Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào- Việt Nam

Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào- Việt Nam

Chuyên đề 3

VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH,

CHỦ TỊCH CAY XỎN PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM.

 Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam:

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào- Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3
VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, 
CHỦ TỊCH CAY XỎN PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM.
 Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam: 
	Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản. 
	Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (1). Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào (2) càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức. 
	Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.
	Ngày 3 -2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lapạ đã ra đời - tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng là sự mở đầu những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. 
	Trên cơ sở sự phát triển của tổ chức Đảng ở Lào, tháng 9 năm 1934, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao (tức Xứ uỷ lâm thời Ai Lao) được thành lập. Sự ra đời của Xứ uỷ Ai Lao là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào, khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lào đối với cách mạng Lào cũng như đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa phong trào cách mạng hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. 
	Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương còn đề ra những chủ trương và giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp bộ Đảng và phong trào cách mạng Đông Dương cũng như tăng cường sự quan hệ mật thiết, nương dựa lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên hành trình đấu tranh giành tự do, độc lập cho mỗi dân tộc. Điều này thêm một lần nữa khẳng định: quá trình chuẩn bị công phu về mọi mặt chính trị, tư tưởng, và tổ chức cho cách mạng Việt Nam, đồng thời với việc quan tâm xây dựng nhân tố bên trong cho cách mạng Lào, cả về phương diện tổ chức lẫn chỉ đạo thực tiễn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thật sự tạo ra nền tảng hoàn toàn mới về chất cho lớp người cộng sản Đông Dương đầu tiên, bất luận họ là người Việt Nam, người Lào, hay là người Campuchia. Đây chính là nền móng vững chắc của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc là kiến trúc sư vĩ đại của tình đoàn kết đặc biệt đó.
	Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
	Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân. Cuộc gặp gỡ đã có tác động mạnh mẽ, quyết định đối với Hoàng thân trong việc chọn lựa con đường làm cách mạng. Ngày 3-10-1945, tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Savẳnnakhệt đón chào Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia chính phủ Lào, Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới...”. 	Hình ảnh, uy tín, quyết tâm làm cách mạng, cứu nước và những lời nói tốt đẹp của Hoàng thân về quan hệ Lào - Việt đã tác động lớn lao đến sự hưởng ứng, tham gia cách mạng của các tầng lớp nhân dân Lào, càng tạo thêm chất keo gắn kết tình cảm của nhân dân Lào với Việt kiều cũng như với Việt Nam. Chính phủ Lào Ítxalạ (Lào tự do) vừa được thành lập cũng đã chủ trương: “Nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương” (3). Thủ tướng Khăm Mạo tuyên bố với Việt kiều: “mong rằng ba nước Việt, Miên, Lào bắt tay nhau để kiến thiết quốc gia” (4). Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào – Việt (4) và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt (5), đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào.
	Sau khi giành được chính quyền, nhân dân hai nước Việt Nam, Lào hơn lúc nào hết, chỉ mong muốn được sống trong hòa bình, tiếp tục hợp tác, cùng nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nước nhưng ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp được sự đồng lõa của quân Anh, nổ súng đánh chiếm thành phố Sài Gòn. Tiếp đó, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, sang Campuchia, Hạ Lào, rồi toàn cõi Đông Dương. 
	Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt- Miên- Lào chống Pháp xâm lược” và nêu rõ nhiệm vụ: “Tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho mặt trận kháng Pháp của Lào – Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê, đặng bao vây lại quân Pháp ở nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào” (6).
	Đảng và Chính phủ Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhiệm vụ giúp cách mạng Lào như mình tự giúp mình để cùng phối hợp chiến đấu, đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Thấm nhuần quan điểm quốc tế cao cả của Đảng Lao động Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam từ tiền tuyến đến hậu phương sẵn sàng chia sẻ những thuận lợi, cùng khắc phục khó khăn, cử nhiều người con yêu dấu của mình sang phối hợp cùng bạn Lào đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển lực lượng kháng chiến. 
	Nhân dịp giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện hoà hợp dân tộc, thống nhất quốc gia, thành lập Chính phủ Liên hiệp, ngày 10 tháng 1 năm 1958, Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: “Sở dĩ cách mạng Lào đạt được những thắng lợi to lớn đó là do tinh thần đoàn kết đấu tranh anh dũng kiên cường của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, đồng thời cũng do sự đóng góp quan trọng của đồng chí và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã hết lòng theo dõi, giúp đỡ chúng tôi trong mỗi giai đoạn của cách mạng”.(7)
	Những thắng lợi trên thể hiện nấc thang phát triển mới của lực lượng cách mạng Lào, đồng thời khẳng định sức mạnh to lớn của quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa quân và dân hai nước Việt Nam – Lào, trong đó thể hiện tình cảm chân thành nhất mực, sắt son của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Lào, như đồng chí Cay xỏn Phômvihản phát biểu trong cuộc hội đàm giữa Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam (12-1968) đã nhấn mạnh: “Sự giúp đỡ của Việt Nam cho cách mạng Lào hết sức tận tình và vô tư. Việt Nam đã giúp Lào cả vật chất và xương máu. Xương máu của nhân dân Việt Nam đã nhuộm đỏ khắp nơi trên đất nước Lào vì nền độc lập của Lào Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào đã xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt, thực tế đó cũng là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản”(8). 	
	Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là mình tự giúp mình”, coi nhân dân bạn như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng của bạn là trách nhiệm của mình, trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và đội ngũ chuyên gia Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào luôn kề vai sát cánh và cùng với bạn, vừa chiến đấu chống địch càn quét lấn chiếm, vừa tiến hành xây dựng và củng cố các đoàn thể, chính quyền kháng chiến, xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích trên khắp các khu vực Thượng, Trung và Hạ Lào. Đồng thời, thực tiễn chiến đấu, công tác trên các chiến trường Lào cũng là cơ hội bồi dưỡng, rèn luyện rất bổ ích về các mặt quân sự, chính trị, nhất là nâng cao thêm tinh thần đoàn kết quốc tế cho cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và đội ngũ chuyên gia Việt Nam.
	Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang trang mới: từ liên minh ... ủy bỏ Hiệp ước ít nhất là một năm trước khi hết hạn. Hiệp ước nêu rõ: Hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, không ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản và theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Việc ký kết hiệp ước đó còn có ý nghĩa quốc tế quan trọng, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.
	Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một biểu hiện tốt đẹp của việc giải quyết vấn đề lợi ích dân tộc trên tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, là mẫu mực về chính sách láng giềng hữu nghị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 
Từ khi hai nước tiến hành đổi mới vào năm 1986,lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai Nhà nước càng tăng cường cũng cố quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. 
Ngày 3-7-1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ thị: “Trên cơ sở quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, các Nghị quyết 10 và 11 của Bộ Chính trị về tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia và nội dung thỏa thuận trong các cuộc hội đàm lần này
[11], các bộ ban ngành và các tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ hợp tác với bạn cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiên quyết xử lý và có biện pháp chấm dứt các hiện tượng tiêu cực, các quan điểm, nhận thức và hành động sai trái gây phương hại cho quan hệ đặc biệt giữa ta với Lào”
[12]. Về phía Lào, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng khẳng định: “Xuất phát từ truyền thống lịch sử và tình hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ba nước, sự tăng cường liên minh hợp tác toàn diện giữa ba Đảng, ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia mới trở thành nhiệm vụ chiến lược số một, là nguyên tắc cách mạng bất di bất dịch của mỗi nước, là vấn đề sống còn của mỗi nước”
[13]. Đặc biệt, Chỉ thị của Ban Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào ghi rõ: “hai bên nhất trí phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ quan hệ đoàn kết sống còn và lâu dài, quán triệt quan điểm, phương châm nguyên tắc của mối quan hệ trong giai đoạn cách mạng mới, uốn nắn tư tưởng và tác phong làm việc mới, tránh những bảo thủ, chủ quan, chống mọi hiện tượng lơ là mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi”
[14]. 
Theo tinh thần đó, từ năm 1988, cuộc gặp hàng năm giữa hai Bộ Chính trị đã trở thành một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Trong đó có sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến ngày 4 -7-1989. Đây là chuyến thăm Lào chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai nước và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Thành tựu nổi bật nhất của quan hệ hợp tác chính trị Việt Nam – Lào trong giai đoạn này là hai nước vẫn kiên định giữ vững định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tháng 10 năm 1991, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên khẳng định quyết tâm trước sau như một tăng cường, củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, định kỳ trao đổi cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế.
Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, hai Đảng cử trên 30 đoàn từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh sang trao đổi với nhau những kinh nghiệm về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận. Quan hệ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới kết nghĩa đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực và có hiệu quả. Đặc biệt, hai bên phối hợp nghiên cứu, biên soạn công trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ 1930 – 2007 nhằm tổng kết quá trình liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, đúc kết những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam lên một tầm cao mới.
