Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy số 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy số 20

Tiết 2 Tập đọc

 Đ39: Thái sư Trần Thủ Độ

I. MỤC TIÊU

- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn. Biết đọc lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: Thái sư, cầu đương hiệu quân hiệu

- Hiểu nghĩa của truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư sử gương mẫu thông minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ SGK

III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài tiết trước và kết hợp trả lời câu hỏi cuối bài - 4 học sinh lên bảng phân vai đoạn kịch (phần 2)

- Đánh giá cho điểm

B. Dạy bài mới

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Chào cờ
 Đ20:
Sơ kết tuần 19 - Kế hoạch tuần 20
Tiết 2
Tập đọc
 Đ39:
Thái sư Trần Thủ Độ
i. mục tiêu
- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn. Biết đọc lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: Thái sư, cầu đương hiệu quân hiệu
- Hiểu nghĩa của truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư sử gương mẫu thông minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt đông dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài tiết trước và kết hợp trả lời câu hỏi cuối bài
- 4 học sinh lên bảng phân vai đoạn kịch (phần 2)
- Đánh giá cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Người có công lớn sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta lại chính là 1 tấm gương giữ nghiêm phép nước người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Lớp chú ý nghe
+ Đoạn 1: từ đầu đ ong mới
+ Đoạn 2: tiếp đ thưởng cho
- Cho học sinh đọc nối tiếp
+ Đoạn 3: Còn lại
Lần 1: Đọc nối tiếp + luyện phát âm
- Linh từ quốc Mẫu, Mẫu, chuyên nghiệp
Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó
- 3 học sinh đọc nối tiếp - đọc chú giải SGK
- Đọc theo cặp
- Cho học sinh đọc cả bài
- Giáo viên khen và nhận xét những em đọc tốt
- 2 em đọc
- 1 học sinh 
- 4 học sinh thi đọc phân vai, lớp nhận xét 
b. Tìm hiểu bài
- Cho học sinh đọc đoạn 1
- Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Lớp đọc thầm
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt 1 ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
- Theo em cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì?
- Cư xử này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
- ý 1 nói lên điều gì ?
ý 1: Ông răn đe những kẻ không làm theo phép nước
- 2 học sinh đọc theo cặp
- Lớp đọc theo cặp
+ Thềm cấm: Khu vực cấm trước cung vua
+ Khinh nhờn: Coi thường nói rõ đầu đuôi sự việc
- Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ xử lý như thế nào? 
- Trần Thủ Độ cũng không nói, không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.
- Theo em ông xử lý như vậy là có ý gì? 
- Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.
- ý 2 nói lên điều gì?
ý 2: Khuyến khích những người làm đúng theo phép nước
- 1 học sinh đọc thành tiếng
- Khi biết viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói như thế nào? 
- Lớp đọc thầm
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
- Quả có chuyện như vậy
+ Ông là người cư xử nghiêm minh không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
- ý 3 nói lên điều gì?
ý 3: Ông luôn đề cao kỷ cương phép nước.
- ý nghĩa của bài 
ý nghĩa: Ông là người cư xử nghiêm minh không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho học sinh đọc lại toàn bài
- Giáo viên đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc
- 3 học sinh nối tiếp đọc toàn bài
- Phân nhóm 4 cho học sinh 
- Học sinh phân vai: Người dẫn truyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ
- Cho học sinh thi đọc
- Nhận xét - khen nhóm đọc hay 
- 2 nhóm
- Lớp nhận xét - bình chọn
V. Củng cố - dặn dò
- Hãy nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài
- 1, 2 học sinh nhắc lại
Tiết 3
Toán
 Đ96
Luyện tập
i. mục tiêu
- Giúp học sinh rèn kỹ năng tính chu vi hình tròn
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh lên bảng làm bài tập của tiết học trước
- 2 học sinh lên bảng
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
2. Thực hành - Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào nháp
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm ra vở nháp
