Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 5

Toán

Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài

I. Mục tiêu: Củng cố về:

- Biết tên gọi,kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.

- Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị chính xác.

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

III. Đồ dùng dạy học:

 GV : - Bảng phụ,bút dạ.

 HS :- SGK,Vở , nháp .

IIII. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A– Kiểm tra bài cũ:(5)

- Yêu cầu HS làm bài tập :

Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8 000 đồng 1 kg thì mua được 3 kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6 000 đồng 1 kg thì mua được mấy kg ?

- 2 HS lên bảng (mỗi HS làm 1 cách), lớp làm ra nháp.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 5.
 Ngày soạn : 17 /9 / 2011
Buổi sáng
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Toán
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: Củng cố về:
- Biết tên gọi,kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị chính xác.
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
III. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Bảng phụ,bút dạ.
 HS :- SGK,Vở , nháp .
IIII. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A– Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Yêu cầu HS làm bài tập : 
Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8 000 đồng 1 kg thì mua được 3 kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6 000 đồng 1 kg thì mua được mấy kg ?
- 2 HS lên bảng (mỗi HS làm 1 cách), lớp làm ra nháp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:(30’)
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
 Bài 1:
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK.
- GV hỏi : 1m = ? dm (GV viết cột m : 1m = 10dm) 
 1m = ? dam (GV viết cột m: 1m = 10dm = dam)
- Tương tự làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- HS làm nháp và trả lời.
- Hỏi : Dựa vào bảng hãy cho biết trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
* Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bài 2(a,c): Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 2HS yếu lên bảng làm.
- Lớp làm bài vào vở.GV đi giúp đối tượng yếu. 
- HS và GV nhận xét chữa bài.
*củng cố :Cách đổi các đơn vị đo độ dài từ lớn về nhỏ và ngược lại.
Bài 3:(HS TB) Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS đổi : 4m 37km =  m.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở tiếp các phần còn lại.
- HS làm bài vào vở,
 2 HS TB làm bảng phụ.Gắn bảng HS khá, giỏi nhận xét chữa bài.
*củng cố :Cách đổi từ 2 đơn vị sang 1 đơn vị và ngược lại.
 Bài 4: (HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV chấm bài, nhân xét chữa.
*củng cố : Cách giải bài toán với các số đo độ dài..
3 - Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng , lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 - Hiểu các từ trong bài, diễn biến câu chuyện và ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Giáo dục: HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV: - Tranh minh SGK; tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình, cầu Mỹ Thuận,
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc .
 HS : SGK.
 III. Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ(3’) :
- GV gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá, cho điểm. 
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 4 đoạn của bài
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai : loãng, A-lếch-xây, chất phác,; ngắt nghỉ hơi : Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Anh Thủy gặp anh A-lếch- xây ở đâu ? (HS yếu)
 + Dáng vẻ của anh A-lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ? (HS TB)
 + Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ? (HS khá)
 + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao?
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 4 .
5- Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học – dặn dò.
Chính tả
Nghe - viết : Một chuyên gia máy xúc
I. Muc tiêu:
 - Nghe – viết đúng một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc.
 -Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua
 - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV: Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần ; Bảng phụ.
 HS : SGK , vở,bút.	
III. Các hoạt động dạy học :
A – Mở đầu(3’) :
 - Yêu cầu HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
 - GV nhận xét bài viết trước.
 B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a / Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
 Đoạn văn cho em biết điều gì ?
b / Luyện viết : 
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : buồng máy, công trường, khuôn mặt, nổi bật lên, khỏe, chất phác,
- GV sửa lỗi sai (nếu có)
 - GV kết hợp phân tích, phân biệt một số tiếng : nổi bật lên, khỏe, chất phác
 c / Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 12 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn : Anh hùng Núp tại Cu-ba
Yêu cầu HS viết vào vở những tiếng chứa uô, ua rồi nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
Chữa bài: của, múa; cuốn, cuộc, buôn, muôn
 + có ua : dấu thanh đặt ở chữ u
 + có uô : dấu thanh đặt ở chữ ô
 Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài.
GV chữa bài trên bảng lớp.
Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các thành ngữ.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học – khen các HS viết tiến bộ.
- Dặn dò : ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh đã học và viết lại những chữ sai chính tả vào giấy nháp mỗi chữ 3 lần.
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:
- Theo dõi bạn kể , nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, báo chí về chủ điểm Hoà bình.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) HD học sinh kể chuyện.
a) HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
Giải nghĩa từ: hoà bình
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
b) HD thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
+ 1-2 em kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
* Thực hành kể chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Trao đổi với bạn hoặc thầy cô về các nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
-Cả lớp nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
Nội dung.
Cách kể.
Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
-Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Ngày soạn : 18 / 9 /2011
 Buổi sáng
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Toán
Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu: 
Củng cố về : - Các đơn vị đo khối lượng , mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo khối lượng.
 - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 - Giải các bài tập có liên quan đến các đơn vị đo khối lượng.
-Rèn kĩ năng giải toán đúng, nhanh.
- Giáo dục lòng ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : Bảng phụ,bút dạ.
 HS : SGK , nháp, vở .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A – Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi 2 HS lên bảng điền số : 
12m = ... cm 7cm= ....m
34dam = ..m 9m = ....dam
600m = ... hm 93m = ...hm
- Mời HS dưới lớp đọc bảng đơn vị đo độ dài và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới(32’):
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK.
- GV hỏi: 1kg= ? hg (GV viết cột kg : 1kg = 10hg)
 1kg = ? yến (GV viết cột kg : 1kg = yến)
- Tương tự làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Hỏi: Dựa vào bảng hãy cho biết trong 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2: - Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu cách đổi của phần c, d.
- GV chữa bài và củng cố :Mỗi đơn vị ứng với 1chữ số.
Bài 3: - GV viết lên bảng 1 trường hợp và gọi HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở tiếp các phần còn lại.
- GV chữa bài và củng cố :Muốn điền dấu so sánh được đúng cần đổi các số đo về cùng một đơn vị rồi so sánh..
 Bài 4: Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài và củng cố : Cách giải bài toán.
* Đối tượng yếu làm bài 1a; 2a,b; 3cột 1.
* Đối tượng khá, giỏi làm 1,2,3,4.
3 - Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học- Dặn dò giờ sau.
Khoa học
Thực hành : Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện
I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
 - Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện.
 - GD HS Luôn có ý thức tuyên truyền, vân động mọi người cùng nói “Không!” với các chất gây nghiên.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV: - Thông tin và hình trang 20, 21 SGK.
 HS : - sưu tầm tranh ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
III. Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ(3’) :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì ?
+ Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
- GV nhận xét, cho đ ...  số liệu).
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê. 
Ngày soạn:20/9/2011
Buổi chiều Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2011
Khoa học:
Thực hành: Nói Không! đối với các chất gây nghiện (tiếp)
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
Có ý thức cảnh giác, tránh xa các chất gây nghiện và tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập.
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Khởi động(3’). - Cả lớp hát bài hát yêu thích.
B/ Bài mới(32’).
b) Hoạt động 2:Trò chơi: “Bốc thăm trả lời câu hỏi”.
* Mục tiêu: Củng cố các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý .
* Cách tiến hành. - Nêu yêu cầu bài tập .
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm bốc thăm, trình bày trước lớp và giải thích tại sao lại chọn như vậy?
- HD bốc thăm và trả lời.
- Liên hệ thực tế bản thân.
KL: Tuyên dương đội thắng cuộc.
c) Hoạt động 3: Trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm.
* Mục tiêu: Có ý thức cảnh giác, tránh xa các chất gây nghiện. 
* Cách tiến hành. - Thảo luận cả lớp.
- HD chơi trò chơi. + Các em lần lượt đi qua chiếc ghế, vào chỗ ngồi và bày tỏ ý kiến
- Liên hệ thực tế bản thân trước lớp.
d) Hoạt động 4: Đóng vai.
* Mục tiêu: Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. 
* Cách tiến hành.
- HD đóng vai.
- Chia nhóm 6 đóng vai.
- Nhận xét đánh giá.
2-3 em đọc to phần “Ghi nhớ”.
*KL: (sgk).
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Ngày soạn :21/9/2011
Ngày dạy
Buổi chiều Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011
Thể dục.
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
I. Mục tiêu.
- Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
- Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi,dép quai hậu. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn đội hình, đội ngũ. 
- GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
- GV đi đến các nhóm sửa sai ,uốn nắn.
b/ Trò chơi: “Meo đuổi chuột”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi, cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi, tổng kết đánh giá cuộc chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5-7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động: Kết bạn
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ (cách chào, điểm số, báo cáo, quay, đi đều, cách đổi chân khi sai nhịp...)
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Toán
Mi-li-mét vuông.Bảng đơn vị đo diện tích
I/ Mục tiêu:
Giúp HS: 
-Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi – li – mét vuông. Quan hệ của mi – li – mét vuông với xăng ti mét vuông.
-Biết tên gọi , ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
-Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II/ Đồ dùng dạy học.
-Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a(SGK) phóng to.
-Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b.
III/ Các hoạt dộng dạy học.
A - Kiểm tra bài cũ(3’). Cho HS nhắc lại đơn vị đo diện tích: Héc-tô-mét vuông; Đề-ca- mét vuông.
B – Bài mới(32’):
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li mét vuông.
-Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào?
- Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
-Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
-GV cho HS quan sát hình vuông đã chuẩn bị .
+ Một xăng ti mét vuông bằng bao nhiêu mi-li- mét vuông?
+ Một mi-li-mét vuông bằng một phần bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
3.Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
-Để đo diện tích thông thường người ta hay sử dụng đơn vị nào?
-Những đơn vị đo diện tích nào bé hơn m2?
 -Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn m2?
-Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích.
-Em có nhận xét gì về mối quan giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
-Cho HS đọc lại bảng đo diện tích. 
4. Thực hành.
* Bài 1.(HS yếu) 1 HS làm bảng phụ phần b
Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
* Củng cố cách đọc viết đơn vị đo diện tích mm2
* Bài 2(HS TB)
Cho HS làm bài vào vở.
1HS làm bảng phụ.Chữa bài.
* Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích.
* Bài 3
 Cho HS làm bài vào vở GV chấm một số bài
* Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích
HS yếu,TB Làm bài 1,2. HS khá, giỏi làm cả 3 bài.
5.Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học thuộc bảng ĐV đo diện tích.
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I. Mục tiêu:
 -Hiểu thế nào là từ đồng âm.
 -Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
 -Giáo dục: HS có ý thức cân nhắc, lựa chọn từ trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng phụ
 HS : SGK, vở ,nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ (3’):
 - Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (tiết LTVC trước).
 - GV đánh giá, cho điểm. 
B– Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
 - Yêu cầu HS đọc thầm lại 2 câu văn và gạch dưới từ có cách viết giống nhau ở 2 câu văn.
Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 - GV chốt : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
3. Phần Ghi nhớ ::
 - Thế nào là từ đồng âm ? Lấy ví dụ.
 - Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HTL.
4. Phần Luyện tập 
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trình bày.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, 1 HS đọc mẫu.
- Gọi HS nói nghĩa của từ cờ trong 2 câu văn mẫu.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.GV đi giúp HS yếu.
 - GV chữa bài và củng cố về đặc điểm của từ đồng âm.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, 1 HS đọc mẩu chuyện : Tiền tiêu 
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 - GV chữa bài và củng cố về việc sử dụng từ đồng nghĩa trong giao tiếp.
Bài 4: - Tổ chức cho HS thi giải câu đố nhanh.
 - GV nhận xét và giới thiệu về tác dụng của từ đồng âm trong văn học.
* Đối tượng yếu làm bài 1,2 làm được 2 câu.
* Đối tượng khá ,giỏi làm 1,2,3,4.
5- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : HTL 2 câu đố để đố lại bạn bè, ngời thân.
Tập làm văn
 Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
 -Biếtrút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh(về , bố cục,dùng từ, đặt câu).
 -Nhận được ưu khuyết điểm về bài làm của mình; biết sửa lỗi,viết văn hay hơn
- Giáo dục hS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : - Bảng ghi lỗi cần sửa; Sổ điểm của lớp .
 HS : - SGK , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ: (3’)
B - Bài mới: (32’)
1. Giới thiệu bài: GVnêu mục đích yêu cầu tiết học.
2.Nhận xét chung và chữa lỗi điển hình.
GV nhận xét:Đây là bài văn đầu tiên các em đã biết cách viết song chất lượng chưa cao.Bố cục bài văn đầy đủ nhưng nội dung sơ sài.ý lủng củng,sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp.
Một số em có bài viết sơ sài bố cục chưa đầy đủ như Ngân, Học.
-Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
*Những lỗi điển hình:
+Phần kết luận 
+Phần thân bài
+Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
+ Cho cả lớp tự chữa trên nháp. 
+ Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu.
Trả bài và hớng dẫn HS chữa bài.
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi:
- Sửa lỗi trong bài:
+Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi.
-Học tập những đoạn văn hay bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. -HS nghe.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại cho hay hơn.
+ Mời một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
- GV nhận xét:
3- Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao.-Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Yêu cầu HS về quan sát một cảnh sông nước và ghi lại những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho tiết học sau.
Sinh hoạt lớp.
Kiểm điểm tuần 5.
I. Mục tiêu.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 22’ )
a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:Một số em đã có ý thức học tập tốt còn một số em cần phải cố gắng.
Về đạo đức: Các em ngoan, lễ phép
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:Một số em còn vi phạm nội quy của lớp như: Thành, Tám, Viên.
Về các hoạt động khác.
Tuyên dơng, khen thưởng các HS tiến bộ nhanh: Hưng, Giang.
Phê bình các HS hay quên sách ,vở, đi học muộn:Viên,Thành
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. ( 10’ )
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Tích cực rèn chữ viết, luyện giải toán , viết văn.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3. Củng cố - dặn dò. ( 3’ )
 GV nêu việc cần làm ngay trong tuần tới. Nhận xét buổi sinh hoạt – dặn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5 201112 lai.doc