	Tháng 6 năm 2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào, tiếp tục khẳng định mong muốn và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc gìn giữ, phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào như một tài sản chung vô giá của hai dân tộc. Cũng trong năm 2011, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội của hai nước, phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động giao lưu giữa các cơ quan của hai Quốc hội như: Hội thảo giao lưu giữa Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam - Lào tại Hội An (Việt Nam) vào tháng 6/2011; Hội thảo giữa ba Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam - Lào - Campuchia tại Chămpaxắc (Lào) vào tháng 7/2011; Hội thảo giao lưu giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam - Lào tại Savẳnnakhệt (Lào) vào tháng 7/2011; Hội thảo giữa hai Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của hai Quốc hội tháng 2/2011 tại Lào, qua đó tăng cường hiểu biết, tin cậy và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Quốc hội nói riêng, hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung.
	Tháng 8/2011,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly xaynhasỏn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Lào sang thăm Việt Nam tiếp tục góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống, hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
	Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, Lào -Việt Nam quý báu và thiêng liêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đúc kết trong 4 câu thơ bất hủ:
"Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt - Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".
	Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản cũng đã khẳng định: "Trong lịch sử cách mạng thế giới, đã có nhiều tấm gương chói sáng về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ, có được sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt Nam"; "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông". 
Cùng với cả nước, mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Trị với hai tỉnh Savẳnakhệt, Xalavăn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cũng không ngoài truyền thống quý báu đó.
Phát huy truyền thống trong chiến đấu, ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước với lợi thế Quảng Trị có chung 206 km đường biên giới, chính quyền 3 tỉnh Quảng Trị, Savẳnnakhệt và Xalavăn thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo quảng bá đầu tư, cải cách thủ tục hành chính tại Cửa Khẩu Quốc tế Lao Bảo, Đensavẳn và Cửa khẩu Quốc gia La Lay nhằm khuyến khích giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và tạo điều kiện bà con 2 bên biên giới qua lại thăm thân, trao đổi hàng hoá, tham quan, du lịch... Quan hệ buôn bán giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế của Quảng Trị và các tỉnh biên giới của Lào từng bước được xác lập và bước đầu đạt kết quả tốt. Các Công ty du lịch của 3 tỉnh Quảng Trị - Việt Nam, Savannakhẹt - Lào và Mụcđahản - Thái Lan đã có các chương trình hợp tác đưa đón khách tham quan du lịch theo tour " Một ngày ăn cơm 3 nước" ngày càng thu hút nhiều khác trong và ngoài nước. 
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các lực lượng Công an, Quân sự, Bộ đội biên phòng, Hải quan tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savẳnnakhệt, tỉnh Xalavăn định kỳ có các cuộc gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Công an, Biên phòng các huyện biên giới cũng thường xuyên phối hợp với nhau trong công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản bổ sung các tuyến điểm, địa bàn trọng điểm để hoàn chỉnh kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhờ vậy, đường biên, cột mốc giữa các tỉnh luôn được bảo vệ nguyên trạng; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới của hai bên luôn được giữ vững. Vừa qua, tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - Đensavẳn, tỉnh Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong 13 tỉnh, thành phố có chung đường biên giới với nước bạn Lào được triển khai xây dựng thí điểm và tỉnh Savănnakhệt (Lào) khởi công xây dựng cột mốc Quốc giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Quảng Trị và Savănnakhet (mốc 605-1 và 605-2). Đây là cặp mốc đầu tiên được khởi công xây dựng nằm trong dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc Quốc giới Việt – Lào. 
Hiện nay, các thế lực thù địch đang thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn nhằm phá hoại, chia rẽ tình đòan kết hữu nghị đặc biệt Việt- Lào và công cuộc xây dựng CNXH ở mỗi nước. Hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam- Lào tiếp tục khẳng định ý chí, quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng ở mỗi nước, giữ gìn và phát triển tình hữu nghị láng giềng gắn bó keo sơn này. 
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Quảng Trị, Savănnakhệt,Xalavăn sẽ làm hết sức mình, tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung, cơ chế phù hợp trên tất cả các lĩnh vực hoạt động thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện lên tầm cao mới, trở thành mối quan hệ quốc tế mẫu mực, thuỷ chung trong sáng này ngày càng phát triển bền vững, trước mắt, thực hiện các nội dung chương trình hợp tác mà lãnh đạo cao cấp 3 tỉnh đã ký kết hàng năm, góp phần cùng với hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt Nam- Lào bảo vệ và nâng quan hệ đặc biệt lên tầm cao mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUEN DE 3 VIET LAO.doc