Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28

Chào cờ:

I. Mục tiêu

 - Chào cờ nghiêm túc.

- Nắm được kế hoạch tuần 28, thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1, Chào cờ: Xếp hàng, kiểm tra trang phục theo quy định.

2, Triển khai công tác chủ nhiệm:

- Nhắc nhở một số điểm chưa làm được trong tuần 27, cần khắc phục trong tuần 28.

- Triển khai lại một số kế hoạch trong tuần 28:

+ Thực hiện chương trình tuần 28.

+ Chuẩn bị tâm thế đón đoàn kiểm tra toàn diện của phòng.

+ Tu bổ sách vở, dụng cụ học tập

+ Vệ sinh phong quang trường, lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh

+ Tiếp tục hoàn thành các khoản đống góp.

+ Tiếp tục phong trào giúp đỡ các bạn cùng tiến về mọi mặt.

+ Chuẩn bị ôn tập các kiến đã học về chủ đềYêu quý mẹ và cô giáo để: GDNGLL

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
	Chào cờ:
I. Mục tiêu
 - Chào cờ nghiêm túc.
- Nắm được kế hoạch tuần 28, thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1, Chào cờ: Xếp hàng, kiểm tra trang phục theo quy định.
2, Triển khai công tác chủ nhiệm:
- Nhắc nhở một số điểm chưa làm được trong tuần 27, cần khắc phục trong tuần 28.
- Triển khai lại một số kế hoạch trong tuần 28:
+ Thực hiện chương trình tuần 28.
+ Chuẩn bị tâm thế đón đoàn kiểm tra toàn diện của phòng.
+ Tu bổ sách vở, dụng cụ học tập
+ Vệ sinh phong quang trường, lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh
+ Tiếp tục hoàn thành các khoản đống góp.
+ Tiếp tục phong trào giúp đỡ các bạn cùng tiến về mọi mặt.
+ Chuẩn bị ôn tập các kiến đã học về chủ đềYêu quý mẹ và cô giáo để: GDNGLL
Tập đọc 
Ôn tập giữa kì II (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4,5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết(BT2); HSK,G đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Phiếu kẻ sẵn bảng bài 2, trang 100 SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
 Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm ra bảng nhóm treo lên bảng. Đọc câu minh hoạ. GV cùng cả lớp nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự.
+Câu đơn
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng quan hệ từ
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu cụ thể.
- 1 HS làm vào bảng nhóm. lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả. Lớp nhận xét.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Em tìm hiểu về liên hợp quốc ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm viêc ở nước ta. 
- Tuyên truyền về vai trò và hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
ii. Đồ dùng dạy-học.
Phiếu thảo luận nhóm HĐ 1-tiết 1 (đủ cho các nhóm). Bảng phụ (HĐ 1-tiết 1) 
Thẻ cho tất cả học sinh trong lớp.
Phiếu thực hành (HĐ thực hành-tiết 1).
iII. các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động 1
tìm hiểu thông tin về liên hợp quốc 
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
1 HS trong nhóm đọc thông tin về Liên Hợp Quốc trang 40.41 SGk, lớp nghe và thảo luận, kết hợp với hiểu biết của mình về Liên Hợp Quốc để hoàn thành bảng thông tin.
- HS làm việc theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành bảng thông tin.
Phiếu thảo luận nhóm
Ngày thành lập .(1 )
Số nước thành viên ... (2)
Tổ chức các hoạt động nhằm mục đích . ( 3 )
Trụ sở chính đặt tại . ( 4 )
Ngày 20/11/1989 thông qua công ước quốc tế .. (5 )
Ngày gia nhập LHQ (a)
Là thành viên thứ ( b )
Các tổ chức củaLHQ ở nước ta để ( c )
Liên hiệp quốc
Việt Nam
Hãy điền thông tin vào chỗ ...
Các thông tin cần điền.
- GV treo bảng phụ có nội dung phiếu thảo luận nhóm.
- GV gọi đại diên 2 nhóm lên trình bày kết quả: nhóm 1: Điền thông tin và Liên Hợp Quốc, nhóm 
2: Điền thông tin về Việt Nam. Yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
 Các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
Việt Nam có liên quan thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc?
 Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
Các thông tin cần điền:
1. 24/10/1954
2. 191
3. Thiết lập hoà bình và công bằng trên thế giới.
4. Niu- Yooc.
5. Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Các hoạt động đó nhằm bảo vệ hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội.
Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
 Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động.
- 3-4 HS nhắc lại.
Hoạt động 2
Bày tỏ thái độ
-Phát cho học sinh 2 thẻ, mặt cười, mặt mếu.
-GV đọc từng ý kiến trong bài tập 1 trang 42 SGK để học sinh giơ thẻ để bày tỏ thái độ.
-Với những ý kiến còn có học sinh giơ thẻ sai, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời đúng, giải thích để học sinh thống nhất ý kiến.
HS nhận thẻ.
-HS cả lớp lắng nghe và giơ thẻ.
+Thẻ đỏ nếu tán thành 
+Thẻ xanh nếu không tán thành
Cụ thể ý kiến a,b, đ: không tán thành,
 ý kiến b,c, d tán thành.
Hoạt động 3
Xử lý tình huống
+ GV đưa bảng phụ ghi 3 tình huống để học sinh
+Yêu cầu trao đổi, thảo luận tìm cách hợp lý để sử lý tình huống
-Tình huống 1: Khi có người nước ngoài đại diện cho tổ chức Liên Hợp Quốc đến địa phương em làm việc, Bạn An tỏ thái độ không vui và cho là: NGười nước ngoài không nên làm việc của người Việt Nam , nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn An?
-Tình huống 2: Trong một buổi thảo luận về công ước quốc tế và quyền trẻ em bạn Hoa phát biểu : Đây là quy định của Liên Hợp Quốc đặt ra nước ta không cần phải thực hiện em có tán thành không nếu không tán thành em sẽ nói gì với bạn?
-Tình huống 3: có một người nước ngoài là người của tổ chức Liên Hợp Quốc nhờ em đưa đến UBND xã, phường em sẽ làm gì ?
 Chúng ta phải có thái độ như thế nào? với hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
-HS làm việc theo nhóm quan sát tình huống và trao đổi với nhau để sử lý tình huống 
+Tình huống 1 em sẽ giải thích cho bạn AN biết rằng: những người nước ngoài đến với mong muốn giúp địa phương và đất nước ta những điều tốt đẹp. Họ chỉ giúp đỡ những gì ta cần chứ không xâm phạm và công việc riêng của Việt Nam.
+Tình huống 2: Em không tán thành em sẽ nói với bạn rằng công ước là một quy định đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ em hơn Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và đã kí hiệp thực hiện công ước nên cần thực hiện theo quy đinh chung như thế mới tôn trong tổ chức Liên Hợp Quốc.
+Trường hợp 3: em sẽ nhiệt tình chỉ đường cho họ hoặc nhiệt tình đi cùng họ tới nơi. Nếu không biết ngoại ngữ em sẽ cố gắng tìm cách giao tiếp phù hợp để giúp được họ
-Phải tôn trọng giúp đỡ họ đồng thời tuân theo quy định chung của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động thực hành
-Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành các yêu cầu trong phiếu thực hành
-Sưu tầm các tranh ảnh nói về Liên Hợp Quốc, các bài viết (trên báo, đài, tivi, internet)nói về tổ chức Liên Hợp Quốc trong đó có hoạt động liên quan đến trẻ em.
 Khoa học
Sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu: 
.- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị tranh ( ảnh ) về các loài động vật khác nhau, giấy vẽ, màu.
- GV chuẩn bị phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 54.
+ Nhận xét, cho điểm HS
- Giới thiệu bài
- Nêu: Chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật. Tiết học hôm nay ác em cùng tìm hiểu về sự sinh sản cảu động vật.
- 3 HS lên bảng lần lượt thực hiện các yêu cầu
+ Đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 111
+ Chuồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ?
+ Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới.
Hoạt động 1
Sự sinh sản của động vật
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết(112 SGK)
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả của mình.
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.
 Đa số động vật được chia thành mấy giống?
 Đó là những giống nào?
 Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?
Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
 Hợp tử phát triển thành gì?
 Cơ thể mới của động vật có đặc điểm nào?
 - Kết luận: Đa số động vật được chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, conn cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố mẹ. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
- HS đọc thầm trong SGK.
- HS điều khiển thực hiện: Nêu câu hỏi. Mời bạn trả lời. Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Đa số động vật được chia thành hai giống.
+ Đó là giống đực và giống cái.
+ Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt được con đực và con cái. con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Conn cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tựr phân chia nhiều lần và phát triẻn thành cơ thể mới.
+ Cơ thể mới của động vật mang đặc tính của bố mẹ. 
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Các cách sinh sản của động vật
Động vật sinh sản bằng cách nào?
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
+ Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS: phân loại các con vật ( trong tranh, ảnh ) mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình trang 112, 113 SGK và những con vật mà em biết thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
- Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo xem nhóm bạnn tìm được bao nhiêu động vật đẻ trứng, bao nhiêu động vật đẻ con.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi nhanh lên bảng.
- Khen ngợi nhóm tìm được nhiều con vật.
Hoạt động 3
người hoạ sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em thích.
- Gợi ý HS có thể vẽ tranh về: Con vật đẻ trứng. Con vật đẻ con. Gia đình con vật. Sự phát triển của con vật.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn  ...  tô đi từ A đến B.
+ Xe máy đi từ B đến A.
+ Theo bài toán thì trên dọc đường AB có 2 xe đang đi ngược chiều nhau.
+ Ô tô đi với vận tốc 54km/giờ; Xe máy đi với vận tốc 36km/giờ.
+ Khi hai xe đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau.
+ Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được: 
54 + 36 = 90 (km)
+ Sau 180 : 90 = 2 giờ thì hai xe đi hết quãng đường AB từ chiều ngược nhau.
- HS lắng nghe.
- HS nêu:Tính quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ. Tính thời gian để hai xe gặp nhau.
+ Đó chính là vận tốc của hai xe.
+ 180km là quãng đường AB, 90 là tổng vận tốc của hai xe.
- 1 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe, HS cả lớp đọc lại đề bài 
- HS làm vào vở bài tập.
Bài giải
15km = 15000m
Vận tốc chạy của con ngựa đó là:
15000 : 20 = 750 (m/phút)
Đáp số : 750 m/phút
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Toán
Tiết 138: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Chuyển đổi các đơn vị trong toán chuyển động.
II. Đồ dùng dạy học
Băng giấy viết sẵn đề bài 1a.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết trước.
 B. Dạy học bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
Bài 1a
- GV dán băng giấy có ghi đề bài 1a và yêu cầu HS đọc.
- GV vẽ sơ đồ bài toán và hướng dẫn HS phân tích bài toán:
- GV vừa chỉ sơ đồ vừa giảng: Vì xe máy mỗi giờ đi được 36km mà xe đạp chỉ đi được 12km nên cứ sau mỗi giờ thì xe máy sẽ gần hơn xe đạp được.
36 - 12 = 24 (km/giờ)
? Lúc đầu xe máy cách xe đạp 48km, biết sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp 24km hãy tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp ?
? Vậy để tính được thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm qua mấy bước, nêu rõ cách làm của từng bước?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán
Bài 1b
- GV mời HS đọc bài 1b.
- GV Hướng dẫn tương tự phần a 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS và ghi điểm
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS quan sát sơ đồ và trả lời
Bước 1: Tính xem sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu.
Bước 2: Tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số : 3giờ
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Khi bắt đầu đi, xe máy cách xe đạp là:
12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 139: Ôn tập về số tự nhiên
I Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
- Ôn tập các dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5, 9.
II. Các hoạt động dạy hcọ chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV gọi 2 HS lên làm bài 2 và 3 tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 B. Dạy học bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn: Bây giờ các em cùng đọc số, khi đọc đến số nào thì sẽ nêu luôn giá trị của chữ số 5 trong số đó.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc số trước lớp.
- GV nhận xét việc đọc số của HS, có thể viết thêm nhiều số khác cho HS đọc, có thể viết thêm về giá trị của những số khác trong từng số.
? Qua bài toán em hãy cho biết giá trị của chữ số trong một số phụ thuộc vào đâu ?
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS chữa bài của HS làm trên bảng.
? Làm thế nào để viết được các số tự nhiên liên tiếp?
? Thế nào là số chẵn, hai số chẵn liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn vị ?
? Thế nào là số lẻ, hai số lẻ liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn vị ?
- GV nhận xét, chỉnh sửa từng câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự so sánh.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu lại quy tắc so sánh số tự nhiên với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc các số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó.
- HS cả lớp lắng nghe.
- Mỗi HS đọc 1 số.
- Giá trị của chữ số trong một số phụ thuộc vào vị trí nó đứng ở hàng nào. Cùng một chữ số nhưng đứng ở các hàng khác nhau thì có giá trị khác nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp lam bài vào vở bài tập.
1 HS lên bảng làm bài của các bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng.
+ Dựa vào tính chất các số tự nhiên liên tiếp thì số lớn hơn số bé 1 đơn vị, số bé kém số lớn 1 đơn vị.
+ Số chẵn là số chia hết cho 2. Trong hai số chẵn liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.
+ Số lẻ là số không chia hết cho 2. Trong hai số lẻ liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nêu cho cả lớp cùng nghe và nhận xét
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp nghe.
- 4 HS nêu, HS cả lớp nhận xét.
 C. Củng cố dặn dò: 2p
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS thực hiện làm các bài tập ở nhà.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
Tiết 139: Ôn tập về số tự nhiên
I Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
- Ôn tập các dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5, 9.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 4 , 5, 9.
- GV hỏi tiếp:
? Để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì số đó phải thoả mãn điều kiện nào ?
? Số như thế nào thì vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em làm bài
Bài 2
- GV vẽ tia số như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tia số.
? Trên tia số, từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
? Hãy viết các phân số và thành các phân số có mẫu số là 6 nhưng bằng với các phân số này?
? Trên tia số vạch ở giữa và tương ứng với số nào?
? Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa và là phân số nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
C. Củng cố dặn dò: 2p
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS thực hiện làm các bài tập ở nhà.
- Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì số đó phải có chữ số tận cùng là 0.
+ Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là chữa số tận cùng là 0 hoặc 5 và tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 5.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS quan sát và đọc thầm tia số.
+ Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành 6 phần bằng nhau.
+ HS tìm và nêu:
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 140: Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu: 
- Biết xác định phân số bằng trực giác, biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số
II. Đồ dùng dạy học
	Các hính minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 B. Dạy - học bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét. chỉnh sửa từng câu trả lời của HS cho chính xác.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Khi muốn rút gọn một phân số chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
? Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào?
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu các em làm bài. Nhắc HS khi quy đồng cần chọn mẫu số chung nhỏ nhất có thể.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Em hãy nêu cách thực hiện so sánh các phân số?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp so sánh trong bài.
- GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời của từng HS cho chính xác, sau đó cho điểm HS.
 C. Củng cố, dặn dò: 3p
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập về phân số.
- 2 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình đã cho.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b) 
- 2 HS nhận xét.
- 8 HS lần lượt giải thích trước lớp mỗi HS giải thích về 1 hình.
- 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. ( Muốn rút gọn một phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số khác 0.)
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và thống nhất kết quả làm bài.
- HS cả lớp đọc đề bài 
- 1 HS trả lời trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các phân số.
- HS nêu cách của mính trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ So sánh 2 phân số cùng mẫu số; so sánh 2 phân số cùng tử số; quy đồng mẫu số ( hoặc tử số ) để so sánh.
+ Có thể nêu thêm các cách so sánh khác đã được giới thiệu: So sánh qua đơn vị. so sánh phân số bù với đơn vị; so sánh qua phần hơn với đơn vị; so sánh qua phân số trung gian.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 28(1).doc