Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 21

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 21

Sáng TẬP ĐỌC

 Tiết 41: TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục tiêu

 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu một số từ ngữ khó trong bài: Hạ chỉ, trí dũng song toàn, tiếp kiến, điếu văn.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Giang Văn Minh một sứ thần trí dũng song toàn bảo vệ được danh dự, tự hào dân tộc. Khi đi sứ nước ngoài.

 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ; – HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 - HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng và nêu đại ý bài.

 * Giới thiệu bài

 

doc 73 trang Người đăng hang30 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012
Sáng Tập đọc
 Tiết 41: 	 trí dũng song toàn 
I. Mục tiêu
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu một số từ ngữ khó trong bài: Hạ chỉ, trí dũng song toàn, tiếp kiến, điếu văn.
	 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Giang Văn Minh một sứ thần trí dũng song toàn bảo vệ được danh dự, tự hào dân tộc. Khi đi sứ nước ngoài.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ; – HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng và nêu đại ý bài.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc 
 - Luyện đọc đoạn: 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, gọi HS đọc 2 - 3 lượt. GV kết hợp hướng dẫn phát âm, giải nghĩa từ khó.
	- Luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc mẫu
HĐ3: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. GV bổ sung kết hợp giảng bài.
+) Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ? 
 - Vờ khóc than vì không có mặt để làm giỗ cụ tổ 5 đời nhà mìnhbỏ lệ góp giỗ LiễuThăng.
+) HS nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh. 
+) Vì sao vua nhà Minh sai người hãm hại ông Giang Văn Minh ? 
 - Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong chiều , còn giám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Tống Nguyên, Nam Hán đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại ông.
+) Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh trí dũng song toàn ? 
 - Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
+) Bài văn cho em biết điều gì ? HS phát biểu, GV nêu ý chính của bài và ghi bảng.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
	- Gọi HS đọc lại bài, cả lớp lắng nghe và nêu cách đọc diễn cảm. GV bổ sung.
	- GV đọc mẫu. HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
 - Các nhóm thi đọc trước lớp.
	- Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất. GV nhận xét ghi điểm.
HĐ5: Củng cố, dặn dò 
 - GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
 - Nhận xét tiết học dặn HS về nhà chuẩn bi bài Tiếng rao đêm. 
Đạo đức
 Tiết 21: uỷ ban nhân dân xã (phường ) em
I.Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết: 
- Cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã(phường).
- Thực hiện ác quy định của UBND xã(phường); tham gia cá hoạt động của UBNDxã (phường) tổ chức.
 - Tôn trọng UBND xã (phường).
 * Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II.Tài liệu và phương tiện 
 GV: Tranh phóng to trong bài – HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ của tiết trước.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu câu truyện ủy ban nhân dân xã (phường) em
* Mục tiêu:
- HS biết một số công việc của UBND xã, và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã.
* Cách tiến hành:
	- Đọc chuyện ủy ban nhân dân xã (phường) em.
	- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
	- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp cùng trao đổi bổ sung.
	- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ ủy ban hoàn thành công việc.
	- GV gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Làm bài tập 1 GSK
* Mục tiêu:
- HS biết một số việc làm của UBND xã.
* Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
	- HS thảo luận.
	- Đại diện nhóm trả lời, cả lớp cùng nhận xét bổ sung.
	- GV kết luận: Trường hợp b, c, d, đ, e, h, i là việc làm của UBND xã.
HĐ4: Làm bài tập 3 SGK
* Mục tiêu: 
- HS nhận biết được các hành vi,việc làm nào phù hợp khi đến UBND xã.
* Cách tiến hành:
	- Yêu cầu HS trao đổi cặp để trả lời bài tập 3. HS phát biểu ý kiến.
	- GV kết luận: +) b, c là hành vi, việc làm đúng.
 +) a là hành vi không nên làm.
HĐ5: Hoạt động tiếp nối
 - Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở ; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em 
mà UBND xã (phường) đã làm.
Lịch sử
 Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết Đế quốc Mĩ phá hiệp định Giơ- ne- vơ, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài.
	- Biết được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm.
	- Thấy được tinh thần quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II/.Đồ dùng dạy học
	- GV:Bản đồ hành chính VN, SGK.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1/ Kiểm tra.