- Học sinh trao đổi vở, kiểm tra chéo
- Lớp nhận xét bài làm của bạn
- Kết quả:
a. 56,52m
b. 27,632dm
c. 15,7cm
- Nhận xét cho điểm học sinh 
? Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính r ta làm như thế nào?
- Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14.
? Cần lưu ý điểm gì đối với trường hợp r là 1 hỗn số?
- Cần đổi hỗn số ra số thập phân rồi tính bình thường.
- Chốt bài: Khi làm bài tập 1 cần chú ý vận dụng chính xác công thức, làm tính cẩn thận và không quên ghi rõ đơn vị sau kết quả. 
- Học sinh lắng nghe
Bài 2:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
- Học sinh đọc yêu cầu: Biết chu vi tính đường kính (hoặc bán kính)
- C = d x 3,14 
? Dựa vào công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn
ị d = C : 3,14
- Giáo viên xác nhận cách làm
- Tương tự khi biết chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?
C = r x 2 x 3,14
- Giáo viên xác nhận và yêu cầu cả lớp ghi vở công thức suy ra. 
ị r = C : (2 x 3,14)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm (học sinh yếu làm ý (a), học sinh TB là ý (b))
- Ghi vào vở 2 công thức tính nêu trên
- Học sinh thực hiện yêu cầu
Bài giải
a. Đường kính của hình tròn đó là
d = 15,7 : 3,14 = 5(m)
Đáp số: 5m
b. Bán kính của hình tròn đó là
r = C : (2 x 3,14)
= 18,84 : 6,28 = 3 (dm)
Đáp số: 3dm
- Giáo viên nhận xét chung - chữa bài
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Ghi đáp án vào vở
- Lấy chu vi chia cho 3,14 (hoặc lấy chu vi chia cho 6,26 = 2 x 3,14)
- Chốt bài: Khi làm bài tập dạng này cần chú ý nêu yêu cầu của bài (tìm bán kính/đường kính) để từ đó áp dụng đúng công thức.
Bài 3: - Giáo viên nêu đề bài
- 1 học sinh đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Đường kính của 1 bánh xe là 0,65m
a. Tính chu vi của bánh xe
b. Quãng đường người đó đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 100 vòng?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm ý (a), thảo luận để làm ý (b).
- Học sinh làm bài
- Phần (b) giáo viên có thể gợi ý (nếu cần)
? Khi bánh xe lăn được 1 vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào?
- Được một quãng đường bằng độ dài đường tròn hay chu vi của bánh xe.
? Vậy người đó sẽ đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe đó lăn được 10 vòng? 100 vòng?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gấp chu vi lên 10 lần hoặc 100 lần
Bài giải
a. Chu vi của bánh xe là
0,65 x 3,14 = 2, 041 (m)
b. Số mét mà người đi xe đạp đó sẽ đi được:
+ Khi bánh xe lăn 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 (m)
+ Khi bánh xe lăn 100 vòng là:
2,041 x 100 = 204,1 (m)
Đáp số: a. 2,041m
b. 20,41m
 204,1m
- Học sinh làm vào vở
- Học sinh chữa bài
- Chữa bài:
Gọi 2 học sinh đọc bài giải: Yêu cầu học sinh khác nhận xét và chữa bài vào vở
* Liên hệ thực tiễn: Đồng hồ xe máy, ôtô làm việc cũng dựa vào cơ chế này, khi bánh xe máy hoặc ôtô lăn với 1 số vòng nhất định sẽ tương ứng đoạn đường đi là 1km. Khi đó đồng hồ đo quãng đường sẽ nhích thêm 1 số, nhìn vào đồng hồ này ta có thể biết được số ki-lô-met đường mà ôtô (xe máy) đã đi được. 
Bài 4: - Yêu cầu nêu đề bài
- Bài toán hỏi gì?
- Chu vi hình H gồm những phần nào?
- Yêu cầu học sinh chọn và khoanh vào đáp án đúng ở SGK
- 1 học sinh đọc đề bài
- Tính chu vi hình H
- Lấy nửa chu vi hình tròn cộng với đường kính hình tròn.
- Đáp án D
- Chữa bài gọi 1 học sinh đọc kết quả bài làm của mình, cả lớp nhận xét 
- Tại sao chon đáp án D?
- Học sinh chữa bài
- Vì nửa chu vi là
(6 x 3,14) : 2 = 9,42 (cm)
Chu vi của hình H là
9,42 + 6 = 15,42 (cm)
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài
Tiết 4
Chính tả
 Đ20:
Cánh cam lạc mẹ
i. mục tiêu
- Nghe và viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ.
- Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm bài tập 2a.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ ngữ chứa r/d/gi: dành dụm, giấc ngủ, ra rả
- 2 học sinh lên bảng viết các từ cô giáo đọc
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- Giáo viên đọc bài chính tả 1 lượt.
- Học sinh lắng nghe
+ Bài chính tả cho em biết điều gì? 
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè
- Nhắc nhở: Chú ý cách trình bày bài thơtư thế ngồi viết bài
- Giáo viên đọc - học sinh viết bài
- Chấm, chữa bài
- Chấm 5 - 7 bài
- Nhận xét chung 
- Học sinh viết chính tả
- Học sinh đổi vở, soát lỗi 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên phát bảng nhóm
- Cho học sinh trình bày kết quả
- 2 học sinh đọc
- 1 số làm bài vào bảng nhóm
- Lớp làm bài vào vở nháp
- Học sinh lên dán bài làm lên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a. Ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, giấu, giận, rồi.
b. đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn một. 
- Lớp nhận xét
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Về nhà viết lại bài.
Tiết 5
Đạo đức
Đ20:
Em yêu quê hương (tiết 2)
i. mục tiêu
Củng cố để học sinh hiểu được:
- Mọi người cần phải biết yêu thương quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút màu.
- Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 1, tiết 2
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 2, tiết 2
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương. 
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là yêu quê hương?
- Em đã làm gì để tỏ lòng yêu quê hương?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thế nào là yêu quê hương (bài tập 4 - SGK)
* Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Giáo viên hướng dẫn từng nhóm trưng bày và giới thiệu tranh
- Các nhóm trưng bày tranh và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh, trao đổi, bình luận
- Giáo viên nhận xét về tranh ảnh của các nhóm.
 Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (Bài tập 2- SGK)
* Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
- Giáo viên nêu lần lượt từng ý. Cho học sinh bày tỏ bằng thẻ
- Học sinh dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến của mình
- Học sinh giải thích lí do, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên kết luận: Tán thành những ý kiến a, d, không tán thành với ý kiến b, c 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 3 - SGK)
* Mục tiêu: Học sinh biết xử lí mộ ... ch trong thư viện của một trường tiểu học
Sách 
giáo khoa
25%
Các loại
sách khác
25%
Truyện thiếu nhi
50%
- Yêu cầu HS quan sát trên bảng
- HS quan sát hình vẽ
- Biểu đồ có dạng hình gì?
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần trên mỗi phần của hình tròn đều được ghi các tỉ số phần trăm tương ứng
Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ
Biểu đồ biểu thị cái gì?
- Biểu đồ biểu thị số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học
Số sách trong thư viện được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
- Được chia làm 3 loại đó là:
+ Truyện thiếu nhi
+ Sách giáo khoa
+ Các loại sách khác
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại?
- Truyện thiếu nhi 50%
- Sách giáo khoa chiếm 25%
- Các loại sách khác 25%
- GV xác nhận đó chính là nội dung biểu thị và các giá trị được biểu thị
- Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm? 
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách trong thư viện
- Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận xét số lượng của từng loại sách so sánh với tổng số sách trong thư viện
- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm 1/2 số sách trong thư viện
- Số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác chiếm 1/4 số sách có trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi
Kết luận:
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt.
+ Các dạng của biểu đồ hình quạt có khác so với dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị số liệu cụ thể mà biểu thị tỷ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biểu diễn. 
Ví dụ 2:
Gắn bảng phụ lên bảng
- HS quan sát
- Biểu đồ cho biết điều gì?
- Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao lớp 5C
? Tất cả có mấy môn thể thao được thi đấu?
- 4 môn: Cầu lông, bơi lội, cờ vua, nhảy dây
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao
- Theo biểu đồ ta biết số bạn tham gia môn cầu lông chiếm 25% vơi lội chiếm 12,5% cờ vua chiếm 12,5% nhảy dây chiếm 50%
- 100% số HS tham gia ứng với bao nhiêu bạn
- 32 bạn
- Muốn tìm số bạn tham gia môn bơi lội là áp dụng dạng toán nào?
Bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một phần trăm của một số)
