Tiết 1: Tập đọc
Đ34: CA DAO LAO ĐỘNG SẢN XUẤT (168)
I. MỤC TIÊU:
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mội người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 17: Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm2009 Tiết 1: Tập đọc Đ34: Ca dao lao động sản xuất (168) I. Mục tiêu: - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mội người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài Ngu Công xã Trịnh tường - 3 HS đọc nối tiếp - Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công xã Trịnh Tường - HS nêu, lớp nhận xét - GV nhận xét chung, ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - mời học toàn bài - 1HS khá đọc - Mời hs đọc nối tiếp bài ca dao: 3 lần - 3 HS đọc/ lần - Lần 1: Đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm - Lần 2: Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ - đọc, luyện phát âm - Đọc, giải nghĩa từ - Đọc bài ca dao theo cặp - Từng cặp luyện đọc - Đọc toàn bài - 1HS đọc - GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe b. Tìm hiểu bài - Tổ chức HS đọc thầm toàn bài trao đổi nhóm 2, trả lời câu hỏi. - đọc thầm, trao đổi nhóm, lần lượt trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung. - Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? * Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần! * Nỗi lo lắng: Đi cấy còn trong nhiều bề: Trông trời, trông đất trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; Trông cho chân cứng, đá mềm; Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. - Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? Công lênh chẳng quản lâu đâu, Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. - Tìm những câu thơ ứng với nội dung sau: a.Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày: Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu b.Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất: Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng. c. Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo: Ai ơi, bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! - Hãy nêu nội dung bài ca dao? Nội dung: Bài cao dao nói lên lao đọng vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. - 1 Hs nêu c. Đọc diễn cảm, học thuộc lòng - Cho hs đọc nối tiếp - 3 học sinh đọc - HD:Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng tâm tình, nhấn giọng những từ ngữ: thánh thót, thơm dẻo, đắng cay, bừa cạn, cày sâu. - Lắng nghe - Luyện đọc diễn cảm bài cao dao, GV đọc mẫu - HS theo dõi, dùng chì gạch chân những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo cặp - Từng cặp luyện đọc. -Thi đọc diễn cảm - Cá nhân, nhóm - GV cùng HS nhận xét, khen nhóm, cá nhân đọc tốt. - Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng - Lớp nhẩm học thuộc lòng bài ca dao - Cá nhân thi học thuộc lòng - GV cùng HS nhận xét ghi điểm cho HS đọc tốt. 3. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung ba bài ca dao - Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau. Tiết 2: Toán Đ83: Giới thiệu máy tính bỏ túi (81) I. Mục tiêu - Bước đầu biết sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân. II. Đồ dùng dạy học - Máy tính bỏ túi III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Làm quen với máy tính bỏ túi - GV cho HS quan sát máy tính bỏ túi - HS theo dõi quan sát - Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi. (Có hai bộ phận chính là các phím và màn hình.) - Hãy nêu những phím mà em biết trên bàn phím - 1 số HS nêu trước lớp - Máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì? - HS nêu ý kiến 3. Thực hiện các phép tính 25,3 +7,09 - GV ghi bảng phép tính trên máy rồi HD Hs thao tác (Như HD SGK) - Thao tác trên máy, ấn các phím sau: - Sau đó cho hs đọc kết quả trên máy tính : 25,3 + 7,09 = 32,39 - Hs đọc kết quả 4. Thực hành Bài 1: GV cho học sinh tự làm bài - HS thực hiện phép tính và kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi và viết kết quả phép tính vào vở. - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác với máy tính để kiểm tra kết quả tính a. 126,45 + 796,892 = 923,342 b. 352,19 - 189,471 = 162,719 c. 75,54 x 39 = 2946,06 d. 308,85 : 14,5 = 21,3 Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân (Dùng máy tính để tính) - 1HS đọc đề - GV gọi 1HS nêu cách sử dụng máy tính để chuyển phân số thành phân số thập phân - HS nêu cách thực hiện trên máy tính bỏ túi - GV cho HS nêu kết quả: = 0,75 ; = 0,625 = 0,24 ; = 0,125 Bài 3: - 1HS đọc - GV yêu cầu HS tự viết rồi đọc biểu thức trước lớp - HS bấm máy tính để tìm giá trị của biểu thức rồi nêu kết quả. - GV nêu yêu cầu HS nêu giá trị của biểu thức 4,5 x 6 - 7 - Học sinh bấm máy tính để tính giá trị của biểu thức rồi nêu kết quả. - GV cùng HS nhận xét, chốt đúng 4,5 x 6 - 7 = 20 IV. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tự thực hiện luyện tập thêm các phép tính Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: Toán Đ 84: Sử dụng máy tính bỏ túi Để giải toán về tỉ số phần trăm (82) I. Mục tiêu: - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính bỏ túi cho các nhóm học sinh. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc một số phép tính cho học sinh bấm máy và nêu kết quả. - HS thực hiện bấm máy - Đọc kết quả - GV nhận xét cho điểm học sinh B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm. a. Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 - Nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 (Tìm thương của 7 : 40 nhân thương đó với 100 rồi viết kí hiệu vào bên phải thương. ) - Yêu cầu HS thực hiện - HS thao tác trên máy tính - Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu ? - Nêu miệng - KL: 7 : 40 = 0,175 - Tỉ số của 7 và 40 là 0,175 - Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5% b. Tính 34% của 56 - HD học sinh bấm các phím 56 x 34% - Yêu cầu HS thực hiện trên máy tính 56 x 34% = 56 x 34 : 100 = 19,04 - HS thao tác trên máy tính bỏ túi. - Vậy 34% của 56 là 19,04 c. Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 - Nêu cách tính ( Lấy 78 : 65%) - Lắng nghe - YC HS bấm máy thực hiện tính 78 : 65 x 100 78 : 65 x 100 = 120 - HS bấm máy tính và tính kết quả -KL: Ta bấm phím 78 : 65% Vậy số cần tìm là 120 3. Luyện tập Bài 1: - Đọc yêu cầu bài tập ? - 1 HS đọc - Bài tập yêu cầu ta tính gì ? (Tính tỉ số phần trăm của số HS nữ và tổng số HS của trường). - 1 hs trả lời - Yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính để tính dòng 1,2 HS khá làm hết cả 4 dòng ghi kết quả vào cột : VD: 311 : 612 = 50,81% - HS làm bài, 1 số HS nêu kết quả. Trường Số học sinh Số học sinh nữ Tỉ số phần trăm của số HS nữ và tổng số HS An Hà 612 311 50,81% An Hải 578 294 50,86% An Dương 714 356 49,85% An Sơn 807 400 49,56 % Bài 2: Đọc yêu cầu bài tập - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi làm dòng 1,2 hs khá có thể làm cả 4 dòng - HS trao đổi theo cặp tính, nêu kết quả. - GV cùng HS nhận xét, chốt đúng 150 : 100 x 69 = 103,5 225 : 100 x 69 = 86,5 Thóc (kg) Gạo (kg) 100 69 150 103,5 125 86,25 110 75,9 88 60,72 Bài 3: Y/C HS đọc đề - 1 HS đọc yêu cầu của đề. - Bài yêu cầu gì ? (Tìm một số biết 0,6% của nó là 30000 đồng 60000 đồng 90000 đồng). - Tổ chức HS tự làm bài vào vở ý a,b - HS tự tính kết quả, chữa bài - Nêu miệng bài giải - GV cùng nhận xét, chốt đúng: Bài giải Để có tiền lãi là 30000 đồng sau một tháng thì số tiền cần gửi tiết kiệm là: 30000 : 0,6 x 100 = 5 000.000 (đ) Để có tiền lãi 60000 đồng sau một tháng thì số tiền cần gửi tiết kiệm là: 60000 : 0,6 x 100 = 10.000.000 (đ) Để có tiền lãi 90000 đồng sau một tháng thì số tiền cần gửi tiết kiệm là: 90000 : 0,6 x 100 = 15.000.000 (đ) Đáp số: 5.000.000 đồng 10.000.000 đồng 15.000.000 đồng IV. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học, về nhà ôn các bào về tỉ số phần trăm. Tiết 2: Luyện từ và câu Đ:34 Ôn tập về câu (171) I. Mục đích yêu cầu: - Tìm được 1 câu hỏi, 1câu kể, 1câu cảm, 1câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó BT1. - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì ? Ai thế nào? Ai là gì ?). Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu BT2. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phân loại các kiểu câu kể. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Đặt câu có từ đồng nghĩa ? Câu có từ đồng âm ? Câu có từ nhiều nghĩa ? - 3 HS đặt câu. Lớp nhận xét. - Nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Ôn tập về các kiểu câu. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Đọc mẩu chuyện vui và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới: - Tổ chức HS ôn lại kiến thức đã học: - HS lần lượt trả lời câu hỏi ? Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì ? ? Câu kể dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu nào ? ? Câu khiến dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì ? ? Câu cảm dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì ? KL: Gắn bảng phân loại các kiểu câu kể mời 1 hs đọc - 1 hs đọc - Đọc yêu cầu bài và mẩu chuyện vui: - 2 HS đọc, lớp theo dõi. - Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 2 - Nhóm 2 trao đổi, trả lời: - Trình bày: - Nhiều HS nêu miệng từng câu. - GV cùng HS nhận xét, chốt đúng: Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi - Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? - Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu có dấu chấm hỏi. Câu kể - Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh: - Câu dùng để kể sự việc. - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm. - Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau. - Bà mẹ thắc mắc: - Bạn cháu trả lời : - Em không biết. - Còn cháu thì viết. - Em cũng không biết. Câu cảm - Thế thì đáng buồn quá! - Câu bộc lộ cảm xúc. - Không đâu! - Trong câu có các từ quá, đâu. - Cuối câu có dấu chấm than. Câu khiến - Em hãy cho biết đại từ là gì ? - Câu nêu yêu cầu, đề nghị. - Trong câu có từ hãy. Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện. Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1 HS đọc,lớp nghe. - Có những kiểu câu nào ? Chủ ngữ vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào ? - Học sinh nối tiếp nhau trả lời. - Y/C hs làm bài tập nhóm 4 vào bảng nhóm - HS thảo luận làm bài vào bảng phụ. - GV gợi ý: + Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện. + Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. - yêu cầu trình bày: - Gắn bảng, đại diện từng nhóm trình bày bài. - GV cùng HS nhận xét, chốt đúng: 1. Câu kể Ai làm gì ? + Cách đây không lâu,// lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót - TN CN tinh - ghêm ở nước Anh/ đã quyết định phạt tiền các công chức VN nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. + Ông chủ tịch Hội đồng thành phố / tuyên bố sẽ không kí bất CN VN cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. 2. Câu kể ai thế nào ? + Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi //công chức/ sẽ bị phạt TN CN VN 1 bảng. + Số công chức trong thành phố / khá đông. CN VN 3. Câu kể ai là gì ? + Đây / là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của CN VN tiếng Anh 3. Củng cố dặn dò ? Có mấy kiểu câu ? Đó là những kiểu câu nào ? - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài giờ sau.
Tài liệu đính kèm: