Tiếng Việt 5 - Chủ đề 3: Phương pháp dạy học Tập viết

Tiếng Việt 5 - Chủ đề 3: Phương pháp dạy học Tập viết

Chủ đề 3

Phương pháp dạy học Tập viết

Hoạt động 1. xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập

viết

Thông tin cơ bản

Đối với bất cứ môn học hay phân môn nào, việc xác định mục tiêu, nhiệm

vụ dạy học rất quan trọng. Bởi vì chính mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố

quyết định việc lựa chọn, sắp xếp nội dung và sử dụng phương pháp dạy

học.

1. Phân môn Tập viết có mục tiêu chủ yếu là trang bị cho học sinh kĩ năng

viết chữ để học tập và giao tiếp, đồng thời góp phần hình thành nhân cách

cho học sinh.

2. Cụ thể hoá nhiệm vụ của môn Tiếng Việt, phân môn Tập viết có hai

nhiệm vụ chủ yếu sau:

2.1. Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh: viết nét, liên kết nét thành chữ cái

(viết thường, viết hoa), chữ số; liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, vần,

tiếng; viết từ ngữ và câu ứng dụng

2.2. Thông qua việc rèn kĩ năng viết chữ, cung cấp cho học sinh một số

kiến thức về chữ viết và kĩ thuật viết chữ: điểm đặt bút, điểm dừng bút, cấu

tạo chữ cái và chữ số tiếng Việt, vị trí dấu phụ, dấu thanh, quy trình viết

liền mạch

2.3. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm

mĩ v.v

Hoạt động tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết gồm hai

nhiệm vụ cụ thể:

- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Tập viết

- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Tập viết

pdf 50 trang Người đăng hang30 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếng Việt 5 - Chủ đề 3: Phương pháp dạy học Tập viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3 
Phương pháp dạy học Tập viết 
Hoạt động 1. xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập 
viết 
Thông tin cơ bản 
Đối với bất cứ môn học hay phân môn nào, việc xác định mục tiêu, nhiệm 
vụ dạy học rất quan trọng. Bởi vì chính mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố 
quyết định việc lựa chọn, sắp xếp nội dung và sử dụng phương pháp dạy 
học. 
1. Phân môn Tập viết có mục tiêu chủ yếu là trang bị cho học sinh kĩ năng 
viết chữ để học tập và giao tiếp, đồng thời góp phần hình thành nhân cách 
cho học sinh. 
2. Cụ thể hoá nhiệm vụ của môn Tiếng Việt, phân môn Tập viết có hai 
nhiệm vụ chủ yếu sau: 
2.1. Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh: viết nét, liên kết nét thành chữ cái 
(viết thường, viết hoa), chữ số; liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, vần, 
tiếng; viết từ ngữ và câu ứng dụng 
2.2. Thông qua việc rèn kĩ năng viết chữ, cung cấp cho học sinh một số 
kiến thức về chữ viết và kĩ thuật viết chữ: điểm đặt bút, điểm dừng bút, cấu 
tạo chữ cái và chữ số tiếng Việt, vị trí dấu phụ, dấu thanh, quy trình viết 
liền mạch 
2.3. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm 
mĩ v.v 
Hoạt động tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết gồm hai 
nhiệm vụ cụ thể: 
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Tập viết 
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Tập viết 
Nhiệm vụ của hoạt động 1 
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Tập viết 
1. Làm việc cá nhân: 
Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 1 và các TLTK dưới đây, ghi chép 
thông tin về mục tiêu của phân môn Tập viết: 
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 (chương 1) 
- Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về mục tiêu của phân môn Tập viết (sự cụ thể hoá mục 
tiêu của môn Tiếng Việt thành mục tiêu của phân môn Tập viết). 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin đầy đủ về mục tiêu của phân môn Tập 
viết. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Tập viết 
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 1 và TLTK như 
ở nhiệm vụ 1 và ghi chép thông tin về nhiệm vụ của phân môn Tập viết. 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về nhiệm vụ của phân môn Tập viết. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nhiệm vụ của phân môn Tập viết. 
Đánh giá hoạt động 1 
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây: 
1. Xác định mục tiêu của phân môn Tập viết. 
2. Xác định nhiệm vụ của phân môn Tập viết. 
3. Thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài Tập viết ở tiểu học. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Tập viết 
Thông tin cơ bản 
Nguyên tắc dạy học tập viết là sự cụ thể hoá của các nguyên tắc dạy học 
tiếng Việt cho phù hợp với đặc thù của phân môn. Do vậy, cũng có thể kể 
tới 3 nguyên tắc dạy học Tập viết là phát triển lời nói, phát triển tư duy và 
tính đến đặc điểm của học sinh. Do có đặc điểm riêng về nhiệm vụ và nội 
dung dạy học, hoạt động dạy học tập viết cần tuân theo nguyên tắc thứ tư: 
nguyên tắc thực hành. 
1. Nguyên tắc phát triển lời nói yêu cầu, trong quá trình dạy học Tập 
viết, giáo viên cần chú ý tới mục đích giao tiếp của việc dạy tiếng và của 
phân môn, cần tạo các tình huống để học sinh thực hành một cách hiệu quả. 
Ngoài ra, để học sinh hiểu đầy đủ những điều mình viết, nên đặt các đơn vị 
chữ cần tập viết vào hoạt động hành chức, giải nghĩa từ, giải thích nội dung 
bài viết ứng dụng, nếu thấy cần thiết. 
2. Nguyên tắc phát triển tư duy yêu cầu giáo viên chú ý rèn luyện cho 
học sinh các thao tác, phẩm chất tư duy trong giờ tập viết; phải làm cho học 
sinh thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ hay câu, bài tập viết, tạo tình huống 
để các em tập viết thường xuyên và hiệu quả. 
3. Trong dạy học Tập viết, nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh 
yêu cầu giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, đặc điểm về trình 
