Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 10

Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.

 2. Kĩ năng: Cách cư xử với bạn bè.

 3. Thái độ: Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị:- Sưu tầm những chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai 	 	
 Đạo đức: TÌNH BẠN ( Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
 2. Kĩ năng: 	Cách cư xử với bạn bè.
 3. Thái độ: 	Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:- Sưu tầm những chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Bài cũ: Gọi 2 hs trả lời:
 -Nêu những việc làm tốt của em đối với
 bạn bè xung quanh.
 -Đọc gni nhớ sgk
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
*Hoạt động 1: Úng xử tình huống (bài tập 1).
-Nêu yêu cầu bài tập 1/ SGK.
• Thảo luận nhóm bài tập 1.
• Sắm vai vào 1 tình huống.
 -Sau mỗi nhóm, giáo viên hỏi mỗi nhân vật.
 -Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy
 bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi 
 em khuyên ngăn bạn?
 -Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Bạn làm như vậy là vì ai?
 -Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong 
 đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào
 là phù hợp hoặc chưa phù hợp? Vì sao?
Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
*Hoạt động 2: Tự liên hệ.
-GV yêu cầu HS tự liên hệ: Tình bạn đẹp là tình bạn như thế nào? Bản thân của mình có tình bạn đẹp chưa?
 Kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía
3.Củng cố - dặn dò
-Hát, kể chuyện, đọc thơ,ca dao,tục ngữ về chủ đề tình bạn.BT3
- Nhận xét tiết học. 
-2 Học sinh nêu
- Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
+ Thảo luận nhóm.
 -Chọn 1 tình huống và cách ứng xử cho
 tình huống đó sắm vai.
 -Các nhóm lên đóng vai.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh trả lời.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Trao đổi nhóm đôi.
-Một số em trình bày trước lớp.
-HS thực hiện, lớp nhận xét
 Tập đọc: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I ( tiết 1)
 I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp ktra kĩ năng đọc- hiểu trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2. Kĩ năng đọc thành tiếng :
 -HS đọc trôi chảy các bài tập đọcđã học trong 9 tuần đầu (tốc đọc tối thiểu 120chữ/ phút; biết
 ngừng nghỉ sau các dấu câu,giữa các cụm từ ,biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn 
 bản nghệ thuật.
 -Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam tổ quốc em,cánh chim 
 hoà bình,con người với thiên nhiên.
 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:-phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu .
 -Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở BT1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập và kiểm tra.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL, ôn tập:
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL(1/4số hs tronglớp) 
- YC từng hs lên bốc thăm chọn bài.
- YC hs đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV cho điểm theo đáp án, hs nào đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiẻm tra.
*Hoạt đông 2:Ôn tập -lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1-tuần 9
-GV phát phiếu 
-GV để lại trên bảng bài làm đúng .
• Giáo viên chốt.
3. Tổng kết - dặn dò: 
 -Luyện đọc Học thuộc lòng và đọc diễn
 cảm tiết sau kiểm tra tiếp.
 -Nhận xét tiết học.
-Từng HS lên bốc thăm xem lại bài 1,2 phút rồi đọc -trả lời một số câu hỏi .
-Các nhóm làm bài vào phiếu
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
-Lớp nhận xét bổ sung 
-Một số HS nhìn bảng đọc lại kết quả theo mẫu:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
- HS về nhà luyện đọc tiết sau kiểm tra.
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Chuyển phân số thập phân thành STP. Đọc STP
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khácnhau .
 - Giải bài toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”
2. Kĩ năng: 	-Rèn học sinh cách tính nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Bảng con, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt sửa bài 4/ 48
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuyển phân số thập phân thành STP và cách đổi số đo độ dài dưới dạng STP
 Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- YC hs làm bảng con, 2 hs lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu bài tâp.
- Muốn biết số đo độ dài nào đúng bằng 11,02 km thì ta phải làm gì?
- YC hs thảo luận theo cặp rồi nêu kết quả. Lớp nhận xét.
-Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Gọi 2 hs lên bảng làm, lớp làm vở.
- YC hs nêu cách làm.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện giải toán.
