Thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

I- Mục tiêu, yêu cầu giáo dục

1. Kiến thức: Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.

2. kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quí, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.

II- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

1. Nội dung: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.

2. Hình thức: giao lưu văn nghệ, kể chuyện ngâm thơ .biểu diễn cá nhân hoặc tập thể.

3. Phương pháp: tổ chức hội thi văn nghệ.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Diên Lộc 
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Huyền
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 1	Tiết: 1	Lớp: 5B
Ngày soạn: 4/9/2012 	Ngày tổ chức: 11/9/2012
Chủ đề tháng: Mái trường thân yêu của em
Tên hoạt động: Giao lưu văn nghệ về mái trường thân yêu của em
I- Mục tiêu, yêu cầu giáo dục
1. Kiến thức: Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.
2. kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quí, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.
II- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
1. Nội dung: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.
2. Hình thức: giao lưu văn nghệ, kể chuyện ngâm thơ.biểu diễn cá nhân hoặc tập thể.
3. Phương pháp: tổ chức hội thi văn nghệ.
III- Chuẩn bị 
GV: Quyết định khen thưởng, phần thương.
Học sinh: chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chọn người dẫn chương trình.
Mời thành phần ban giám khảo: GV tổng phụ trách, GV âm nhạc.
IV- Tiến hành hoạt động
Ổn định tổ chức: điểm danh.
Khởi động: Hát tập thể bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”
Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ CÁN BỘ LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
( TỔ, NHÓM)
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm, tên chương trình.
- GVcn giới thiệu mục đích, nội dung chủ điểm của tiết hoạt động ngoài giờ.
- Gv giới thiệu MC, MC lên nhận chương trình.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Giới thiệu đại biểu, tuyên bố lí do, giới thiệu Nd cuộc thi
+ Mục tiêu: HS biết được lí do tổ chức buổi HĐNG và biết thành phần đại biểu tham dự.
+ Cách tiến hành:
- MC giới thiệu đại biểu.
- Đại biểu ra mắt.
- MC tuyên bố lí do. Điều lệ thi.
- Giới thiệu nội dung thi các tổ nhóm đã đăng kí.
- Vỗ tay chào mừng.
- Theo dõi danh sách trên bảng phụ.
Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ
+ Mục tiêu: Các nhóm giao lưu để cùng hiểu thêm về công lao giáo dục to lớn của thầy cô. Nhà trường.
+ Cách tiến hành:
- Mc mời giám khảo vào bàn làm việc.
- Giới thiệu các nhóm lên biểu diễn
+ Tổ 1: Hát múa minh họa
Muøa thu em ñeán tröôøng 
(Nhaïc vaø lôøi: Moäng Laân)
+ Tổ 2: Kể chuyện “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
+ Tổ 3: Ngâm thơ bài thơ “ Con với thầy” – Phạm Minh Dũng.
+ Tổ 4: Hát tập thể bài hát “ Người thầy”
Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá
+ Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá lại kết quả sản phẩm đã đạt được của nhóm, tổ mình.
+ Cách tiến hành:
- Mời giám khảo công bố kết quả, nhận xét.
- GVCN trao quà tặng cho các em.
- GV khen ngợi+ GD ý nghĩa chủ điểm cho các em:
“ Lời ca tiếng hát luôn đem lại niềm vui, tình cảm dạt dào của mọi người được thể hiện khá rõ trong từng câu hát, câu chuyện, vần thơ. Cô hi vọng các em sẽ cố gắng phấn đấu trong học tập, là con ngoan trò giỏi, cháu bác Hồ kính yêu”
- Các nhóm cử đại diện lên nhận giải.
- Lắng nghe, học tập.
Hoạt động 5: GV nhận xét tiết học
- Dặn dò một số công việc cho tiết HĐNG sau
 “ Thi lồng đèn”
- Mỗi tổ chuẩn bị một lồng đèn chưa trang trí+ giấy màu, kéo keo
RÚT KINH NGHIỆM
..
Trường Tiểu học Diên Lộc 
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Huyền
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 3	Tiết: 2	Lớp: 5B
Ngày soạn: 18/9/2012	Ngày tổ chức: 25/09/2012
Chủ đề tháng: Mái trường thân yêu của em
Tên hoạt động: Thi trang trí lồng đèn
I- Mục tiêu, yêu cầu giáo dục
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của ngày tết trung thu.
2. Kỹ năng: trang trí sản phẩm khéo tay.
3. Thái độ: Tạo niềm vui và không khí rộn rã cho học sinh tham gia ngày hội.
II- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
1. Nội dung: Thi trang trí lồng đèn
2. Hình thức: Thi theo nhóm tổ
3. Phương pháp: trực quan, thực hành.
III- Chuẩn bị 
GV: Quyết định khen thưởng, phần thưởng.
Học sinh: Lồng đèn, giấy màu, keo, kéo.
Mời thành phần ban giám khảo: GV mĩ thuật.
IV- Tiến hành hoạt động
Ổn định tổ chức: điểm danh.
Khởi động: Hát tập thể bài “ Chiếc đèn ông sao”
Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ CÁN BỘ LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
( TỔ, NHÓM)
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm, tên chương trình.
- GVCN phổ biến cho HS nắm được “ Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống thì chiếc lồng đèn xinh xắn cho mỗi trẻ em Việt Nam là không thể thiếu. Để đón một đêm trung thu thật tưng bừng, lung linh mỗi tổ sẽ thi xem ai khéo tay nhất, tạo ra những chiếc lồng đèn xinh nhất sẽ được trao giải “bàn tay vàng”
- Công bố danh sách ban giám khảo.
- Nêu luật thi và phần thưởng cho lồng đèn trang trí đẹp nhất.
- GVCN niêm yết biểu điểm chấm thi lên bảng lớp.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tiến hành cuộc thi
 + Mục tiêu: tạo ra sản phẩm khéo tay để biết thêm ý nghĩa của những chiếc lồng đèn trong ngày trung thu.
+ Cách tiến hành:
- Mời giám khảo làm việc.
- Các nhóm thực hành trang trí.
- Hết giờ, các thành viên ban giám khảo chấm vào phiếu điểm cá nhân.
- Các đội về vị trí nhóm mình lấy keo, kéo và tất cả vật dụng có thể trang trí để trang trí.
- Các đội trưởng pơhair giao việc cho tất cả các cá nhân đều thực hiện.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá- trao giải thưởng
+ Mục tiêu: Giúp HS tự nhìn nhận lại kết quả sản phẩm đã đạt được của nhóm, tổ mình.
+ Cách tiến hành:
- Thư kí tổng hợp vào tờ giấy ghi điểm.
- Ban giám khảo hội ý quyết định chọn các giải thưởng.
- MC đọc kết quả xếp loại, xếp giả cuộc thi và mời ban tổ chức lên trao giải thưởng.
- Ban tổ chức lên trao giải.
- GV GD ý nghĩa ngày trung thu cho HS qua câu hỏi: “ Em có suy nghĩ gì sau khi chính tay mình tạo ra được những chiếc lồng đèn xinh như thế này?”
- Gv chốt ý.
- Trong thời gian chờ đợi HS có thể văn nghệ giải lao và ngắm lại sản phẩm mình vừa thể hiện.
- Đội trưởng lên nhận giải.
- Đại diện 4 đội phát biểu cảm nghĩ.
Hoạt động 4: GV nhận xét tiết học
- Dặn dò một số công việc cho tiết HĐNG sau
“ Trò chơi- Trái bóng yêu thương”
- Chuẩn bị một quả bóng vừa tầm tay HS.
RÚT KINH NGHIỆM
..
Trường Tiểu học Diên Lộc 
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Huyền
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 4	Tiết: 3	Lớp: 5B
Ngày soạn: 24/9/2012	Ngày tổ chức: 2/10/2012
Chủ đề tháng: vòng tay bè bạn
Tên hoạt động: Trò chơi “ trái bóng yêu thương
I- Mục tiêu, yêu cầu giáo dục
1. Kiến thức: Hiểu biết về một tình bạn đẹp.
2. Kỹ năng: giao tiếp, biết dùng những lời lẽ tốt đẹp khi nói với bạn bè.
3. Thái độ: Tạo niềm vui và không khí rộn rã cho học sinh tham gia ngày hội.
II- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
1. Nội dung: Trò chơi nói lời yêu thương với bạn mình.
2. Hình thức: Tổ chức chơi theo quy mô lớp.
3. Phương pháp: Trò chơi.
III- Chuẩn bị 
GV: Quyết định khen thưởng, phần thưởng, một quả bóng cao su nhỏ.
Học sinh: chuẩn bị một số nội dung yêu thương để nói.
Mời thành phần ban giám khảo 
IV- Tiến hành hoạt động
Ổn định tổ chức: điểm danh.
Khởi động: Hát tập thể bài “ tiếng hát bạn bè mình ”
Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ CÁN BỘ LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
( TỔ, NHÓM)
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm, tên chương trình.
- GVCN phổ biến cho HS nắm được “ Trong mỗi cuộc đời con người ai cũng có ít nhất là một người bạn thân, các con cũng vậy là bạn bè cùng lớp các con phải biết yêu thương nhau. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”- Lời nói yêu thương, lời nhận xét tốt đẹp của mình giành cho bạn là một động lực giúp bạn học tốt hơn, mình thấy vui hơn”- Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tham gia một trò chơi có tên là “ Trái bóng yêu thương”.
- Nêu luật thi và phần thưởng .
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tiến hành trò chơi