độ ngôn ngữ (bao gồm cả trình độ tiếng Việt và trình độ tiếng mẹ đẻ) của 
học sinh. Những hiểu biết này là căn cứ để giáo viên lựa chọn từ ngữ cần 
giải nghĩa, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học Tập viết phù hợp với đặc 
điểm của học sinh. 
4. Thực hành không phải là nguyên tắc mới trong hệ thống các nguyên 
tắc dạy học. Yêu cầu thực hành thực ra đã có trong các nguyên tắc dạy học 
Tiếng Việt nêu trên. Ví như, nguyên tắc phát triển lời nói có yêu cầu tạo 
điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động lời nói; nguyên tắc phát 
triển tư duy cũng yêu cầu học sinh phải rèn luyện các thao tác, phẩm chất tư 
duy thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập Tuy nhiên, do nhiệm 
vụ chủ yếu của phân môn Tập viết là rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh – 
một kĩ năng đòi hỏi phải rèn luyện nhiều theo một quy trình nghiêm nhặt, 
đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và một thái độ làm việc nghiêm túc, nên cần coi 
thực hành là một nguyên tắc độc lập và đặc thù của phân môn Tập viết. 
Nguyên tắc thực hành yêu cầu phải coi việc dạy tập viết như là dạy một kĩ 
năng. Phải tạo điều kiện cho học sinh tri giác một cách chính xác các sản 
phẩm chữ viết và quy trình viết chữ, kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác tập 
viết để rèn kĩ năng một cách hiệu quả. 
Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Tập viết gồm có 4 nhiệm vụ: 
- Tìm hiểu nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập viết. 
- Tìm hiểu nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết. 
- Tìm hiểu nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học Tập 
viết. 
- Tìm hiểu nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết. 
Nhiệm vụ của hoạt động 2 
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập 
viết 
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 2 và các 
TLTK dưới đây, tìm hiểu về nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập 
viết. 
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt (phần Nguyên tắc dạy học 
Tiếng Việt) 
- Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển lời nói trong phân 
môn Tập viết 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc phát triển lời nói trong 
dạy học Tập viết. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học 
Tập viết. 
1. Làm việc cá nhân: 
Sinh viên đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1, tìm hiểu về sự vận dụng 
nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết. 
2. Hoạt động tập thể: 
- Thảo luận nhóm về nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về nguyên tắc 
phát triển tư duy trong dạy học Tập viết. 
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh 
trong dạy học Tập viết. 
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1, tìm 
hiểu những đặc điểm của học sinh cần được chú ý trong dạy học Tập viết: 
- Đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi 
- Đặc điểm ngôn ngữ (những đặc điểm có ảnh hưởng tới việc hình thành kĩ 
năng viết chữ) 
2. Hoạt động tập thể 
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc tính đến đặc điểm của học 
sinh trong phân môn Tập viết 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc tính đến đặc điểm của 
học sinh trong dạy học Tập viết. 
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong 
dạy học Tập viết 
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 2 và giáo 
trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 (phần Nguyên tắc dạy học Tập 
viết) để: 
- Tìm hiểu các thông tin về thực hành trong nguyên tắc dạy học Tập viết. 
- Phân tích các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết. 
2. Hoạt động tập thể 
- Thảo luận nhóm về: 
+ ý nghĩa của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết 
+ Các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
3. Giáo viên cung cấp thông tin về ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc 
thực hành trong dạy học Tập viết. 
4. Cả lớp xem băng hình một trích đoạn bài dạy Tập viết, thảo luận về 
sự vận dụng các nguyên tắc dạy học Tập viết trong giờ dạy tập viết đã 
xem. 
Đánh giá hoạt động 2 
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây: 
1. Nêu yêu cầu của nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập viết. 
