Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 16 năm 2007

Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 16 năm 2007

I) Mục tiêu yêu cầu:

 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hiểu được trò chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II) Chuẩn bị:

 Tranh minh hoạ, băng giấy.

III) Các hoạt động dạy học:

 1) Ổn định tổ chức:

 Hát, kiểm tra sĩ số.

 2) Kiểm tra bài cũ:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án tổng hợp khối 5 - Tuần 16 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ 2 ngày 17 / 12 / 2007
Tập đọc 
Tiết 31: kéo co
I) Mục tiêu yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hiểu được trò chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
II) Chuẩn bị:
 Tranh minh hoạ, băng giấy.
III) Các hoạt động dạy học:
 1) ổn định tổ chức:
 Hát, kiểm tra sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ:
 Đọc bài: Tuổi ngựa.
 3) Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 ở nước ta, có rất nhiều trò chơi vui, bổ ích. Một trong những trò chơi đó là kéo co cùng chơi kéo co những luật chơi ở mỗi vùng lại khác nhau. Bài tập đọc Kéo co hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy rõ điều đó.
 b. Luyện đọc:
Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng.
Đoạn 2: Tiếp theo đến xem hội.
Đoạn 3: Còn lại.
GV đọc bài
c. Tìm hiểu bài:
HS đọc đoạn 1.
- Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi đó như thế nào ?
HS đọc đoạn 2:
- Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
HS đọc đoạn 3:
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
 d. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
- Các em thấy thích nhất đoạn nào?
GV đọc mẫu đoạn 2 
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
Tìm chỗ nhấn giọng.
Tìm chỗ ngắt nghỉ
HS – GV nhận xét:
1 hs đọc toàn bài.
3 HS đọc nối tiếp lần 1.
GV ghi từ khó đọc lên bảng Hữu Trấp, quế võ, Vĩnh Yên.
hs phát âm lại: 
3HS đọc nối tiép lần 2.
GV ghi từ ngữ lên bảng
1 hs đọc mục chú giải
HS đọc thầm - Đọc bài theo cặp
1 hs đọc toàn bài.
- Kéo co phải có 2 đội, thường số người 2 đội phải bằng nhau, thành viên của hai đội ôm lưng ngang nhau, hai thành viên đứng đầu của hai đội ngoắc tay vào nhau. Có nơi dùng dây thừng để kéo, mỗi đội nắm một đầu sợi thừng, giữa hai đội có vạch ranh giới.
- Cuộc thi của làng Hữu Trấp là cuộc thi rất đặc biệt. Bên nam kéo co với bên nữ vậy mà có năm, bên nam đã thua với bên nữ. Dỗu thua hay thắng cuộc thi rất vui.
- Là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
- Vì có rất đông người tham gia vì không khí ganh đua rất sôi nổi vì có tiếng hò reo khích lệ của người xem.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
Đoạn 2 
- hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nêu ý nghĩa của bài:
 - GV nhận xét tiết học:
 Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------
Toán
Tiết 76: luyện tập
I) Mục tiêu yêu cầu:
 Giúp hs rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II) Chuẩn bị:
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc bài tập 2.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Tiết trước các em đã nắm được về cách chia một số cho số có hai chữ số. Tiết này chúng ta sẽ ôn tập lại nội dung của dạng toán trên, biết tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.
 b) Tìm hiểu bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
6 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
Bài 2:
Đọc nội dung của bài tập.
Tóm tắt
25 viên lát được 1m2. 1050 viên.
Lát được ? m2 nền nhà 
1 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
Bài 3:
Đọc nội dung của bài tập.
Tóm tắt
25 người. Tháng 1: 855 sản phẩm
Tháng 2: 920 sản phẩm, tháng 3: 1350 sản phẩm. Trong cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được ? sản phẩm. 