	Giới thiệu bài
 HĐ2: Nội dung hiệp định Giơ- ne- vơ
	- Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu khái niệm: Hiệp thương, Tổng tuyển cử, Tố cộng, Diệt cộng, Thảm sát.
	+/ Tại sao có hiệp định Giơ - ne- vơ? (Hiệp định Giơ - ne - vơ là hiệp đinh Pháp kí với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở Điện Bên Phủ. Hiệp đinh được kí ngày 21/7/1954)
	+/ Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ - ne- vơ là gì? (Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN. Theo hiệp định, sông Bến Hải là giới tuiyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc, quên Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiền hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.)
	+ Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta? (Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập, tự do và thống nhất đất nước của nhân dân ta.)
	- HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.GV kết luận. 
	- HS trao đổi làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và giải quyết các vấn đề sau:
	+ Mĩ có âm mưu gì? ( Âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam VN)
	+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ- ne- vơ?
	(Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm; Ra sức chống phá lực lượng cách mạng; Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, đòi tổng tuyển cử, thống nhất đất nước; Thực hiện chính sách “Tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”)
+ Những việc làm của Mĩ gây hậu quả gì cho dân tộc ta? (Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài.)
	+ Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt, nhân dân ta buộc phải làm gì? (Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mĩ và tay sai)
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác, bổ sung. 
- GV kết luận chung. 
HĐ3/ Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2011
Sáng Khoa học
Tiết 41: năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
	- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động, ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
	* Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: máy tính bỏ túi, hình trang 84, 85/SGK.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Nêu ví dụ về các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, ... nhờ được cung cấp năng lượng ? - GV nhận xét và ghi điểm. 
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Thảo luận
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm thảo luận các câu hỏi
 +) Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào ?
 +) Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
 +) Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu
 Bước 2: Làm việc cả lớp	
 - Một số nhóm trả lời và cả lớp nhận xét bổ sung.
	 - GV kết luận : Mặt trời cung cấp năng lượng dưới dạng ánh sáng và nhiệt. Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khỏe mạnh. Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão, ... trên trái đất.
HĐ3: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động,  của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình 2, 3, 4 để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 84, 85/SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: Con người sử dụng năng lượng mặt trời cho cuộc sống: chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối, phát điện,...
HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế. HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhận xét giờ học nhắc, HS chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe viết)
 Tiết 21 : trí dũng song toàn 
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu r/d/gi, có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
 * Rèn kĩ năng viết và tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
HS: Vở bài tập TV - GV: Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS lên bảng và đọc cho HS viết những từ có chứa âm đầu r, d, gi.
 - Nhận xét chữ viết của HS.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
* Trao đổi về nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc to đoạn văn cần viết, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. 
- HS trả lời. GV nhận xét và kết luận: Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai để luyện viết: thảm hại, giận quá, linh cữu,...
* Viết chính tả
 - GV nhắc HS cách trình bày bài.
 - GV đọc đọc bài cho HS viết theo tốc độ quy định. GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. * Thu một số vở chấm, nhận xét bài của HS
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài1: - HS trao đổi làm bài vào vở BTTV, 2 nhóm làm phiếu.
 - Đại diện nhóm chữa bài, nhóm khác nhận xét bổ sung:
 a) Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, hoặc gi;
	+) Giữ để dùng về sau: dành dụm, để dành, dành tiền.
	+) Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ, rành mạch, ...
	+) Đồ dùng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành, cái rổ.
Bài 2: - HS tự làn bài và chữa bài.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 Nghe cây lá rầm rì. Gió chẳng bao giờ mệt !
 Là gió đang dạo nhạc. Hình dáng gió thế nào.
 Quạt dịu trưa ve sầu.
 Cõng nước làm mưa rào.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giời học.
 - Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài.
luyện từ và câu
Tiết 41: mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu 
Giúp HS:
- Mở rộng và hệ thống thống hóa m ...  ghi sẵn mẫu cấu tạo 3 phần của một chương trình.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bãi 1; 
 - 2HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập (Mốu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các yêu cầu.)
	- HS cả lớp đọc thầm syu nghĩ và trả lời các câu hỏi SGK.Sau đó phát biểu ý kiến,Gv gắn bảng phụ có ghi rõ phần mục đích:
 I: Mục đích:
	- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì?Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+ Cần chuẩn bị: Bánh kẹo hoa quả, chén đĩa, 
 Làm báo tường.
 Chương trình văn nghệ.
+ Phân công: Bánh, hoa quả(Tâm, phượng và các bạn nữ).
 Tranh trí lớp học( Trung, Nam, Sơn)
 Ra báo (Chủ bút, Thủy, Minh+ ban biên tập.Cả lớp viết)
 Các tiết mục,(dẫn chương trình,Thu phương)
	HS trả lời song GV gắn tấm bảng thứ 2, 3 lên bảng:
 II:Phân công công việc;
	Hãy trình bày diễ biến của buổi liên hoan.
 III: Trương trình cụ thể.)
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu đề bài.Lập một CTHĐ:
	- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
	- GV chia lớp thành 6 nhóm, Giao bút dạ, bảng phụ cho các nhóm làm bài, nhóm làõmong trước gắn bảng.
	- Đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
	- Cả lớp cùng GV nhận xét,bổ sung vào CTHĐ của các nhóm .
3/ Củng cố dăn dò
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những nhóm có ý thức học tập tốt và lập được những CTHĐ cụ thể cho nhóm mình. 
 Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau: “Lập chương trình hoạt động cho tuàn 21”.
Địa lý
 Tiết 20: châu á ( tiếp theo)
 I/Mục tiêu
	Giúp HS:
- Nêu được đặc điểm dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu á và lợi ích của các hoạt động này. 
- Dựa vào lược đồ nhận biết được sự phân bố một số HĐ sản xuất của người dân châu á.
- Kể tên các nước Đông Nam á.Nêu tên một số nước Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy- học
	Bản đồ tự nhiên châu á,bảng đồ các nước châu á, phiếu học tập.
II/ Các hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra bài cũ.
	HS1: Nêu vị trí và giới hạn của châu á.
 HS 2: Lên bảng chỉ trên bản đồ TG các dẫy núi, đồng bằng lớn của châu á
B/ Dạy bài mới.
*HĐ1: Dân số châu á.
	- GV treo bảng số liệu về dân số, diện tích.Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích, dân số của châu á với các châu lục khác để chỉ ra mật độ dân số của châu á.
	HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung.
*GV kết luận:Châu á có số dân đông nhất thế giới,hơn 45 lần dân số châu Mĩ.hơn 4 lần dân số châu Phi, hơn 5 lần dân số châu Âu.hơn 12 lần dân số châu Đại Dương. Trong các châu lục thì châu á có mật độ dân số lớn nhất. để nâng cao đời sống một số nước cần phải giảm sự gia tăng dân số.
* HĐ 2: Các dân tộc ở Châu á.
	- HS quan sát hình minh họa SGK trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
	+Người dân châu á có màu da như thế nào?
	+ Em có biết vì sao người Bắc á có nước da sáng màu còn người Nam á lại có nước da sẫm màu?
	+ Các dân tộc ở châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
	+ Dân cư châu á tập trung nhiều ở vùng nào?
	-Đại diện báo cáo kết qủa thảo luận. GV nhận xét kết luận: Phần lớn dân cư châu á là người da vàng và sống tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.Mỗi dân tộc có các trung phục, phong tục tập quán khác nhau nhưng họ đều có quyền bình đẳng sống và học tập như nhau.
*HĐ3: HĐ kinh tế của người dân Châu á.
	-HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu á, trao đổi cặp trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào lược đồ em hãy cho biết nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu á?
+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu á là gì?
+ Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác? 
+ Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
+ Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu á?
- Đại diện HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
* GV kết luận: Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt trứng, sữa.Một số nước phát triển công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.
* HĐ4: Khu vực đông nam á
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập, một nhóm làm phiếu to. Mời một nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày yêu cầu các nhóm khác theo dõi. Các nhóm khác nhận xét kết luận về phiếu làm đúng, sai.
Phiếu học tập
1/ Hãy xem lược đồ các khu vực châu á và chọn câu trả lời bằng cách đánh dấu x vào ô trống có ý đúng:
a. Lãnh thổ đông nam á gồm các bộ phận:
	 Phần lục địa phía đông nam á.
	 Các đảo và quần đảo ở phía đông nam lục địa châu á.
	 Một phần lục địa và các đảo, quần đảo ở phía đông nam châu á.
b. Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam á.
	Núi đồi là chủ yếu. đồng bằng là chủ yếu.
c. Các đồng bằng của khu vực Đông Nam á nằm chủ yếu ở:
	 Phần lục địa.
	 Dọc các sông lớn và ven biển.
2. kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam á:
..
Khí hậu gió mùa nóng ẩm
Nhiệt đới, có đường xích đạo đi qua.
....3. Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:
Nóng
Vị trí
Nhiều mưa. Gió mưa thay đổi theo mùa
Gần biển, có gió mùa
4. Kể tên một số ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
.
* GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
* Củng cố dặn dò; 
- GV nhận xét tiết học tuyên dương các nhóm tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng, dặn HS chuẩn bị bài cho buổi học sau “Các nước láng giềng của Việt Nam”
Chính tả
 ( nghe - viết)
 Tiết 20: Cánh cam lạc mẹ
I/ mục tiêu:
	Giúp HS :
- Nghe viết chính xác, đẹp bài Nhà yêu nước Cánh cam lạc mẹ.
 - Nghe mviết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ đồ dùng dạy học
	Bảng phụ, HS vở bài tập TV
III/ các hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS nghe- viết.
*Tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV đọc bài Cánh cam lạc mẹ. Lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì? 
- HS phát biểu ,GV nhấn mạnh: Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bè bạn.
- HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ lẫn, cần viết hoa, khó viết.
( khản đặc, xô vào, râm ran.) GV đọc lại cho HS tập viết tiếng khó vào bảng con, hai em lên bảng viết.
* HS viết bài: GV đọc cho HS viết chính tả.
* Soát lỗi và chấm bài.
- Chấm1/3 số bài của HS trong lớp
- GV nêu nhận xét bài viết của HS 
3/ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc độc lập và tổ chức cho HS báo cáo kết quả dưới hình thức thi tiếp sức. 
	- GV hỏi HS tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn:giúp HS hiểu:
 	(Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng nếu thuyền chìm thì anh ta cũng rồi đời.)
	- Cả lớp cùng sửa theo lời giải đúng: 
a. Sau khi điền r/d/gi vào chỗ trống sẽ có các tiếng: 
*ra, giữa , dòng, rò, ra,duy, ra, giấu, giận,rồi.
b.Sau khi điền o/ô vào chỗ trống sẽ có các tiếng sau:
*đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn,một.
- Gọi 2,3 em đọc lại toàn bộ mẩu chuyện
3/ Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học , dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Chiều thứ sáu:
 Lịch sử
 Tiết 20: Ôn tập chín năm kháng chiến
 bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS :
	- Lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sửtiêu biểu kể từ năm 1945- 1954 dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học.
	- Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ hành chính VN. Lược đồ chiến dịch đã học, phiếu học tập.
	- Một cành cây treo các câu hỏi để HS lên chơi trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy học.
* HĐ1: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
	- Yêu cầu trao đổi nhóm 4. 1nhóm làm bảng phụ sau đó gắn bảng rồi trình bày lớp nhận xét, bổ sung để hoàn thành bảng sau:
Bảng thông kê các sự kiện sịch sử tiêu biểu
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cuối năm 1945 đến năm 1946.
- Đẩy lùi giặc đói và giặc dốt.
19 – 12- 1946
Trung ương Đảng và chính phủ ophát động phong trào toàn quốc kháng chiến.
20 - 12- 1946
- Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
20 -12- 1946
- Cả nước đồng loạt nổ ssúng chiến đấu tiêu biểu là cuộc choiến đấu của nhân dân thủ đô Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.”
Thu - Đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc “Mồ chôn quân Giặc Pháp”
Thu - Đông 1950 từ 16- 18/ 9/ 1950.
- Chiến dịch Biên giới.
- Trận Đông Khê gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
Sau chiến dịch Biên giới.
- Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnhchuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 2 -1951
- ĐH ĐB toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ cho K/c
Tháng 1 – 1952
- Khai mạc ĐH chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.ĐH đã bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
30 -3- 1954 đến 7 -5- 1954
- Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu Mai.Anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo.
* HĐ2: Tổ chức trodf chơi “Hái hoa dân chủ”
	- GV hướng dẫn cách chơi, chia lớp thành 3 tổ lên hái hoa.Một bạn dẫn chương trình 3 bạn đại diện cho 3 tổ làm ban giám khảo.
- Tổng kết trò chơi đội nào dành được nhiều hoa điểm 9-10 là đội thắng cuộc.
* Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 Sinh hoạt
Tiêt 20: Kiểm điểm hoạt động tuần 20
I/ Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
	- NHắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 21)

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 21.doc