Toán 5 - Một số dạng bài về dấu hiệu chia hết ở tiểu học

Toán 5 - Một số dạng bài về dấu hiệu chia hết ở tiểu học

Một số dạng bài về dấu hiệu chia hết ở tiểu học

Trong chương trình Toán 4, các em đã được học về dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. Hệ thống bài tập vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải có số lượng khá lớn và rất phong phú về nội dung và thực tiễn.

Chúng ta cùng tìm hiểu qua các ví dụ sau:

Dạng 1. Tìm chữ số chưa biết theo dấu hiệu chia hết

Ví dụ : Thay a, b trong số 2007ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời chia hết cho 2; 5 và 9.

Giải: Số 2007ab đồng thời chia hết cho 2 và 5 nên b = 0. Thay b = 0 vào số 2007ab ta được 2007a0. Số này chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của nó chia hết cho 9. Vậy (2 + 0 + 0 + 7 + a + 0) chia hết cho 9 hay 9 + a chia hết cho 9, suy ra a = 0 hoặc a = 9.

Vậy ta tìm được 2 số thoả mãn bài toán là 200700; 200790.

Dạng 2. Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết

Ví dụ : Một số nhân với 9 thì được kết quả là 180 648 07?. Hãy tìm số đó.

Giải: Một số nhân với 9 thì được kết quả là 180 648 07? nên số 180 648 07? chia hết cho 9. Vì số 180 648 07? chia hết cho 9 nên (1 + 8 + 0 + 6 + 4 + 8 + 0 + 7 + ?) chia hết cho 9, hay 34 + ? chia hết cho 9, suy ra ? = 2. Thay ? = 2 vào số 180 648 07? ta được 180 648 072. Số cần tìm là:

