Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

 (Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)

I. Mục tiêu:

 - Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một văn bản kịch, đọc phân biệt được lời của nhân vật.

 - Từ ngữ: Người công dân số 1, máu đỏ da vàng,

 - Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đương cứu nước, cứu dân.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định( 1 phút):

 2. Kiểm tra( 2 phút): Kiểm tra Sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới( 32 phút): Giới thiệu bài( 1 phút).

 

docx 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
 (Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)
I. Mục tiêu: 	
 - Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một văn bản kịch, đọc phân biệt được lời của nhân vật.
	- Từ ngữ: Người công dân số 1, máu đỏ da vàng, 
	- Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đương cứu nước, cứu dân.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):
	2. Kiểm tra( 2 phút): Kiểm tra Sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới( 32 phút):	Giới thiệu bài( 1 phút).
a) Luyện đọc:
 Hoc sinh đọc lời giới thiệu nhân vật.
- Giáo viên đọc đoạn trích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa.
b) Tìm hiểu bài.
 Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân tới nước?Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
- Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì?
- Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
c. Đọc diễn cảm.
 3 học sinh đọc đoạn kịch theo cách phân vai.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn (từ đầu  nghĩ đến đồng bào không)
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc, đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bộ trích đoạn.
-  tìm việc làm ở Sài Gòn.
- “Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng  anh có khí nào nghĩ đến đồng bào không?”
Vì anh với tôi  công dân nước Việt 
- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được vic làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ- lu Lô-ba  thì  ờ  anh là người nước nào?
- Anh Thành trả lời  vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì
- Học sinh đọc phân vai 
(anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện)
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 3.
- Thi đọc trước lớp.
	4. Củng cố ( 2 phút): 	- Nội dung bài.
	 - Liên hệ - nhận xét.
	5. Dặn dò( 1 phút):	Dặn học sinh về học bài.
Khoa học
DUNG DỊCH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
	- Cách tạo ra một dung dịch.
	- Kể tên 1 số dung dịch.
	- Nêu 1 số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, 1 cố (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):
	2. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): Hỗn hợp là gì?
	3. Bài mới( 32 phút):	
3.1. Giới thiệu bài( 1 phút): 
3.2. Hoạt động 1: Thực hành tạo ra một dung dịch.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
 Để tạo dung dịch cần có những điều kiện gì?
 Dung dịch là gì?
Kể tên 1 số dung dịch mà em biết? (Ví dụ: dụng dịch muối, dung dịch nước và xà phòng )
3.3. Hoạt động 2: Thực hành
Chia lớp làm 6 nhóm.
 Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Giáo viên chốt.
- Nhóm trưởng điều khiển theo hướng dẫn sgk – 16.
- Các nhóm cần tập trung quan sát.
Thảo luận các câu hỏi.
+ ít nhất phải có 2 chất trở lên; trong đó có chất ở dạng thể lỏng và chất hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau.
- Nhóm trưởng điều khiển các công việc theo hướng dẫn sgk- 17.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của mình. Nhóm khác bổ xung.
- Học sinh thảo luận trả lời.
4. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ.
 - Chuẩn bị bài sau.
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
	- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ vẽ hình thang ABC và tam giác ADK
	- Bìa kéo, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):
	2. Kiểm tra( 2 phút): Yêu cầu học sinh nêu Đặc diểm của hình thang.
	3. Bài mới( 32 phút):	Giới thiệu bài( 1 phút).
a) Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt, ghép hình thao tác nhưn sgk (93)
- Học sinh nêu nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK tạo thành.
 Học sinh tính diện tích hình tam giác ADK
+Kết luận: Diện tich hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rồi chia cho 2.
S= (a+b) X h2
S là diện tích
a, b là độ dài các cạnh đáy.
h là chiều cao.
b) Thực hành:
bài 1: Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chữa, nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chấm, chữa.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành cắt ghép theo hướng dẫn.
Kết luận: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Học sinh làm cá nhân, chữa bài.
Kết quả; a) 50 cm2
 b) 84 cm2
- Học sinh làm các nhân, đổi vở kiểm tra:
Kết quả: a) 9 cm2
 b) 20 cm2
- Học sinh làm cá nhân, chữa bảng.
Bài giải
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích hình thang là:
(110+90,2)x100,1: 2= 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
	4. Củng cố( 2 phút):	- Hệ thống nội dung.
	 - Liên hệ – nhận xét.
	5. Dặn dò( 1 phút):	-Dặn học sinh học quy tắc và làm bài tập
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010
Kể chuyện
CHIẾC ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu: 
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dungcâu chuyện.
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn từ ngữ cần giải thích.
+ Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động( 1 phút): 
2. Bài cũ( 2 phút): .
Nhận xét bài kiểm tra.
3. Giới thiệu bài mới( 1 phút): 
4. Phát triển các hoạt động( 31 phút): 
*	Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Vừa kể chuyện vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to như sách giáo khoa.
Sau khi kể, giáo viên giải nghĩa một số từ ngữ khó chú giải sau truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
	-Yêu cầu 1: Kể từng đoạn câu chuyện 
Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý kể những ý cơ bản của câu chuyện không cố nhớ để lặp lại nguyên văn từng lời kể của thầy cô. 
Cho học sinh tập kể trong nhóm.
Tổ chức cho học sinh thi đua kể chuyện.
	 Yêu cầu 2: Kể toàn bộ câu chuyện.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài, cho học sinh thi đua kể toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu 3: Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm.
-Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu ý nghĩa câu chuyện
Bình chọn bạn kể chuyện hay.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
-Tổ chức cho học sinh tập kể lại chuyện.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-Học sinh lắng nghe giáo viên kể
-Học sinh quan sát tranh minh họa
-Học sinh ghi nhớ từ khó
Học sinh Hoạt động nhóm đôi.
-Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn truyện theo tranh.
Học sinh tiếp nối nhau thi đua kể chuyện từng đoạn.
Nhiều học sinh thi đua kể toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp đọc thầm lại câu hỏi, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Học sinh trao đổi trong nhóm rồi trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung.
-Học sinh tự chọn.
-Học sinh thực hiện
-Học sinh lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Chuẩn bị 1 số bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):
	2. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): - Gọi học sinh lên chữa bài 3.
	3. Bài mới( 32 phút):
3.1. Giới thiệu bài( 1 phút): 
3.2. Hoạt động 1: Lên bảng
- Gọi 3 học sinh lên bảng.
- Làm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
3.3. Hoạt động 2: Làm nhóm đôi
Tóm tắt:
a = 120 m
b = 2/3 a
a - h = 5 m
Thửa ruộng: ? kg thóc.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.
- Nhận xét, cho điểm.
3.4. Hoạt động 3: 
Thi giữa 2 nhóm
1. Đọc yêu cầu bài 1.
a) Kết quả:70 (cm2)
b) Kết quả : (m2)
c)Kết quả: 0,46 (m2)
2. Đọc yêu cầu bài 2.
-Học sinh làm bài theo nhóm đôi
Giải
Đáy bé của hình thang là:
120 x = 80 (m)
Chiều cao của hình thang là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là:
(80 + 120) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Thửa ruộng thu được số tiền là:
7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
- Đọc yêu cầu bài 3.
a) Đ
b) Đ
	4. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ.
 - Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đối hoá học.
	- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):
	2. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): -Học sinh đọc mục bạn cần biết tiết trước
	3. Bài mới( 32 phút):	
3.1. Giới thiệu bài( 1 phút):
3.2. Hoạt động 1: Thí nghiệm
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Đại diện lên trình bày kết quả.
Nhận xét
- Sau đó yêu cầu trả lời. 
Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm trên gọi là gi?
 Sự biến đổi hoá học là gì?
- Giáo viên chốt lại
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận.
- Đại diện lên trình bày.
- Giáo viên treo băng giấy ghi kết quả quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm như sgk.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu.
STT
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích
1
Đốt 1 tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Giấy đã bị biến đổi thành 1 chất khác, không con giưc được tính chất ban đầu.
2
Chưng đường lên ngọn lửa
+ Đường từ máu trắng chuyển sang vàng rồi nâu them, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun sẽ cháy thành than.
+ Trong quá trình chưng đường có khói khét.
+ Đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó bị biến đổi thành 1 chất khác
- Gọi là sự biến đổi hoá học.
