Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28

A. Mục tiêu :

- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.

- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.

- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

B. Lên lớp :

* Nhận xét chung :

- Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.

- Học tập :

+ Đa số các em có ý thức tốt trong học tập : Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hía phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp.

+ Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như : Xôm, Dương.

- Các hoạt động khác :

+ Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.

+ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.

+ Có ý thức truy bài đầu giờ.

+ Ý thức đội viên chưa tốt một số em còn hay quên đeo khăn quàng như Nghiệp,Dần, .

+ Vẫn còn một số em chưa nộp tiền các khoản.

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
? Người ta trồng hành bằng cách nào?
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét 
Kết luận: Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt , không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ
- Gọi HS đọc bạn cần biết trang 111
* Hoạt động 2: Thực hành: Trồng cây 
- GV tổ chức cho HS trồng cây mẹ ở vườn trường.
- Phát thân, lá, rễ cho HS theo nhóm.
- HD học sinh làm đất trồng cây
- Yêu cầu HS rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đã trồng xong.
- Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
 Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Cây sống đời: chồi mọc ra từ mép lá.
+ Củ gừng: chồi mọc lên từ chỗ lõm trên bề mặt củ.
+ Hành, tỏi: trên phía đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Cây rau ngót: chồi mọc lên từ nách lá.
- Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b ) . Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía
 ( hình C )
- Tách củ thành nhánh, đặt xuống đất 
- Đại diện các nhóm trình bày
- 3 HS đọc
- HS thực hành 
Tiết 5 : 
Sinh hoạt : TUẦN 27
A. Mục tiêu : 
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp : 
* Nhận xét chung :
- Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập : 
+ Đa số các em có ý thức tốt trong học tập : Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hía phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp.
+ Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như : Xôm, Dương.
- Các hoạt động khác : 
+ Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
+ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
+ Có ý thức truy bài đầu giờ.
+ Ý thức đội viên chưa tốt một số em còn hay quên đeo khăn quàng như Nghiệp,Dần, .
+ Vẫn còn một số em chưa nộp tiền các khoản.
* Phương hướng tuần tới : 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tập trung ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì II
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26/3.
 TUẦN 28
Soạn : 26/3/2008 Giảng : 2/31/3/2008
Tiết 1 : 
Chào cờ
Tiết 2 : 
Tập đọc : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MIỆNG (TIẾT 1)
A. Mục tiêu : 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung).
- Củng cố khắc sâu kiển thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu câu cấu tạo trong bảng tổng kết.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 9 tuần đầu sách TV5, tập hai để HS bốc thăm.
- Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. ỔN định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
3. Bài tập 2(100) 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán lên bảng tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Hát
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát bảng tổng kết trên bảng.
- Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép).
Ví dụ : 
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU
VÍ DỤ
Câu đơn
- Đền Thượng nằm chốt vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Câu ghép
Câu ghép không dùng từ nối
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi
Câu ghép dùng từ nối
Câu ghép dùng quan hệ từ
- Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to đã lâu nên cây cỏ héo rũ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
- Nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
Tiết 3 : 
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu : 
- Giúp HS : Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Giáo án, sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động day
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu qui tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập : 
Bài 1(144) 
- Gọi HS đọc bài.
? Quãng đường dài bao nhiêu km ? 
? Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu ? 
? Xe máy đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu ? 
? Bài toán yêu cầu em tính gì ? 
? Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu km chúng ta phải biết được gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 2(144) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm ntn ? 
? Bài toán yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3(144) 
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở. 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm gắn bảng trình bày kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4(144) 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Hát
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Quãng đường dài 135 km.
- Ô tô đi hết quãng đường trong 3 giờ.
- Xe máy đi hết quãng đường trong 4giờ 30 phút.
- Bài toán yêu cầu tính mỗi giờ xe máy đi nhanh hơn ôtô là bao nhiêu km.
- Chúng ta phải biết được vận tốc của ôtô và vận tốc của xe máy.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Vận tốc của ô tô là : 
 135 : 3 = 45 (km/giờ) 
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Vận tốc của xe náy là : 
 135 : 4,5 = 30 (km/ giờ) 
Mỗi giờ ôtô chạy nhanh hơn xe máy là 
 45 – 30 = 15 (km/giờ)
 Đáp số : 15 (km/giờ) 
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Để tính vân tốc của xe máy ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Tính vận tốc của xe máy theo đơn vị km/giờ.
- Từ làm bài vào vở.
 Bài giải 
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút.
 1250 : 2 = 625 (m/phút) 
 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được : 
 625 60 = 37500 (m) = 37,5 (km) 
Vậy vận tốc của xe máy là : 37,5 km/giờ.
- Một số HS nêu kết quả bài làm của mình, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. 
- Đại diện 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm trình bày bài giải trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
 Bài giải
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút.
Vận tốc của xe ngựa là : 
 15750 : 105 = 150 (m/phút) 
 Đáp số : 150 m/phút.
- Đọc thầm bài toán sgk.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 2400 m = 2,4 km
Thời gian bơi của cá heo là : 
 2,4 : 72 = (giờ) = 2 (phút)
 Đáp số : 2 phút.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Tiết 4 : 
Khoa học : SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
A. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Hiểu khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử
- Biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật
- Biết một số loài động vật đẻ trứng.
- GDHS yêu thích bộ môn.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 112, 113 SGK
- sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 111.
- Gv nhận xét ghi điểm 
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. Tiến hành các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK
? Đa số động vật được chia làm mấy giống ? Đó là những giống nào?
? Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào ? 
? Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ? 
? Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì ? 
Kết luận: Đa số động vật được chia thành hai giống: đực và cái. con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái tạo ra trứng. hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới..
* Hoạt động 2: Quan sát
- Cho HS thảo luận theo cặp, 2 HS cùng bàn quan sát các hình trang 112 SGK , chỉ vào từng hình nói với nhau : Con nào được nở ra từ trứng , con nào vừa đẻ ra đã thành con. 
- Các cặp làm việc 
- Goi một số cặp trình bày
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng: 
+ Các con vật được nở ra từ trứng: Sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. 
+ Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con: voi, chó
Kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con ”
- GV kẻ bảng thành 2 cột, một cột ghi tên các động vật đẻ trứng , một cột ghi tên các động vật đẻ con, cho 2 dãy chơi trò chơi tiếp sức lần lượt các HS của hai đội lên viết tên vào 2 cột trên
- HS chơi trò chơi
- Nhận xét và kết luận đội thắng cuộc, sau đó đưa ra đáp án về các con vật  ... ịnh
Ghi nội dung
Hướng dẫn
Ghi nội dung
Giới thiệu
Thực hiện
Hỏi
Yêu cầu
1.Ôn tập 2 bài hát:
* Ôn tập bài hát: Màu xanh quê hương.
- HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và kết hợp vận động theo nhạc.
* Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách , đoạn 2 gõ với 2 âm sắc, thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát.
- Hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- HS trình bày bài hát theo nhóm cá nhân, kết hợp vận động phụ họa.
2. Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng.
- Bét - Tô - Ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức sinh năm1770 và mất năm1827 ông được đánh giá là một trong những nhạc sĩ xuất sắc nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới, các em nghe câu chuyện kể về hoàn cảnh ra đời bản Sô nát Ánh trăng một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Bét - Tô - Ven.
- Gv kể chuyện theo tranh minh họa.
? Vì sao Bét - Tô - Ven ghé vào thăm nhà người thợ giày ? 
? Giai điệu bản Sô nát ánh trăng xuất hiện khi Bét - Tô - Ven nhìn thấy những gì ? 
- HS kể tóm tắt lại câu chuyện.
- Nhận xét
Ghi bài
Thực hiện
Ôn theo hướng dẫn
Thực hiện
Lắng nghe
Lắng nghe
Trả lời
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS hát lại hai bài hát mỗi bài 1 lần
- Về nhà học thuộc 2 bài hát và đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học
Tiết 2 : 
Tập làm văn : KIỂM TRATẬP LÀM VĂN (tiết 8)
A. Mục tiêu : 
- Hiểu và nắm chắc được đề bài : Tả người bạn thân của em...
- Viết được bài văn đầy đủ nội dung, kết cấu. Trình tự hợp lý.
- Tự giác suy nghĩ làm bài văn tốt.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Nội dung bài : 
* Đề bài : Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
- Gọi HS đọc đề.
- Cho HS làm bài, theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài văn trước khi nộp.
3. Biểu điểm : 
Bài viết được đánh giá về các mặt : 
- Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần : mở bài, thần bài, kết bài) (7 điểm). Trình tự miêu tả hợp lý.
- Hình thức diễn đạt (3 điểm): Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Thu bài kiểm tra của HS.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Hát
- 1HS đọc đề bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- Đọc kĩ đề bài, làm bài vào giấy kiểm tra.
- Đọc lại bài làm của mình.
- Nộp bài cho GV.
Tiết 3 : 
Toán : ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
A. Mục tiêu : 
Giúp HS ôn tập về : 
- Khái niệm về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh và xếp thứ tự các phân số.
- Làm được các bài tập nhanh, chính xác, thành thạo.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Các hình minh hoạ sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động day
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4(147)
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS ôn tập : 
Bài 1(148) 
- Yêu cầu HS đọc bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2(148) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Khi muốn rút gọn phân số ta làm ntn? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài, ghi bảng bài làm đúng.
Bài 3 (149)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 4(149) 
? Bài yêu cầu ta làm gì ? 
? Muốn điền dấu được ta cần làm gì ? 
? Em hãy nêu cách so sánh phân số ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm và nêu rõ cách làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 5 (149)
- Vẽ tia số như sgk lên bảng.
? Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ? 
? Hãy viết các phân số thành các phân số có mẫu số là 6 nhưng bằng với các phân số này ? 
? Trên tia số vạch ở giữa hai vạch tương ứng với số nào ? 
? Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa là phân số nào ? 
- Yêu cầu HS làm lại bài vào vở.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Hát
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Đọc thầm yêu cầu và quan sát hình trong sgk.
- Thảo luận nhóm đôi cùng làm bài.
- Một số em nêu kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
a) 
b) 
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu số của phân số đó cho cùng một STN khác 0.
- Tự làm bài vào vở.
- 5 em nêu kết quả trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS nêu.
- 3HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Bài yêu cầu ta điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
- Ta cần so sánh các phân số.
- 1 số HS nêu cách so sánh các phân số.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 em nêu kết quả và nêu cách làm bài, các bạn khác nhận xét.
- Quan sát trên bảng.
- Trên tia số vạch từ 0 đến 1 được chia thành 7 phần bằng nhau.
- Tìm và nêu : 
- Tương ứng với số 
- Là phân số 
- Làm lại bài vào vở, sau đó đọc kết quả trước lớp.
Tiết 4:
 Khoa học: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
A. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Kể tên một số côn trùng 
- Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng : bướm cái, ruồi, gián, 
- Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng
- Vận dụng những hiểu biết về sự sính sản, quá trình phát triển của côn trùng để có ý thức tiêu diệt những cổn trùng có hại.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 114, 115 SGK
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc mục bạn cần biết trang 112
? Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết?
? Hãy kể tên các con vật để con mà em biết?
- GV nhận xét ghi điểm 
III. bài mới: 
1. Giới thiệu bài: ghi bảng 
2. Tiến hành các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
? Em hãy kể tên một số loài côn trùng mà em biết ? 
? Em biết gì về sự sinh sản của 
chúng ? 
- Chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
- Sau đó thảo luận các câu hỏi sau:
? Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải ?
? ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhất?
? Trồng trọt người ta làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu cây cối?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây nhiều thiệt hại nhất.
- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuổc trừ sâu, diệt bướm.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. 
- Chia lớp làm 4 Nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh minh họa trong SGK trang 115 trao đổi với bạn trong nhóm để so sánh chu trình sinh sản của loài ruồi và gián ghi lại kết quả vào phiếu
- Các nhóm làm việc.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
- Hát
- 1 HS nêu 
- HS nêu 
- Bướm, ruồi, muỗi,
- HS nêu
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận:
+ Hình 1: Trứng ( thường đẻ vào đầu hè, sau 6 - 8 ngày, trứng nở thành sâu )
+ Hình 2a, 2b, 3c: sâu ( sâu ăn lá lớn cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành.Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn ).
+ Hình 3: Nhộng ( Sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng).
+ Hình 4: Bướm ( trong vòng 2 - 3 tuần,một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đến bướm xòe rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi ).
+ Hình 5: Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
- Ở giai đoạn phát triển thành sâu của chu trình sinh sản, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất. Bởi nó ăn rất nhiều lá rau để sống và phát triển.
- Trong trồng trọt, để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta thường phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, diệt bướm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Các nhóm quan sát tranh minh họa trong SGK, thảo luận ghi vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Đáp án
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản: 
- Giống nhau
- Khác nhau
- Đẻ trứng 
- Trứng nở ra dòi ( Ấu trùng ). Dòi hóa nhộng.Nhộng nở ra ruồi
- Đẻ trứng
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
- Nơi có phân rác thải, xác chết động vật,
- Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, 
- Phun thuốc diệt ruồi.
- giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, 
- Phun thuốc diệt gián
- Kết luận: Tất cả côn trùng đều đẻ trứng
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Tiết 5 : 
Sinh hoạt : TUẦN 28
A. Mục tiêu : 
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp : 
* Nhận xét chung :
- Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập : 
+ Đa số các em có ý thức tốt trong học tập : Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hía phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp.
+ Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiếu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như : Xôm, Dương,..
- Các hoạt động khác : 
+ Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
+ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
+ Có ý thức truy bài đầu giờ.
+ Ý thức đội viên chưa tốt một số em còn hay quên đeo khăn quàng như: Dần, Trọng,...
+ Vẫn còn một số em chưa nộp tiền các khoản.
* Phương hướng tuần tới : 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4 và 1/5.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 28.doc