I/ Mục đích yêu cầu:
Học sinh có khái niệm về âm nhạc,biết môn âm nhạc gồm có 3 phân môn ,xác định nhiêm vụ học môn âm nhạc của học sinh.Học sinh hiểu được tác dụng của âm nhạc đối với con người qua đó tạo sự say mê cho học sinh thêm yêu thích môn âm nhạc.Ôn tập hát lại bài hát Quốc ca Việt Nam.
II/ Chuẩn bị của giáo viên:
Đàn Ocgan.
Băng nhạc giới thiệu các bài học trong trương trình
Đàn hát chính xác bài hát Quốc ca .
III/ Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra sĩ số.
3.Bài mới:
Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 1 : - Giới thiệu môn âm nhạc THCS. - Tập hát Quốc ca . I/ Mục đích yêu cầu: Học sinh có khái niệm về âm nhạc,biết môn âm nhạc gồm có 3 phân môn ,xác định nhiêm vụ học môn âm nhạc của học sinh.Học sinh hiểu được tác dụng của âm nhạc đối với con người qua đó tạo sự say mê cho học sinh thêm yêu thích môn âm nhạc.Ôn tập hát lại bài hát Quốc ca Việt Nam. II/ Chuẩn bị của giáo viên: Đàn Ocgan. Băng nhạc giới thiệu các bài học trong trương trình Đàn hát chính xác bài hát Quốc ca . III/ Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra sĩ số. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ND1:Giới thiệu môn âm nhạc THCS. - G giới thiệu cho H hiểu và nắm rõ được khái niệm về âm nhạc:là nnghệ thuật của âm thanh đã được chọn lọc ,dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người. - cho H nghe một số bài hát để minh hoạ về nghệ thuật âm nhạc. - G phân tích cho H hiểu về tác dụng củạ âm nhạc đối với đồi sống con người. - G giới thiệu về chương trình : gồm 3phân môn. +Học hát:có 8 bài hát chính thức. +Nhạc lý và TĐN:có 10 bài TĐN và các kiến thức về nhạc lý: gồm các kí hiệu trong âm nhạc, các nốt nhạc cơ bản... +Âm nhạc thường thức: giới thiệu về các danh nhân âm nhạc nổi tiếng qua các thời đại của trong nước và nước ngoài, giới thiệu về dân ca của một số vùng miền trong nước. ND2: Tập hát Quốc ca. - G giới thiệu bài hát Quốc ca (tiến quân ca) của nhạc sĩ Văn Cao. - G thuyết trình đặt vấn đề nêu yêu cầu , ý nghĩa của việc hát Quốc ca. - G cho H nghe bài hát trong đĩa nhạc và sau đó bắt nhịp cho H hát lời một của bài hát . - G phát hiện và sửa chỗ sai - Yêu cầu H hát toàn bộ cả hai lời của bài hát,G đệm đàn và cho nhận xét. - H chú ý lắng nghe , ghi chép. - H chú ý nghe. - H nghe và ghi chép vào vở. - H lắng nghe. - H chú ý nghe. - H hát theo hướng dẫn. - H hát theo đàn. - H hát theo yêu cầu của G. - H trả lời. 4, Củng cố dặn dò: - G yêu cầu một ,hai tổ H lần lượt hát lại G đệm đàn và yêu cầu tổ khác nhận xét. - Hỏi H bài hát Quốc ca thường được hát ở những lễ trang nghiêm nào ? - G nhận xét giờ học, nhắc H học thuộc bài Quốc ca . 5, Nhận xét sau khi dạy: .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 2: Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời: Phạm Tuyên I. Mục đích và yêu cầu: - MT:Học sinh hát đúng giai điệu lời ca bài hát. - KN: Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. - GD: Giáo dục các em yêu sự hoà bình và tinh thần nhân ái, tình đoàn kết. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Oocgan. - Đệm đàn và hát tốt bài hát. - GV biết hát một số bài hát cuả nhạc sĩ Phạm Tuyên. III. Tiến trình lên lớp: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Học bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”. - GV giới thiệu sơ qua về bài hát và tác giả, nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Hát cho HS nghe đoạn trích 1 số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết cho thiếu nhi như: Cánh én tuổi thơ, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên đoàn viên - Giới thiệu bài hát :”Tiếng chuông và ngọn cờ, GV hát cho HS nghe cả bài 1 lần. - GV yêu cầu HS đọc lời ca của bài, hỏi HS về nội dung, tính chất của bài hát. - GV nhận xét, thuyết trình, bổ sung, giải thích cho HS hiểu ý nghĩa, nội dung, tính chất. - GV chia câu, chia đoạn: bài hát có hai đoạn. Đoạn 1 gồm 4 câu, đoạn 2 gồm 4 câu. - GV hướng dẫn HS luyện thanh theo đàn Oocgan. - * Dạy hát: Học hát từng câu móc xích cho đến hết bài hát. - G đàn giai điệu câu 1 cho HS nghe 3 lần và bắt nhịp cho HS hát theo đàn của giáo viên. - Tiếp theo câu 2 tương tự. Yêu cầu HS hát nối cả hai câu. - Gọi 1 vài HS lần lượt hát lại, GV đệm đàn, nhận xét, sửa sai. - GV thực hiện tương tự với các câu còn lại sau đó yêu cầu HS hát nối các câu hoàn chỉnh bài. - GV đệm đàn, yêu cầu từng tổ, nhóm HS đứng lên hát, tổ khác nhận xét, GV bổ sung, sửa chỗ sai. - Lưu ý cho HS hát chính xác đoạn 1 giọng thứ, đoạn 2 chuyển giọng trưởng. Củng cố, dặn dò: - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp phách của bài. - - Gọi một vài cá nhân HS lên hát, dưới lớp vỗ tay theo nhịp phách. - GV đệm đàn, sửa sai, nhận xét nhắc HS học thuộc bài hát - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc bài và trả lời. - HS luyện thanh theo sự hướng dẫn của GV. - HS học hát câu 1. - HS học hát câu 1 và câu 2.. - HS hát cả bài. - Từng tổ nhóm lần lượt hát. - H hát theo hướng dẫn của G. - HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp phách. 5, Nhận xét sau khi dạy: .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 3: - Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ - Nhạc lý: + Những thuộc tính của âm thanh + Các kí hiệu của âm nhạc I. Mục đích, yêu cầu: - HS thể hiện thuần thục và thuộc lời ca bài hát. - HS làm quen với những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu trong âm nhạc. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Oocgan. - Chỉ huy tốt nhịp kết hợp vào bài hát. - Tìm các dẫn chứng về thuộc tính của âm thanh, nắm rõ các kiến thức nhạc lý. III. Tiến trình lên lớp: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1: Ôn bài hát:"Tiếng chuông và ngọn cờ". - GV cho HS nghe lại bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”, GV trình bày. - GV cho HS luyện thanh. - GV đệm đàn cho HS hát cả bài 1 lần. GV phát hiện, sửa sai. - GV gọi cá nhân HS lên hát + vỗ tay theo nhịp,sau đó yêu cầu từng tổ thể hiện, GV nhận xét sửa sai. - GV chỉ huy và hướng dẫn HS hát theo cách hát lĩnh xướng: gọi 1 em hát tốt lên hát đoạn A, đến đoạn B cả lớp đồng thanh hát. - GV yêu cầu từng tổ thể hiện và cho nhận xét sửa chỗ sai Nội dung 2: Nhạc lý. * Những thuộc tính của âm thanh: - Gồm 4 thuộc tính: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. - GV giới thiệu, phân tích và lấy ví dụ minh hoạ cho HS hiểu từng thuộc tính, nhấn mạnh tính chất của các thuộc tính. * Các kí hiệu âm nhạc: - GV giới thiệu như sách giáo khoa, giảng giải cho HS nắm rõ. + Kí hiệu ghi cao độ: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. + Khuông nhạc: 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. + Khoá Son: - GV yêu cầu HS lên bảng tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son + các nốt nhạc trên khuông. nhạc lí Củng cố, dặn dò: - GV đệm đàn cho HS hát lại bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” + vỗ tay theo nhịp. - GV nhận xét nhắc HS tự xem lại phần. - HS lắng nghe. - HS luyện thanh. - H hát theo đàn. - Cá nhân H trình bày. HS Tổ thể hiện. - HS tập hát lĩnh xướng. - H xem SGK , chú ý nghe G. - HS lắng nghe. - H quan sát lắng nghe. - HS tập viết. - HS hát theo hướng dẫn của GV. 5, Nhận xét sau khi dạy: .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 4: - Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh - Tập đọc nhạc: TĐN số 1. I. Mục đích, yêu cầu: - HS có hiểu biết về các kí hiệu ghi trường độ trong âm nhạc. Biết cách viết và tác dụng của nốt nhạc, dấu lặng - Đọc đúng nhạc bài TĐN số 1. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Oocgan. - Nắm vững kiến thức nhạc lí cần truyền đạt. - Đánh đàn và đọc nhạc tốt bài TĐN số 1. III. Tiến trình dạy học: ổn đinh lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1: Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh. - GV phân tích giảng giải theo SGK qui định về trường độ trong âm nhạc. - GV đàn 1 số trích đoạn VD ghi sẵn trên bảng phụ - Hình nốt: Lặng đơn: Lặng kép: - GV yêu cầu HS tập viết các hình nốt, dấu lặng. - - GV gọi 1, 2 em lên bảng viết, GV cho HS nhận xét. Nội dung 2: TĐN số 1. - GV cho HS quan sát bài TĐN số 1 trên bảng phụ. - GV yêu cầu HS nhận biết tên các nốt nhạc trong bài, GV đàn cho HS đọc cao độ từng nốt. * TĐN: GV đàn giai điệu câu 1 cho HS nghe 3 lần. Bắt nhịp cho HS đọc theo giai điệu đàn. - GV gọi 1, 2 cá nhân HS đọc lại, GV nhận xét, sửa sai. .- GVđàn câu 2 tương tự, cho HS đọc nối cả 2 câu hoàn chỉnh bài, sau đó yêu cầu HS hát ghép lời ca. - GV chỉ định từng tổ lần lượt đọc nhạc và hát lời theo giai điệu đàn của giáo viên. - GV gọi cá nhân HS đọc nhạc + hát lời, GV nhận xét, sửa sai. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc nhạc + vỗ tay theo phách, tổ 1 thực hiện, tổ 2 đọc nhạc và ngược lại. - GV nhận xét, nhắc HS học thuộc bài và tập gõ phách kết hợp vào bài tốt. - GV lấy VD cụ thể minh hoạ cho HS nắm rõ. - HS quan sát, nghe và nhận xét. - HS tập viết. - Cá nhân H lên bảng. - H quan sát. - HS nhận biết nốt nhạc, đọc cao độ theo hướng dẫn. - H đọc theo đàn G. - HS đọc lại. -H đọc nối cả hai câu hoàn chỉnh bài và ghép nhạc với lời ca. - HS đọc lại nhạc và hát lời ca. - H thực hiện theo hướng ... c nối câu 1, 2 hoàn chỉnh cả bài. - Yêu cầu từng nhóm, cá nhân đọc lại, GV nhận xét, sửa sai. - Cho tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời và ngược lại. - Gọi 1 số cá nhân HS lên thể hiện, GV nhận xét, sửa sai. - Lắng nghe. - Luyện thanh. - Nhóm, cá nhân trình bày. - Kết hợp đánh nhịp . - Kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Nhận xét bài TĐN số 10. - Lắng nghe. - Đọc tên nốt. - Đọc gam C dur. - TĐN từng câu đến hết bài. - Đọc cả bài. - Nhóm -> cá nhân đọc nhạc. - Đọc nhạc + hát lời. - Cá nhân đọc nhạc, hát lời. 5. Củng cố dặn dò. - Cho HS đọc nhạc, kết hợp gõ nhịp , yêu cầu từng tổ thực hiện - Kết hợp gõ nhịp . - GV nhận xét, sửa sai, nhắc HS học thuộc bài, tập kết hợp gõ nhịp thành thạo. 6. Nhận xét sau khi dạy. ... ... ... ... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 31 - ÔN bài hát: hô - la - hê, hô - la - hô. - Ôn TĐN số 10 : con kênh xanh xanh. - ÂNTT: nhạc sĩ nguyễn xuân khoát và bài hát lúa thu. I. Mục đích yêu cầu: - HS thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát thuần thục hơn. - HS thuộc bài TĐN số 10 kết hợp gõ phách, đánh nhịp tốt. - HS có thêm hiểu biết về nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát người được mệnh danh là "anh cả" của nền âm nhạc mới Việt Nam. II. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn Oocgan. Thuộc một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát. III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra sĩ số. 3.Kiểm tra bài cũ. 4.Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND1: Ôn bài hát: Hô - la - hê, hô - la - hô. - GV cho HS nghe lại bài hát. - GV cho HS luyện thanh. - Yêu cầu Hs hát theo nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát. - GV đệm đàn, nhận xét sửa chỗ sai. - Gọi cá nhân một vài Hs lên hát thể hiện phong cách sắc thái bài hát, Hs dưới lớp vỗ tay theo nhịp phách. - GV đệm đàn, nhận xét sửa chỗ sai. - Hướng dẫn Hs hát theo cách hát nối tiếp và hát có lĩnh xướng, Gv hướng dẫn Hs hát. ND2 : Ôn TĐN số 10 : Con kênh xanh xanh. - GV trình bày cho HS nghe lại bài TĐN. - Cho Hs đọc thang âm giọng C dur - Yêu cầu tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời và ngược lại. - Gv nhận xét sửa sai. - Gọi 1 vài HS lần lượt lên đánh nhịp cho dưới lớp đọc nhạc, hát lời. - GV nhận xét, sửa sai. - Cho HS đọc nhạc kết hợp gõ phách theo nhịp, yêu cầu từng tổ đến cá nhân thực hiện. - GV nhận xét, sửa sai. ND3 : ÂNTT: Nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát và bài hát Lúa thu. - GV giới thiệu nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát, cho Hs đọc trích dẫn SGK. - GV giới thiệu cho HS nghe 1 số sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát như : Con voi ; Thằng bờm... - Giới thiệu bài hát "Lúa thu" Gv hát cho hs nghe. - Yêu cầu Hs phát biểu cảm nhận khi nghe bài hát. - Hs chú ý nghe. - Luyện thanh. - Hát theo yêu cầu Gv. - Cá nhân Hs thể hiện. - Hát theo cách hát nối tiếp và hát có lĩnh xướng. - HS chú ý nghe. - Đọc thang âm giọng C dur. - Thực hiện theo yêu cầu Gv. - Đánh nhịp theo bài TĐN. - Kết hợp gõ phách. - Đọc SGK. - Chú ý nghe. - Hs phát biểu cảm nhận về bài hát và âm nhạc của nhạc sĩ nguyễn xuân khoát. 5. Củng cố dặn dò. - GV cho Hs hát lại bài hát Hô - la - hê, hô - la - hô và đọc lại bài TĐN số 10, Gv đệm đàn nhận xét sửa sai . - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. - GV nhắc HS tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Nguyễn xuân khoát và các bài hát của ông. 6. Nhận xét sau khi dạy. ... ... ... ... ... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 32 ôn tập. I. Mục đích yêu cầu: - Hs được ôn lại 2 bài hát và 2 bài TĐN và các phần nhạc lí đã học ở mức độ cao hơn thuần thục hơn. II. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn Oocgan. Đĩa nhạc có các bài hát cần ôn tập. III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra sĩ số. 3.Kiểm tra bài cũ. 4.Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND1: Ôn bài hát: * Ôn bài hát : Tia nắng hạt mưa. - GV cho HS nghe lại bài hát trên đĩa nhạc 1 lần. - GV cho HS luyện thanh. - Yêu cầu Hs hát theo nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát. - GV đệm đàn, nhận xét sửa chỗ sai. - Gọi cá nhân một vài Hs lên hát thể hiện phong cách sắc thái bài hát, Hs dưới lớp vỗ tay theo nhịp phách. - GV đệm đàn, nhận xét sửa chỗ sai. - Hướng dẫn Hs hát theo cách hát có lĩnh xướng, Gv hướng dẫn Hs hát. * ôn bài hát : Hô - la - hê, hô - la - hô - Thực hiện các bước như ôn bài hát trên. ND2 : Ôn TĐN. * Ôn TĐN số 8 : Lá thuyền ước mơ. - GV trình bày cho HS nghe lại bài TĐN. - Cho Hs đọc thang âm giọng C dur - Yêu cầu tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời và ngược lại. - Gv nhận xét sửa sai. - Gọi 1 vài HS lần lượt lên đọc nhạc hát lời dưới lớp Hs gõ phách theo nhịp bài TĐN. - GV nhận xét, sửa sai. - Cho HS đọc nhạc kết hợp gõ phách theo nhịp, yêu cầu từng tổ đến cá nhân thực hiện. - GV nhận xét, sửa sai. * Ôn TĐN số 9 và 10 . - Thực hiện tương tự như ôn bài TĐN trên. ND3 : Ôn tập nhạc lí. - Gv nhắc lại 5 kí hiệu thường gặp trong bản nhạc, viết các kí hiệu lên bảng yêu câud hs nhận biết chỉ ra tên từng loại kí hiệu. - Hs chú ý nghe. - Luyện thanh. - Hát theo yêu cầu Gv. - Cá nhân Hs thể hiện. - Hát theo cách hát có lĩnh xướng. - HS chú ý nghe. - Đọc thang âm giọng C dur. - Thực hiện theo yêu cầu Gv. - Kết hợp gõ phách. - Thực hiện theo yêu cầu Gv. 5. Củng cố dặn dò. - GV cho Hs tập nhận biết các kí hiệu có trong các bài hát và các bài TĐN đã học. - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. - Nhắc Hs tự ôn tập thêm ở nhà các bài hát, bài TĐN và các phần nhạc lí đã học 6. Nhận xét sau khi dạy. ... ... ... ... ... Ngày soạn:....................... ...... Ngày giảng: ............................ Tiết 33 + 34 : ôn tập cuối năm. I. Mục đích yêu cầu: - Hs được ôn lại tất cả các bài hát , TĐN và các kiến thức nhạc lí đã học trong chương trình âm nhạc lớp 6. - Yêu cầu Hs thuộc bài, nắm được tốt các kiến thức đã học. II. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn Oocgan. Đĩa nhạc có các bài hát cần ôn tập. Nắm vững các bài cần ôn cho Hs. III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra sĩ số. 3.Kiểm tra bài cũ. 4.Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND1: Ôn bài hát: - GV cho HS luyện thanh. - Gv cho Hs nghe lần lượt các bài hát đã học (trong đĩa nhạc) trước khi ôn đến bài hát đó, thực hiện ôn tập lần lượt từng bài. * Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ. - Gv cho Hs nghe lại bài hát trên đĩa nhạc 1 lần. - Yêu cầu hs hát , Gv đệm đàn nhận xét sửa sai. - Gọi 1 vài Hs lên hát thể hiện sắc thái tình cảm bài hát, tập hát diễn cảm. - Gv nhận xét sửa chỗ sai. - Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp chỉ huy nhịp 2/4 vào bài hát, yêu cầu từng tổ thể hiện. - Gv nhận xét sửa chỗ sai. - Hướng dẫn Hs cách biểu diễn bài hát, Gv dàn dựng theo cách hát đồng ca và hát có lính xướng... - yêu cầu Hs thể hiện, Gv nhận xét. * Các bài hát khác thực hiện ôn tập theo các bước tương tự bài hát trên. ND2 : Ôn TĐN. - Gv cho Hs nghe lại lần lượt từng bài TĐN đã học và đọc thang âm từng bài trước khi ôn tập đến bài đó. * Ôn TĐN số 1. - Gv cho Hs nghe bài TĐN số 1, Gv trình bầy . - Cho Hs đọc gam C dur. - Yêu cầu cả lớp đọc nhạc hát lời, Gv đệm đàn nhận xét sửa sai. - Gọi một số cá nhận Hs trình bầy, Gv đệm đàn sửa sai. - Gv cho