Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 32

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 32

Toán

 Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng số thập phân, phân số.

- Tìm tỉ số phần trăm hai số.

- Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : Bảng phụ, bút dạ.

 HS : SGK , nháp, vở.

III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.

A. Kiểm tra bài cũ (3).- Yêu cầu HS:

+ Cho ví dụ về chia hai số thập phân một phép chia hai phân số.?

+ Viết các tính chất của phép nhân?

- GV nhận xét, cho điểm

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 32.
Ngày soạn : 7.4.2011
Buổi sáng.
Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2011
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
 Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng số thập phân, phân số. 
- Tìm tỉ số phần trăm hai số. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ, bút dạ.
 HS : SGK , nháp, vở. 
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ (3’).- Yêu cầu HS: 
+ Cho ví dụ về chia hai số thập phân một phép chia hai phân số.? 
+ Viết các tính chất của phép nhân? 
- GV nhận xét, cho điểm
B Bài mới.(32’)( SGK trang 164)
1. Giới thiệu: GV nêu và ghi bảng.
GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài 1: Ôn về chia phân số cho số tự nhiên , các trường hợp chia số thập phân và chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà còn dư. 
+ HS tự làm vở. 
+ GV chốt các trường hợp chia. 
Bài 2: + Yêu cầu HS đọc đầu bài. 
+ HS tự làm vở. Gọi nêu miệng kết quả. GV đi giúp đỡ HS yếu.GV chữa 
* Củng cố cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; 0,25, 0,5.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu. 1HS làm bảng phụ.
HS tự làm vở. GV đi giúp HS yếu.
*GV chốt lại cách viết kết quả cả phép chia dưới dạng số thập phân, phân số. 
Bài 4: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm cặp.
+ Đại diện nêu đáp án của nhóm mình và giả tích vì sao lại chọn đáp án đó? 
* GV chốt cách tìm tỉ số phần trăm.
* HS yếu + TB làm bài 1a , b cột 1 ; 2ab cột 1,2 ; 3
* HS khá , giỏi làm bài : 1 , 2 , 3 , 4. 
3, Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, về ôn lại tính chất của phép nhân. 
Tập đọc
 út Vịnh
I. Mục tiêu :
1. Đọc đúng , mạch lạc , lưu loát, diễn cảm bài văn
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt, và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK; Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ (3’):
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời:
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết sâu nặng?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh? 
- GV nhận xét và cho điểm.
B - Dạy bài mới (32’):
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 4 phần của bài.
+ Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : thanh ray, trẻ chăn trâu, ném đá, mát rượi, la lớn, không nói nên lời,...
+ Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp và gọi 1 cặp đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ? (HS yếu)
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (HS TB)
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt đã thấy điều gì ? (HS khá, giỏi)
+ út Vịnh đã làm gì để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
+ Em học tập được ở út Vịnh điều gì ?
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo theo cặp và thi đọc đoạn “Thấy lạ,.... trong gang tấc” trên bảng phụ.
5- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Em có nhân xét gì về bạn nhỏ út Vịnh ?
- Nhận xét giờ học 
Chính tả (Nhớ - viết )
Bầm ơi
I. Mục tiêu :
 - Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng đoạn thơ từ Ai về thăm mẹ quê ta... Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm trong bài thơ Bầm ơi đúng hình thức các câu thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
 - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ, bút dạ.
 HS : SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ (3’):
 - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các danh hiệu, giải thưởng, huy chương ở bài tập 3 trang 128, SGK.
- GV nhận xét và đánh giá.
B– Dạy bài mới (32’):
1. Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nhớ– viết :
a) Tìm hiểu bài viết :
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : 
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ?
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ?
b) Luyện viết :
YC HS nêu các từ khó viết, rễ sai.
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : rét, lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe
 - GV sửa lỗi sai (nếu có) 
- GV nhận xét và gọi 1 HS đọc lại các từ vừa viết.
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
c) Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK , nhớ lại bài thơ, tự viết bài.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - Yêu cầu HS tự soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 7- 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.GV đi giúp đỡ HS.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên của các cơ quan, đơn vị trên ?
Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài.GV đi giúp HS yếu.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Ghi nhớ qui tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
Buổi chiều
Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
 I. Mục tiêu :
 – Luyện tập và sử dụng đúng dấu phẩy dấu chấm trong khi viết.
 –Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơI và nêu được tác dụng của dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV :Bảng phụ, bút dạ.
 HS : SGK , vở .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ (3’):
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng ít nhất hai dấu phẩy.
- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của dấu phẩy.
- Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong câu bạn đặt.
- GV nhận xét, cho điểm.
B– Dạy bài mới (32’):
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy
- Hỏi : 
+ Bức thư đầu là của ai ?
+ Bức thư thứ hai là của ai ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS llàm bảng phụ.
+ Đọc kĩ mẩu chuyện.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
+ Viết hoa những chữ đầu câu.
- GV chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Hỏi : Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớt-na Sô là một người hài hước.
Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài:
+ Viết đoạn văn
+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS làm bài tốt.
* HS yếu + TB làm : 1 ; 2 viết được 3 – 5 câu đánh dấu chấm , phẩy đúng .
* HS khá , giỏi làm : 1 ; 2 viết được 5 – 7 câu đánh dấu chấm , dấu phẩy đúng và nêu được tác dụng của dấu phẩy.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớ các kiến thức về dấu phẩy, xem lại các kiến thức về dấu hai chấm.
Ôn Toán
Ôn tập về phép chia
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Củng cố về kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và nhân nhẩm với 0,1; 0,01, 0,001; 10; 100; 1000;4; 0,25.
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - GV : BTTN Toán 5 Tập 2.
 - HS : BTTN Toán 5 Tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ(3’).
YC HS làm phép tính sau: 34,9 x 6,8.
 21,76 x 4,05.
GV KL cho điểm.
B/ Bài mới(32’): 
1. GVGiới thiệu bài. Nêu MT YC tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài 1 BTTN trang 50 : - YC HS đọc đầu bài
YC HS tự làm bài.4 HS yếu làm bảng phụ. GV đi giúp HS yếu.
 YC HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét bổ xung - Nhắc lại cách làm.
GV chữa bài 
* Củng cố phép chia số tự nhiên, số thập phân phân số.
Bài 2 BTTN trang 50 :- YC HS đọc đầu bài
YC HS tự làm bài.1 HS làm bảng phụ. GV đi giúp HS yếu.
 YC HS đọc bài làm của mình. 
- Nêu miệng kết quả trước lớp.
GV chữa bài. 
*Củng cố cách tìm số dư của phép chia.
Bài 3 BTTN trang 50 :- YC HS đọc đầu bài
YC HS tự làm bài.1 HS làm bảng phụ. GV đi giúp HS yếu.
 YC HS đọc bài làm của mình. 
- Nêu miệng kết quả trước lớp. GV chữa bài. 
* Củng cố cách nhân nhẩm với 0,1; 0,01, 0,001; 10; 100; 1000;4; 0,25.
Bài 4 BTTN trang 50 : (HS TB)-YC HS đọc đầu bài
YC HS tự làm bài. 1 HS làm bảng phụ. GV đi giúp HS yếu.
 YC HS đọc bài làm của mình. GV chữa bài. 
* Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 7 BTTN trang 51 : - YC HS đọc đầu bài
YC HS tự làm bài. GV đi giúp HS yếu.
 YC HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét bổ xung- Nhắc lại cách làm.
GV chữa bài chốt kiến thức theo YC bài tập.
* Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
3)Củng cố - dặn dò.- Tóm tắt nội dung bài - Nhắc chuẩn bị giờ sau
Thể dục.
 Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
I. Mục tiêu.
- Ôn luyện tâng cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bài chân . Yêu cầu thực hiện chính xác động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi:Lăn bóng bằng tay. Nắm được cách chơi, nội quy, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi , mỗi em 1 cầu , 2 quả bóng , 2 lá cờ . 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Môn thể thao tự chọn.
* GV cho HS ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân:
- GV cho HS xếp đội hình 2 hàng ngang , dãn cách , 2 hàng quay mặt vào nhau.
- GV thổi còi làm hiệu lệnh cho HS tập đá.
- GV quan sát , uốn nắn các cặp.
* GV tổ chức cho HS tập luyện theo nhóm 3 người 
- GV quan sát uốn nắn.
b/Trò chơi:“Lăn bóng bằng tay”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi , cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi , tổng kết đánh giá cuộc chơi .