  Bài 4:-Cho HS đọc đề bài ,làm bài
- YC hs xác định dạng toán gì?
- YC 1 hs lên bảng giải, lớp làm vở và nhận xét bài bạn.
-Nhận xét chốt ý đúng
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài.
Nhận xét tiết học 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
-Học sinh nêu YC bài tập 1, làm bài và nêu cách làm. Lớp nhận xét.
-Học sinh nêu YC bài tập2.
-Đổi các số đo đó dưới dạng số đo km rồi so sánh.
- Kết quả đúng là: 
b/ 11,02 km ; c/ 11km 20m ; d/ 11020 m
-Học sinh làm bài và sửa bài .
a/ 4m85cm = 4,85m
b/ 72 ha = 0,72 km2.
- Đọc bài toán.
-Xác định dạng toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”
Giải: Mua 1 bộ đồ dùng học toán hết:
 180000 : 12 = 15 000 (đồng)
 Mua 36 bộ đồ dung học toán hết:
 15000 x 36 = 540 000 (đồng)
 Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nêu được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
 2. Kĩ năng: - Học sinh có kỹ năngthực hiện một số biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông.
 3. Thái độ: -Giaó dục HS ý thức chấp hành đúng luật và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Phòng tránh bị xâm hại.
• Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân?
•Nêu những người em có thể tin cậy,chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại?
 -Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu ghi đề.	
 *Hoạt động 1: Việc làm vi phạm giao thong và hậu quả xảy ra:
 - YC Làm việc theo cặp. 
 - YC học sinh quan sát các hình 1,2,3, trang 40
 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia
 giao thông trong từng hình.
- YC 1 số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
- GV kết luận về nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
* Hoạt động 2: Biện pháp an toàn gio thông:
- YC hs làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5,6,7 trang 37 SGK và phát hiện 
 những việc cầm làm đối với người tham gia 
 giao thông được thể hiện qua hình.
-GV yêu cầu HS nêu các biện pháp an toàn giao thông.
-Giáo viên chốt lại kết luận.
3. Củng cố- dặn dò: 
- YC hs đọc ghi nhớ sgk.
-Nhận xét tiết học .
2,3 Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét.
.
- HS làm bài.
- HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý?
• Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
• Tại sao có vi phạm đó?
• Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
-HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời,lớp nhận xét.
-H 5 : Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đường bộ
-H 6: Một bạn đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm
-H 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định 
-Một số HS nêu.
- Vài hs đọc ghi nhớ.
 Thứ ba 	 	
Thể dục: ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH. TRÒ CHƠI:
 AI NHANH VÀ KHÉO HƠN
I.Mục tiêu:
-Học động tác vặn mình .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.Yêu cầu chơi đúng luật và tự giác,tích cực.
II.Địa điểm,phương tiện:
-Địa điểm: Trên sân trường,Vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện .
-Phương tiện:1 còi,bóng và kẻ sân chơi.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Phần mở đầu: 6-10’
-GV nhận lớp ,phổ biến nhiệm vụ ,yêu cầu bài học
- Cho hs chạy và khởi động.
- Chọn và HD hs chơi trò chơi.
2.Phần cơ bản:18-22’
*Hoạt động 1:Cho HS ôn tập 3 động tác vương thở,tay và chân.
*Hoạt động2: Học động tác vặn mình:
-GV nêu tên động tác,vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo
-GV điều khiển cho lớp ôn .
*Hoạt động3:Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”4-5’
-GV nhắc lại cách chơi
3.Phần kết thúc:4-6’
-GV cùng hệ thống lại bài
-GV nhận xét tiết học. Giao bài về nhà.
-HS lắng nghe
-Chạy chậm theo địa hình tự nhiên
-Đứng thành 3-4 hàng ngang để khởi động các khớp 
-Chơi trò chơi “đứng ngồi theo hiệu lệnh”
-cán sự vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho lớp tập
-HS theo dõi làm theo 
-HS tập theo tổ
-Lớp ôn 4 động tác TD đã học (3-4 lần)
-Từng tổ tự ôn luyện
-Từng tổ lên trình diễn
-Lớp theo dõi nắm cách chơi
-HS chơi thử 1-2 lần sau đó chơi chính thức
-HS tập một số động tác thả lỏng
-HS cùng hệ thống lại bài
Chính tả: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. (Tiết 2) 
I.Mục tiêu:
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Nghe -Viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
II.Chuẩn bị: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết trước)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài mới: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và HTL, ôn tập:
*Hoạt động 1:kiểm tra tập đọc và HTL
- GV tiến hành kiểm tra như tiết 1.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
-Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ.
