Toán 4 - Phát triển tư duy sáng tạo qua các bài toán cắt - Ghép hình

Toán 4 - Phát triển tư duy sáng tạo qua các bài toán cắt - Ghép hình

PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO

QUA CÁC BÀI TOÁN CẮT - GHÉP HÌNH

Rèn luyện tư duy sáng tạo toán học cho học sinh tiểu học là việc rất cần thiết trong quá trình dạy học. ở lứa tuổi này, tư duy của học sinh là "trực quan" và "cụ thể", cho nên khi dạy các em, giáo viên cần nghiên cứu và có thể phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh dựa trên những mức độ yêu cầu thích hợp của tính sáng tạo. Để đạt được mục đích này chúng ta có thể đi từ các bài toán đơn giản đến bài toán phức tạp.

Trong bài viết này tôi xin nêu cách để từ một số bài toán cắt - ghép hình có trong sách giáo khoa, chúng ta hướng dẫn cho học sinh giải được những bài toán khó hơn. Dưới đây xin trình bày các dạng toán đó.

Bài toán 1

Hãy cắt một hình vuông thành bốn hình tam giác rồi xếp bốn hình tam giác đó thành hai hình vuông (Toán 2 trang 34)

Giải.

Ta cắt hình vuông lớn theo hai đường chéo ta được bốn hình tam giác và ghép hai hình tam giác lại ta được một hình vuông nhỏ.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Toán 4 - Phát triển tư duy sáng tạo qua các bài toán cắt - Ghép hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO
QUA CÁC BÀI TOÁN CẮT - GHÉP HÌNH
Rèn luyện tư duy sáng tạo toán học cho học sinh tiểu học là việc rất cần thiết trong quá trình dạy học. ở lứa tuổi này, tư duy của học sinh là "trực quan" và "cụ thể", cho nên khi dạy các em, giáo viên cần nghiên cứu và có thể phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh dựa trên những mức độ yêu cầu thích hợp của tính sáng tạo. Để đạt được mục đích này chúng ta có thể đi từ các bài toán đơn giản đến bài toán phức tạp. 
Trong bài viết này tôi xin nêu cách để từ một số bài toán cắt - ghép hình có trong sách giáo khoa, chúng ta hướng dẫn cho học sinh giải được những bài toán khó hơn. Dưới đây xin trình bày các dạng toán đó. 
Bài toán 1 
Hãy cắt một hình vuông thành bốn hình tam giác rồi xếp bốn hình tam giác đó thành hai hình vuông (Toán 2 trang 34) 
Giải. 
Ta cắt hình vuông lớn theo hai đường chéo ta được bốn hình tam giác và ghép hai hình tam giác lại ta được một hình vuông nhỏ. 
Bài toán 2. 
Vẽ hai hình như hình bên trên giấy kẻ ô vuông rồi cắt mỗi hình đó thành hai mảnh bằng nhau để khi ghép cả 4 mảnh lại thì được một hình vuông (Toán 3, trang 105). 
Giải. 
Ta cắt hai hình trên theo đường không liền nét và ghép theo hình bên cạnh ta được một hình vuông mới (hình b). 
Bài toán 3. 
Cho 5 hình vuông bằng nhau. Hãy cắt và ghép chúng thành một hình vuông. 
Giải. 
+ Khi dạy giải bài toán này cho học sinh, chúng ta cần làm cho học sinh thấy rõ bài toán 3 là kết quả của hai bài toán (1) và (2). 
+ Từ bài toán (2) ta thấy việc ghép được hình vuông lớn nhờ 10 hình vuông nhỏ. 
+ Giả thiết cho 5 hình vuông để có 10 hình vuông ta dùng kết quả bài toán (1) 
Bước 1. Từ 5 hình vuông, ta ghép thành 10 hình vuông nhỏ (kết quả bài toán 1) 
Bước 2. Ghép 10 hình vuông nhỏ thành hai hình chữ thập 
Bước 3. Cắt ghép hai hình chữ thập như bài toán (2) 
Các bài tập rèn luyện thêm : 
1) Cắt một hình như hình dưới thành 5 mảnh để ghép lại được một hình vuông 
2) Một người có một miếng ván hình chữ nhật, 1,5m, rộng 0,3m. Người đó muốn cắt miếng ván đó thành nhiều mảnh sao cho ghép các mảnh này lại thì được một hình vuông (Bài toán : Giúp bác thợ mộc). 
Trần Văn Hạnh
(Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 30 (Lớp 4).doc