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5-7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp xếp hàng theo YC của GV.
- HS tập theo sự điều khiển của GV.
- HS tập và chỉnh sửa 
- HS tập luyện theo nhóm 3.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các  ... c toán đã học .
Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm.
 -Thực hành sử dụng đúng dấu hai chấm.
 - Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ,bút dạ
 HS :SGK,nháp , vở 
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ(3’) :
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt một câu có dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy đó.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
- GV KL cho điểm.
B– Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- Hỏi : + Dấu hai chấm dùng để làm gì ?
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận về tác dụng của dấu hai chấm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.GV đi giúp HS yếu, HS trung bình.
- Gọi HS chữa bài.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.GV đi giúp HS yếu.
- GV chữa bài trên bảng nhóm.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.
- GV nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Chỉ vì quên một dấu câu.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
* HS yếu + TB làm được : 1a ; 2ab ; 3 
* HS khá , giỏi làm được 1 ; 2 ; 3 và có thể làm thêm bài GV tự cho.
3- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Học thuộc lòng tác dụng của dấu hai chấm.
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 1. Thực hành viết bài văn tả cảnh rõ ràng đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
 2. Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
 3. Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát; biết cách dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá để thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật; diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy kiểm tra.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Gọi HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- Nhắc HS : 
Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp; cách kết bài mở rộng, tự nhiên. Từ các kĩ năng đó em hãy viết bài văn tả cảnh.
- Gọi một số HS cho biết các em chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
3. HS làm bài kiểm tra
4. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài về chấm điểm.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về nhà chuẩn bị ôn tập giữa học kì.
Buổi chiều 
Ôn Tiếng Việt 
 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy , dấu hai chấm)
I. Mục tiêu:
 1. Ôn tập kiến thức về dấu phẩy, dấu hai chấm, tác dụng của phẩy , tác dụng của dấu hai chấm.
 2. Thực hành sử dụng dấu phẩy , dấu hai chấm
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : BTTN TV5 Tập 2; Bảng phụ.
 HS : BTTN TV5 Tập 2; Nháp , vở 
III. Các hoạt động dạy học :
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt một câu có dấu hai chấm và nêu tác dụng của dấu hai chấm đó.
- GV KL cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 6 BTTN TV Trang 55 : 
- Gọi HS đọc đầu bài và nội dung bài.
YC HS tự làm bài vào vở BTTN
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.GV đi giúp HS yếu, HS trung bình.
- Gọi HS chữa bài - GV kết luận lời giải đúng. 
*GV củng cố kiến thức về dấu phẩy.
Bài 7BTTN Trang 55 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở +bảng phụ.GV đi giúp HS yếu.
- GV chữa bài trên bảng nhóm- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào vị trí đó trong câu.
- GV nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài.
Bài 11 BTTN Trang 56: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui
- Yêu cầu HS thảo luận cặp rồi làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 12 BTTN Trang 57 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở +bảng phụ.GV đi giúp HS yếu.
- GV chữa bài trên bảng nhóm - GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.
- GV nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài.
* HS yếu + TB làm : 6 ; 7 ; 11.
* HS khá , giỏi : 6; 7 ; 11 ; 12.
3- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Học thuộc lòng tác dụng của dấu hai chấm.
Kĩ thuật
Lắp rô bốt( tiết 3)
I/ Mục tiêu.
- Thực hành:
Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt.
Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy định.
Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: SGK.bộ đồ dùng kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Khởi động (1’).
- Cả lớp hát bài hát tự chọn.
2/ Bài mới (33’).
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a)Hoạt động 1: Thực hành chọn các chi tiết. 
-GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Hoạt động 2:Thực hành lắp.
* Lắp từng bộ phận.
* Lắp ráp rô bốt hoàn chỉnh.
* HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV làm mẫu kết hợp hướng dẫn.	
c) Đánh giá sản phẩm
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm , Nhóm khác nhận xét.
- GV đánh giá chung.
3/ Hoạt động nối tiếp (1’).
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
I/ Mục tiêu:
- HS có hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. 	
- Giáo dục HS lòng yêu Tổ quốc Việt Nam; Tự hào là con cháu của các Vua Hùng.
II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh, tư liệu, câu hỏi và đáp án về ngày giỗ tổ.
 - Phần thưởng cho cá nhân có điểm số cao nhất.
III/ Các hoạt động chính
Bước 1: Chuẩn bị
GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương trên sách ,báo, mạng và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
HS tìm hiểu theo gợi ý của giáo viên.
Bước 2
Mở đầu, Trưởng ban giám khảo nói ngắn gọn về chủ đề và thể lệ cuộc thi.
Các cá nhân đứng vào vị trí các bàn thi.
Ban giám khảo nêu lần lượt ting câu hỏi, cá nhân nào rung chuông trước được trả lời. Nếu trả lời sai thí sinh tiếp theo dành quyền trả lời.
Bước 3
Trưởng Ban giám khảo công bố tổng số điểm đạt được của mỗi thí sinh.
Tặng phần thưởng cho các cá nhân có số diểm cao nhất.
Ngày soạn : 10.4.2011
Buổi chiều. 
Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2011
Ôn Toán
Luyện tập.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS
 - Củng cố về kĩ năng thực hành về cách tính giá trị biểu thúc, tìm thành phần chưa biết, cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: BTTN Toán5 Tập2.
 - Học sinh: BTTN Toán5 Tập2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.	
A. Kiểm tra bài cũ (3’).
YC HS làm phép tính :21,05 x 1,6 
 37,5 x 2,8 
GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới(32’).
1)Giới thiệu bài : GV nêu MT YC tiết dạy.
2) Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài 8 BTTN trang 51:
YC HS đọc , nêu YC. HS tự làm vở + bảng phụ.
GV đi giúp HS yếu.GV chữa bài KL
* Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
Bài 14 BTTN trang 50:
YC HS đọc , nêu YC. 
HS tự làm vở + 2 HS TB làm bảng phụ.
GV đi giúp HS yếu.GV chữa bài KL.
 *củng cố cách tìm thành phần chua biết của phép tính.
Bài 16 BTTN trang 50:
YC HS đọc , nêu YC. 
HS tự làm vở + 4 HS yếu làm bảng phụ.
GV chữa bài KL.
* củng cố về các phép tính với số đo thời gian.
3.. Củng cố dặn dò :
GV chốt kiến thức trọng tâm – nhận xét tiết học .
Ôn Tiếng Việt 
 Ôn tập làm văn : Tả cảnh( kiểm tra viết ).
I. Mục tiêu:
 Thực hành viết bài tả cảnh trường em trước buổi học.
 Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài , có đủ 3 phần: mở bài , thân bài , kết bài.
Lời văn tự nhiên , chân thật, biết sử dụng nhiều giác quan khi quan sát,biết cách dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hoá thể hiện vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật. 
Diễn đạt tốt mạch lạc.
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Giáo viên: Đề bài chép sẵn bảng phụ.
 - Học sinh: BTTN TV5 Tập2.
III/ Các hoạt động dạy-học.
A/ Kiểm tra bài cũ(3’).
YC HS để dàn bài trước bàn.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
B/ Bài mới (32’): 
1) Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu bài học. 
2) Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra .
* Đề bài: Tả cảnh trường em trước buổi học.
 YC HS đọc đề.
+ Đề bài thuộc thể loại văn gì ?
+ Đề bài YC tả cảnh gì ?
+ YC HS viết bài.
+ GV đi giúp HS .
+Thu chấm một số bài 
+ Nêu nhận xét chung. - HS nghe rút kinh nghiệm.
3. Củng cố dặn dò :Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.Dặn về ôn tập văn tả người
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 32.
I. Mục tiêu.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 32.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 33.
3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt, phương hướng tuần 33.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 23’)
a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. Tổ1: Ba; Tổ 2: Nhất; Tổ 3: Nhì
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:Các em đã có ý thức học tập song kết quả còn chưa cao.
Về đạo đức:Các em đã ngoan, lễ phép đoàn kết với bạn bè.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: ra tập nhanh nhưng chưa đẹp.
Về các hoạt động khác.Tham gia phong tào kế hoạch nhỏ đạt 90%
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.( 9’ )
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
Ôn tập chuẩn bị thi HS giỏi cấp trường, ĐK lần 4
3.Củng cố - dặn dò : ( 3’ )
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lip 5 Tuan 32 Lai.doc