Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22

Tập đọc

Lập làng giữ biển

I.Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụdũng cảm lập làng giữ biển( Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II.Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ trang 35 - 37 SGK. Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ hai ngày 24 háng 2 năm 2011
Tập đọc
Lập làng giữ biển
I.Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. 
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụdũng cảm lập làng giữ biển( Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 35 - 37 SGK. Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học.
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
 B. Dạy bài mới.32p
1. Giới thiệu bài.
- Giới thiệu: Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình  em học bài Lập làng giữ biển ..
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc. 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 4 đoạn
- GV sửa phát âm.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Gv đọc mẫu diễn cảm.
b) Tìm hiểu bài
? Câu chuyện có những nhân vật nào?
? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
? Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi?
? Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
? Hình ảnh làng mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
? Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
? Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
c) Đọc diễn cảm
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
C. Củng cố - dặn dò: 2p
? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Liên hệ GDMT ở địa phương 
 Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cao Bằng.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK.
- Quan sát tranh minh hoạ và lắng nghe.
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 4 cặp đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
-HS đọc theo nhóm 4.
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ ở đây đất rất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần,.....
+ Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và là để giữ đất của nước mình.Gìn giữ vùng đất , môi trường ở đảo.
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
+ Nhụ đi sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời.
+HS nêu
- 4HSđọc nối tiếp toàn bài. và nêu giọng đọc của từng đoạn. 
- Vài HS luyện đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc phân vai.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
I.Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.
- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3)
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ .Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy và học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
? Hãy nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả?
 B. Dạy bài mới.32p
1. Giới thiệu bài
2.Tìm hiểu bài
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
+ Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
- Gọi HS nêu bài làm. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng,
- 1 HS lên bảng trả lời
- Nhận xét
a, Nếu....thì....
b,.... nếu....
- HS thảo luận theo cặp.
Bài 2.
- Em hãy đặt câu có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ khác để nối các vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả
? Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Đặt câu vào vở nháp.
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc câu mình đặt và 3 HS khác phân tích câu bạn đặt.
- Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một qua hệ từ: nếu, kể, giá, thì...... hoặc cặp từ quan hệ từ nếu...... thì, nếu như.... thì...,.....
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Làm bài cá nhân, 2 HS làm trên lớp
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài: a, nếu.....thì....; b, nếu
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm, đọc câu mình đặt.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố - Dặn dò:2p
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Kết quả: a,Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta đi cắm trại.
b, Hễ bạn Nam phát biểu thì cả lớp trầm trồ khen ngợi.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Làm viẹc theo yêu cầu của GV.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Đạo đức
Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã(phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân xã(phương) đối với trẻ em trên địa phương.
Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã(phừơng)
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã(phường) tổ chức.
II.Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về UBND phường, xã. Mặt cười – mặt mếu.
- Bảng nhóm. Bảng phụ ghi tình huống. Bảng phụ các băng giấy.
III.Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1
Những việc làm ở UBND phường, xã
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà: GV ghi lại kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện giải quyết.
- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà: Mỗi HS nêu 1 ý kiến.
- HS nhắc lại những ý đúng trên bảng.
Hoạt động 2
Xử lý tình huống
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
? Đối với những công việc chung công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND xã em có thái độ như thế nào?
- HS đọc tình huống.
a. Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia: Hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết
- Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
Hoạt động 3
Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
- Yêu cầu HS nnhắc lại: UBND xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm như sau:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút làm
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét tinh thân học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả.
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nhận giấy, bút
+ Các HS thảo luận, viết ra các mong muốn đề nghị UBND thựchiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
- HS trình bày kết quả thảo luận
Củng cố ,Dặn dò
? Để công việc của UBND đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Mọi người đều phải tôn trọng UBND, tuân theo các quy định của UBND, giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
 Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2011
Kể chuyện
Ông Nguyễn Khoa Đăng
I.Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV, tranh minh hoạ, nhớ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ trang 40 SGK.
III.Các hoạt động dạy và học.
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộngN hận xét ghi điểm 
 B. Dạy - học bài mới:32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể lần 1: Yêu cầu HS lắng nghe.
- Giải thích cho HS hiểu các từ ngữ: truồng, sào huyệt, phục binh.
- GV kể lần 2: Vừa kể chuyện vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
? Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
? Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình?
? Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
? Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
3. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
? Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
? Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
? Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện?
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp 
+ Kể nối tiếp.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét 
3. Củng cố - Dặn dò : 2p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe, 
tìm đọc truyện Danh nhân đất Việt và tìm hiểu câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
- 1HS kể chuyện.
- Lắng nghe.
+ Ông là một vị quan án có tài xét xử được dân mến phục.
+ Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm mà kẻ trộm thì phải nhìn thấy chỗ để tiền nên đánh hắn
+ Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quan sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng.
+ Ông đưa bạn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên truông.
- HS kể chuyện theo cặp. Nối tiếp từng đoạn, trao đổi với nhau về những biện pháp của ông Nguỹen Khoa Đăng đã làm.
+ 4 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện.
+ 2 HS thi kể toàn bộ truyện.
- HS nêu ý kiến nhận xét.
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I Mục tiêu: 
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết sẵn nội dung
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ :3p
- Gọi HS đọc đoạn văn tả mgười đã viết lại.
 B. Dạy học bài mới :32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và  ... n người : Nhụ, tên địa lí Việt Nam : Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
+ Khi viết tên người tên điạ lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng trước lớp
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS.
+ GV cử trọng tài để theo dõi.
- Hình thức : Thi viết tên tiếp sức.
- Yêu cầu : Một cột viết 5 tên riêng theo đúng nội dung của từng cột. Mỗi HS chỉ viết 1 tên rồi chuyển bút cho bạn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Điền đúng 1 tên riêng 1 điểm. 
+ Mỗi cột viết đẹp, sạch được 1 điểm.
+ Tổng cộng 30 điểm.
- Chấm điểm nhóm viết nhanh nhất.
- Các trọng tài công bố điểm của từng nhóm.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2011
 Tập đọc
Cao bằng
I.Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
 - HSK,G trả lời được câu hỏi 4,5; thuộc bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 41, SGK.
- Bản đồ tình Việt Nam. Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:4p
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
 B. Dạy học bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ gì?
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a, Luyện đọc
- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.
- GV sửa phát âm.
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV đọc mẫu diễn cảm.
- Đọc bài và lần lượt trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 6 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 6 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 6 cặp đọc nối tiếp 6 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
 b Tìm hiểu bài
? Đến Cao Bằng ta được đi qua những đèo nào ?
? Cao Bằng có địa thế như thế nào ?
? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó ?
? Em có nhận xét gì về người Cao Bằng ?
? Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự tôn trọng của người Cao Bằng ?
? Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
? Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì ?
? Nội dung của bài thơ là gì ? 
 c, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
+ Treo bảng phụ 3 khổ thơ đầu. Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo cặp.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
 C. Củng cố - dặn dò: 2p
? Em thích nhất hình ảnh nào ở trong bài ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Phân xử tài tình.
+ Muốn đến Cao bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt đèo Cao Bắc.
+ Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.
+ Những từ ngữ : Sau khi qua, lại vượt, lại vượt.
+ Người Cao Bằng rất đôn hậu mến khách và yêu nước.
+ Những từ ngữ và hình ảnh : Mật ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
-Tình yêu đất nước của con người Cao Bằng cao như núi không thể tả được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng
- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, sau đó 1 HS nêu ý kiến về cách đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS ngồi cùng bàn học thuộc lòng và đọc cho nhau nghe.
- 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I.Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản.
- Phân tích cấu tạo của(BT1) thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; Biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện(BT3)
II.Đồ dùng dạy học
- Bài tập 1, 3 phần luyện tập viết sẵn vào bảng phụ. Bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy và học
 A. Kiểm tra bài cũ:3p
- Gọi 2 HS lên bảng đặt các câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, phần tích ý nghĩa của từng vế câu..
 B. Dạy - học bài mới :32p
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu của mình.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
? Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu ghép có mối quan hệ tương phản giữa các vế câu để minh hoạ cho ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý HS cách làm bài:
+ Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các vế câu.
+ Gạch dưới các quan hệ từ hoặc cặp từ tương phản trong câu.
