Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học số 01

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học số 01

Toán:

ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

 I/ Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.

 - Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.

 - Cần làm bài tập 1,2

II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng nhóm

- HS: Bảng con

 III/ Các hoạt động dạy học:

 A/ Bài cũ: - Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số?

- 3 HS làm bài tập

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học số 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư: Ngày soạn: 24 tháng 8 năm 2009
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 26/8/2009
Toán:
ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
	I/ Mục tiêu:	 - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự. 
 - Cần làm bài tập 1,2
II/ Chuẩn bị:	- GV: Bảng nhóm
- HS: Bảng con
	III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: - Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số?
3 HS làm bài tập 
B/ Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng
Ôn tập cách so sánh hai phân số:
a) Hướng dẫn HS nêu cách so sánh 2 PS có cùng mẫu số
	* VD: và => 
	- 2 phân số cùng mẫu số thì phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
	b) Hướng dẫn so sánh 2 PS khác mẫu số:
	* VD: và => quy đồng 2 PS: ; 
	- Vì 20 > 21 nên 	=> vậy: 
	- HS nhắc lại phương pháp so sánh: 	+ đưa chúng về có cùng mẫu số
	+ so sánh 2 tử số.
Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Điền dấu 
- 4 HS lên bảng làm - lớp làm nháp - nhận xét kết quả - ghi điểm.
- Chữa bài: ;	 ; 	 ; 	
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS làm vở - 2 HS làm bảng nhóm - thu chấm - chữa bài.
	a) 	; 	 ;	 .	 b) ;	 ; 	 
3) Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại cách so sánh 2 PS cùng mẫu và khác mẫu.
- Về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: So sánh 2 PS.
- Nhận xét giờ học./.
Tập đọc:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
	I/ Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
	- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (trả lời các câu hỏi SGK)
	- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
	II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ SGK 
 - HS: SGK 
	III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: - 2 HS đọc bài: Thư gửi các học sinh.
 - Bác Hồ khuyên HS điều gì?
	 - Nhận xét - ghi điểm
	B/ Bài mới: 
Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: - 1 HS đọc bài - cả lớp theo dõi SGK
- 4 HS luyện đọc lần 1: Lớp đọc thầm tìm tiếng từ khó - GV ghi bảng hướng dẫn đọc: vàng xuộm, vàng hoe, xoã xuống, hanh hao,...
- 4 HS luyện đọc lần 2: giải nghĩa từ: Lụi, kéo đá, hợp tác xã,...
- 4 HS luyện đọc lần 3: nhận xét
- HS luyện đọc nhóm đôi
- GV đọc toàn bài: giọng chậm rãi, dàn trải. 
b) Tìm hiểu bài: 
Câu 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
- HS kể - GV ghi bảng - giải nghĩa từ.
+ Lúa: vàng xuộm; nắng: vàng hoe, xoan: vàng lịm, lá mít: vàng ối...
Câu 2: HS chọn 1 từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì? 
- HS trả lời - nhận xét - bổ sung.
VD: - bụi mía: vàng xọng => màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
Câu 3: Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? (HS hoạt động nhóm 4) đại diện nhóm trình bày- -nhận xét - bổ sung.
	+ quang cảnh không có cảm giác héo tàn...
	+ ngày nắng không mưa.
? Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp?
+ Không ai tưởng đến ngày hay đêm, chỉ mải miêt đi gặt, kéo đá,...=> con người chăm chỉ, mải miết say mê với công việc.
Câu 4: Bài ca thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
	HS trả lời - chốt ý - rút nội dung
Luyện đọc diễn cảm: 
4 HS đọc nối tiếp bài văn. Tìm giọng đọc.
GV hướng dẫn đọc đoạn văn: “Màu lúa chín... vàng mới.”
HS luyện đọc nhóm đôi
Thi đọc nhận xét – ghi điểm - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố - dặn dò: 
* Nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
- Liên hệ quê hương mình.
- Luyện đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài: Nghìn năm văn hiến.
- Nhận xét giờ học./.
Tập làm văn:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
	I/ Mục tiêu:
	- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết luận. (nội dung ghi nhớ)
	- Chỉ rỏ được cấu tạo 3 phần của bài: Nắng trưa (mục 3)
	- Giáo dục HS vận dụng để viết văn.
	II/ Chuẩn bị: - GV: bảng phụ
	 - HS: SGK + VBT