1 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
a)
 4725 : 15 = 315
 4674 : 82 = 57
 4935 : 44 = 112 dư 27
b)
 35136 : 18 = 1952
 18408 : 52 = 345
 17826 : 48 = 371 dư 18
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 ( m2 )
 Đáp số: 42 m2 
Bài giải
Trong 3 tháng đội đó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm )
Trung bình mỗi người làm được là:
3125 : 25 = 125 ( sản phẩm )
 Đáp số: 125 sản phẩm
4. Củng cố – Dặn dò:
 GV nhận xét tiết học
 Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 4.
 Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
chính tả
Tiết 16: nghe – viết: kéo co
( Từ Hội làng Hữu Trấp  đến chuyển bại thành thắng. )
Phân biệt: ất / âc
I) Mục tiêu yêu cầu:
 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn bài văn Kéo co.
 2. Tìm và viết đúng những tiếng có vần dễ viết lẫn ất / âc.
II) Chuẩn bị:
 Bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 2 hs lên bảng viết các từ: Trốn tìm, cắm trại, chơi dế.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Trong tiết tập đọc hôm trước, các em đã được biết về trò chơi kéo co ở nhiều địa phương khác nhau. Hôm nay chúng ta lại trở lại với trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp qua đoạn chính tả mà các em chuẩn bị được viết.
 b) Hướng dẫn hs nghe – viết
Đọc yc của bài 1: 
Nghe – viết: Kéo co
GV đọc đoạn chính tả một lượt. 
GV nói lại nội dung đoạn chính tả.
- Hướng dẫn hs viết từ khó:
1 hs lên bảng viết.
Cả lớp viết trong giấy nháp.
HS – GV nhận xét:
Nhắc hs cách trình bày bài:
HS gấp sách giáo khoa.
GV đọc cho hs viết bài.
GV đọc hs soát lại bài.
c) Chấm chữa bài:
Các em vừa viết chính tả song. Nhiệm vụ của các em là tự đọc bài viết. Phát hiện lỗi sau đó ghi các lỗi và cách sửa lỗi
Soát lại bài, chấm một số bài
Nhận xét:
d) Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 2( b ): 
Đọc yêu cầu của bài tập 2. 
Tìm và viết từ ngữ chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau:
- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
- Nâng lên cao một chút.
- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy.
Thảo luận nhóm đôi.
Báo cáo kết quả.
HS – GV nhận xét:
HS đọc.
HS đọc thầm.
Từ khó : Hữu Trấp, Quế Võ, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng.
HS gấp sách, viết bài.
- HS đọc lại bài chính tả, tự phát hiện lỗi và sửa các lỗi đó
- Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau, phát hiện và sửa lỗi sau đó trao đổi về các lỗi đã sửa, ghi ra bên lề trang vở.
Lời giải.
Đấu vật, nhấc, lật đật.
4.Củng cố – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học: Biểu dương những bạn học tốt.
 Học bài: Làm tiếp bài 3. Chuẩn bị bài sau: 
-------------------------------------------------------
Đạo đức
yêu lao động 
(Tiết1)
I. Mục tiêu yêu cầu:
 Học song bài này hs có khả năng:
- HS hiểu được giá trị của lao động. 
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh, đồ vật để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc bài học.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê - chi – a ”.
- GV đọc lần thứ nhất.
- Cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK.
HS: 1 em đọc lại lần thứ hai.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người.
=> Ghi nhớ (Ghi bảng).
HS: Đọc ghi nhớ và tìm hiểu ý nghĩa của ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài 1 SGK).
- GV chia nhóm, giải thích yêu cầu.
HS: Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
 Hoạt động 3: Đóng vai (bài 2).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận.
- Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao ?
- Ai có ứng xử khác ?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử.
 4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------Thứ 3 ngày 18 / 12 / 2007
Thể dục
Bài 31: thể dục rèn luyện tư thế cân bằng
trò chơi “ lò cò tiếp sức ”
I) Mục tiêu yêu cầu:
 - Ôn tập theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II) Chuẩn bị:
 Sân bãi, còi, bóng, gậy
III) Các hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu của tiết dạy.
Khởi động: Xoay khớp cổ chân tay, đầu gối hông.
Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- GV điều khiển cho cả lớp đi đều theo đội hình 2 – 3 hàng dọc. Chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác và hướng dẫn cách sửa động tác sai.
- Lần 1 và 2 do cán sự điều khiển lớp tập.
- GV quan sát sửa sai cho hs.
- Lần 3 và 4 chia lớp thành 4 nhóm.
Các nhóm tiến hành tập luyện.
GV nhận xét:
b) Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
GV nêu tên trò chơi, tập hợp hs theo đội hình chơi, gv quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi.
GV nhận xét:
3. Phần kết thúc:
Cho hs các tổ đi nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng. Sau đó, đi khép lại thành vòng tròn nhỏ rồi đứng lại quay mặt vào trong.
- GVnhận xét tiết học:
- Về nhà ôn tập đội hình đội ngũ. Chuẩn bị bài sau.
 5’
5’
10’
15’
5’
Tập hợp lớp theo đội hình 3 hàng dọc
Chuyển đội hình 3 hàng ngang.
Học sinh nghe.
Cả lớp thực hiện.
Cán sự điều khiển tập 3 – 4 lần.
- Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua tập luyện
Tập hợp hs theo đội hình chơi.
Các nhóm tổ chức chơi.
Ban cán sự điều khiển.
Cho hs các tổ đi nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng.
Tập hợp theo đội hình 3 hàng dọc
----------------------------------------------------
Toán
Tiết 77: thương có chữ số 0
I) Mục tiêu yêu cầu:
 Giúp hs biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II) Chuẩn bị:
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc bài tập 2.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Tiết trước các em đã nắm được về cách chia một số cho số có nhiều chữ số. Tiết này cúng ta sẽ biết thêm một dạng mới đó là thương có chữ số 0.
 b) Tìm hiểu bài:
HĐ 1: Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
VD:
9450 : 35 = ?
- Đặt tính:
- Tính từ trái sang phải. ... đơn, nốt trắng, lặng đen.
 - Đọc đúng 4 bài TĐN đã học.
II) Đồ dùng dạy học:
 Nhạc cụ, 
 Một số động tác phụ họa 
III) Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS hát lạị: khăn quàng thắm mãi vai em 
 GV nhận xét đánh giá.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại các bài hát đã học trong thời gian vừa qua và các bài tập đọc nhạc.
 b) Nội dung 1: Ôn tập 5 bài hát đã học. 
GV cho hs hát lại 5 bài hát đã học.
Mỗi bài hát 2 lượt.
GV uốn nắn sửa sai 
GV nhận xét đánh giá.
HS hát theo tổ 
HS hát cá nhân 
GV nhận xét đánh giá.
Cả lớp hát toàn bài 4 – 5 lần.
GV nhận xét.
Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo nhịp.
GV đánh dấu vào những chỗ gõ phách
GV nhận xét:
GV nhận xét, so sánh các nhóm.
Bình chọn nhóm hát đều và đúng nhất.
- Trình diễn bài hát:
GV nhận xét:
c) Nội dung 2:
Ôn tập TĐN số 1, 2, 3 và 4.
GV cho hs ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN.
HS – GV nhận xét:
- hs hát.
- Mỗi bài hát 2 lượt.
Cán sự lớp điều khiển 
HS hát theo tổ 
HS hát.
HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
 4 – 5 lần.
Từng dãy bàn hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
5 hs trình diễn trước lớp 
HS đọc từng bài sau đó ghép lời ca.
4. Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Về nhà hạt lại các bài hát chuẩn bị bài sau 
* Rút kinh nghiệm:
Thứ 6 ngày 21 / 12 / 2007
Tập làm văn
Tiết 32: luyện tập miêu tả đồ vật
I) Mục tiêu yêu cầu:
 Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, hs viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài.
II) Chuẩn bi: 
 Dàn ý
III) Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Sự chuẩn bị của hs.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Trong tiết TLV tuần 15 ( quan sát đồ vật ) các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những diều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài.
 b) Hướng dẫn hs chuẩn bị viết bài:
HĐ 1: Hướng dẫn hs nắm vững yêu cầu của bài. 