Hs đọc nhạc kết hợp gõ phách vào bài TĐN , gọi một vài tổ nhóm Hs thực hiện. - Gv nhận xét sửa sai. - Hướng dẫn Hs đọc nhạc hát lời kết hợp đánh nhịp 2/4 , yêu cầu từng tổ đến cá nhân Hs thể hiện. Gv nhận xét sửa sai. ND3 : Ôn tập nhạc lí. - Gv hệ thống tóm tắt các phần nhạc lí đã học trong chương trình : + Nhịp 2/4 ; Nhịp 3/4. + Các kí hiệu ghi cao độ, trường độ của âm thanh. + Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. - Gv giảng từng phần theo SGK đồng thời lấy ví dụ minh hoạ cho Hs nắm vững. - Lấy ví dụ cho Hs nhận biết từng phần. ND4 : Ôn phần ÂNTT. - Gv hệ thống nhắc lại các nét chính về tiểu sử các nhạc sĩ trong nước và nước ngoài đã học trong chương trình theo SGK. - Cho Hs nghe một số các tác phẩm, ca khúc của các nhạc sĩ. - Luyện thanh. - Hát theo yêu cầu Gv. - Hs chú ý nghe. - Hs hát theo đàn Gv. - Tập hát diễn cảm bài hát. - Kết hơp chỉ hyu nhịp 2/4 vào bài hát, thực hiện theo tổ. - Hát theo cách hát đồng ca có lĩnh xướng. - HS chú ý nghe. - Đọc thang âm giọng C dur. - Thực hiện theo yêu cầu Gv. - Kết hợp gõ phách. - Kết hợp đánh nhịp 2/4, thực hiện theo tổ sau đó đến cá nhân thể hiện. - Hs chú ý quan sát lắng nghe và ghi chép. - Quan sát lắng nghe. - Hs chú ý nghe và ghi chép. 5. Củng cố dặn dò. - GV gọi một vài cá nhân Hs lên hát một trong các bài hát đã học do Gv chỉ định. - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. - Gv đệm đàn nhận xét sửa sai, đánh giá cho điểm. - Nhắc Hs tự ôn tập thêm ở nhà các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì. 6. Nhận xét sau khi dạy. ... ... ... ... ... Đề kiểm tra học kỳ ii Năm học 2006 – 2007 Môn : Âm nhạc Lớp : 6 Đề bài I/ Phần trắc nghiệm : Điền vào ngoặc đơn ở côt B số thứ tự tên bài hát ở cột A sao cho bài hát phải có câu hát đó ? ( 5 điểm ) A B 1, Tiếng chuông và ngọn cờ 2, Vui bước trên đường xa 3, Hành khúc tời trường 4, Đi cấy 5, Niềm vui của em 6, Ngày đầu tiên đi học 7, Tia nằng hạt mưa 8, Hô-la-hê,Hô-la-hô 9,TĐNSồ 8 : Lá thuyền ước mơ 10, TĐNSố10: Con kênh xanh xanh a, Sát vai nhau cùng đi ( ) b, Cô giáo là cô tiên ( ) c, Bẻ một cành sen ( ) d, Nụ cười duyên bạn gái ( ) e, Buồm căng gió xuôi ( ) f, Hồi chuông ngân vang khắp nơi ( ) g, Mến yêu sao đất quê hương ( ) h, Rôn ràng đi trong mùa xuân ( ) i, Vâng trăng lên cao ( ) k, Những giấc mơ hiền ( ) II/ Tự luận Câu 1 : Nêu định nghĩa nhịp 3/4 ? Vẽ sơ đồ cách đánh nhịp3/4 ? Câu 2 : Trình bầy hiểu biêt của em về nhạc sĩ Phong Nhã ? Đáp án I/ Phần trăc nghiệm : a : ( 8 ) e : ( 10 ) h : ( 2 ) b : ( 6 ) f : ( 1 ) i : ( 5 ) c : ( 4 ) g : ( 3 ) k : ( 9 ) d : ( 7 ) II/ Tự lUậN : Câu 1 - Nhịp 3/4 có 3 phách trong một ô nhịp , phách thứ nhất là phách mạnh , hai phách sau là phách nhẹ , giá trị mỗi phách bằng một nốt đen . - Sơ đồ cách đành nhịp 3/4 : Thực hiện động tác tay theo sơ đồ hình vẽ sau : Câu 2 : Nhạc Sĩ Phong Nhã : Ông sinh ngày 4 – 4 – 1924 quê ở Duy Tiên – Hà Nam cuộc đời ông gắn liền với hoạt động thiếu niên nhi đồng Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam , ông đã được mệnh danh là nhạc sĩ của tuổi thơ nhiêu ca khúc thiêu nhi nổi tiếng của ông sáng tác được phổ biến như : Kim đồng , Đi ta đi lên , Đội ca Vì những cống hiến to lớn của ông cho nền âm nhac Việt Nam , ông đã được nhà nước phong tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tài liệu đính kèm: