Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam - Chuyên đề 4: Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam - Chuyên đề 4: Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Chuyên đề 4

NHỮNG THÀNH TỰU CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ

QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM

***********************************

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã ghi vào lịch sử dân tộc của hai nước những trang chói ngời nhất về tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung, lâu dài và toàn diện, trở thành một trong những nhân tố bảo đảm phát triển của cách mạng mỗi nước trên con đường phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 2-1930 và sau đó đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930), mối quan hệ truyền thống, lâu đời của hai dân tộc được nâng lên thành quan hệ đặc biệt, không ngừng được hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước vun đắp và đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng.

 1. Hai dân tộc Việt Nam, Lào sát cánh bên nhau cùng tiến hành khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc

 Hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng cộng sản Đông Dương đã đưa ra những luận điểm và chủ trương quan trọng chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho các dân tộc Việt Nam, Lào, Miên. Do điều kiện cụ thể khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có hai nước Việt Nam, Lào tiến hành khởi nghĩa giành được độc lập.

Từ cuối năm 1939 đến tháng 8-1945, tuy cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào bị chính quyền thực dân Pháp, Nhật đàn áp, khủng bố rất khốc liệt, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và đảng viên bị cầm tù và hy sinh, nhưng dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Đông Dương, công tác chuẩn bị về mọi mặt cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vẫn được cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước tham gia tích cực và xúc tiến mạnh mẽ.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam - Chuyên đề 4: Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 4
NHỮNG THÀNH TỰU CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ 
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
***********************************
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã ghi vào lịch sử dân tộc của hai nước những trang chói ngời nhất về tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung, lâu dài và toàn diện, trở thành một trong những nhân tố bảo đảm phát triển của cách mạng mỗi nước trên con đường phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
	Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 2-1930 và sau đó đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930), mối quan hệ truyền thống, lâu đời của hai dân tộc được nâng lên thành quan hệ đặc biệt, không ngừng được hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước vun đắp và đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng.
	1. Hai dân tộc Việt Nam, Lào sát cánh bên nhau cùng tiến hành khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc
	Hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng cộng sản Đông Dương đã đưa ra những luận điểm và chủ trương quan trọng chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho các dân tộc Việt Nam, Lào, Miên. Do điều kiện cụ thể khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có hai nước Việt Nam, Lào tiến hành khởi nghĩa giành được độc lập.
Từ cuối năm 1939 đến tháng 8-1945, tuy cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào bị chính quyền thực dân Pháp, Nhật đàn áp, khủng bố rất khốc liệt, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và đảng viên bị cầm tù và hy sinh, nhưng dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Đông Dương, công tác chuẩn bị về mọi mặt cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vẫn được cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước tham gia tích cực và xúc tiến mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, căn cứ địa Việt Bắc, Mặt trận Việt Minh và nhiều tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo được thành lập; nhiều đơn vị vũ trang như Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lần lượt ra đời. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhiều tỉnh thành lập chiến khu, khởi nghĩa từng phần ở nhiều địa phương miền Bắc và miền Trung nổ ra thắng lợi.
Ở Lào, đầu năm 1945, Xứ ủy Lào được lập lại lần thứ tư và xác định các đô thị và địa phương lớn như Viêng Chăn, Thà Khẹc, Savẳnnakhệt là địa bàn hoạt động chính. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, phong trào cứu nước càng phát triển mạnh mẽ. Tổ chức Lào Itxalạ (Lào tự do) bao gồm công chức, học sinh có tinh thần yêu nước, chịu ảnh hưởng đường lối cứu nước Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, nhiều căn cứ địa cách mạng xuất hiện. Tháng 6-1945, đơn vị Việt Nam Độc lập quân được thành lập ở chiến khu trên đất Thái Lan.
Trung tuần tháng 8-1945, thời cơ giành độc lập cho Đông Dương xuất hiện, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương quyết định Tổng khởi nghĩa và tiến hành Hội nghị toàn Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang vào ngày 14 và 15-8-1945). Nghị quyết hội nghị nêu rõ: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi, cơ hội cho ta giành quyền độc lập đã tới”
. Vào thời điểm này, Bác Hồ gặp các đồng chí đại biểu Xứ ủy Lào, Người dặn: thời cơ rất thuận lợi cho nhân dân Đông Dương, ở đâu có điều kiện, phải giành được chính quyền khi Đồng minh vào. Pháp và Đồng minh Anh, Mỹ gắn bó với nhau. Pháp sẽ núp sau lưng Đồng minh để trở lại xâm lược Việt Nam, Lào, Miên, chúng ta phải đoàn kết để đánh kẻ thù chung.
Nhân dân hai nước Việt, Lào chớp thời cơ, tiến hành khởi nghĩa thành công tháng 8-1945.
Đó là kỳ tích đầu tiên của hai nước Việt Nam - Lào, của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ phát triển rực rỡ trong giai đoạn sau.
2. Việt Nam, Lào đoàn kết, liên minh chiến đấu chống đế quốc xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai:
Hai dân tộc Việt Nam, Lào vừa giành được quyền độc lập, đã phải đối phó ngay với thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam đứng trước những thử thách hết sức nghiêm trọng. Song Chủ tịch tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Đông Dương đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực thi chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn, đưa cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám, bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào.
Một là, ngay từ khi mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến trường Việt Nam, Lào đã bị các thế lực đế quốc vây hãm trên trên biển Đông và lục địa, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ “phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, đặc biệt với các nước lân cận để củng cố công cuộc cách mạng của mình”. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các cơ quan ngoại giao mở một con đường ngoại giao ở hướng tây nam từ Việt Nam qua Lào tới Thái Lan từ giữa năm 1946 đến năm 1951. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc gia Miến Điện (sau khi Miến Điện tuyên bố độc lập từ năm 1948). Chiến khu cách mạng của Lào được mở tại Thái Lan, cán bộ và Việt kiều yêu nước trú chân tại Miến Điện để chuẩn bị lực lượng, gây dựng khu kháng chiến tại Lào.
Các hoạt động ngoại giao trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã hỗ trợ nhiều mặt cho cuộc kháng chiến của hai dân tộc Việt Nam, Lào và ươm mầm cho sự phát triển của phong trào ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam, Lào ở những chặng đường tiếp theo.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đầu tiên của quan hệ Việt Nam - Lào.
Ngay từ khi Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời và Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập, công tác xây dựng các tổ chức quần chúng cách mạng và chi bộ Đảng tại Lào đã được tiến hành với sự tham gia của người Lào và người Việt, góp phần làm nên cách mạng tháng Tám. Khi hai nước phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên cho nhiệm vụ tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở nên cấp bách. Phía Việt Nam, Đảng, Nhà nước và quân đội vừa sử dụng những cán bộ, đảng viên cộng sản từng hoạt động tại Lào, Thái Lan, vừa tiếp tục điều động nhiều cán bộ chính trị, quân sự bổ sung cho đội ngũ này. Đồng thời, trong phong trào cách mạng của dân tộc Lào cũng xuất hiện nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc, chủ chốt đầu tiên mà tiêu biểu là đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Hoàng thân Xuphanuvông và một đội ngũ cán bộ tiếp nối giàu tài năng, đạo đức cách mạng.
 Ba là, gây dựng cơ sở chính trị, phát triển chiến tranh du kích và thắt chặt quan hệ đoàn kết Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.
Đây là một nhiệm vụ cơ bản, rất quan trọng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc Lào và cũng là một nhiệm vụ trọng yếu của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mà phía Việt Nam tự nguyện góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đó.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, Việt Nam tận tình giúp Lào đào tạo cán bộ, truyền bá kinh nghiệm vận động quần chúng, giúp đỡ bạn xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng vũ trang tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các khu kháng chiến, từng bước đưa phong trào cách mạng Lào phát triển.
Bốn là, xây dựng tại mỗi nước Việt Nam, Lào, Miên một đảng Mácxít -Lêninnít và thành lập Mặt trận liên minh Việt - Miên - Lào để nâng cao sức mạnh quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quan hệ đoàn kết Việt - Miên - Lào.
Đến năm 1951, Đảng cộng sản Đông Dương đã trải qua 21 năm xây dựng và phát triển, lãnh đạo nhân dân Đông Dương đấu tranh chống chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp, phát xít Nhật, tiến hành khởi nghĩa giành độc lập cho hai dân tộc Việt Nam, Lào và tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm Đông Dương lần thứ hai, làm thất bại nhiều kế hoạch xâm lược của chúng.