- là sự chuyển đổi từ chất này sang chất khác.
- Chia lớp làm 6 nhóm- quan sát- ghi kết quả.
4. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
	(Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)
I. Mục đích, yêu cầu:
	1. Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể.
	- Đọc phân biết lời các nhân vật , lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kị ...  hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: “Đây là hình tròn”
- Giáo viên dùng compa vẽ trên bảng 1 hình tròn rồi nói.
- Giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kình hình tròn.
- Giới thiệu cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn.
3.3. Hoạt động 2: Thực hành.
3.3.1. Bài 1 và 2
- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ.
- Nhận xét.
“Đầu chỉ của compa vạch ra 1 đường tròn”
- Học sinh dùng compa vẽ trên giấy 1 hình tròn.
+ Lấy 1 điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn OA là bán kính của đường tròn.
- Học sinh tự phát hiện đặc điểm: “Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau”
- Nhắc lại đặc điểm: “Trong 1 hình tròn đường kính dài gấp 2 lần bán kính”
Rèn luyện kĩ năng sử dụng compa để vẽ hình.
- Học sinh làm vào vở.
3.3.2. Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và 2 nửa hình tròn.
- Học sinh làm vở.
- Nhận xét, chữa.
	4. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Hệ thống bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CHÂU Á
I. Mục tiêu: - Học sinh học xong bài này, giúp học sinh.
- Nhớ tên các châu lục, đại dương.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu Á
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
- Đọc được tên các dãu núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
- Nêu được 1 số cảnh thiên nhiên châu Á và nhạn biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á?
II. Đồ dùng dạy học:
	- Quả địa cầu.
	- Bản đồ tự nhiên châu Á.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): Nhận xét bài kiểm tra cuối học kì I
	2. Bài mới( 33 phút): 	a) Giới thiệu bài( 1 phút).
	b) Giảng bài mới.
1. Vị trí địa lí và giới hạn.
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
 Kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới?
 Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á?
* Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
- Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện các ý của câu trả lời.
2. Đặc điểm tự nhiên.
* Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 
* Đặc điểm tự nhiên của châu Á.
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính
g Bài học (sgk)
- Học sinh quan sát hình 1 rồi trả lời câu hỏi sgk.
- 6 châu lục và 4 đại dương...
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, phí Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Tây và tây nam giáp với châu Âu và châu Phi.
- Học sinh dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu để nhận biết châu Á có diện tích lớn nhất thế giới.
- Học sinh làm việc theo cặp sau đó báo cái kết quả.
- Học sinh quan sát tranh hình 3.
- Học sinh đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ.
- Học sinh nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực ghi trên hình 3. Cụ thể.
a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á
b) Bán hoang mạc (Ca- dắc-xtan) ở Trung Á
c) Đồng Bằng (đảo Ba- li, In- đô- nê- xi-a) ở Đông Nam Á.
d) Rừng tai- ga (Liên Bang Nga) ở Bắc Á.
d) Dãy núi Hi-ma-lay- a (Nê-pan) ở Nam Á
- Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á , trong đó có những vùng núi cao và đồ sộ. Đỉnh Ê- vơ-rét (8848 m) thuộc dãy núi Hy-ma- lay- a cao nhất thế giới.
- Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới và có nhiều cảnh thiên nhiên.
- Học sinh đọc lại.
	3. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về học bài.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI( Dựng đoạn kết bài )
I.Mục tiêu: 
-Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK ( BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài: kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
8’
20’
5’
 1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)
Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài vở 2 đoạn mở bài tả người mà em yêu thích, có tình cảm.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
	Có mấy cách kết bài?
Đó là những cách nào?
Giáo viên theo bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
*	Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về đoạn MB.
Phương pháp: Đàm thoại.
Bài 1:	
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK.
Trong 2 đoạn kết bài thì kết bài nào là kết bài tự nhiên?
Kết bài nào là kết bài mở rộng.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
*	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Phương pháp: Thực hành.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)”.
Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài.
Mỗi em hãy chọn cho mình đề bài tả người trong 4 đề bài đã cho?
Yêu cầu các em sau chọn đề tài, rồi viết kết bài, rồi viết kết bài theo kiểu mở rộng và kết bài theo kiểu không mở rộng.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Giáo viên nhắc lại yêu cầu đề bài gợi ý cho học sinh.
Các em hãy tự nghĩ ra một đề bài văn tả người (không trùng với đề bài em chọn ở BT2)?
Các em viết đoạn kết bài thích hợp với các đề em chọn theo cách tự nhiên hoặc mở rộng?
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, đánh giá cao những đoạn kết bài hay.
*Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2 cách kết bài.
Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Hoạt động lớp.
2 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài.
Tả người thân trong gia đình.
Tả một bạn cùng lớp.
Tả một nghệ sĩ nào em thích.
Học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài mình chọn tả.
Cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ làm việc cá nhân.
Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Học sinh thực hiện, cả lớp nhận xét
Hoạt động lớp.
Bình chọn kết bài hay.
Phân tích cái hay.
Lớp nhận xét.
-Học sinh lắng nghe ghi nhớ
Toán
CHU VI HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
-Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bìa hình tròn có đường kính là 4cm.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
8’
20’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “ Hình tròn , đường tròn “
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Chu vi hình tròn.
4. Phát triển các hoạt động: 
*	Hoạt động 1: Nhận xét về quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn, yêu cầu học sinh chia nhóm nêu cách tính Phương pháp hình tròn.
GV chốt :
+ Chu vi hình tròn là độ dài của một đường tròn 
+ Nếu biết đường kính.
Chu vi = đường kính ´ 3,14
C = d ´ 3,14
+ Nếu biết bán kính.
Chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: ( a, b)
Lưu ý bài d = 4 m = 0,8 m
 5
Bài 2: ( c)
Lưu ý bài r = 1 m có thể đổi 3,14
 2
® phân số 
Bài 3:
Giáo viên nhận xét.
*	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc bán kính . 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập: 2, 3 / 98
Chuẩn bị: “ Luyện tập “
Nhận xét tiết học 
Hát 
HS thực hành vẽ hình tròn .
Hoạt động nhóm, lớp.
Tổ chức 4 nhóm.
Mỗi nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
Học sinh đọc đề.
Làm bài.
Sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Làm bài.
Sửa bài.
Cả lớp đổi tập.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề tóm tắt.
HS vận dụng công thức để tính chu vi của bánh xe .
1 học sinh lên bảng giải.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Chính tả (Nhớ- viết)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nghe viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
	- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô để viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II. Chuẩn bị:
	2 tờ giấy khi nội dung bài 2 (3)
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định( 1 phút):	-Lớp hát một bài
	2. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): 
	3. Bài mới( 32 phút):	
3.1. Giới thiệu bài( 1 phút): 
3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Giáo viên đọc bài viết.
- Tìm hiểu nội dung.
 Bài chính tả cho em biết điều gì?
- Nhắc học sinh chú ý những tên riêng cần viết hoa.
- Giáo viên đọc chậm.
- Giáo viên đọc.
- Giáo viên chấm 7- 10 bài.
- Nhận xét chung.
3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3a) Lên bảng.
- Nhận xét giờ.
- Học sinh theo dõi trong sgk.
- Học sinh đọc thầm lại bài chính tả.
Nguyễn Trung Thực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh, ông đã có 1 câu nói khảng khái, lưu danh muôn thưở: “bao giờ  người Nam đánh Tây”.
Nguyễn Trung Trực, Vàm cỏ, Tân An, Long An, Tay Nam Bộ, Nam Kì, Tây
- Học sinh viết.
- Học sinh soát lỗi.
Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài 2. Nhắc học sinh ghi nhớ.
+ Ô 1 là chữ r/ d/ gi
+ Ô 2 là chữ O hoặc Ô.
Mầm cây tỉnh giấc, vươn đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt ướt
Quất gom từng hạt nắng rơi.
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Đọc yêu cầu bài 3a.
- Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi.
Bác nông dân ôn tồn giảng giải 
-  Nhà tôi còn bố mẹ già 
- Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai.
	4. Củng cố- dặn dò( 2 phút):
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ. 
 - Dặn ghi nhớ những từ đã luyện.
Quang Yên, ngày ....tháng....năm 2009 	Quang Yên, ngày ....tháng....năm 2009
 BGH DUYỆT PHỤ TRÁCH KHỐI DUYỆT
.................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
................................................................... .......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 19-sang-hoa.docx