BT3.
	GDTT: Cần có trách nhiệm về việc làm của mình.
Rút kinh nghiệm:.
 ************************************* 
TẬP ĐỌC (TIếT 5 )
LÒNG DÂN ( TIẾT1 )
I . Mục tiêu:
	- Đọc đúng một văn bản kịch 
	+ Biết ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật; đọc đúng ngữ điệu câu kể, hỏi, cầu khiến , câu cảm .
	- Hiểu nd, ý nghĩa: Ca ngợi Dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng .
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ – HS: Sgk 
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Sắc màu em yêu
	- HS đọc thuộc lòng + Trả lời câu hỏi sgk
2. Bài mới; Lòng dân
Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS đọc + quan sát tranh
	- GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu  thằng này là con.
	 + Đoạn 2: Tiếp theo  rục rịch tao bắn .
	 + Đoạn 3: Phần còn lại 
	- HS đọc lần 1 + Luyện đọc: hỏng thấy, tui, lẹ
	- HS đọc lần 2 + Giải nghĩa: từ sgk + từ tức thời
	- HS đọc theo cặp – Kiểm tra
 ] GV đọc với giọng diễn cảm, phân biệt lời nhân vật
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- Đoạn 1: HS đọc và trả lời câu hỏi 1, 2 sgk/26
	- Giải nghĩa từ: tức thời ( đồng nghĩa với vừa xong ) 
 ] Dì Năm cứu chú cán bộ khi gặp nguy hiểm.
	- Đoạn 2-3: HS đọc trà lời câu hòi 3/sgk/26
 ] Sụ mưu trí của Dì Năm trong cuộc đấu trí với bọn giặc.
Đại ý: Ca ngợi Dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
	- HS đọc – Nêu giọng đọc
	- GV đọc mẫu đoạn 1- HS đọc theo cặp kiểm tra
	- Thi đọc phân vai diễn cảm
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Nêu lại địa ý bài
	GDTT: Phải biết xử lý nhanh nhẹn trong mọi tình huống.
 	 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị phần 2 vở kịch “Lòng dân”
Rút kinh nghiệm:.
 ************************************* 
TOÁN ( TIẾT 11 )
LUYỆN TẬP 
I - Mục Tiêu: Giúp HS:
	 - Củng cố về cách chuyển hỗn số thành phân số . 
	- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số , so sánh các hỗn số 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Hỗn số ( tt )
HS làm bài 1 Sgk/ 13
2. Bài mới: Luyện tập 
Hoạt động 1: Thực hành
	Bài 1: Rèn kỹ năng chuyển hỗn số thành phân số
	Làm bảng con
	+ Nêu cách chuyển hổn số ra phân số?
	Bài 2: Rèn kỹ năng so sánh
	+ Nêu cách so sánh hai phân số?
	-Làm vở – HS có thể so sánh theo nhiều cách
	Bài 3: Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính với hỗn số
	+ Nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia hỗn số?
	- Làm vở
Hoạt động 2: Trò chơi cũng cố – Thực hiện phép tính
	2 ; 3
	- Nhận xét , sửa bài . 
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về làm các bài tập vào vở BT. 
	- Xem bài: Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm:.
*************************************
KHOA HỌC ( TIẾT 5 )
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHOẺ ? 
I. Mục tiêu: 	Sau bài học, HS biết :
	- Nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ và thai nhi đều khoẻ . 
- Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc , giúp đỡ phụ nữ có thai . 
	- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai . 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ - HS: Sgk
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
	+ Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào ? 
	+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh ? 
	+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi ? 
2. Bài mới: Cần làm gì để cả mẹ và con đều khỏe
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc phụ nữ có thai. 
	- HS quan sát hình 1,2,3,4 Sgk/12 – HS làm bài tập 
	+ Những việc phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
Hình
Nội dung
Nên
Không nên
1
Các nhóm thức ăn có cho sức khỏe của mẹ, thai
X
2
Một số thứ không tốt gây hại cho sức khỏe mẹ, thai
3
Phụ nữ có thai được khám thai tại cơ sở y tế
X
4
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa, tiếp xúc thuốc trừ sâu
X
 ] Cần ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều .Đi khám thai định kỳ, tiêm vác xin phòng bệnh.Nếu cần phải uống thuốc thì phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.Không nên lao động nặng ,tránh tiếp xúc với cãc chất độc như thuốc trừ sâu ,diệt cỏ không dùng các chất kích thích như rượu,bia thuốc lá.
Hoạt động 2 : Nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình 
	- HS quan sát hình 5 – 6 - 7 Sgk/ 13 - thảo luận theo nhóm đôi : 
	+ Các thành viên trong gia đình đang làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ có thai? 
	+ Hãy kể thêm những việc làm khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ phụ nữ khi mang thai ? 
Chốt : Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố .Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh ,sinh trưởng và phát triển tốt ,đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh ,giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
	 GV chốt ý chính Sgk. 
3. Hoạt động 3: Rèn ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai - 
 - Khi gặp phụ nữ có thai xách đồ hoặc đi trên cùng một chuyến xe mà không có ghế ngồi em sẽ làm gì để giúp đỡ.
Đồng tình với cách ứng xử thích hợp .
	Bài học: Sgk/ 13 
3. Củng cố – dặn dò :
	+ Phụ nữ có thai cần làm gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh ? 
	+ Tại sao nói rằng : Chăm sóc sức khoẻ người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người 
	 GDTT: Cần quan tâm, giúp đỡ phụ nữ có thai.
	- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : Từ lúc mới sinh ra.
Rút kinh nghiệm:.
 ************************************* ************************************
Thứ ba, ngày 9 tháng 9 năm 2008
CHÍNH TẢ ( TIẾT 3 ) 
 NHỚ – VIẾT - THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 
I. Mục tiêu: 
	- Nhớ và viết lại đúng bài thư gửi các học sinh . 
	- Luyện tập về cấu tạo của vần - Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng 
.II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần – HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Lương Ngọc Quyến
 	- Chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần . 
“ Trăm nghìn cảnh đẹp
Dành cho em ngoan “
	+ Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào ? ( âm đệm , âm chính , âm cuối 
	- Kiểm tra HS sửa từ viết sai trong vở . - Lớp viết từ: khoét, xích sắt, giải thoát 
2. Bài mới: Thư gửi các học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
	- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng đoạn văn . . 
	+ Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì ? 
	( Niềm tin đối với các cháu thiếu nhi – chủ nhân của đất nước ) . 
	+ Hướng dẫn viết từ khó bảng con : Cường quốc, nô lệ, non sông, tựu trường
	- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
	- HS tự viết theo trí nhớ . 
	- HS soát lỗi. -	 GV thu bài chấm . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
	Bài tập 2: Rèn kỹ năng viết vần vào mô hình cấu tạo
	- HS tự làm vào vở – 1 HS làm vào giấy khổ to . 
	 + Tiếng nào không có âm đầu?
 Bài tập 3: Rèn kỹ năng đặt dấu thanh - Thảo luận theo nhóm đôi : 
	+ Em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở vị trí nào ? 
	 ] Chốt: Trong tiếng không thể thiếu âm chính .Khi viết ,dấu thanh được đặt trên hoặc dưới âm chính. 
3. Củng cố – dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học . 
	 Liên hệ HS: Cần đặt đúng dấu thanh
Chuẩn bị bài sau: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
Rút kinh nghiệm:.
 *************************************
TOÁN ( TIẾT 12 )
 LUYỆN TẬP CHUNG 
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố các kĩ năng chuyển một phân số thành phân số thập phân . 
	- Chuyển hỗn số thành phân số . 
	- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo . 
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ ...  biết , số bị trừ , thừa số chưa biết và số bị chia? 
Hoạt động 2: Chuyển đổi các số đo, Giải bài toán 
	Bài 3: Củng cố chuyển đổi số đo 2 đơn vị ra hỗn số
	- HS tự làm bài vào vở .
	Bài 4; Rèn kỹ năng giải toán
	+ Mảnh đất chia mấy phần bằng nhau ? 
	+ Mỗi phần có S là bao nhiêu mét vuông ? 
	+ S còn lại là bao nhiêu mét vuông ? 
	- HS làm bài vào vở. 
	* Cách 1: S hình chữ nhật – S nhà + S ao cá
	* Cách 2: Số hình vuông của mảnh đất – Số hình vuông ao cá + nhà
	Đáp số: 1400m2
3. Củng cố – dặn dò .
	- GV nhận xét tiết học, về làm các bài tập 1Sgk .
	- Chuẩn bị bài: ôn tập giải toán
Rút kinh nghiệm:.
 *************************************
KHOA HỌC ( TIẾT 6 )
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	- Đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi , từ 3 đến 6 tuổi , từ 6 đến 10 tuổi . 
	- Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk, hình
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Cần làm gì để cả mẹ và con đều khỏe
	+ Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khoẻ mạnh ? 
	+ Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của ai ? 
2. Bài mới : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
Hoạt động 1: Điểm của bé
 	- HS giới thiệu ảnh sưu tầ	
	- Nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh . 
	+ Đây là ai ? Aûnh chụp lúc mấy tuổi ? 
	+ Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hành động nào đáng yêu ? 
	] Đặc điểm như: Biết nói, biết nhận người thân, biết múa, hát
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì . 
	- HS đọc thông tin – quan sát hình
	- Tìm hình ứng với thông tin – HS trình bày
	] Ở mỗi giai đoạn có từng đặc điểm riêng của giai đoạn đó
Hoạt động 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì 
	- HS thảo luận theo nhóm đôi - Đọc thông tin SGK trang 15 .
	+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào ? 
	+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không ? 
	+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người ?
	] Vì đây là thời kỳ có nhiều thay đổi nhất
	Bài học: Sgk/ 15
3. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học.
	- GDHS: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
	 	- Chuẩn bị bài: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Rút kinh nghiệm:.
*************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn. 
	- Biết tìm thành ngữ , tục ngữ nói về tình cảm của người VN với quê hương, đất nước . 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
	- HS làm bài 2 sgk/27
2. Bài mới : Luyện tập từ đồng nghĩa
Hoạt động 1: Luyện tập 
Bài 1: Rèn kỹ năng điền từ
- HS làm bảng con
 ] Điền lần lượt các từ: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.
	Bài 2: Rèn kỹ năng hiểu nghĩa của thành ngữ
	- Giải nghĩa từ “ cội ” ( là gốc )
	- HS thảo luận bàn – Trình bày miệng
	- Đặt câu hỏi với các thành ngữ đó.
	+ Tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về tình cảm?
	( Uống nước nhớ nguồn, Anh đi anh nhớ quê nhà  dầm tương )
	Bài 3: Rèn kỹ năng viết văn
	- HS làm vở
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
	Ghi đúng ( sai ) vào câu nói về tình cảm của người Việt đối với quê hương đất nước.
	+ Uống nước nhớ nguồn. ( Đ )
	+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn. ( S )
	+ Có chí thì nên. ( S )
	+ Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. ( Đ )
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem bài: Từ trái nghĩa
Rút kinh nghiệm:.
 ************************************
KỸ THUẬT ( TIẾT 3 )
THÊU DẤU NHÂN ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu: HS biết cách thêu dấu nhân, đúng kỷ thuật, đúng qui trình.
	- Yêu thích tự hào sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị: GV + HS: Vải, kim, len, phấn, bút, khung thêu
III. Hoạt độïng dạy học:
1. KTBC: Đính khuy hai lỗ
	- Kiểm tra sản phẩm của HS đã làm lại.
2. Bài mới: Thêu dấu nhân
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
	- HS quan sát mẫu.
	+ Nhận xét đặc điểm của đường thêu ở mặt phải, mặt trái?
	- Giới thiệu sản phẩm có mũi thêu dấu nhân.
	+ Nêu ứng dụng thêu dấu nhân?
 ] Thêu dấu nhân mũi thêu giống dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song.
Hoạt động 2: Thao tác kỷ thuật
	- HS đọc nội dung mục 2 sgk.
	+ Nêu các bước thêu dấu nhân?
	+ Nêu cách vạch dấu? Cách thêu?
	- HS thực hành.
	+ Nhắc lại cách thêu dấu nhân?	
	] Thêu theo chiều từ phải sang trái, các mũi thêu thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu song song.
	Ghi nhớ: Sgk/23
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nêu lại cách thêu dấu nhân.
	- Nhận xét giờ học – Chuẩn bị thực hành
Rút kinh nghiệm:.
 *************************************
Thứ sáu, ngày tháng năm 2009
TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 6 )
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu:
	- Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn . 
	- Viết được đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực , tự nhiên 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Dàn ý
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Luyện tập tả cảnh
	- KT HS viết dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa . 
	- Nhận xét , ghi điểm . 
2.Bài mới :Luyện tập tả cảnh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 : 
Bài tập 1: - HS thảo luận theo nhóm 4 : 
	+ Đề văn mà bạn làm là gì ? 
	+ Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn ? 
	- HS phát biểu ý kiến . 
	 - Nhận xét và biểu dương HS . 
 	 ] * Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa . 
 * Đoạn 2 : Viết thêm các chi tiết , hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ , đàn gà con chú mèo khoang sau cơn mưa . 
	 * Đoạn 3 : Viết thêm các câu văn miêu tả cây cối , hoa sau cơn mưa . 
	 * Đoạn 4 : Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố . 
	 - HS tự làm bài vào vở – 4 HS trình bày bài làm , nhận xét . 