Tại Đại hội II của Đảng cộng sản Đông Dương tháng 2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị thành lập tại mỗi nước Đông Dương một Đảng cộng sản. Ý kiến này đã được đại biểu Đảng bộ Lào và đại biểu Đảng bộ Cămpuchia hết sức tán thành.
Theo tinh thần đó, sau quá trình chuẩn bị với sự giúp đỡ của Việt Nam, tháng 4-1955, diễn ra Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào. Đây là Đảng Mácxít -Lêninnít kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương, phấn đấu vì nền độc lập và phồn vinh của nước Lào, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân Lào, là thành quả chính trị của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, một nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ đó. Từ đây, trên bán đảo Đông Dương, mỗi dân tộc có một Đảng Mácxít - Lêninnít đảm đương vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.
Sau Đại hội II Đảng cộng sản Đông Dương, hội nghị thành lập Mặt trận liên minh Việt - Miên - Lào cũng diễn ra tại Việt Bắc vào tháng 3-1951, càng củng cố thêm mối quan hệ Việt Nam - Lào, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của ba nước.
Năm là, Việt Nam, Lào đồng tâm, hiệp lực giúp nhau trong chiến đấu, lập nhiều chiến công.
Lãnh đạo nhân dân ba nước Đông Dương chống Pháp, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã quyết định: “Về quân sự, Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao là một chiến trường, phải đánh theo một chiến lược chung”. Chủ trương đó tạo cơ sở cho khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc càng thêm củng cố và tăng cường trên cùng một trận tuyến chống kẻ thù chung, thực hiện những mục tiêu chiến lược và kế hoạch tác chiến trên các chiến trường Đông Dương. 
Cuối tháng 4 đến giữa tháng 5-1953, liên quân chiến đấu Việt Nam - Lào mở chiến dịch Thượng Lào giành thắng lợi lớn: giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ, mở rộng căn cứ địa cách mạng Lào. Đối với Việt Nam, chiến dịch Thượng Lào đã góp phần phân tán lực lượng địch, phá tan âm mưu củng cố vùng Tây Bắc và bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ của Pháp.
Tiếp đó, từ tháng 12-1953 đến tháng 5-1954, liên quân chiến đấu Việt Nam - Lào mở chiến dịch Trung - Hạ Lào. Thắng lợi của chiến dịch buộc Nava phải tiếp tục phân tán khối cơ động chiến lược của chúng, góp phần làm giảm khối chủ lực của địch trên chiến trường chính Bắc Bộ, nhất là đối với hướng chính Điện Biên Phủ.
Trong các chiến dịch này, có sự tham gia chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh quân đội hai nước và nhiều tướng lĩnh cấp cao, tập hợp nhiều đơ ... g và mở đường đi tới toàn thắng. Thành quả của mối quan hệ đặc biệt này được thể hiện:
Một là, sự phối hợp giữa lãnh đạo, quân và dân hai nước Việt Nam, Lào phá vỡ mưu đồ tiêu diệt lực lượng vũ trang nòng cốt Pathết Lào và hãm hại bộ phận đầu não cơ quan lãnh đạo cách mạng Lào do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành.
Việt Nam đã phối hợp với Lào giải thoát cho Hoàng thân Xuvanuvông và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp chủ chốt của cách mạng Lào khỏi trại giam của Mỹ và chính quyền tay sai, đồng thời lực lượng vũ trang cách mạng Lào cũng thoát khỏi vòng vây địch trở về căn cứ an toàn đã tạo điều kiện thuận lợi để Lào xây dựng thực lực, lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
Hai là, sự hợp lực giữa lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam trong quá trình xác định phương pháp đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp đấu tranh chính trị chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào.
Ba là, tuyến đường chiến lược Trường Sơn, một công trình vĩ đại của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
Tuyến đường Trường Sơn xuyên qua triền phía đông và phía tây dãy Trường Sơn. Công trình này được tiến hành từ cuối năm 1959, đến đầu năm 1964 thì chuyển hẳn sang phía tây Trường Sơn. Nơi đây cũng là khu căn cứ hậu cần của chiến trường Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Quá trình khai thông và phát triển con đường chiến lược chi viện cho cách mạng miền Nam, Lào và Campuchia là quá trình đấu tranh gian khổ, quyết liệt của cán bộ, chiến sĩ hai nước Việt Nam, Lào đứng chân hoạt động trên chiến trường này, có sự đóng góp to lớn của nhân dân Việt Nam và Lào tại các địa phương mà tuyến vận tải đi qua. Trong mọi hoàn cảnh, quân đội nhân dân Việt Nam và Lào đã sát cánh bên nhau chiến đấu kiên cường chống trả sự đánh phá vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai để bảo vệ tuyến đường, kho tàng, vũ khí, lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa khác, trong đó có nhiều chiến dịch lớn như chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng; đặc biệt là thắng lợi của chiến dịch đường 9 - Nam Lào đánh bại cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ - ngụy với âm mưu cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải chiến lược quan trọng bậc nhất của ta từ miền Bắc vào miền Nam, Lào và Cam puchia.
Nhân dân Lào đã phải chịu đựng biết bao hy sinh, mất mát do kẻ thù xâm lược gây ra. Nhưng từ trong gian khổ, ác liệt, đã ngời sáng lên tình cảm thân thương, quý mến của nhân dân Lào dành cho cán bộ, chiến sĩ Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống đoàn kết, thủy chung son sắt của hai dân tộc.
Tuyến đường chiến lược Trường Sơn được xây dựng, bảo vệ và khai thác, sử dụng kéo dài trong 16 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược là sản phẩm của sự đồng thuận sâu sắc, sự hy sinh lớn lao vì nghĩa tình quốc tế cao cả của hai dân tộc Lào, Việt Nam; là minh chứng hùng hồn của văn minh, nhân nghĩa thắng xâm lược, bạo tàn.
Suốt 21 năm chống Mỹ, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Lào luôn hết lòng giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đáp lại, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam cũng dốc hết sức vì sự nghiệp cách mạng Lào. Trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã có mặt ở hầu hết mọi nơi trên chiến trường Lào, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh, cùng nhân dân và quân đội Lào đấu tranh, đánh địch đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tiếp tục phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc Việt Nam, Lào (từ 1976 đến nay)
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao:
Sau khi hai dân tộc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, vào ngày 18-7-1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết, là sự kiện mở đầu cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai đoạn cách mạng mới.
Hai Nhà nước sớm thoả thuận và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào và hoàn thành hoạch định, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới cùng với hoạt động của các tỉnh hai bên đường biên giới trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, giao lưu văn hóa đã xây dựng nên một biên giới hoà bình, hợp tác và phát triển Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi ý kiến về vấn đề lý luận và chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Lào, khơi dậy nội lực và mở rộng quan hệ quốc tế, đem lại sự đổi mới toàn diện cho mỗi nước. 
Về quốc phòng an ninh:
Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam và Lào bị nhiều thế lực thù địch từ bên ngoài tấn công, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, vừa sử dụng những phần tử phản động lưu vong quay trở lại phá hoại an ninh quốc gia. 
Theo tinh thần các văn bản đã ký kết giữa hai Chính phủ, lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh Lào, Việt Nam phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao trên mặt trận chống ngoại xâm, chống phỉ, dẹp bạo loạn, trừ diệt bọn phản động vượt qua lãnh thổ Lào xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, tiêu biểu là chiến dịch truy quét, phá tan trung tâm phỉ tại Phu Bia (1977-1978), tiêu diệt nhóm phản động Võ Đại Tôn và Hoàng Cơ Minh (1987) khi chúng đang xuyên qua đất Lào để vào Việt Nam.
Cùng với những hoạt động trên, hai bên còn phối hợp chặt chẽ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; giúp đỡ nhau về hậu cần kỹ thuật; đặc biệt là việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất Lào.
Trong thời kỳ mới, hai Đảng, hai Nhà nước luôn xác định hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh là một trong những điểm mấu chốt của mối quan hệ đặc bịêt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, đào tạo cán bộ:
Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Lào đều nhất trí coi trọng sự hợp tác kinh tế, văn hóa và đào tạo cán bộ.
Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên chấp hành nguyên tắc hợp tác là bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ nhau; đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau.
Phương thức hợp tác ngày càng được mở rộng và nâng cao về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Trên thực tế, sự hợp tác giữa hai nước diễn ra từ Trung ương đến tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công thương, nông nghiệp...
Nội dung hợp tác kinh tế được chuyển dần theo cấp độ từ thấp lên cao. Tiếp đó, từ năm 1996 trở đi, một công thức hợp tác mới được áp dụng, đó là hợp tác hai bên cùng có lợi theo thông lệ quốc tế, ưu tiên, ưu đãi cho nhau.
Điểm đặc sắc nổi bật trong quan hệ hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam là tinh thần giúp đỡ nhau mỗi khi nước bạn gặp khó khăn mà không thể tự giải quyết được. Hành động Việt Nam giúp Lào chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 1999 là một mẫu hình tiêu biểu.
Sự hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ được đặt ở tầm chiến lược, tác động trực tiếp tới sự phát triển của quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, được mở đầu từ thập niên 1950. Từ đó đến suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn học sinh Lào được học tập tại Việt Nam từ cấp I đến cấp III. Việt Nam còn gửi chuyên gia sang Lào giúp bạn xây dựng một nền giáo dục mới theo yêu cầu của bạn.
Từ sau năm 1975, Việt Nam giúp bạn đào tạo cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học. Theo đó, hàng năm có hơn 1.000 cán bộ, sinh viên Lào được bồi dưỡng, học tập tại nhiều học viện, trường đại học Việt Nam. Về phía Việt Nam, hàng năm có từ 15-20 lưu học sinh sang học tại đại học Quốc gia Lào.
 Hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân 
 Các Hội hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. 
Quảng Trị có đường giới chung với Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 206km, giáp với hai tỉnh bạn là Savẳnnakhệt và Xalavăn. Từ chỗ tương đồng về tiếng nói, phong tục, tập quán và xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nền độc lập đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, từ xa xưa, nhân dân các dân tộc Việt - Lào ở hai bên triền Đông - Tây dãy Trường Sơn đã có mối quan hệ giao hảo thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, đồng lòng đồng sức đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ vững chắc biên cương của hai nước. 
Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam (sau đổi thành Đảng cộng sản Đông Dương) ra đời và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Tỉnh ủy Quảng Trị được thành lập và nhận nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng tại Savẳnnakhệt. Đây là tiền đề quan trọng góp phần xây dựng và phát triển Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương Lào. 
Quan hệ quốc tế giữa Quảng Trị và hai tỉnh bạn Lào phát triển mạnh mẽ và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Pháp và Mỹ đều coi đường 9 xuyên Á là một huyết mạch giao thông quan trọng, nuôi tham vọng khống chế con đường này để giành thắng lợi trong quá trình xâm lược, áp bức, bóc lột 3 nước Đông Dương. Vì lẽ đó, liên minh chiến đấu Việt - Lào giữa Quảng Trị và Savẳnnakhệt, Xalavăn đã được thành lập từ năm 1945, đã không ngừng phát triển và ngày càng phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong các chiến đấu, các chiến dịch đánh địch giành thắng lợi lớn. 
Lịch sử chiến tranh cách mạng của Quảng Trị và hai tỉnh bạn Lào ghi dấu ấn sâu đậm về tình đoàn kết hữu nghị, sự giúp đỡ lẫn nhau tận tình của Tỉnh ủy và nhân dân ba tỉnh, đó là khi Quảng Trị gặp khó khăn thì đất bạn là nơi đứng chân và ngược lại Quảng Trị là nơi bạn bảo toàn, xây dựng và phát triển lực lượng khi bị kẻ thù truy đuổi, để từ đó, có những quyết sách đúng đắn lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến đấu sống còn với kẻ thù.
Tình đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu giữa Quảng Trị và Savẳnnakhệt, Xalavăn trong chống Mỹ cứu nước được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhưng sự kiện lớn nhất đã đi vào lịch sử dân tộc đó là sự cưu mang, đùm bọc, giúp nhau chỗ đứng chân, xây dựng hậu cứ, đảm bảo huyết mạch giao thông trên tuyến đường 559 - con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam. 
Khi hai nước bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay, quan hệ đặc biệt hữu nghị càng được phát huy mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, góp phần to lớn vào việc xây dựng và bảo vệ an ninh chính trị, tăng cường quốc phòng, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của ba tỉnh.
 Hải Vĩnh, ngày 14 tháng 8 năm 2012
 Người viết
 Võ Thị Bé

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE 4 VIET LAO.doc