 -GV đọc bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
 -Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đoc
thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
- YC hs viết đúng 1 số từ khó: Sông Đà, sông Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trích, man
-Nêu đại ý bài?
-Giáo viên đọc cho học sinh viết.
 -Giáo viên chấm một số vở. Nhận xét sửa sai
 3. Củng cố.- dặn dò: 
- Dặn hs về luyện đọc tiết sau kiểm tra.
-Nhận xét tiết học. 
-HS bốc thăm ,đọc bài và trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi sgk.
-Học sinh đọc 2 câu dài trong bài trong lòngtrắng bọt”,“Mỗi năm lũ togiữ rừng”
 -Học sinh viết bảng con.
-Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
-Học sinh viết.
 -Học sinh tự soát lỗi, sửa lỗi.
 Toán : KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
I.Mục tiêu:
- Thực hiện nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
-HS làm bài theo đúng thời gian qui định.
II.Chuẩn bị: - Giấy thi đã phô tô sẵn.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: Kiểm  ... 
 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
 Chu vi HCN là:
 ( 24,66 + 16,34 ) x 2 = 82 (m)
- Đọc bài toán.
- HS nhắc lại.
-HS làm bài theo cặp, đại diện lên giải.
- 7 ngày.
Giải: Số vải bán 2 tuần dược là:
 314,78 + 525,22 = 840 (m)
 Số ngày trong 2 tuần lễ là:
 7 x 2 = 14 ( ngày)
 Trung bình mỗi ngày bán được là:
 840 : 14 = 60 (m )
- Vài hs nhắc lại.
 Khoa học: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Xác định được giai đọan tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh .
 - Vẽ hoặc viết được sơ đồ cách phòng tránh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS.
2. Kĩ năng: - Vận động các em vẽ tranh phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông.
3. Thái độ:	- Giáo dục học sinh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. Chuẩn bị: - Các sơ đồ trang 42, 43 / SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Gọi 2 hs trả lời:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thong?
+Bạn có thể làm gì phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập: Con người và sức khỏe.
*Hoạt động 1: Ôn tập: từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì:
- YC hs làm việc cá nhân với sgk
Bài 1: YC hs quan sát sơ đồ trang 42 và hãy vẽ sơ đồ tương tự với tuổi dậy thì
- GV chốt lại sơ đồ. 
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- GV phát phiếu đã phô tô YC hs khoanh vào ý đúng nhất: Tuổi dậy thì là gì?
- GV chốt lại: Ý đúng nhất là ý d.
Bài 3: YC hs thảo luận nhóm chọn câu trả lời đúng nhữnh việc chỉ có phụ nữ làm.
- GV chốt lại.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
-Hướng dẫn học sinh tham khảo sơ đồ cách phòng bệng viêm gan A ở trang 43/ SGK.
Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ
 sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
 -Giáo viên đi tới từng nhóm để giúp đỡ.
-Giáo viên chốt: chọn sơ đồ hay nhất.
 3. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu giai đoạn, đặc điểm của tuổi dậy thì?
- Nêu cách phòng 1 số bệnh đã học?
 -Nhận xét tiết học.
 - 2 Học sinh trả lời.
 - Lớp nhận xét.
-1 hs lên bảng vẽ sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai, nêu đặt
 điểm giai đoạn đó.
- HS làm phiếu, 1 số hs trình bày bài của mình. Lớp nhận xét.
- Thảo luận báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
 - Ý đúng là ý c.
-Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
-Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
-Nhóm 3: Bệnh viêm não.
-Nhóm 4: Cách phòng tánh nhiễm HIV/ AIDS
-Nhóm nào xong trướcvà đúng là thắng cuộc 
-1 số HS trả lời cá nhân nối tiếp.
Kể chuyện: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (T7)
I.Mục tiêu: 
-HS đọc hiểu làm bài theo đề ra
-HS làm bài đúng theo quy chế thi
II. Chuẩn bị: Bài kiểm tra đã phô tô.
III. Các hoạt độngdạy học:
Hoạt động học
Hoạt độnghọc
1. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
2. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn cho học sinh nắm yêu cầu đề bài.
- GV đọc đề kiểm tra.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau dồi kỹ năng dùng từ.
-GV theo dõi nhắc nhỡ HS nghiêm túc làm bài
-Thu bài 
3. Tổng kết - dặn dò: -Chuẩn bị: Ktra viết
-HS nhận đề và giấy thi
- HS kiểm tra đ ề.
-HS đọc bài kĩ nắm nội dung rồi làm bài cá nhân, xem lại bài
- HS nộp bài viết.
 Thứ sáu 	
 kĩ thuật: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH (T1)
I.Mục tiêu: HS cần phải:
-Biết cách bày, dọn bữa ănở gia đình.
-Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình.
-Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1:Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn:
-Hướng dẫn HS qsát H1 và nội dung sgk nêu mục đích của việc bày món ăn,dụng cụ ăn uống.
-GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích. -Nêu các công việc cần thực hiện bày món ăn 
*Hoạt động 2: Cách thu dọn sau bữa ăn:
-Cho HS thảo luận các câu hỏi sau.
+ Nêu mục đích thu gọn sau bữa ăn?
+Em hày nêu cách thu dọn sau bữa ăn ?
*Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập
-YC học sinh trả lời 2 câu hỏi trong sgk
-GV nhận xét đánh giá và nêu đáp án 
3.Củng cố -dặn dò:
- Cho hs nêu ghi nhớ sgk.
-Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Nhận xét tiết học.
-Vài HS nhắc lại cách luộc rau
-HS nêu 1 số cách gia đình: các món ăn, bát, đũa, mâm,.sắp xếp hợp lí, hợp vệ sinh.
- Đầy đủ mọi dụng cụ ăn cho mọi thành viên trong gia đình, lau khô dụng cụ.
- Thảo luận nhóm, đại diện trả lời.Lớp nhận xét
+ Làm cho nơi ăn uống gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn.
-Ăn xong em cần thu dọn gọn gàng, cẩn thận và đảm bảo vệ sinh. 
- HS trả lời.
-HS lắng nghe
- Vài hs nêu ghi nhớ sgk.
- Vận dụng về nhà giúp đỡ gia đình.
Tập làm văn KIÊM TRA VIẾT GIỮA KÌ I ( tiết 8)
I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chính tả, tập làm văn cho hs.
 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc, đúng thời gian qui định.
II.Chuẩn bị: -Giấy ktra-đề ktra
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Tiến hành kiểm tra:
*Hoạt động 1: Viết chính tả:
-Phát giấy ktra, ghi đề, cho hs ghi đề.
- Dặn hs cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-Đọc bài cho HS viết chính tả .
*Hoạt động 2: Tập làm văn:
 -GV đọc đề, ghi đề lên bảng.
-GV nêu yêu cầu của đề bài
-Yêu cầu HS làm bài 
-GV theo dõi, nhắc nhỡ HS làm bài nghiêm túc.
*Hoạt động 3: Thu bài
3.Tổng kết -dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau
-HS nhận giấy ktra, viết đề vào giấy thi.
-HS nghe viết bài vào giấy ktra
-HS đọc đề 
-HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
-HS làm bài 
- HS nộp bài.
Toán: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết tính tổng của nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng và biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .
2. Kĩ năng: - Rèn học sinh tính nhanh, chính xác, nắm vững vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh.
3. Thái độ: - Giúp học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Bảng con, bảng nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:Gọi 2 hs tính và nêu qui tắc.
6,25 +13,6 ; 42,18 + 12,152
0,16 + 0,25 ; 17 +3,28
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: HD hs tự tính tổng của nhiều số thập phân ( tương tự như tính tổng 2 số thập phân)
- 2 hs thực hiện .
- Lớpp nhận xét.
• Giáo viên nêu ví dụ 1 và ghi bảng như sgk
-YC hs nêu cách tính bài toán GV ghi bảng
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
- YC hs nêu cách đặt tính và tính.
-Giáo viên chốt lại
 •GV nêu ví dụ 2 sgk.
 - Bài toán cho biết gì? tìm gì?
-YC hs nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- GV ghi bảng.
* Hoạt động 2:HDThực hành
Bài 1: YC hs làm bảng con.- GV
 nhận xét và gọi vài em nêu cách làm.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- YC 2 hs lên làm bảng nhóm đã kẻ sẵn.
- YC hs nhận xét giá trị của:
 ( a + b ) + c và a + ( b+ c ) 
- YC hs nêu lại kết luận tính chất cộng tổng 2 số thập phân với số thứ 3.
• Giáo viên chốt lại.
	a + (b + c) = (a + b) + c
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu.
• Giáo viên HD: để thực hiện cách tính nhanh của bài cộng tính tổng của nhiều số thập phân ta áp dụng tính chất kết hợp.
- GV chốt lại.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nêu lại cách cộng nhiều số thập phân.
-Nhận xét tiết học 
- Tính cộng.
-2, 3 học sinh nêu cách tính.
-Dự kiến: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên.Viết dấu phẩy của tồng thẳng cột dấu phẩy của các số hạng.
- HS trả lời.
-Lấy độ dài 3 cạnh cộng lại.
-Lớp nhận xét.
- HS làm bảng con.
- Nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
-Học sinh đọc đề.
 -Học sinh làm bài vào vở
- Bằng nhau vì đây là tính chất kết hợp.
• Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
 -Học sinh đọc đề.
 -Học sinh làm bài vào vở, 4 hs lên bảng.
 -Học sinh sửa bài – Nêu tính chất vừa áp
 dụng. Lớp nhận xét.
- Vài hs nêu lại.
 Lịch sử: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: -Học sinh biết: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
 -Đây là sự kiện lịch sử trọng đại:khai sinh nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa.Ngày 2/ 9 là ngày Quốc Khánh của nước ta.
 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: “Cách mạng mùa thu”.
 -Tại sao nước ta chọn ngày 19/ 8 làm ngày 
 kỉ niệm Cách mạng tháng Tám 1945?
 -Ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa năm 
 1945?
 -Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới: GV giới thiêu ghi đề:Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
*Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội 2/9/1945:
 - YC hs đọc SGK, đoạn “Ngày 2/ 9/1945 
... Bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Đọc lập”.
+ Hãy thuật lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên ngôn độc lập?
-Giáo viên nhận xét chốt lại và giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
*Hoạt động 2: Diễn biến và nội dung của buổi lễ tuyên ngôn độc lập:
- YC hs thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
• Nội dung thảo luận.
+ Buổi lễ tuyên bố độc lập diễn ra như thế nào?
+ Nêu 2 nội dung chính của 2 đoạn trích tuyên ngôn độc lâp?
(Bác Hồ Khẳng định điều gì?)
- Giáo viên nhận xét chốt lại.
* Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử:
 - Cho hs phát biểu ý kiến cá nhân về:
+ Ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2/9/1945?
3. Củng cố- dặn dò: 
- Cho hs đọc nội dungbài học sgk.
 -Nhận xét tiết học 
 - 2 Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét.
- YC hs làm việc theo cặp, đại diện 1 số em lên thi thuật lại.
+ Hà nội tưng bừng cờ và hoa.
+ Đồng bào Hà Nội già, trẻ, gái đều xuống đường.
+ Đội danh dự đứng nghiêm trang.
-Học sinh đọc SGK đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Thảo luận đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét.
+. Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ.
 .Các sự việc diễn ra..
 .Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ còn vọng mãi trong mỗi người dân.
+Khẳng định quyền độclập tự do thiên liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Khẳng định dân tộc VN sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
+ Khẳng định quyền đọc lập của dân tộc ta với toàn thế giới.
+Khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà.
+Khẳng định tinh thần bất khuất đấu tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập của dân tộc
 - Vài hs đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUan 10.doc