Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 20

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 20

Toán

Luyện tập

I. - Mục tiêu:

 Giúp HS :

 - Biết tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

 - Giải toán có liên quan đến chu vi hình tròn.

 - Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.

 - Giáo dục lòng ham học bộ môn.

II- Đồ dùng dạy học:

 GV : Com pa ; Bảng phụ,bút dạ.

 HS : Com pa; SGK ,vở, nháp .

III. - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A – Kiểm tra bài cũ:3

- Gọi 1 HS làm bài 3 SGK trang 98

- Gọi HS dưới lớp nêu cách tìm chu vi hình tròn

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 20.
Ngày soạn : 8.1.2011
Buổi sáng .
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011.
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I. - Mục tiêu: 
 Giúp HS : 
 - Biết tính chu vi hình tròn , tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
 - Giải toán có liên quan đến chu vi hình tròn.
 - Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.
 - Giáo dục lòng ham học bộ môn.
II- Đồ dùng dạy học:
 GV : Com pa ; Bảng phụ,bút dạ. 
 HS : Com pa; SGK ,vở, nháp . 
III. - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A – Kiểm tra bài cũ:3’ 
- Gọi 1 HS làm bài 3 SGK trang 98
- Gọi HS dưới lớp nêu cách tìm chu vi hình tròn
- GV nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:32’
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Luyện tập: 
Bài 1a,b: (HS yếu) - Gọi 1 HS đọc đề bài . Học sinh hoạt động cá nhân.
- 2 HS yếu làm bài trên bảng phụ. HS cả lớp làm vở.Gọi HS nhận xét chữa bài.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau.GV chấm 5 bài HS TB, yếu
- GV củng cố: công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân.
Bài 2: (HS TB)- Gọi 1 HS đọc đề bài.HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.gọi 1-2 HS lên bảng trình bày.
- GV chữa bài và củng cố : Tìm 1 số chưa biết của 1 tích và kĩ năng làm tính với số thập phân.
Bài 3a, bài 1,2: (HS khá, giỏi)- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề :+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- GV hướng dẫn : bánh xe lăn được 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.GV chấm bài HS khá giỏi.
- GV chữa bài và củng cố cách làm.
*Củng cố cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
3 - Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò : Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc:
Thái sư Trần Thủ Độ
I- Mục tiêu :
- Đọc đúng , lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài và ý nghĩa của bài : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục: HS luôn gương mẫu trong học tập và trong cuộc sống.
II - Đồ dùng dạy học : 
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK; Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn 
 Luyện đọc 
HS : SGK .
III - Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ :5’
- GV gọi 4 HS đọc phân vai phần 2 trích đoạn kịch Người công dân số Một và trả lời :
+ “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?
+ Nội dung chính của phần 2 là gì ?
- GV đánh giá cho điểm. 
B – Dạy bài mới :30’-32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.tự chia đoạn.GV chốt.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 3 phần của bài.
+ Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : lập nên, lại là, phép nước, lấy làm lo lắm, 
+ Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp và gọi 1 cặp đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?( HS yếu)
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? (HS TB)
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?(HS khá, giỏi)
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
-Gọi HS nêu nội dung của bài, GV ghi bảng 2-3 HS đọc lại.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- GV treo bảng phụ tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 3
5- Củng cố, dặn dò:
- Gọi 5 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Câu chuyện ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Chính tả. (Nghe - viết )
Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu :
 - Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.
 - Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi.
 - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.Biết che chở yêu thương giúp đỡ bạn bè.
* Giáo dục HS tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên , nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng nhóm,bút dạ
 HS : SGK , vở ,bút.
III.Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- Gọi 3 HS lên bảng GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp các từ ngữ : tỉnh giấc, trốn tìm, lim dim, nắng rơi, giảng giải, dành dụm,
- GV nhận xét, cho điểm. 
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a)Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời : 
+ Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào ?
+ Những con vật nào đã giúp cánh cam ?