 + Mục tiêu: Biết yêu thương bạn bè xung quanh mình.
+ Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS chơi
 + Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, Hs cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn. VD: “ Bạn rất xinh; bạn là người bạn tốt, bạn là một ca sĩ thật thụ đấy.
+ Người nhận quả bóng nếu giữ bóng trên tay lâu
 ( 10s) mà không nói được lời yêu thương, sẽ trả lại bóng cho quản trò.
+ Nếu bắt bóng trượt thì mất lượt.
+ Người nhận được nhiều lời yêu thương nhất trong lớp là người tháng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho cả lớp chơi thật.
- Công bố bạn được yêu thương nhất lớp.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia chơi thử.
- Cả lớp chơi dưới sự điều khiển của quản trò.
Hoạt động 3: Thảo luận sau trò chơi
- Sau khi chơi xong, Gv tổ chức cho HS thảo luận một số câu hỏi sau:
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận được những lời yêu thương bạn bè dành cho mình.
+ Em cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương, lời khen đối với bạn?
+ Qua trò chơi em có thể rút ra điều gì?
- HS nêu ý kiến của mình dưới sự điều khiển của GVCN
Hoạt động 4: GV nhận xét tiết học
- Khen ngợi những lời nói yêu thương.
- Dặn dò một số công việc cho tiết HĐNG sau
“ Trò chơi- Trái bóng yêu thương”
RÚT KINH NGHIỆM
..
Trường Tiểu học Diên Lộc 
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Huyền
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 5	Tiết: 4	Lớp: 5B
Ngày soạn: 2/10/2012	Ngày tổ chức: 9/10/2012
Chủ đề tháng: vòng tay bè bạn
Tên hoạt động: Tiểu phẩm Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I- Mục tiêu, yêu cầu giáo dục
1. Kiến thức: HS hiểu: giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
2. Kỹ năng: rèn cho Hs kĩ năng đóng vai, KN nói trước đám đông tự tin.
3. Thái độ: giáo dục HS quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II- Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
1. Nội dung: Đóng kịch tiểu phẩm Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2. Hình thức: Tổ chức chơi theo quy mô lớp.
3. Phương pháp: đóng kịch.
III- Chuẩn bị 
GV: Quyết định khen thưởng, phần thưởng, phổ biến cho HS kịch bản của tiểu phẩm cách đây 1 tuần.
Học sinh: Mũ, áo trang phục  do nhóm tự thiết kế
Mời thành phần ban giám khảo: GV tổng phụ trách ( hoặc GV âm nhạc) 
IV- Tiến hành hoạt động
Ổn định tổ chức: điểm danh.
Khởi động: Hát tập thể bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”
Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ CÁN BỘ LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
( TỔ, NHÓM)
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm, tên chương trình.
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải nhiều khó khăn, chúng ta là bạn bè cần phải giúpđỡ, bảo vệ nhau nếu có thể.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hôm nay các em sẽ được xem một tiểu phẩm mang tên “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm
 + Mục tiêu: Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè xung quanh mình.
+ Cách tiến hành
- Đội kịch lên trình diễn tiểu phẩm theo kịch bản đã được Gv cho chuẩn bị trước.
- HS quan sát theo dõi.
Hoạt động 3: Thảo luận lớp sau khi xem tiểu phẩm
+ Mục tiêu: Tổ chức cho HS mạnh dạn nêu câu hỏi và trả lời được một số câu hỏi do GV yêu cầu
Nắm được ND, bài học giáo dục sâu sắc hơn.
+ Tiến hành
1) Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy, sợ hãi?
2) Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì?
3) Vì sao, có lúc Dế Mèn hơi do dự ?
4) Hành động của Dế Mèn như thế nào trước bọn nhện độc hung hãn?
5) Em có suy nghĩ gì trước việc làm của anh Dế Mèn?
- Vì ốm yếu, sợ bọn nhện bắt nạt.
- Tức giận, cương quyết đòi gặp bọn nhện để hỏi chuyện
- Vì bọn nhện quá đông lại độc ác và hung hãn.
- oai phong, nhanh như cắt tung cặp giò với những lưỡi cưa sắt nhọn đá rách hết lưới nhện, bầy nhện ngã lộn nhào..
- Anh Dế Mèn oai hunhf biết bảo vệ người yếu..
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
 - Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất.
- GV kết luận, căn dặn HS hãy học tập tấm gương dũng cảm của anh Dế Mèn
RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL.doc