Toán 5 - Sơ đồ đoạn thẳng với các phần bằng nhau

Toán 5 - Sơ đồ đoạn thẳng với các phần bằng nhau

SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG VỚI CÁC PHẦN BẰNG NHAU

Trong dạng toán : "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số" phương pháp giải bằng sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp phù hợp nhất với tư duy còn mang tính trực quan của học sinh tiểu học. Khi vẽ sơ đồ, mỗi số được biểu thị bằng một số phần bằng nhau để thể hiện tỉ số, chẳng hạn :

Bài toán 1 : Hai số có tổng bằng 360, biết 1/4 số thứ nhất bằng 1/6 số thứ hai. Tìm hai số đó.

Phân tích : Bài toán đã cho biết một phần tư của số thứ nhất bằng một phần sáu của số thứ hai, trong khi số thứ nhất chia làm 4 phần bằng nhau, thì số thứ hai sẽ là 6 phần như thế.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2673Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Toán 5 - Sơ đồ đoạn thẳng với các phần bằng nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG VỚI CÁC PHẦN BẰNG NHAU
Trong dạng toán : "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số" phương pháp giải bằng sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp phù hợp nhất với tư duy còn mang tính trực quan của học sinh tiểu học. Khi vẽ sơ đồ, mỗi số được biểu thị bằng một số phần bằng nhau để thể hiện tỉ số, chẳng hạn :
Bài toán 1 : Hai số có tổng bằng 360, biết 1/4 số thứ nhất bằng 1/6 số thứ hai. Tìm hai số đó.
Phân tích : Bài toán đã cho biết một phần tư của số thứ nhất bằng một phần sáu của số thứ hai, trong khi số thứ nhất chia làm 4 phần bằng nhau, thì số thứ hai sẽ là 6 phần như thế.
Giải : Ta có sơ đồ sau :
Số thứ nhất là : 360 : (4 + 6) x 4 = 144
Số thứ hai là : 360 - 144 = 216
Đáp số : Số thứ nhất : 144 ; Số thứ hai : 216.
Nhận xét : Bài toán 1, phân số 1/4 và 1/6 là hai phân số có tử số bằng 1. Nếu ta thay hai phân số này bởi hai phân số có tử số bằng nhau, chẳng hạn 3/4 và 3/6 thì vẫn đưa được về bàI toán 1. Vậy khi tử số của hai phân số khác nhau thì ta cần quy đồng tử số. 
Bài toán 2 : Hai số có tổng là 230. Biết 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Tìm hai số đó.
Phân tích : Bài toán này không vẽ sơ đồ ngay như bài toán 1 được vì và không cùng tử số. Vậy để đưa bài toán này về dạng bài toán 1 ta phải chuyển 3/4 và 2/5 về hai phân số cùng tử số (quy đồng tử số).
Ta có : 3/4 = 6/8; 2/5 = 6/15. Vậy 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai hay 6/8 số thứ nhất bằng 6/15 số thứ hai. Do đó 1/8 số thứ nhất bằng 1/15 số thứ hai. Đến đây bài toán hoàn toàn tương tự bài toán 1.
Giải : 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai hay 6/8 số thứ nhất bằng 6/15 số thứ hai. Do đó 1/8 số thứ nhất bằng 1/15 số thứ hai nên số thứ nhất chia làm 8 phần bằng nhau thì số thứ hai gồm 15 phần như thế. Ta có sơ đồ :
Số thứ nhất là : 230 : (8 + 15) x 8 = 80
Số thứ hai là : 230 - 80 = 150
Đáp số : Số thứ nhất : 80 ; Số thứ hai : 150.
Ta có thể thay đổi gi thiết để bài toán có thêm các bước tính nữa mới trở về dạng bài toán 2. Ta xét bài toán sau :
Bài toán 3 : Hai số có tổng là 230. Nếu bớt số thứ nhất đi 1/4 của nó và bớt số thứ hai đi 3/5 của nó thì được hai số mới bằng nhau. Tìm hai số ban đầu.
Phân tích : Từ giả thiết ta thấy 1- 1/4 = 3/4 (số thứ nhất) đúng bằng 1- 3/5 = 2/5 (số thứ hai). Do đó bàI toán trở về bàI toán 2
Bây giờ ta xét tình huống phức tạp hơn
Bài toán 4 : Tổng hai số bằng 104. Tìm hai số đó biết rằng 1/4 số thứ nhất kém 1/6 số thứ hai là 4 đơn vị.
Giải: 1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị thì bằng 1/6 số thứ hai nên số thứ hai chia làm 6 phần bằng nhau thì mỗi phần chính là 1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị. Ta có sơ đồ :
Bài toán 5 : Ba tấm vi dài 105 m. Nếu cắt đi 1/9 tấm vải thứ nhất,3/7 tấm vải thứ hai và 1/3 tấm vải thứ ba thì phần còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét ?
Các em hãy tự giải bài toán này nhé !
Nguyễn Thị Thiện
(GV trường TH Hạp Lĩnh, Tiên Du, