Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 25

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 25

TẬP ĐỌC

TIẾT 49: Phong cảnh đền Hùng (68)

I. MỤC TIÊU

- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.

 - GD học sinh kính trọng và biết ơn các vị vua Hùng

II. ĐỒ DỤNG

GV: - Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng (nếu có).

HS: Sách vở

III. Phương pháp

Phân tích ngôn ngữ ,rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn7/3/09 Ngày giảng : T2/9/3/09
Tập đọc
Tiết 49: Phong cảnh đền Hùng (68)
I. Mục tiêu
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.
 - GD học sinh kính trọng và biết ơn các vị vua Hùng
II. Đồ dụng 
GV: - Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng (nếu có).
HS: Sách vở
III. Phương pháp
Phân tích ngôn ngữ ,rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy – học.
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1: đọc đoạn 1+2
- HS2: đọc đoạn 3+4
2.Bài mới
2.1Giới thiệu bài 
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Câu ca dao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên.Bài văn Phong cảnh đền Hùng hôm nay chúng ta học sẽ giới thiệu với các em về cảnh đẹp của đền Hùng – nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
- HS lắng nghe.
2.2 Luyện đọc
11’-12’
2.3 Tìm hiểu bài
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe.
? Bài văn chia thành mấy đoạn
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “...chính giữa”
 • Đọan 2: Tiếp theo đến “.....xanh mát.”
 • Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc các từ ngữ: chót vót, dập dờ, tuy nghiêm, vời vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc....
Cho HS đọc trong nhóm N3
- Cho HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài
• Đoạn 1
H: Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
H: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. (Nếu HS không trả lời được GV giảng cho các em...)
- GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
• Đoạn 2
H: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất Tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
• Đoạn 3
H: Em hiểu câu ca dau sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu .
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “...chính giữa”
 • Đọan 2: Tiếp theo đến “.....xanh mát.”
 • Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS dùng bút chì đánh dáu đoạn
- HS đọc theo nhóm 3 (mỗi em đọc một đoạn 2 lần)
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đông đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây 4.000 năm.
- Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm dập dờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn...
, lớp đọc thầm theo.
- HS có thể kể:
 • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 • Thánh Gióng
 • Chiếc nỏ thần
 • Con Rồng, cháu Tiên (Sự tích trăm trứng).
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo
- HS có thể trả lời:
• Câu ca dao ca ngợi truyền thôngd tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
• Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ dâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quyên cội nguồn.
2.4 Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn (mỗi HS đọc một đoạn).
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện.
Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
Toán
Tiết 121: Kiểm tra viết 1 tiết
chính tả
Tiết 25: Nghe - viết: Ai là thuỷ tổ của loài người
I. Mục tiêu
1- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Ai là thuỷ tổ loài người?
2- Ôn lại quy tắc cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; làm đúng các bài tập.
3. GD học sinh ý thức tư rèn chữ viết đẹp
II. Đồ dụng 
GV: - Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
HS: Sách vở
III. Phương pháp
Thực hành, luyện tập
IV. Các hoạt động dạy – học.
Nội dung - tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
(4P)
- Kiểm tra 2 HS. 
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS cùng lên bảng viết lời giải câu đó của tiết Luyện tập từ và câu trước.
2. Bài mới
2.1Giới thiệu bài
(1P)
 Trong các tiết Chính tả trước, các em đã ôn tập về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết Chính tả hôm nay sẽ giúp các em củng cố quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS lắng nghe
2.2HD Viết chính tả
(22P)
- GV đọc bài Ai là thuỷ tổ loài người? Một lượt
- Cho HS đọc bài chính tả.
H: Bài chính tả nói về điều gì?
- Cho HS luyện viết những từ ngữ khó, dễ viết sai: Chúa Trời, A-đam, Ê-van, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn...
Cho HS viết chính tả
- GV đọc cho HS viết
Chấm, chữa bài
- GV đọc bài chính tả một lượt
- Chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. GV dán lên bảng tờ giấy đã viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Lớp theo dõi trong SGK.
- 3HS lần lượt đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe.
- Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- HS gấp SGK
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi.
- HS nhắc lại
2.3 HD Làm BT
(10P)
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc chuyện vui Dân chơi đồ cổ
- GV giao việc:
- Cho HS làm bài: Các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại:
+ Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngữ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
+ Cách viết tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
H: Theo em, anh chàng mê đồ cổ là người như thế nào?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được.
- Một số HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét.
- Anh là một kẻ gàn dở, mù quáng: Hễ nghe ai bán một vật đồ cổ, anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hau giả. Cuối cùng anh bán nhà cửa, đi ăn mày...
3.Củng cố, dặn dò
(3P)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS lắng nghe.
Đạo đức
Tiết 25: Em yêu tổ quốc Việt nam (T2- 34)
 I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết : 
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về tỷuyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc VN
II. Đồ dùng
GV: - Tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác .
HS: Sách vở
III. PHương pháp
 Vấn đáp,Sắm vai
IV. Các hoạt động dạy học
Tiết 2
Nội dung - TG
1. Kiểm tra bài cũ
(4P)
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
(1P)
2.2 Bài giảng
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1 trong SGK
(9P)
* Hoạt động 2: Đóng vai: bài tập 3 SGK
(9P)
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ( bài tập 4 SGK)
(9P)
3. Củng cố dặn dò: 
(3P)
Hoạt động dạy
Kiểm tra 2 hs
? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương đất nước
- GV nhận xét - đánh giá
- GT trực tiếp - ghi bảng
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đất nước VN
+ Cách tiến hành 
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : Hãy giới thiệu một sự kiện , một bài hát hay một bài thơ , tranh ảnh , nhân vật lịch sử liên quan đến mốc hời gian hoặc địa danh của VN đã nêu trong bài tập 1
- Gọi Đại diện nhóm lên trình bày 
GVKL: ngày 2-8-1945 là ngày Chủ tịch nước HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường ba đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày quốc khánh của nước ta 
- Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP
- Ngày 30-4 -1975 là ngày miền nam hoàn toàn giải phóng..
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch
+ cách tiến hành 
 1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch 
 2. các nhóm chuẩn bị 
 3. Đại diện một số nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét 
+ Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương đất nước của mình qua tranh vẽ 
+ cách tiến hành
-hS trưng bày sản phẩm tranh vẽ theo nhóm 
- Lớp xem tranh và trao đổi 
- Lớp hát một bài về chủ đề em yêu tổ quốc VN
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Hoạt động học
- HS thảo luận và trình bày theo sự hiểu biết của mình 
- HS chuẩn bị 
- Đại diện nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm lên sắm vai thể hiện
- HS trình bày sản phẩm 
Ngày soạn: 8/3/09 Ngày dạy:T3/ 10/3/09
Luyện tà và câu
 Tiết 49: Liên kết các câu trong bài văn bằng 
 cách lặp từ ngữ (71)
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ..
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
- Có ý thức học bài
II. Đồ dụng 
GV: Bảng lớp viết 2 câu ở BT1 (Phần nhận xét).bảng nhóm
HS: Sách vở
III. Phương pháp
Thảo luận nhóm, phân tích, luyện tập
III. Các hoạt động dạy – học.
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
(4P)
- Kiểm tra 2 HS: 
? Đặt câu ghépcó sử dụng cặp từ hô ứng
? Nêu phần ghi nhớ của bài học
- GV nhận xét + cho điểm
- 2HS trả lời
2.Bài mới
2.1Giới thiệu bài
(1P)
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một cách liên kết mới. Đó là liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. 
- HS lắng nghe.
2.2 Nhận xét
(12P)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc đoạn văn
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại đoạn văn.
 • Dùng bút chì gạch dưới từ (trong những từ ngữ in nghiêng) lặp lại ở câu trước.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng: 
 • Trong những từ in nghiêng từ lặp lại trong câu trước là từ đền.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
(cách ti ...  1 
b) Ví dụ 2 
- GV nêu BT (SGK)
- Yêu cầu HS nêu phép tình của BT
- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS dưới lớp làm vào nháp.
- GV xác nhận lết quả.
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính
- GV đọc BT (SGK)
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bây.
- Yêu cầu HS nêu cách tính
- GV nhận kết quả.
3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây =35 giây
- GV lết luận: Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trù bé hơn số đo tương ứng ở sô trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hành lớn hơn liền kề sang đơn vi nhỏ rồi thực hiện phép tính trừ như bình thường.
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
 15 giờ 55 phút
 - 
 13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút
- Đặt thẳng cột đáp số của các đơn vị.
- Trừ các số đo theo từng loại đơn vị và viết kèm tên đơn vị.
3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây
3 phút 20 giây Đổi thành 2 phút 80 giây
 2 phút 80 giây 
 -
 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây
Vậy 3 phút 20 giây-2 phút 45 giây=35 giây
Vì ở đây số đo đơn vị giây của số bị trừ bé hơn số đo theo đơn vị giây của số trừ nên đổi 1 đơn vị số đo phút sang giấy rồi trừ bình thường.
2.3LlUyện tập
.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV đánh giá nhận xét
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung 
- GV đánh giá, cho điểm.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Làm thế nào để tìm thời gian đi ÀB không kể thời gian nghỉ
- Hãy nêu phép tính của BT.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá 
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Giao và nhắc nhở HS làm bài tập về nhà
Bài 1:
a) Tính 
 23 phút 25 giây
 - 
 15 phút 12 giây
 08 phút 13 giây
b) Tính 
 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây
- -
 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây
 32 phút 87 giây 22 phút 47 giây
c) Tương tự có kết quả 
 9 giờ 30 phút
- HS nhận xét
Bài 2:
- Trình bầy tương tự như bài 1
Đáp số : a) 20 ngày 4 giờ 
 b) (16 tháng =1 năm 4 tháng)
Vậy 8 năm 9 tháng + 6 năm 7 tháng =15 năm 4 tháng)
- HS nhận xét
Bài 3:
- Đi từ A: 6 giờ 45 phút đến B: 8 giờ 30 phút. Nghỉ 15 phút.
Thời gian đi từ ÀB(không nghỉ)?
- Lấy thới điểm đến trừ thời điểm xuất phát và trừ thời gian nghỉ.
8 giờ 30 phút – (6 giờ 45 phút + 15 phút)
Bài giải:
Thời gian đi quãng đường AB (không kể thời gian nghỉ) là:
8 giờ 30 phút – (6 giờ 45 phút + 15 phút)
 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút 
- HS nhận xét. 
Bài 25: Sấm sét đêm giao thừa
 I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS nêu được: 
- Vào dịp tết Mậu Thân 1968 quân và dân MN đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy , trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn
- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân đã gây cho địch nhiều thiệt hại , tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta.
 II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ hành chính VN
- các hình minh hoạ trong SGK
- P hiếu học tập 
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 4'
- GV gọi HS lên trả lời câu hỏi sau: 
? Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
? Đường TRường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
? Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường TS?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới: 30'
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
-> ghi bảng đầu bài
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dạy tết mậu thân
- GV chia nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm có nội dung như sau:
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Phiếu học tập
Các em hãy cùng thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
1. Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở MN nước ta?
2. Thuật lại cuộc tổng tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn , quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
4. Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân MN vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét kết quả thảo luận và KL: 
Đáp án: các câu 1, 2, 3 như SGK
Câu 4: Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì : 
+ Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa
+ bất ngờ về địa điểm: tại các TP lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch
+ Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có qui mô lớn: Tấn công vào nhiều nơi , trên một diện rộng vào cùng một lúc
* Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- GV tổ chức cho HS làm việc CN
? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
? nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu Thân 1968?
- GV tổng kết các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
-> GV ghi bảng nội dung bài: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968 khi BH vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn , cả MN đồng loạt nổ súng . Trận công phá vào toà đại sứ mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện tết Mậu Thân 1968
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân đã gây nỗi kinh hoàng cho Đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
Từ đây CM VN sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
 3. Củng cố dặn dò: 4'
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi 
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt , khiến chúng rất hoang mang lo sợ , những kẻ đứng đầu nhà trắng , lầu năm góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+ Sau đòn bất ngờ tết MT , Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước . Chấp nhận đàm phán tại Pa- ri về chấm dứt chiến tranh ở VN. ND yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại VN trong thời gian ngắn nhất.
- HS nhắc lại 
Tuần:25
Tiết 25
ôn tập bàI hát: màu xanh quê hương 
ôn tập tđn số 7
I Mục tiêu. 
- H/s hát bài màu xanh quê hương thể hiện sắc thái vui tươi rộn ràng .
- Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân
- HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 7 kết hợp gõ phách .
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn,nhạc cụ quen dùng
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi nội dung
GV hướng dẫn
GV chỉ định
GV hướng dẫn
GV chỉ định
GV chỉ định
Nội dung 1
Ôn tập bài hát: màu xanh quê hương 
+H/s hát bài màu xanh quê hương bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm hai âm sắc.
+ G/v chia lớp thành hai nửa để hát đối đáp, thể hiện sắc thái vui tươi của bài hát.
+ trình bày bài hát theo nhóm.
- H/s hát kết hợp vận động theo nhạc
- một vài em hát làm mẫu
- Cả lớp hát từng câu và cả bài kết hợp vận động theo nhạc
+ Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp vận động theo nhạc.
Nội dung 2
Ôn tập TĐN số 7
- giới thiệu bàI tập đọc nhạc 
HS ghi bài
- H/s trình bày
HS nhắc lại 
GV yêu cầu
GV yêu cầu
-H/s đọc tên các nốt ( Đô- Rê- Mi- Son).
- H/s đọc cao độ các nốt Son- Mi- Rê- Đô.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
gõ lại tiết tấu TĐN số 7
- Một nửa lớp đọc nhạc, hát lời nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
- Một HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời
- Nhóm, cá nhân trình bày.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách:
- Một nửa lớp đọc nhạc, hát lời nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Nhóm, cá nhân trình bày
* Củng cố
+ chuẩn bị bài sau
H/s đọc cao độ
- Học sinh thực hiện
- H/s xung phong trình bày
Bài : Châu Phi
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi.
Nêu được 1 số đặc điểm tự nhiên của Châu Phi
Thấy được mối q/h giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với động thực vật của châu Phi. 
II. đồ dùng dạy - học
Bản đồ tự nhiên châu Phi, hoặc quả địa cầu.
Tranh ảnh ( SGK ) 
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- KTBC :
 - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
B - Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : 
 - GV vào bài mới., nêu mục tiêu bài học. Ghi đầu bài. 
2. HD tìm hiểu bài :
a) Vị trí địa lí, giới hạn.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
 - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ, lược đồ, kênh chữ trong SGK, TLCH :
 ? Châu Phi giáp các châu lục, biển, đại dương nào ? 
 ? Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu Phi ?.
 ? Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi đứng thứ mấy về DT trong các châu lục trên t/g ?.
 - Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận 
 - GV kết luận kết hợp chỉ trên bản đồ.
b) Đặc điểm tự nhiên châu Phi.
 *Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
 - Yêu cầu HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh TLCH : 
 + Địa hình châu Phi có đặc điểm gì ? 
 + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục đã học ? Vì sao ? 
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
 - GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
 - GV kết luận và đưa ra sơ đồ ( SGV ) . 
 - GV nhận xét và tuyện dương các nhóm đã tích cực HT 
3. Củng cố dặn dò :
 - Dặn dò h/s về nhà học bài và chuẩn bị bài sau học tiếp. 
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào BT 2 hãy nêu những nét chính về châu á ? Châu Âu? .
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ bài học
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- Làm việc theo cặp 
- HS thảo luận và trả lời.
 + Phía Bắc giáp Địa Trung Hải; phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam giáp với ấn Độ Dương; Phía tây và tây nam giáp với Đại Tây Dương.
 + Châu Phi có vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo( đi vào giữa lãnh thổ ) 
 + DT lớn thứ 3 trên t/g, sau châu á và châu Mĩ.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến 
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Địa hình tương đối cao, được coi như 1 cao nguyên khổng lồ.
+ Khí hậu nóng, khô bậc nhất Thế giới; có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc ( có DT lớn ). 
- HS lần lượt trình bày, các nhóm khác theo doĩ và bổ xung ý kiến.
- HS ghi lại sơ đồ.
- 2 H/s nhắc lại. 
- 2 HS nhắc lại ND chính

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 tuan 25(1).doc