	III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Mở bài: - Nêu yêu cầu quy định của môn học.
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	B/ Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng.
1) Phần nhận xét: 
	Bài 1: HS nêu yêu cầu: Đọc và tìm hiểu các phần của bài văn.
HS đọc bài: Hoàng hôn trên sông Hương Và đọc phần chú giải.
GV giới thiệu về sông Hương. 
HS xác định 3 phần của bài văn: bài văn gồm có 3 phần
Mở bài: Từ đầu đến yên tĩnh này.
Thân bài: Từ Mùa thu đến chấm dứt
Kết bài: câu cuối bài
GV nói thêm nội dung của từng phần.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: - Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Rút nhận xét về cấu tạo của bài văn.
- HS hoạt động nhóm 4: - Đọc thầm 2 bài văn - thảo luận ghi kết quả vào bảng nhóm - Đại diện nhóm trình bày - nhận xét.
+ Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu sắc khác nhau của cảnh, của vật.
- Tả thời tiết, con người.
+ Bài: Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian...
=> GV hướng dẫn rút cấu tạo của bài văn tả cảnh từ 2 bài văn trên.
	3) Phần ghi nhớ: HS đọc SGK
	- 1HS đọc cấu tạo của bài văn: Hoàng hôn trên sông Hương.
	4) Phần luyện tập: 
Bài1: HS nêu yêu cầu: Nhận xét cấu tạo của bài văn: Nắng trưa 
Lớp đọc thầm - làm vở BT 
HS trình bày - chốt ý - chấm bài – ghi điểm.
Mở bài: Câu văn đầu => Nhận xét chung về nắng trưa
Thân bài: Tiếp... chưa xong => Cảnh vật trong nắng trưa.
Kết bài: Câu cuối.=> Cảm nghỉ về mẹ (Kết bài mở rộng)
Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại hghi nhớ - học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Quan sát và ghi lại buổi sáng (trưa, chiều,...) trong vườn cây (trên đường làng, cánh đồng,...)
- Nhận xét giờ học./.
Lịch sử :
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” 
TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu: 
	- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
	- Trương Định quê ở Bình Sơn - Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định(năm 1859)
- Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
- Biết các đường phố, trường học,...ở địa phương mang tên Trương Định.
II. Đồ dùng dạy học :	- Hình trong SGK.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập HS.
III. Các hoạt động dạy - học :
	A/ Mở bài :- Giới thiệu chương trình Lịch sử lớp 5.
	B/ Bài mới :	* Giới thiệu bài - ghi bảng.
	* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Gv giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kì. (SGV)
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?
+Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
* Hoạt động 2: HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành nhiệm vụ học tập
- HS nêu được: + Băn khoăn suy nghĩ của Trương Định
 + Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái ”
+ Cảm kích trước tấm lòng nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV kết luận nhấn mạnh những kiến thức cần nắm. HS nhắc lại - nêu bài học
C.Củng cố - dặn dò:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
+ Xem lại bài - Chuẩn bị bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
+ Nhận xét giờ học./.
Mĩ thuật:
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I.Mục tiêu:	- Giúp HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
	- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
	- HS khá, giỏi nêu được lí do tại sao mà thích bức tranh.
II.Đồ dùng: Tranh thiếu nữ bên hoa huệ
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới:	* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS đọc thầm mục1(SGK) - Thảo luận N4 
- Hãy nêu một vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại (SGV)
*Hoạt động 2: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
- HS quan sát tranh trả lời.
Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? ( Thiếu nữ áo dài trắng)
Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? ( Hình mảng đơn giản, chiếm nhiều)
Bức tranh còn những hình ảnh nào? ( Bình hoa đặt trên bàn)
- Màu sắt của bức tranh như thế nào ? ( Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng hoà sắc nhẹ nhàng, trong sáng).
Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? ( sơn dầu )
Em có thích bức tranh này không ? Vì sao?
GV chốt lại: SGV
*-Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét giờ học
- Dặn về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh của nhạc sĩ Tô Ngọc Vân.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí./.
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009
Đ/c Lưu soạn và dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 1 TH.doc