2. Phân tích sự thể hiện của nguyên tắc phát triển lời nói trong một bài dạy 
tập viết cụ thể. 
3. Nêu yêu cầu của nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết. 
4. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong một bài dạy tập 
viết cụ thể. 
5. Nêu yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy 
học Tập viết. 
6. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong 
một bài dạy tập viết cụ thể. 
7. Nêu cơ sở khoa học và yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học 
Tập viết. 
8. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc thực hành trong một bài tập viết cụ 
thể. 
Hoạt động 3. Phân tích nội dung dạy học Tập viết 
Thông tin cơ bản 
ở Tiểu học, phân môn Tập viết có nội dung rèn luyện kĩ năng viết chữ cho 
học sinh, đồng thời cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về chữ 
viết và kĩ thuật viết chữ. Nội dung này được cụ thể hoá thành các bài tập 
viết trong chương trình môn Tiếng Việt của các lớp 1, 2, 3. 
1. Phân môn Tập viết ở Tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức về 
chữ viết và kĩ thuật viết chữ, như: các nét chữ, hệ thống chữ cái viết 
thường, viết hoa, hệ thống chữ số, độ cao, độ rộng của nét chữ, điểm đặt 
bút, điểm dừng bút, kĩ thuật viết liền mạch, vị trí dấu phụ, dấu thanh 
Phân môn Tập viết cũng trang bị cho học sinh hệ thống kĩ năng viết chữ, 
như: viết nét, liên kết nét thành chữ cái, chữ số, liên kết chữ cái thành chữ 
ghi âm, ghi vần hoặc ghi tiếng một cách liền mạch. ở mức độ cao nhất, 
phân môn Tập viết rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh qua bài viết ứng dụng 
là các câu thơ, câu văn, hoặc tục ngữ, ca dao. Yêu cầu kĩ năng dần dần 
được nâng cao từ viết đúng tới viết đúng, đẹp, và mức độ cao nhất là kĩ 
năng viết đúng, đẹp, nhanh. 
2. Chương trình phân môn Tập viết được bố trí trong 6 học kì ở 3 lớp: 1, 2, 
3. ở lớp 1, chương trình Tập viết được xây dựng gắn liền với chương trình 
Học vần. Ngoài nội dung tập viết trong tiết Học vần, mỗi tuần còn có thêm 
một bài tập viết ôn lại các chữ đã học trong tuần. Chương trình lớp 2 chủ 
yếu là làm quen với chữ cái hoa và chữ số. Chương trình lớp 3 tiếp t ...  thuật viết (quy trình viết, khoảng cách các chữ, vị trí và trình 
tự viết dấu phụ, dấu thanh). Bên cạnh đó, để việc dạy chữ không đơn 
điệu, giáo viên cần xử lí quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết, có 
nghĩa là cũng nên coi giọng đọc của giáo viên là một loại phương tiện trực 
quan. Do vậy, khi dạy Tập viết, nhất là khi dạy những âm, vần mà học sinh 
địa phương hay nhầm lẫn, giáo viên cần đọc mẫu để giúp các em viết được 
đúng. Ngoài ra, chữ mẫu của giáo viên khi chấm bài, chữa bài cũng là một 
loại phương tiện trực quan, vì vậy, giáo viên cần có ý thức viết đẹp, đúng 
mẫu, rõ ràng khi chấm, chữa bài cho học sinh. 
Trong quá trình rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh, giáo viên cần nhắc các 
em ngồi đúng tư thế, cầm bút, để vở đúng cách để tránh các di hại không tốt 
về sau như: cận thị, gù lưng, cong vẹo cột sống. Việc đánh giá bài tập viết 
của các em không chỉ là đánh giá sản phẩm cuối cùng mà còn là đánh giá 
cả quá trình viết (viết đúng quy trình, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, viết 
đúng). 
3. Sinh viên thực hành phân tích sự vận dụng các phương pháp dạy 
học Tập viết trong một bài học cụ thể 
4. Quy trình chung dạy một bài Tập viết gồm có các bước cơ bản sau 
đây 
I. Kiểm tra, củng cố bài cũ 
Có thể thực hiện bước này bằng hai cách chủ yếu sau: 
- Kiểm tra bài cũ: Một số học sinh viết bảng lớp, các học sinh khác viết 
bảng con các chữ đã học ở bài trước, theo yêu cầu của giáo viên. 
- Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh trong bài tập viết của học sinh đã 
thu từ buổi trước, rút kinh nghiệm, cho học sinh luyện viết bảng một số chữ 
khó học sinh hay viết sai. 
II. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài mới 
 Để giới thiệu bài Tập viết, giáo viên cần làm những việc sau đây: 
 - Đọc gộp cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một 
cách ngắn gọn súc tích. 
- Cho học sinh đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, học 
sinh cần phải kết hợp đọc và đánh vần. 
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con 
2.1. Phân tích cấu tạo chữ 
Tuỳ vào nội dung bài tập viết, giáo viên có thể gợi ý để học sinh phân tích 
cấu tạo chữ theo các nội dung sau: 
a. Phân tích chữ cái 
 Giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học 
sinh nhận biết và phân tích cấu tạo của chữ cần luyện viết, so sánh để tìm 
điểm tương đồng / khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã 
luyện viết trước đó (Ví dụ: Có thể đặt câu hỏi về độ cao của chữ, cấu tạo 
của chữ, sự tương đồng, khác biệt giữa chữ đang học với chữ đã học, điểm 
đặt bút/ dừng bút). 
b. Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần, từ ngữ và câu ứng dụng 
Bước này bao gồm một số việc chủ yếu sau: 
- Giáo viên củng cố lại một số chữ viết khó hoặc các chữ cái mà học sinh 
hay viết sai. 
- Xác định các chữ viết hoa (nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ 
cái tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi. 
2.2. Giáo viên viết mẫu 
- Giáo viên phân tích và minh hoạ cách viết (điểm đặt bút, chiều hướng nét 
chữ, thứ tự viết nét, liên kết các chữ cái, liên kết chữ cái thành tổ hợp chữ 
ghi âm, vần, tiếng, điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết 
dấu phụ, dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. 
- Trong quá trình viết mẫu, giáo viên chú ý giảng giải cho học sinh cách 
điều tiết các nét chữ, cách liên kết các chữ cái trong trường hợp thuận lợi 
(liên kết hai đầu) và liên kết không thuận lợi (liên kết một đầu hoặc không 
có nét liên kết ); hướng dẫn cho các em kĩ thuật viết liền mạch (viết dấu 
phụ, dấu thanh sau khi viết các nét chữ cơ bản, sử dụng kĩ thuật lia bút, rê 
bút) một cách hợp lí. 
Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúp học sinh 
nắm quy trình viết từng nét, từng chữ. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, 
đúng quy trình, phải tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy tay giáo viên viết 
từng nét chữ. 
2.3. Học sinh luyện viết trên bảng 
Bước này gồm những việc sau: 
- Học sinh luyện viết chữ trên bảng (một số học sinh viết bảng trên lớp, các 
học sinh khác viết vào bảng con). Nội dung luyện viết bảng có thể theo thứ 
tự bài dạy, hoặc chỉ là những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. 
- Nhận xét chữ viết bảng của học sinh: 
+ Học sinh đối chiếu chữ viết mẫu của giáo viên với bài viết bảng của mình 
và của các bạn để nhận xét, phát hiện chỗ viết sai và góp ý kiến sửa các chỗ 
viết sai. 
+ Giáo viên chốt lại nhận xét đúng, gợi ý và yêu cầu học sinh sửa lại những 
chỗ viết sai. 
3. Học sinh luyện viết vào vở tập viết 
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào vở từng nội dung của bài tập 
viết. Trước khi học sinh luyện viết, giáo viên nên viết mẫu lên dòng kẻ trên 
bảng mô phỏng vở Tập viết của học sinh, nhắc các em điểm đặt bút, dừng 
bút, quy trình viết chữ, khoảng cách giữa các chữ. 
- Học sinh luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
4. Chấm, chữa bài 
- Giáo viên chấm điểm một số bài tại lớp vào cuối thời gian viết vở. 
- Nêu nhận xét bài viết của học sinh để các em rút kinh nghiệm. 
5. Củng cố bài viết 
Tuỳ theo thời gian còn lại của tiết học, giáo viên tổ chức củng cố bài viết 
bằng những cách sau: 
 - Sử dụng bài viết trong vở của học sinh để cùng học sinh nhận xét, rút 
kinh nghiệm ưu / khuyết điểm về kĩ năng viết chữ. 
- Yêu cầu một vài học sinh viết bảng lớp một số chữ có liên quan đến trọng 
tâm của bài Tập viết, sau đó giáo viên cùng các học sinh khác nhận xét. 
- Thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, nhanh. 
- Tổ chức trò chơi viết chữ có tích hợp kiến thức với phân môn khác (như 
Học vần, Chính tả). 
Chú ý: - Với bài có nhiều nội dung luyện viết, các bước 2, 3, 4 phải được 
thực hiện lần lượt với từng nội dung (tất cả các nội dung hoặc một số nội 
dung quan trọng mà giáo viên lựa chọn), sau đó các em mới luyện viết vào 
vở cả bài (bước 5). Trước khi học sinh luyện viết vào vở, giáo viên phải 
viết mẫu lại và yêu cầu các em luyện viết từng nội dung, không yêu cầu học 
sinh viết cả bài liền một lúc. 
Trên đây chỉ là tiến trình chung một giờ Tập viết trong trường Tiểu học. 
Khi giảng dạy, tuỳ từng điều kiện cụ thể của học sinh (khả năng nhận thức, 
đặc điểm khối lớp) và nội dung bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng phối 