HĐ 2: Hướng dãn hs xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
- Chọn cách mở bài gián tiếp hay trực tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Chọn cách kết bài.
HĐ3: Tổ chức cho hs viết bài:
GV quan sát động viên hs viết hoàn chỉnh bài văn.
Thu bài:
1 HS đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm
HS đọc nối tiếp mục gợi ý.
HS đọc thầm dàn ý của mình đã lập tuần trước.
2 hs đọc dàn ý của mình.
- HS đọc thầm lại M: a ( mở bài trực tiếp ) trong sgk.
- 1 hs trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu trực tiếp – của mình.
VD:
Trong những trò chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
- 1 hs trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu gián tiếp – của mình.
VD:
Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em trong suốt mấy năm nay.
1hs trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng.
VD:
Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
1hs trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
VD:
Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
HS viết bài.
4. Củng cố – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học:
Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Toán
Tiết 80: chia cho số có ba chữ số
( Tiếp theo ) 
I) Mục tiêu yêu cầu:
 Giúp hs biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
II) Chuẩn bị:
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc bài tập 3.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Tiết trước các em đã nắm được cách chia một số có 3 chữ số cho số có một chữ số. Sang tiết này các em sẽ được biết thêm về cách chia một số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
 b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ 1: Trường hợp chia hết.
VD :
41535 : 195 = ?
- Đặt tính:
- Tính từ trái sang phải.
GV yc hs thực hiện phép tính, gv ghi bảng.
Chú ý:
GV cần giúp hs tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
HĐ 2: Trường hợp chia có dư.
VD:
80120 : 195 = ?
- Đặt tính:
- Tính từ trái sang phải.
GV yc hs thực hiện phép tính, gv ghi bảng.
Chú ý:
GV cần giúp hs tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
HĐ 4: luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
2 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
Bài 2:
Tìm x
YC hs nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết ?
Tìm số chia chưa biết:
2 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
Bài 3:
Đọc nội dung của bài tập.
Tóm tắt
305 ngày: 49410 sản phẩm.
1 ngày: ? sản phẩm
1 hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài trong vở.
HS – GV nhận xét:
41535 : 195 = 213
HS đứng tại chỗ thực hiện phép tính.
80120 : 195 = 435 dư 5
HS đứng tại chỗ thực hiện phép tính.
a)
62321 : 307 = 203
b)
81350 : 187 = 424 dư 72
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy thương chia cho thừa số đã biết.
Muốn tìm số chia chưa biết ta lấy số bị chia chia cho thương.
a)
x x 405 = 86265
x = 86265 : 405
x = 213
b) 
89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được là:
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm )
 Đáp số: 162 sản phẩm
4. Củng cố – Dặn dò:
 GV nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 32: câu kể
I) Mục tiêu yêu cầu:
 1. HS hiểu thé nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
 2. Biết tìm câu kể trong đoạn văn ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
II) Chuẩn bị:
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra bài bài tập 2.
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Trong khi nói, viết chúng ta sử dụng rất nhiều loại câu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể, biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
 b) Phần nhận xét:
Bài 1:
Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ?
Đọc đoạn văn.
Làm việc cá nhân.
Báo cáo kết quả.
HS – GV nhận xét:
Bài 2:
Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu gì ?
Làm việc cá nhân.
Báo cáo kết quả.
HS – GV nhận xét:
Bài 3:
Ba câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì ?
- Ba-ra-ba uống rượu đã say.
- Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
Thảo luận nhóm đôi.
Báo cáo kết quả.
HS – GV nhận xét:
c) Phần ghi nhớ:
GV yc hs đọc mục ghi nhớ
d) Phần luyện tập:
Bài 1:
Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì ?
Đọc đoạn văn.
Thảo luận nhóm đôi.
Báo cáo kết quả.
HS – GV nhận xét:
- Câu văn đó hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Những câu còn lại dùng để giới thiệu ( Bu-ra-ti-nô ) là một chú bé bằng gỗ, miêu tả ( chú có cái mũi dài ) hoặc kể về một sự việc. Cuối các câu kể có dấu chấm.
- Ba-ra-ba uống rượu đã say: Câu này dùng để kể về Ba-ra-ba.
- Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: Là câu kể về Ba-ra-ba
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ: Câu này cũng để nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
HS nối tiếp đọc mục ghi nhớ.
Câu 1: Chiều chiềuthả diều thi là câu kể về sự việc.
Câu 2: Cánh diều  như cánh bướm là câu tả cánh diều.
Câu 3: Chúng tôi vui sướng nhìn lên trời kể về sự việc và nói lên tình cảm.
Câu 4: Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng tả tiếng sáo diều.
Câu 5: Sáo đơn  vì sao sớm là câu nêu ý kiến nhận định
4. Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài, làm bài tập 2 và vận dụng trong thực tế.
Chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
kĩ thuật
Bài 16: Cắt khâu thêu các sản phẩm tự chọn
( Tiết 2 ) 
I) Mục tiêu yêu cầu
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình 
 - HS yêu thích sản phẩm do mình làm ra. 
II) Chuẩn bị:
 - Quy trình các bài thêu trong chương 
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết( vải bông, len, sợi lim khâu khung thêu)
III) Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức: 
 hát
2- Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà 
 - HS nhắc lại quy trình thêu 
 GV nhận xét đánh giá 
3- Giảng bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
Tiết học hôm trước các em biết cách thêu móc xích hình quả cam hôm nay chúng ta cùng nhau cắt thêu khâu các sản phẩm tự chọn 
b) Tìm hiểu bài
HĐ 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 
Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch đấu: khâu thường, khâu đột thưa
GV nhận xét bổ xung
Củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, thêu, khâu đã học.
HĐ 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn 
GV quan sát, động viên hs hoàn thành sản phẩm.
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của hs: 
Nhận xét một số bài của hs 
Thêu đúng kĩ thuật 
- Màu sắc hợp lí 
- Đường thêu thẳng không bị dúm 
- Hoàn thành đúng thời gian quy định.
Đánh giá theo 2 mức: hoàn thành và chưa hoàn thành 
HS nhắc lại các loại mũi thêu, khâu đã học ( khâu thường, khâu đọt thưa , khâu đột mau, thêu moc xích )
 HS nêu 
HS nhắc lại quy trình thêu 
HS thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn
Tùy vào khả năng và ý thích hs chọn sản phẩm rồi tự làm .
Có thể : 
- Cắt , khâu, thêu túi rút dây
- Cắt khâu thêu sản phẩm như váy áo cho búp bê
HS sửa theo nhận xét của thầy giáo
HS trưng bày sản phẩm thực hành 
 4. Củng cố- dặn dò:
Thực hành thêu ở nhà. 
GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: 
hoạt động tập thể
I) Lớp trường nhận xét các hoạt động trong tuần 16.
II) GV nhận xét chung:
1) Đạo đức:
 Đại đa số các em ngoan ngoãn vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Không có trường hợp nào đánh đấm nhau trong và ngoài nhà trường. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
 2) Học tập:
 Trong tuần vừa qua nhiều em trong lớp đã cố gắng trong học tập. Trong lớp các em tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Một số em về nhà còn lười học bài và làm bài tập. 
 3) TDVS:
 Các em đã thực hiện tốt các nề nếp thể dục giữa giờ. 
Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học. Đã hoàn thành việc phân công vệ sinh sân ngoài.
 4) Lao động:
 Các em đã thực hiện tốt kế hoạch lao động do nhà trường phân công.
III) Phương hướng hoạt động tuần 17:
 1. Tích cực thực hiện 2 tốt. 
 2. Tỉ lệ chuyên cần đạt 100 %
VI) Hoạt động tập thể:
 Tập kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(24).doc