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào ra nháp
- HS dưới lớp làm nháp
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét chữa bài
Bài giải
Số học sinh tham gia bơi lội là
32 x 12,5 : 100 = 4 (HS)
Nhìn vào biểu đồ, hãy so sánh về tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao.
Nhận xét
- Tỷ số phần trăm HS tham gia môn nhảy dây là nhiều nhất chiếm 50% số người tham gia
+ Tỷ số phần trăm số HS tham gia môn cầu lông nhiều thứ hai chiếm 25% số bạn tham gia bằng 50% số người tham gia môn nhảy dây.
+ Tỷ số phần trăm số bạn tham gia môn bơi lội và cờ vua bằng nhau chiếm 12,5% số bạn tham gia cầu lông bằng 50% số bạn tham gia cầu lông bằng 25% số bạn tham gia nhảy dây.
- Muốn tính b phần trăm của một số a ta làm như thế nào?
- Ta tính như sau: a x b : 100
- Biểu đồ hình quạt có tác dụng gì?
- Biểu diễn các tỉ số phần trăm giữa các giá trị đại lượng nào đó so với toàn thể.
- GV xác nhận: Yêu cầu HS nhắc lại
- HS thực hành yêu cầu
2. Thực hành đọc, phân tích, xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề 
- Yêu cầu HS chưa tính toán quan sát biểu đồ dự đoán xem số HS thích màu gì nhất, thích màu gì ít nhất?
- HS đọc
- Dự đoán số HS thích màu xanh nhiều nhất và màu tím ít nhất
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở nháp để kiểm tra bài
- HS làm bài
Bài giải
a. Số HS thích màu xanh
120 x 40 : 100 = 48 (HS)
b. Số HS thích màu đỏ
120 x 25 : 100 = 30 (HS)
c. Số HS thích màu trắng
120 x 15 : 100 = 24 (HS) 
- GV nhận xét, chữa bài 
- So sánh kết quả dự đoán có nhận xét gì? 
- HS chữa bài
- Từ biểu đồ hình quạt về tỉ số phần trăm có thể biết được tương quan số lượng của các đại lượng
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề - tự quan sát, trả lời vào SGK 
- HS quan sát và đọc to lược đồ
+ Tỷ số phần trăm HS giỏi so với HS toàn trường là 17,5%
+ Tỷ số phần trăm HS khá so với toàn trường là 60%
+ Tỷ số phần trăm HS TB so với toàn trường là 22,5%
- HS đọc nối tiếp
Iv. Củng cố - dặn dò
- Củng cố kiến thức vừa học
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 4
Địa lí
Đ20:
Châu á (tiếp)
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết: 
+ Nêu được đặc điểm về dân cư, nêu lên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu á và ý nghĩa (lợi ích) của những hoạt động này.
+ Dựa vào lược đồ (bản đồ) nhận biết được sự phân bố của một số hoạt động sản xuất của người dân Châu á.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Châu á
- Bản đồ các nước Châu á
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- HS trả lời các câu hỏi cuối bài
B. Bài mới
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động dạy học
3. Dân cư Châu á
Bước 1: 
- Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu về dân số các châu lục ở bài 17
- HS thảo luận
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu về dân số thảo luận nhóm để so sánh số dân Châu á năm 2004 gấp mấy lần so với số dân từng châu lục khác.
- HS trình bày ý kiến thảo luận
Bước 2:
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến thảo luận
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung
- GV bổ sung: Châu á là châu lục có số dân đông nhất thế giới. Diện tích Châu á chỉ hơn diện tích Châu Mĩ là 2 triệu km2 nhưng số dân lại đông gấp 4 lần số dân Châu Mĩ 
+ Năm 2004 số dân Châu á gấp 4 lần số dân Châu Mĩ, Châu Phi gấp 5 lần số dân Châu Âu, hơn 117 lần số dân Châu Đại Dương 
- HS nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 2:
+ Đa số dân cư Châu á thuộc chủng tộc nào?
- Đa số dân cư Châu á thuộc chủng tộc da vàng
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
- Họ sống chủ yếu ở các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK và so sánh về màu da và trang trí phụ của người dân Đông Nam á (ấn độ)
- Cùng là người Châu á trang phục của học cũng khác nhau
+ Tại sao cùng là người Châu á mà màu da người dân vùng Đông Nam á lại khác màu da của người dân vùng Nam á sống, quyền học tập và lao động bình đẳng như nhau.
+ Cũng là người Châu á mà màu da  người dân ở vùng nhiệt đới có màu sẫm hơn
4. Hoạt động kinh tế
Hoạt động 3:
- Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát H5 để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân Châu á
- Nêu tên một số hoạt động sản xuất của người dân Châu á
- Một số hoạt động sản xuất Châu á trồng bông trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi trâu bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ôtô
Hoạt động 4:
Hoạt động nhóm 4
Bước 1:
- Yêu cầu HS thảo luận
- Yêu cầu HS dựa vào H5 tìm ký hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và thảo luận để rút ra nhận xét về sự phân bố của chúng ở một số khu vực quốc gia Châu á.
- HS trình bày kết quả thảo luận
- Sự phân bố các hoạt động sản xuất 
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á
+ Lúa mì được trồng nhiều ở Trung Quốc, ấn Độ, Ca dắc tan
Bước 2:
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến thảo luận
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung
- Nuôi trâu bò ở Trung Quốc, ấn Độ
- Khai thác dầu mỏ chủ yếu ở Tây Nam á và Đông Nam á
- Sản xuất ô tô: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
- HS nhận xét, bổ sung
Bước 3:
GV bổ sung: Ngoài một số hoạt động kinh tế chính mà đã được biết, Châu á còn có một số hoạt động sản xuất khác nhau như: Trồng cây công nghiệp (chè, cà phê) đánh bắt nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, hải sản
- GV hỏi thêm
- Vì sao lúa gạo lại được trồng nhiều ở vùng đồng bằng châu thổ vùng nhiệt đới (đối với HS giỏi)
- Lúa gạo lại được trồng nhiều ở vùng đồng bằng châu thổ vùng nhiệt đới là vì đây là loại cây cần nhiều nước, nhiệt độ, cần nhiều công chăm sóc nên tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ vùng nhiệt đới và dân cư đông đúc.
Vậy ngành sản chính của đa số người dân Châu á là gì?
- Nông nghiệp và ngành sản xuất chính của người dân Châu á
- GV kết luận: Người dân Châu á chủ yếu phần lớn là làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ.
5. Khu vực Đông Nam á
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát H3 bài 17 và H5 bài 18 để xác định vị trí của khu vực Đông Nam á trên lược đồ
- HS chỉ vị trí khu vực Đông Nam á trên lược đồ
- Đông Nam á nằm ở phía Đông Nam Châu á, phía Tây của Thái Bình Dương gồm phần bán đảo gắn với lục địa và phần bán đảo, có đường xích đạo chạy qua 
- Có bao nhiêu quốc gia trong khu vực Đông Nam á
- 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam á
- Đọc tên 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam á
- Việt Nam, Lào, Căm pu chia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Singapo, Mianma, Brunây, Philíppin, Đông ti mo 
- Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới (nóng ẩm) nên phát triển rừng rậm nhiệt đới
- Với khu vực có đường xích đạo chạy qua thì Đông Nam á có kiểu khí hậu gì và phát triển loại rừng nào chủ yếu 
- Rừng rậm nhiệt đới
Bước 2:
- Yêu cầu HS quan sát H3 bài 17 để nhận xét địa hình của khu vực Đông Nam á
- Là núi có độ cao trung bình đồng bằng nằm dọc các con sông lớn (sông Mê Kông) và ven biển
- Là sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản
Bước 3:
- Yêu cầu HS dựa vào các hoạt động kinh tế chủ yếu ở Châu á để liên hệ đến hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam á
- GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu nóng ẩm, người nông dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 
- Trong khu vực này, Singapo là nước có nền kinh tế phát triển 
IV. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS 
sưu tầm tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cămpuchia, Lào, Trung Quốc.
Tiết 5
Sinh hoạt lớp
Đ20:
Sơ kết tuần 20
i. NHận xét chung hoạt động tuần
- Lớp trưởng + chi đội trưởng nhận xét 
- Các bạn nhận xét bổ sung
II. Giáo viện nhận xét chung
Ưu điểm:
- Lớp uy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về, thể dục giữa giờ.
- HS học tập tích cực
- Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Học tập và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt.
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy
- HS có ý thức giúp đỡ nhau, trong lớp phát biểu xây dựng bài.
Cụ thể: Trang (xuất sắc trong giải toán)
	Tuyết, Quân, Khánh hăng hái xây dựng bài
Nhược điểm:
- Còn 1số HS hay quên đồ dùng, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo, lười học, ít phát biểu xây dựng bài.
Cụ thể em: Đông, Ngân, Hoan, Phong (lười học)
III. Kế hoạch tuần tới
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20_5.doc