180 648 072 : 9 = 20072008.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Toán 5 - Một số dạng bài về dấu hiệu chia hết ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số dạng bài về dấu hiệu chia hết ở tiểu học
Trong chương trình Toán 4, các em đã được học về dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. Hệ thống bài tập vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải có số lượng khá lớn và rất phong phú về nội dung và thực tiễn.
Chúng ta cùng tìm hiểu qua các ví dụ sau:
Dạng 1. Tìm chữ số chưa biết   theo dấu hiệu chia hết
Ví dụ : Thay a, b trong số 2007ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời chia hết cho 2; 5 và 9.
Giải: Số 2007ab đồng thời chia hết cho 2 và 5 nên b = 0. Thay b = 0 vào số 2007ab ta được 2007a0. Số này chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của nó chia hết cho 9. Vậy (2 + 0 + 0 + 7 + a + 0) chia hết cho 9 hay 9 + a chia hết cho 9, suy ra a = 0 hoặc a = 9.
Vậy ta tìm được 2 số thoả mãn bài toán là 200700; 200790.
Dạng 2. Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết
Ví dụ : Một số nhân với 9 thì được kết quả là 180 648 07?.  Hãy tìm số đó.
Giải: Một số nhân với 9 thì được kết quả là 180 648 07? nên số 180 648 07? chia hết cho 9. Vì số 180 648 07? chia hết cho 9 nên (1 + 8 + 0 + 6 + 4 + 8 + 0 + 7 + ?) chia hết cho 9, hay 34 + ? chia hết cho 9, suy ra ? = 2. Thay ? = 2 vào số 180 648 07? ta được 180 648 072. Số cần tìm là:
180 648 072 : 9 = 20072008.
Dạng 3. Chứng tỏ một số hoặc một biểu thức chia hết cho (hoặc không chia hết cho) một số nào đó
Ví dụ : Cho số tự nhiên A. Người ta đổi chỗ các chữ số của A để được số B gấp 3 lần số A. Chứng tỏ rằng số B chia hết cho 27.
Giải: Theo bài ra ta có: B = 3 x A (1), suy ra B chia hết cho 3, nhưng tổng các chữ số của số A và số B như nhau (vì người ta chỉ đổi chỗ các chữ số) nên ta cũng có A chia hết cho 3 (2). Từ (1) và (2) suy ra B chia hết cho 9. Nếu vậy thì A chia hết cho 9 (vì tổng các chữ số của chúng như nhau) (3). Từ (1) và (3), suy ra B chia hết cho 27.
Dạng 4. Các bài toán thay chữ bằng số 
Ví dụ : Điền các chữ số thích hợp (các chữ cái khác nhau được thay bởi các chữ số khác nhau)
HALONG + HALONG + HALONG = TTT2006
Giải: Ta có vế trái: HALONG + HALONG + HALONG = 3 x HALONG. Như vậy vế trái là một số chia hết cho 3. Vế phải TTT2006 có: (T + T + T + 2 + 0 + 0 + 6) = 3 x T + 6 + 2 = 3 x (T + 2) + 2 không chia hết cho 3, suy ra TTT2006 không chia hết cho 3. Điều này chứng tỏ không thể tìm được các chữ số thoả mãn bài toán.
Dạng 5. Các bài toán có lời văn
Ví dụ : Hai bạn An và Khang đi mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để đến lớp liên hoan. An đưa cho cô bán hàng 4 tờ mỗi tờ 50 000 đồng và được trả lại 72 000đồng. Khang nói: "Cô tính sai rồi". Bạn hãy cho biết Khang nói đúng hay sai ? Giải thích tại sao ?
Giải: Vì số 18 và số 12 đều chia hết cho 3, nên tổng số tiền mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo phải là số chia hết cho 3. Vì An đưa cho cô bán hàng 4 tờ 50 000đồng và được trả lại 72 000đồng, nên số tiền mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo là:
4 x 50 000 - 72 000 = 128 000 (đồng)
Vì số 128 000 không chia hết cho 3, nên bạn Khang nói "Cô tính sai rồi" là đúng.
Dạng 6. Các bài toán hình học
Ví dụ : Có 10 mẩu que lần lượt dài: 1cm, 2cm, 3cm, 4cm, ... , 8cm, 9cm, 10cm.
Hỏi có thể dùng cả 10 mẩu que đó để xếp thành một hình tam giác đều được không ?
Giải: Một hình tam giác đều có cạnh là (a) là số tự nhiên thì chu vi (P) của hình đó phải là số chia hết cho 3 vì P = a x 3.
Tổng độ dài của 10 mẩu que là: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 55 (cm)
Vì 55 là số không chia hết cho 3 nên không thể xếp 10 mẩu que đó thành một hình tam giác đều được.
Dạng 7. Trò chơi - Toán vui
Ví dụ : Khi được hỏi: "Số nào có bốn chữ số mà khi ta đọc theo thứ tự từ phải sang trái thì sẽ tăng lên 6 lần ? " Một học sinh giỏi toán đã trả lời ngay tức khắc. Bạn hãy đoán xem bạn ấy đã trả lời như thế nào ?
Giải: Bạn ấy đã trả lời là: "Không có số nào như vậy". Ta có thể giải thích điều này như sau: Giả sử số phải tìm là , theo bài ra ta có: x 6 = . Suy ra a chỉ có thể bằng 1 vì nếu a bằng 2 trở lên thì x 6 sẽ cho một số có 5 chữ số. Mặt khác, tích x 6 là một số chẵn, tức là a phải chẵn. Mâu thuẫn này chứng tỏ không tồn tại số nào thoả mãn bài toán.
(Kết luận này không chỉ đúng với số có 4 chữ số mà đúng với số có chữ số tuỳ ý)
Dạng 8. Các bài toán khác
Ví dụ : Hãy chứng tỏ rằng: Nếu cho 3 số tự nhiên nào đó trong đó không có số nào chia hết cho 3 thì bao giờ ta cũng có hoặc là tổng cả ba số đó hoặc là tổng của hai số nào đó trong ba số đã cho phải chia hết cho 3.
Giải: Một số tự nhiên không chia hết cho 3 thì khi chia cho 3 sẽ có số dư là 1 hoặc 2.
- Nếu cả ba số chia cho 3 có cùng số dư thì tổng ba số đó chia hết cho 3.
- Nếu ba số chia cho 3 không cùng số dư thì tổng của hai số có số dư khác nhau sẽ chia hết cho 3.
Chúc các em học giỏi !

Tài liệu đính kèm:

  • docCac bai viet hay PP giai toan lop 5(1).doc