hợp các phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân để thực hiện bài 
dạy một cách hiệu quả. 
Sau đây là một bài soạn minh hoạ cho quy trình dạy bài Tập viết. 
Tuần 1 (Lớp 3) 
I. Mục đích, yêu cầu 
Giúp học sinh: 
1. Củng cố kĩ năng viết chữ hoa A. 
2. Rèn kĩ năng liên kết chữ cái thông qua việc viết bài ứng dụng (tên riêng 
và câu tục ngữ) bằng chữ cỡ nhỏ. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Mẫu chữ viết hoa A, V, D. 
- Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng (trình bày 
giống vở tập viết ). 
- Vở Tiếng Việt 3 - Tập 1, bảng con, phấn. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra, củng cố bài cũ 
(Do đây là bài học đầu tiên của năm 
học, trong tiết học này không có 
phần kiểm tra, củng cố bài cũ). 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay, 
chúng ta học bài 
Tập viết đầu tiên của chương trình 
lớp 3, các em sẽ tiếp tục tập viết chữ 
hoa và các từ ngữ, câu chứa các chữ 
hoa ấy. 
- Yêu cầu HS đọc bài tập viết 
- Giới thiệu: Trong bài hôm nay, các 
em sẽ được củng cố kĩ năng viết chữ 
A và các chữ viết hoa V, D thông 
qua bài luyện viết danh từ riêng và 
câu ứng dụng. 
- 1 - 2 HS đọc toàn bộ bài tập viết 
2. Hướng dẫn viết bảng con 
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa 
- Yêu cầu HS đọc tên riêng 
- Yêu cầu HS tìm những chữ viết 
hoa trong tên riêng Vừ A Dính 
2.1.1. Hướng dẫn viết chữ hoa A 
- Hỏi: Chữ A cao mấy li và gồm có 
mấy nét? 
- Hướng dẫn cách viết, viết mẫu chữ 
hoa A (Chú ý quy trình viết, điểm 
đặt bút, điểm dừng bút). 
2.1.2. Hướng dẫn viết chữ hoa V 
Hỏi: Chữ V cao mấy li và gồm có 
mấy nét? 
- Viết mẫu, kết hợp hướng dẫn viết 
chữ V, yêu cầu HS viết chữ V vào 
bảng con. 
- Tổ chức cho HS nhận xét chữ viết 
bảng của bạn. 
- 1 HS đọc: Vừ A Dính 
- 1 HS trả lời: các chữ cái V, A, D 
- Trả lời: Chữ A gồm có 3 nét: nét 
cong hở phải phối hợp với nét lượn 
xiên từ trái sang phải, 1 nét móc 
ngược trái và một nét lượn ngang. 
- Cả lớp viết A vào bảng con, sau đó 
giơ bảng theo hiệu lệnh để các bạn 
và GV nhận xét 
- Trả lời: chữ V cao 2,5 li, gồm 3 
nét; nét phối hợp nét cong hở phải 
với nét lượn ngang, nét sổ thẳng và 
nét móc xuôi phải 
- Cả lớp viết chữ V vào bảng con, 
sau đó giơ bảng theo hiệu lệnh để 
các bạn và GV nhận xét. 
2.1.3. Hướng dẫn viết chữ hoa D 
- Hỏi: Chữ D cao mấy li và gồm có 
mấy nét? 
- Viết mẫu, kết hợp hướng dẫn viết 
chữ D, yêu cầu HS viết chữ D vào 
bảng con. 
- Trả lời: Chữ D cao 2,5 li và gồm 
có 3 nét: 1 nét lượn đứng, 1 nét thắt 
và 1 nét cong hở trái nối liền nhau. 
- Cả lớp viết chữ D vào bảng con, 
sau đó giơ bảng theo hiệu lệnh để 
các bạn và GV nhận xét. 
2.2. Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng 
- Giới thiệu: Vừ A Dính là tên của 
một thanh niên người dân tộc 
H’mông đã hi sinh anh dũng trong 
kháng chiến chống thực dân Pháp để 
bảo vệ cán bộ cách mạng. 
- Viết mẫu Vừ A Dính, lưu ý HS nối 
các chữ cái với nhau, trình tự viết 
các dấu phụ, dấu thanh ở chữ Dính; 
yêu cầu HS viết bảng Vừ A Dính. 
- 1 HS đọc Vừ A Dính 
- Cả lớp viết vào bảng con: Vừ A 
Dính, sau đó giơ bảng theo hiệu 
lệnh để các bạn và GV nhận xét 
2.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng. 
- 1 - 2 HS đọc thành tiếng, các HS 
khác đọc thầm: 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Lê A. Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học. NXB Đại học Sư phạm, H, 
2002. 
2. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Lê A, Đặng Thị Kim 
Nga. Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư 
phạm, H, 2002. 
3. Đặng Thị Lanh (chủ biên): 
a. Tiếng Việt 1 (SGV). NXB Giáo dục, H, 2001. 
b. Tiếng Việt 1 (sách giáo khoa). NXB Giáo dục, H, 2002. 
4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) 
a. Tiếng Việt 2 (SGV). NXB Giáo dục, H, 2003. 
b. Tiếng Việt 2 (sách giáo khoa). NXB Giáo dục, H, 2003. 
c. Tiếng Việt 3 (SGV). NXB Giáo dục, H, 2004. 
d. Tiếng Việt 3 (SGV). NXB Giáo dục, H, 2004 
đ. Hỏi và đáp về dạy học Tiếng Việt 2. NXB Giáo dục, H, 2003. 
5. Nguyễn Trí. Dạy và học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới. 
NXB Giáo dục, H, 2002 
6. Nguyễn Trí (chủ biên). Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1. NXB Giáo dục, 
H, 2002. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChude2a_Chuan.pdf