Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5

ĐẠO ĐỨC

CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T1 )

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :

- Nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình để vươn lên

 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.

II. Chuẩn bị: GV: Các mẩu chuyện về những người vượt khó – HS: Sgk

III. Hoạt động dạy học:

1. KTBC: Có trách nhiệm về việc làm của mình

 + Trước và sau khi làm một việc gì, chúng ta phải làm gì?

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: “ Cơng cha như núi Thái Sơn
Thứ / ngày
Mơn
Tiết
Tên bài
HAI
22/9/2008
CC
ĐĐ
TĐ
T
KH
5
5
9
21
9
Cĩ chí thì nên ( Tiết 1 )
Một chuyên gia máy xúc
Ơn tập bảng đơn vị đo độ dài
Thực hành nĩi khơng với các chất gây nghiện
BA
23/9/2008
CT
T
TD
LT & C
LS
5
22
9
9
5
Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc
Ơn tập bảng đơn vị đo khối lượng
Bài 9
Mở rộng vốn từ: Hịa bình
Phan Bội Châu và phong trào Đơng Du
TƯ
24/9/2008
TĐ
T
ÂN
TLV
KT
10
23
5
9
5
Ê-mi-li con
Luyện tập
Bài 5
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
NĂM
25/9/2008
LT&C
T
TD
KH
KC
10
24
10
10
5
Từ đồng âm
Đề ca mét vuơng – Hec tơ mét vuơng
Bài 10
Thực hành nĩi khơng với các chất gây nghiện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
SÁU
26/9/2008
TLV
MT
T
ĐL
SHL
10
5
25
5
5
Trả bài văn tả cảnh
Bài 5
Mi li mét vuơng. Bảng đơn vị đo diện tích
Vùng biển nước ta
Sinh hoạt lớp
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ” 
Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2008
_________________________
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T1 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
- Nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. 
	- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình để vươn lên
	- Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. 
II. Chuẩn bị: GV: Các mẩu chuyện về những người vượt khó – HS: Sgk 
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Có trách nhiệm về việc làm của mình
	+ Trước và sau khi làm một việc gì, chúng ta phải làm gì? 
2. Bài mới : Có chí thì nên ( Tiết 1 )
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về Trần Bảo Đồng 
	- HS đọc thầm thông tin Sgk/9
	- HS thảo luận câu hỏi :
	1. Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 
	2. Trần Bảo Đồng đã vượt qua những khó khăn để vươn lên như thế nào? 
	3. Em học tập được những gì từ tấm gương đó? 
	] Chốt: Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nào, nếu có quyết tâm, biết sắp xếp thời gianhợp lý thì có thể học tốt
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
	- Mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
	- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 
	- HS thảo luận – Trình bàykết quả
] Chốt: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học..biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
	- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 – HS làm bảng con 
	- HS giải thích tại sao lại tán thành hay phản đối ý kiến đó . 
	+ Trong cuộc sống khi gặp khó khăn ta cần làm gì?
	Ghi nhớ: Sgk/ 10
3. Củng cố – dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học .
	- GDHS: Khi gặp khó khăn ta cần có ý chí để vượt qua 
	- Chuẩn bị: tấm gương “ Có chí thì nên” mà em biết . 
Rút kinh nghiệm:	
************************************
TẬP ĐỌC ( TIẾT 9 )
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu: Giúp HS
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện đúng giọng của từng nhân vật. 
	- Hiểu ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk
III. Hoạt động dạy học: 
1. KTBC: Bài ca về trái đất
	- Đọc thuộc lòng bài “Bài ca về trái đất” và trả lời câu hỏi. 
2. Bài mới: Một chuyên gia máy xúc
Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi toàn bài - Quan sát tranh
	- GV chia đoạn: .Đoạn 1 : Đó là..sắc êm dịu
	 Đoạn 2 : Chiếc máy xúc.giản dị, thân mật 
	 Đoạn 3 : Đoàn xe tải..chuyên gia máy xúc!
	 Đoạn 4 : Phần còn lại 
	 	 - HS đọc lần 1 + Luyện đọc: loãng, chất phác, A lếch xây, lắc mạnh
	 	 - HS đọc lần 2 + Giải thích từ khó: Gầu: chỉ vào hình vẽ Sgk/45
	 - HS đọc theo cặp – Kiểm tra 
 ] GV đọc mẫu với giọng niềm nở, hồ hởi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	 	 Đoạn 1: HS đọc lướt trả lời câu hỏi 1 Sgk
	] Nơi gặp gỡ của anh Thủy và anh A lếch xây
	 	 Đoạn 2: HS đọc trả lời câu hỏi 2 Sgk
	] Đặc Điểm nổi bật của anh A lếch xây
 	 Đoạn 3, 4: HS đọc trả lời câu hỏi 3, 4 Sgk
	] Tình cảm thân mật giữa anh Thủy và anh A lếch xây
Đại ý: Ca ngợi tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. Qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghịgiữa các dân tộc
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
	- HS đọc từng đoạn – Nêu giọng đọc
	- GV hướng dẫn đọc đoạn 4
	- HS đọc theo cặp – Kiểm tra
	- Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố – Dặn dò: 
	 - GV nhận xét giờ học.
	- GDTT: Luôn đoàn kết, yêu thương nhau 
	- Đọc trước bài “Ê-mi-li, con“.
Rút kinh nghiệm:	
 *************************************
TOÁN ( TIẾT 21 )
 ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, giải bài toán có liên quan. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk 
III - Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Luyện tập chung
	- Nêu các bước giải toán Tổng - Tỉ và Hiệu - Tỉ ? 
	- HS làm bài 3
2. Bài mới: Bảng đơn vị đo độ dài 
Hoạt động 1: Củngcố bảng đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị
	Bài 1: Bảng đơn vị đo độ dài
	- GV treo bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài – HS điền tiếp vào bảng.
	+ Em có nhận xét gì về 2 đơn vị liền nhau? Cho VD?
 ] Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần
Hoạt động 2: - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo độ dài
	Bài 2; - HS làm vào bảng con và bảng lớp bài 2a,b. Nhận xét . 
	Bài 3: - HS làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ .
Bài 4: Tóm tắt 791 km ? km 144 km
 ? km
 Hà Nội Đà Nẵng TPHCM
	- Làm vở Đáp số: a/ 935 km ; b/ 1726 km
3. Củng cố – dặn dò .
	- GV nhận xét tiết học . Làm bài 2c
	- Chuẩn bị bài : Bảng đơn vị đo khối lượng.
Rút kinh nghiệm:	
 *************************************
KHOA HỌC ( TIẾT 9 )
 THỰC HÀNH: NÓI “ KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
	- Xử lí các tông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó. 
	- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Vệ sinh tuổi dậy thì
	+ Để giữ gìn vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì, em nên làm gì? 
	+ Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoe?û 
	+ Khi có kinh nguyệt, em cần làm gì? ( hỏi HS nữ ) . 
2. Bài mới: Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện
Hoạt động 1: Tác hại của các chất gây nghiện. 
	- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập. 
 Tác hại
Đối với người sử dụng
Thuốc lá
Rượu, bia
Ma túy
Đối với người xung quanh 
 ] Các chất gây nghiện có hại cho sức khỏe người sử dụng, người xung quanh.
Hoạt động2: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện
	- HS đóng vai thể hiện các tình huống: 
	* Nhóm 1: Trong một buổi tiệc liên hoan, Tùng bị ép uống rượu. Nếu em là Tùng, em sẽ ứng xử như thế nào? 
	* Nhóm 2: Minh và anh họ đi chơi. Anh họ Minh nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo lắm. Anh rủ Minh hút thuốc cùng anh. 
	* Nhóm 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, Nam gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng thử hê- rô- in. Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử ra sao? 
 ] Các chất gây nghiện có hại cho sức khỏe nên chúng ta kiên quyết tìm cách từ chối.
	Bài học Sgk/21
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học. 
	- GDHS biết cách đề phòng, khuyên người thân không sử dụng chất gây nghiện.
	- Chuẩn bị: Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện
Rút kinh nghiệm:	
 *************************************
Thứ ba, ngày 23 tháng 9 năm 2008
CHÍNH TẢ ( TIẾT 5 )
 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC	
 I. Mục tiêu:
	- Nghe – viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc. 
	- Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua . 
 II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
	- HS viết bảng con: biển, bìa, Pháp, Phrăng Đơ Bô - en	 
2. Bài mới: Một chuyên gia máy xúc
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
	- GV đọc lần 1 + HS theo dõi
	- HS đọc thầm
	- Viết từ khó: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác
	+ Tại sao tác giả thấy người ngoại quốc khác với khách tham quan khác?
	- GV đọc lần 2 – HS viết
	- GV đọc lần 3 – HS soát lỗi - Chấm
Hoạt động 2: Luyện tập
	 Bài tập 2: Rèn kỹ năng điền dấu.
- Làm vở
	+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong bài?
	+ Tìm thêm các tiếng thích hợp có chứa uô, ua? 
	] Tiếng có vần ua ( không có âm cuối ) đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ( chữ u )
	 Tiếng có vần uô ( có âm cuối ) dấu thanh đặt chữ cái thứ hai của âm tính.
	Bài tập 3: Rèn kỹ năng tìm tiếng có vấn uô, ua - HS làm vào vở 	
3. Củng cố – dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học. 
	GDHS: Khi viết đặt đúng vị trí của dấu thanh
	- Chuẩn bị bài: Ê – mi – li, con
Rút kinh nghiệm:	
 *************************************
TOÁN ( TIẾT 22 )
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng. 
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con 
III. Hoạt động da ... ________
Thể dục ( Tiết 10 )
_____________________________
Khoa học ( Tiết 10 )
Thực hành: Nói “ không” đối với các chất gây nghiện ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 	- Xử lí các tông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý 
	- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Thông tin, tranh ảnh 
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Thực hành: Nói “ không” đối với các chất gây nghiện
	+ Nêu tác hại của các chất gây nghiện?
2. Bài mới : Thực hành: Nói “ không” đối với các chất gây nghiện ( Tiết 2 )
Hoạt động 1: Ý thức từ chối nguy hiểm
	Trò chơi: “ Chiếc ghế nguy hiểm ” 
	- GV chia lớp thành các tổ, mỗi tổ cử 1 bạn làm ban giám khảo. 
	- Từng thành viên trong tổ bốc thăm các câu hỏi Sgv/52, sau đó trả lời. 
] Ta luôn thận trọng tránh xa sự nguy hiểm.
Hoạt động 2: Thực hiện kỹ năng từ chối 
	- HS quan sát hình 1, 2, 3 Sgk/22
	+ Nội dung từng hình vẻ gì? Khi từ chối điều gì em sẽ nói thế nào?
	- HS đóng vai ba tình huống Sgv/52
	+ Khi có người rủ rê sử dụng các chất gây nghiện, em sẽ làm gì?
	] Chúng ta điều có quyền từ chối, bảo vệ. Nhưng phải tôn trọng quyền đó của người khác.
	Bài học: Sgk/23
3. Củng cố - dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học.
	- GDHS: Không nên dùng các chất gây nghiện
	- Xem bài: Dùng thuốc an toàn 
Rút kinh nghiệm: 
______________________________
Kể chuyện ( Tiết 5 )
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói :
	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc ngợi hoà bình chống chiến tranh. 
	- Trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
	* Rèn kĩ năng nghe: - nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ - HS: Nội dung chuyện
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
	- HS kể – Nêu ý nghĩa câu chuyện
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: 
* Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. 
	+ Câu chuyện đó có từ đâu? Nói về chủ điểm gì?
	- 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3-4 SGK 
	- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 
	+ khi giới thiệu câu chuyện cần chú ý điều gì?
] Giới thiệu đầu câu chuyện, diễn biến, ý nghĩa. 
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổivề ý nghĩa câu truyện. 
	- HS kể từng kề theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
	-Thi kể chuyện trước lớp:
	- Mỗi nhóm kể xong trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
	+ Bạn thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao? 
	+ Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? 
	+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì? 
	+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hoà bình chống chiến tranh? 
	- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố – dặn do;ø
	- GV nhận xét tiết học, 
	- Kể lại cho người thân nghe
	- Chuẩn bị câu chuyện về một việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước khác trên thế giới. 
Rút kinh nghiệm:
___________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 26 tháng 9 năm 2008
_____________________ 
Tập làm văn ( Tiết 10 )
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. 
	- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS:
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Không kiểm tra
2. Bài mới: Trả bài văn tả cảnh
Hoạt động 1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
	- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: 
	* Ưu điểm:
	- Bố cục rõ ràng, tả được đặc điểm nổi bật của cảnh, câu văn nhiều hình ảnh
	+ Tồn tại: 
	- Dấu câu chưa rõ ràng, dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa rõ ý.
	* HS sửa lỗi:
	Lỗi sai	Dự kiến sửa
	- Ngôi nhà của em gồm có năm nhà.	- Ngôi nhà của em gồm năm phòng.
	- Mây kéo đến ngùn ngụt bầu trời 	- Mây kéo đến ngùn ngụt, bầu tời đen
	 vẫn trong sáng.	 ngòm.
	- Em rất kính yêu ngôi nhà này.	- Dù đi đâu xa em vẫn yêu quý .
	- Chận mưa, bầu chời, ngăn lắp	- Trận mưa, bầu trời, ngăn nắp
	HS nêu miệng
Hoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài 
	- GV trả bài - HS đọc và tự sửa lỗi
	- HS đọc bài làm của mình để rà soát lỗi. 
	- HS đổi bài cho bạn và rà soát lại việc sửa lỗi. 
	- GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. 
	- HS trao đổi trong nhóm để tìm ra cái hay trong bài văn của bạn. 
	- HS viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- HS đọc lại bài làm cho cả lớp nghe. 
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài đạt điểm cao
	- Xem bài: Luyện tập làm đơn
Rút kinh nghiệm: ..
________________________________
Mĩ thuật ( Tiết 5 )
__________________________________
 Toán ( Tiết 25 )
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích. 
I - Mục tiêu: Giúp HS:
	 	- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mm2. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
	- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo S trong bảng đon vị đo diện tích. 
	- Biết chuyển đổi các số đo S từ đơn vị này sang đơn vị kia. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con 
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Đề ca mét vuông – Hec to mét vuông
	- HS làm bài 3b/ Sgk
2. Bài mới: Mi li mét vuông – Bảng đơn vị đo diện tích
Hoạt động 1: Đơn vị Mi li mét vuông và mối quan hệ
	+ Nêu các đơn vị đo diện tích đã học?
	- GV giới thiệu đơn vị Mi li mét vuông
	+ Dựa vào các đơn vị đã học, mm2 là diện tích của hình vuông có cạnh đài bao nhiêu mm?
	- HS nêu kí hiệu đọc, viết đơn vị mm2
	- HS quan sát hình Sgk
	+ Hình vuông có cành là 1 cm thì có diện tích là bao nhiêu?
	+ Hình vuông có cạnh 1 cm2 thì có mấy hình vuông 1mm2?
	+ 1 cm2 bằng mầy mm2? 1mm2 bằng mấy cm2?
	] Hai đơn vị mm2 và cm2 gấp ( kém ) nhau 100 lần
Hoạt động 2: Bảng đơn vị đo diện tích 
	+ Nêu các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé?
	- HS điền tên vào bảng đơn vị
	+ 1 km2 bằng mấy hm2? 1 hm2 bằng mấy dam2? 1 hm2 bằng mấy km2?
	- Tương tự điền các đơn vị trong bảng đơn vị
	- Đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liến? ( ngược lại )
] Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần ( bằng lần ) đơn vị tiếp liền
	HS đọc bảng đơn vị
Hoạt động 3: Luyện tập 
	Bài 1: Rèn kỹ năng đọc, viết – Làm miệng + Bảng con
	Bài 2: Rèn kỹ năng chuyển đổi – Làm bài a, b cột trái
	Bài 3: Làm cột trái 
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS về làm bài 2a, b ; 3 ( cột phải ). 
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Rút kinh nghiệm:  
___________________________________
Địa lí ( Tiết 5 )
 Vùng biển nước ta 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	- Chỉ được trên bản đồ, lược đồ vùng biển nước ta. 
 	- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
	- Biết được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất. 
	- Ý thức sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. 
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ địa lý Việt Nam – HS: Sgk 
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC: Sông ngòi
	- HS trả lời câu hỏi Sgk/76
2. Bài mới: Vùng biển nước ta
Hoạt động 1: Đặc điểm vùng biển nước ta
	- HS quan sát lược đồ Sgk – GV giới thiệu vùng biển nước ta.
	+ Biển Đông bao bọc những phía nào phần đất liền của nước ta? 
 	+ Chỉ vùng biển của nước ta trên bản đồ? 
	 ] Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông bao bọc phía đông, nam và tây nam của phần đất liền. 
	- HS hoàn thành bảng sau – Làm nhóm
	+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam?
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Aûnh hưởng của biển đối với đời sống sản xuất
- Nước không đóng băng
- Miền bắc ( trung ) hay có bão
- Hàng ngày nước biển dâng lên, hạ xuống
- .
- 
- 
	+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
	] Thủy triều khá đặc biệt giữa các vùng: Có vùng chế độ thủy triều là nhật triều, bán nhật triều, cả bán nhật triều và nhật triều
Hoạt động 2: Vai trò của biển 
	+ Biển tác động như thế nào đến khí hậu, đời sống sản xuất của nhân dân ta? 
	+ Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? 
	+ Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông của nước ta?
	+ Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào? 
	+ Kể tên một số bãi biển ở nước ta mà em biết? Ở địa phương?
	+ Cần bảo vệ, giữ gìn biển như thế nào?
	- HS chỉ bản đồ vùng có bãi biển nổi tiếng
] Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
	Bài học: Sgk/79
3. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- GDHS: Biển có nhiều hải sản khai thác hợp lý
	- Làm bài trong vở BT . 
	- Chuẩn bị bài: Đất và rừng
Rút kinh nghiệm: .
_________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Đánh giá công tác tuần 4
II. Nội dung: 
	Lớp trưởng nhắc lại phương hướng tuần, báo cáo công việc đã làm trong tuần như: 
	- Chuyên cần, đi học trể, 
	- Vệ sinh lớp + cá nhân: .
	- Học bài và làm bài: ..
	- Mất trật tự trong giờ học:	
	- Cụ thể:.
	- Tuyên dương: .
	- Phê bình: .
	- Đề nghị: Phát huy những mặt tốt, khắc phục những vi phạm.
III. Phương hướng: 
- Tiếp tục củng cố, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Chấn chỉnh việc xếp hàng ra vào lớp.	
- Cảnh cáo những HS chưa làm bài, chưa học bài, mất trật tự.
	- HS biết chào hỏi thầy cô giáo, người lớn tuổi.
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(32).doc