Hoạt động 2 : HS viết đoạn văn 
	Bài tập 2:
	- HS đọc đọc yêu cầu của BT2 và tự làm bài . 
	- 3 HS làm vào giấy khổ to – GV + HS sửa chữa . 
	- HS ở dưới đọc bài và GV sửa lỗi cho từng HS . 
 ] Khi viết văn thể hiện sư quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động
3. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
 	- Dặn HS về nhà hoàn đoạn văn tả cơn mưa . 
	 - Quan sát trường học và ghi kết quả quan sát .
Rút kinh nghiệm:.
 *************************************
TOÁN ( TIẾT 14 )
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số: Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu và tỉ số của hai số
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ – HS: bảng con 
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Luyện tập chung
	- HS làm bài 1/Sgk/16 
2. Bài mới: Ôân về giải toán
Hoạt động 1: Củng cố cách giải toán tổng ( hiệu )
	Bài toán 1: HS đọc đề bảng phụ . 
	+ Bài toán thuộc dạng nào? 
	+ Số nào là Tổng – Tỉ số là mấy ? 
	- HS giải
	+ Bài toán thực hiện theo mấy bước? Nêu các bước giải?
] Gồm 4 bước: Bước 1: Xác định tổng, tỉ, vẽ sơ đồ tóm tắt.
	 Bước 2: Tìm tổng số phần theo sơ đồ.
	 Bước 3: Tìm giá trị một phần.
	 Bước 4: Tìm số bé ( lớn ).
	Bài toán 2: Hướng dẫn tương tự bài 1
 ] Các bước giải nhi7 bài toán 1 nhưng bài này tìm hiệu hai số.
Hoạt động 2: Luyện tập
	Bài 1: Tóm tắt
	Số thứ nhất: 	80
	Số thứ hai: 
 - Giải theo cách: ( Tổng số phần số bé số lớn )
	 ( Tổng số phần số lớn số bé )
	Đáp số: a. 45 và 35 ; b. 99 và 44
Làm bảng con
	Bài 2: Tóm tắt	? lít
	Loại 1: 	Làm bảng con
	Loại 2: 	 12 lít	Đáp số: 18 lít và 6 lít
	 ? lít
	Bài 3: Tóm tắt
	Số thứ nhất: 	 ? m	60 m
	Số thứ hai: ? m 
	- HS làm vở
	Đáp số: a. 35 m và 25 m ; b. 35m2
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, làm các bài 2 sgk/18. 
	- Xem bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán
Rút kinh nghiệm:.
*************************************
THỂ DỤC
BÀI 6
*************************************
ÂM NHẠC ( TIẾT 3 )
ÔN TẬP BÀI HÀT : REO VANG BÌNH MINH
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. Mục tiêu:
	- Hát thuộc lời, đúng giai điệu và sắc thái của bài: Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đới đáp, đồng ca và kết hợp vận động phụ hoạ . 
	- HS thể hiện đúng cao độ , trường độ bài TĐN sồ 1 . Tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách. 
II. Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ – HS: sgk
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC:
	- HS hát bài: Reo vang bình minh. 
	- Nhận xét , ghi điểm . 
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: Ôn hát bài “Reo vang bình minh ”.
	- GVù đệm đàn cho HS hát đồng thanh cả lớp . 
	- GV nghe và sửa những chỗ sai cho HS .
	- Tập hát có lĩnh xướng: 
	- Đợt 1: Câu 1 và câu 2: 1 em hát . 
	- Đợt 2 : Câu 3 và 4: Tất cả hoà giọng ( giữ tốc độ đều đặn ) 
	- Tập hát gõ đệm theo tiết tấu : một nửa số HS hát , một nửa gõ đệm theo hình tiết tấu 
	- HS hát và tập vận động vài động tác phụ hoạ theohướng dẫn của GV. 	 
Hoạt động 2: Học bài Tập đọc nhạc số 1 
	- GV chép sẵn bài nhạc ở bảng phụ . 
	- HS đọc cao độ: Đô, Rê, Mi, Son . 
	- HS gõ theo tiết tấu .
	- Đọc bài TĐN số 1 ( tốc độ chậm ), GV đàn, HS nghe và đọc đúng tên nốt, đúng cao độ. 
	- HS đọc bài và ghép lời ca. 
 3. Kết thúc bài học:
	- Cả lớp hát lại bài hát Reo vang bình minh . 
	- GV hướng dẫn HS chép bài TĐN số 1 . 
	- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm:.
*************************************
SINH HOẠT 
NHẬN XÉT TUẦN 3

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(29).doc