+ Bài thơ cho em biết điều gì ? 
* Em hãy kể tên 1 số việc làm thể hiện tình cảm yêu quý các con vật trong môi trường thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b)Luyện viết : - YC HS nêu những từ khó , rễ viết sai.
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai :vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran, - HS viết ra nháp. 1 HS lên bảng viết.
 - GV sửa lỗi sai (nếu có)- Gọi 1 HS đọc lại các từ vừa viết.
 - Hướng dẫn HS cách trình bày bài.
c)Viết bài chính tả : - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết- GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần- GV chấm và nhận xét 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2a :- GV chọn bài và nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS đánh số thứ tự các ô trống và viết các từ cần điền theo thứ tự đó.
- 1 HS làm bảng phụ-HS vàGV chữa bài trên bảng- Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện.
- Hỏi : Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học- Viết lại các từ sai chính tả. Dặnvề nhà kể lại câu chuyện Giữa cơn hoạn nạn cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I. Mục tiêu :
 - Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1);xếp được các từ chứa tiếng côngvào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ ông dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.
- HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay đổi được từ khác
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
- Giáo dục: HS có ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ người công dân.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ,bút dạ
 HS : SGK , vở , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- Gọi 2 HS đọc lại bài tập 2 tiết trước.
- Hỏi :
+ Câu ghép trong đoạn văn là câu nào ?
+ Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
- GV đánh giá, cho điểm.
B – Dạy bài mới :32-35’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài, cả lớp theo dõi SGK
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời.
-GVchốt :Công dân là người dân của một nước,có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Bài 2 : ( dành cho HS yếu)
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 thực hiện yêu cầu của bài .
- Gọi HS yếu đại diện các nhóm trả lời và giải thích cách làm của nhóm mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : (HS TB)
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu bài.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Hỏi :
+ Em hiểu thế nào là nhân dân ? Đặt câu với từ nhân dân.
+ Dân chúng có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ dân chúng.
Bài 4: - Gọi 1 HS đọc nội dung bài- GV hướng dẫn HS làm bài- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp phát biểu.- GV nhận xét và kết luận
3- Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc lại các từ được học trong tiết học- Nhận xét giờ học
Ôn Toán
Ôn tập về cách tính chu vi hình tròn
I.Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố về cách tính chu vi hình tròn.
Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.
Giáo dục học sinh ý thức ham học tập.
II.Chuẩn bị: GV phấn màu, bảng phụ, bút dạ
 HS: VBT,nháp
III.Hoạt động dạy-học
A.Kiểm tra(5’)
Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
Gọi 2 HS nhắc lại: cách tính chu vi hình tròn.
GV nhận xét cho điểm.
B.Dạy bài mới(32’)
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập.
GV hướng dẫn, chữa từng bài để củng cố kiến thức.
Bài 2,4 VBT tr5,6 (HS TB)
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu
 3 HS TB làm miệng nêu kết quả và cách làm-HS khác làm vở, GV chấm4 bài
 HS khá giỏi nhân xét
 GV chốt lại cách tính chu vi hình tròn.
Bài 3, VBT tr5(HS yếu)
2HS đọc yêu cầu
 1HS làm bảng phụ-Lớp làm vở, GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
Củng cố cách tính chu vi hình tròn.
Bài 5,6 VBT tr6(HS khá, giỏi)
2HS đọc yêu cầu
2HS làm bảng phụ- Lớp làm vở .GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
Về nhà chuẩn bị bài sau
Thể dục.
Tung và bắt bóng-Trò chơi: Bóng chuyền sáu.
I.Mục tiêu.- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bắng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác...
- Tiếp tục làm quen trò chơi “ bóng chuyền sáu ” . Yêu cầu nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi , vài quả bóng , mỗi em 1 dây, giày. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phơng pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, 
 tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay .
- GV làm mẫu lại các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
b/ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV làm mẫu sau đó cho HS ôn theo nhóm 
- GV quan sát uốn nắn.
- Chọn 1 số em đại diện tổ lên thi nhảy 
b/ Trò chơi: “ Bóng chuyền sáu ”.
- Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, HD luật chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi , tổng kết đánh giá cuộc chơi .
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học
5 - 7’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy nhẹ nhàng trên sân tập .
- Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác : tung và bắt bóng bằng hai tay , tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay.
- Chia nhóm tập ... 
I. Mục tiêu :
 - HS nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT )
 -Nhận biết các quan hệ từ , cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép .
 - HS khá, giỏi giải thích được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
- Giáo dục HS lòng ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 ; 3.
 HS : SGK , vở.
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
 - Gọi 2 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa với từ công dân và đặt câu với một trong số các từ vừa tìm được.
- Gọi HS dưới lớp trả lời : Công dân có nghĩa là gì ? 
- GV đánh giá, cho điểm.
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
 Bài 1 : - Gọi 1HS đọc toàn bộ nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - GV chữa bài, kết luận lời giải đúng .
Bài 2 : (HSkhá, giỏi) - Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài : dùng gạch chéo tách các vế câu ghép, khoanh tròn vào từ, dấu câu nối các vế câu. Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (HS TB) - Hỏi :
+ Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau ?
+ Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào ?
3. Phần Ghi nhớ:- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đặt câu ghép có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
4. Luyện tập:
Bài 1: ( HSyếu, TB)- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS dùng bút chì làm vào SGK.Gọi HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: (HS khá,giỏi) - Gọi HS đọc nội dung bài.1HS làm bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở.HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày.
- GV chữa bài và gọi HS nêu các phương án khác.
5- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ.
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể bước đầu biết cách lập Chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt tập thể.
 - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20 / 11 theo nhóm.
 - Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục HS ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : 5 bảng nhóm viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ (BT2 ) ; 
 HS : SGK , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- GV nhận xét về bài viết của HS trong tiết trước.
B – Dạy bài mới :32’ -35’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 :
- Goi 2HS khá đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Hỏi : Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì ?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời từng câu hỏi SGK.
- Hỏi :
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì ?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức hoạt động nào để chúc mừng thầy cô ?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì ?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm ?
+ Hãy kể lại trình tự của buổi liên hoan.
+ Theo em, một chơng trình hoạt động gồm có mấy phần? là những phần nào ?
- GV giới thiệu : Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thủy Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một chơng trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động đợc tất cả mọi ngời. Các em hãy lập lại chơng trình hoạt động đó.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 lập chơng trình hoạt động theo yêu cầu SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : 
+ Lập chơng trình hoạt động có tác dụng gì ? 
+ Hãy nêu cầu tạo của một chơng trình hoạt động.
- Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập về câu ghép
I. Mục tiêu :
 1. Xác định được số lượng câu ghép trong đoạn văn.
 2. Nhận biết các QHT, cặp QHT đựơc sử dụng trong câu ghép; biết cách thay câu ghép bằng câu đơn.
 3. Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để thay quan hệ từ đã cho trong câu bằng các quan hệ từ khác.
II.Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ, bút dạ, BTTN TV 5 Tập 2
 HS : BTTN TV 5 Tập 2
III. Các hoạt động dạy học :
A – Kiểm tra bài cũ :3’
- Gọi HS trả lời : Thế nào là câu ghép? Cho VD.
- GV đánh giá, cho điểm.
B – Dạy bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
 Bài 9 trang 6 BTTN : 
- Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV chữa bài, kết luận lời giải đúng, 
*củng cố về câu ghép .
GV củng cố về cách phát hiện QHT và cặp QHT trong câu ghép.
 GV củng cố về cách thay quan hệ từ đã cho trong câu bằng các quan hệ từ khác.
GV củng cố cách thay câu ghép bằng câu đơn.
* Nếu HS làm xong thì GV cho thêm bài tập về :
- Đặt câu ghép về chủ đề học tập , vui chơi.
- Xác định quan hệ từ trong câu ghép đã cho :
Vì trời nắng to nên đồng ruộng nứt nẻ.
Do lan chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
- Nối các vế câu ghép đã cho bằng quan hệ từ : 
.Nam không thuộc bài ..cô giáo cho điểm kém.
.trời mưa to đường rất trơn.
+ GV quan sát , giúp đỡ HS chú ý hơn đến HS yếu. 
+ GV chữa bài .
3- Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học - Dặn dò :Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 Kĩ thuật
 Chăm sóc gà
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
	-Biết cách chăm sóc gà.
	-Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà, yêu quý vật nuôi.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh minh hoạ cho bài theo ND SGK.
	-Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:3’ 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2-Bài mới:32’
a-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
b- Các hoạt động học tập 
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
-GV nêu khái niệm về chăm sóc gà.
-GV hướng dẫn HS đọc mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà
a) Sưởi ấm cho gà:
-GV hướng dẫn HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật.
-GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Mời một số HS trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và hướng dẫn thêm.
b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà: 
c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà: (thực hiện tương tự phần a)
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài vào giấy.
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3- Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
Ngày soạn 11/1/2011
Buổi chiều
Thứ sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2011
Ôn toán
Ôn tập về cách tính diện tích hình tròn
I.Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố về cách tính diện tích hình tròn.
Rèn cho HS kĩ năng tính đúng, nhanh.
Giáo dục học sinh ý thức ham học tập.
II.Chuẩn bị: GV phấn màu, bảng phụ, bút dạ
 HS: VBT,nháp
III.Hoạt động dạy-học
A.Kiểm tra(5’)
Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
Gọi 2 HS nhắc lại: cách tính diện tích hình tròn.
GV nhận xét cho điểm.
B.Dạy bài mới(32’)
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập.
GV hướng dẫn, chữa từng bài để củng cố kiến thức.
Bài 1VBT tr5 (HS yếu)
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu
 1HS làm miệng nêu kết quả -HS khác làm vở, GV chấm 4 bài
 HS khá giỏi nhân xét
 GV chốt lại cách tính diện tích,bán kính hình tròn.
Bài 7, VBT tr6(HS HS TB)
2HS đọc yêu cầu
 3HS làm bảng phụ-Lớp làm vở, GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
Củng cố cách tính diện tích hình tròn.
Bài 11 VBT tr6(HS khá, giỏi)
2HS đọc yêu cầu
2HS làm bảng phụ- Lớp làm vở .GV chấm3 bài, gắn bảng chữa bài
GV cùng HS khác nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
Về nhà chuẩn bị bài sau
Ôn Tiếng việt
Luyện viết bài 1- 2
I. Mục tiêu.
-Học sinh viết được một đoạn văn, bài thơ đúng yêu cầu bài 1,2 vở luyện viết kì 2.
-Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng, thẳng dòng đều nét và đẹp.
 - Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, bút dạ
 HS: Vở luyện viết kì 2, bút, nháp 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ. (3’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vở, bút của HS.
B/ Bài mới. (32’)
1/ Giới thiệu bài
2/ Dạy bài mới
HS mở vở luyện viết bài 1,2
GV hỏi: Bài viết yêu cầu các em làm gì?
( Viết bài thơ theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng nét thanh, nét đậm)
GV gọi hai HS lên bảng mỗi HS luyện viết một câu theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng.
Lớp viết nháp.
Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, hướng dẫn lại kĩ năng viế thẳng dòng, đều nét theo kiểu chữ đứng,chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
HS thực hành viết một câu ra vở rèn chữ, GV xuống lớp kiểm tra và hướng dẫn.
 HS thực hành viết trên vở luyện viết
GV giúp đỡ HS yếu
 GV thu bài chấm 5 bài của HS yếu, 3 bài HS TB, 3bài HS khá giỏi. Nhận xét
3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn về nhà các em luyện viết nhiều ra vở rèn chữ
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 20
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong 19
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 20
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu; sổ theo dõi của các tổ.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 25’ ) 
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: một số em đã tiến bộ về chữ viết,giữ gìn sách vở sạch sẽ như Trung, Duy Phương.
Về đạo đức:Ngoan lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:Thực hiện đầy đủ có hiệu quả.
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng: Hoạt,Toán
Phê bình: Vân, Tuyên
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.( 8’ )
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò: ( 2’ )
 Nêu các việc cần làm ngay - Nhận xét chung

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 20 LAI.doc