Bài 2
- Gọi HS yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm bạn trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
Bài 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
? Làm cách nào em xác định được đó là câu ghép?
? Em tìm chủ ngữ bằng cách nào?
? Em tìm vị ngữ bằng cách nào?
? Chuyện đáng cười ở điểm nào?
 C. Củng cố - Dặn dò: 2p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, kể lại câu chuyện Chủ ngữ ở đâu cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lắng nghe
- Tương phản là trái ngược nhau.
+ Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy/ nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
+ Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ tuy.... nhưng....
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc câu mình đặt.
- Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng ....., mặc dù...., nhưng....
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS làm bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài. Làm bài tập cá nhân.
+ Vì câu đó có 2 vế câu.
+ Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi Ai.
+ Tìm vị ngữ bằng câu hỏi Thế nào? Làm gì?
+ Đáng lẽ Hùng phải trả lời chủ ngữ của vế câu thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ ở vế câu thứ hai là hắn thì bạn lại hiểu nhầm câu hỏi của cô mà trả lời: chủ ngữ đang ở trong nhà giam.
Luyện: Tiếng việt: 
 Tập làm văn : Tả người
I.Mục tiêu:
- Biết tưởng tượng và viết một bài văn tả người. 
- Sử dụng từ chính xác, câu văn ngắn gọn.
II.Đề bài: Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện về em bé ngày nào nay đã trưởng thành.
III.Các hoạt động dạy và học
1, Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn làm bài: 
- Đọc yêu cầu đề bài
- Gạch chân những từ quan trọng
C. Củng cố - Dặn dò: 2p
- Nhận xét tiết học.
- tuyên dương một số em làm bài tốt.
tưởng tượng, em bé ngày nào nay đã trưởng thành,
Làm nháp
Đọc một số bài trước lớp
Nhận xét, bổ sung
HS làm vào vở
 Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2011
 Tập làm văn
Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu
 Viết được bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa;lời kể tự nhiên.
II.Các hoạt động dạy và học
 1.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra giấy bút của HS.
 2.Thực hành viết
- Gọi đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải lôgíc, khi kể tên nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
+ Phần kết thúc: nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
- HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
 3.Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động.
Luyện: Tiếng việt: 
 Ôn tập: Câu ghép, dấu câu.....
I.Mục tiêu:
- Nhớ lại kiến thức đã học để làm được các bài tập theo yêu cầu.
II.Các hoạt động dạy và học
1, Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn làm bài: 
Bài 1: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a, Rau khúc vừa dai vừa dẻo.
b, Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
c, Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay.
Bài 2: Hai câu Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc. liên kết với nhau bằng cách nào?
a, Lặp từ ngữ.
b, Thay thế từ ngữ. 
c, Từ nối.
Bài 3: Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh , sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hai rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông...
Nếu thay từ khúc ở câu thứ hai bằng từ cỏ thì hai câu văn trên không còn liên kết với nhau, vì sao?
 C. Củng cố - Dặn dò: 2p
- Nhận xét tiết học.
- tuyên dương một số em làm bài tốt.
- Đọc yêu cầu đề bài
- Làm nháp
- Kết quả: b
- Đọc yêu cầu đề bài
- Làm nhóm đôi 
- Kết quả: a
- Đọc yêu cầu đề bài
- Làm vào vở
- Kết quả: Vì từ khúc ở câu sau lặp lại từ khúc ở câu trước để liên kết, thay nó bằng từ cỏ sẽ mất sự liên kết này.
 Giáo dục tập thể
Tuần 22
I.Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 22.
- Nhắc nhở HS về nghỉ tết nguyên đán.
II.Lên lớp
 1.Các tổ trưởng báo cáo.
 2.Lớp trưởng sinh hoạt.
 3.GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng.Về nhà học và làm bài đầy đủ, một số em tiến bộ rõ rệt.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 - Vệ sinh sân trường sạch
- Hoạt động đội : nhanh nhẹn, hoạt động 15 phút nghiêm túc.
 4..Kế hoạch tuần 23
- Nghỉ tết an toàn, đúng quy định.
- Tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị học tập, làm đề cương.
- Chuẩn bị 2 cây/em trồng vào sáng mồng 6 tết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 22(1).doc