Tiếng Việt 5 - Cách phân biệt từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)

Tiếng Việt 5 - Cách phân biệt từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)

CÁCH PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

( TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY)

1.Từ đơn:

 - Là từ có 1 tiếng có nghĩa.

VD: xe, nhà, vở

- Ngoài ra còn có một số từ đơn nhưng gồm 2 tiếng gọi là từ đơn đa âm.

VD: chèo bẻo, mì chính, xà phòng, mồ hóng, bồ kết.

2.Từ phức: Gồm hai loại từ:

a, Từ ghép: Gồm hai kiểu từ ghép:

* Từ ghép có nghĩa tống hợp:

- Là những từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa kết hợp với nhau tạo thành một nghĩa chung.

- Các tiếng trong từ ghép tổng hợp đều cùng từ loại. Cụ thể:

+ Các tiếng đều là danh từ:

VD: nhà cửa, quần áo, thúng mủng, trên dưới, trước sau,

+ Các tiếng đều là động từ:

VD: mua bán, chăm nom, đưa đẩy,

+ Các tiếng đều là tính từ:

VD: lành dữ, trắng đen, tốt xấu

 + Các tiếng đều là số từ:

VD: vài ba, dăm bảy, đôi ba,

+ Các tiếng đều là phụ từ:

VD: đó đây, này kia,

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng Việt 5 - Cách phân biệt từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
( TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY)
1.Từ đơn:
 - Là từ có 1 tiếng có nghĩa.
VD: xe, nhà, vở
- Ngoài ra còn có một số từ đơn nhưng gồm 2 tiếng gọi là từ đơn đa âm.
VD: chèo bẻo, mì chính, xà phòng, mồ hóng, bồ kết.
2.Từ phức: Gồm hai loại từ: 
a, Từ ghép: Gồm hai kiểu từ ghép:
* Từ ghép có nghĩa tống hợp: 
- Là những từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa kết hợp với nhau tạo thành một nghĩa chung.
- Các tiếng trong từ ghép tổng hợp đều cùng từ loại. Cụ thể:
+ Các tiếng đều là danh từ:
VD: nhà cửa, quần áo, thúng mủng, trên dưới, trước sau,
+ Các tiếng đều là động từ:
VD: mua bán, chăm nom, đưa đẩy,
+ Các tiếng đều là tính từ:
VD: lành dữ, trắng đen, tốt xấu
 + Các tiếng đều là số từ:
VD: vài ba, dăm bảy, đôi ba,
+ Các tiếng đều là phụ từ:
VD: đó đây, này kia,
* Từ ghép có nghĩa phân loại: Là những từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng đều có nghĩa trong đó một tiếng chỉ loại lớn, các tiếng còn lại chỉ loại nhỏ.
VD: học trò, xã viên, hợp tác xã,
b, Từ láy: : 
- Là những từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng có ít nhất một bộ phận được lặp lại và chỉ có một tiếng có nghĩa.
- Dấu thanh trong từ láy phải cùng nhóm: “huyền, ngã, nặng” hoặc “ hỏi, sắc,không”
VD: lỡ làng, lung linh,
- Một số trường hợp ngoại lệ các tiếng trong từ láy có dấu thanh không cùng nhóm.
VD: ngoan ngoãn, mơ màng,
- Từ láy bao gồm 5 kiểu láy sau:
* Láy âm: Là những từ láy gồm các tiếng có âm đầu giống nhau, vần khác nhau.
VD: long lanh, mênh mông,
* Láy vần: Là những từ láy gồm các tiếng có vần giống nhau, âm đầu khác nhau.
VD: lộp độp, lanh chanh, 
* Láy tiếng: Là những từ láy gồm các tiếng có cả âm và vần đều giống nhau.
VD: xinh xinh, ngoan ngoãn, thoang thoảng,
* Láy khuyết âm đầu: Là những từ láy gồm các tiếng khuyết âm đầu.	
VD: ồn ào, inh ỏi, ầm ĩ,
* Láy có âm đầu viết c, k, q: Là những từ láy gồm các tiếng có âm đầu viết c, k, q.
VD: còng queo, kính coong,
CÁC THAO TÁC PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VÀ KẾT HỢP
 HAI TỪ ĐƠN
1. Thao tác chêm xen: chêm xen được vào giữa 2 tiếng một tiếng khác là 2 từ đơn, không chêm xen được là từ ghép.
VD: “quê mình” có nghĩa là “quê của mình”: “quê mình” là 2 từ đơn.
 “rách lành” không chêm được “rách và lành”: “rách lành” là từ ghép.
 “tay người” có nghĩa là “tay của người” thì “tay người” là 2 từ đơn.
 “tay người” có nghĩa là “cả cơ thể người” thì “tay người” là từ ghép.
2.Thao tác so sánh, đối chiếu: Là thao tác đem tổ hợp từ chỉ hướng này đối chiếu với tổ hợp từ chỉ hướng kia. Nếu có từ chỉ hướng ngược lại thì tổ hợp từ đó là hai từ đơn, không có thì tổ hợp từ đó là từ ghép.
VD: “mang ra” ngược hướng “mang vào”. Vậy “mang ra”, “mang vào” đều là 2 từ đơn
	“ mang về” đối lập “mang đi”. Vậy “mang về”, “mang đi” đều là 2 từ đơn.
	“rủ xuống” không đối lập với “rủ lên”. Vậy “rủ xuống” là từ ghép.
	“ xoè ra” không đối lập với “xoè vào”. Vậy “xoè ra” là từ ghép.
3. Thao tác tỉnh lược: Là thao tác lược bỏ đi một tiếng mà người nghe vẫn hiểu trọn vẹn ý người nói.
VD: - Nói “mua hồng” có nghĩa là “mua hoa hồng”. Vậy “hoa hồng” là từ ghép.
Nói “mua cúc” có nghĩa là “mua hoa cúc”. Vậy “hoa cúc” là từ ghép.
Nói “mua ngô” có nghĩa là “mua bắp ngô”, “mua hạt ngô”. Vậy “bắp ngô”, “hạt ngô” là từ ghép, còn “hoa ngô”, “râu ngô”, “rễ ngô”, “lá ngô” đều là 2 từ đơn.
4. Thao tác loại suy: Là thao tác loại trừ những trường hợp không phải là từ ghép nhưng tạm thời chấp nhận chúng là những từ ghép lâm thời.( chấp nhận cả 2 phương án)
VD: quyển sách, con gà, ngòi bút, cái bàn, là những từ ghép lâm thời.

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO THAO TAC PHAN BIET TU DON VA TU PHUC.doc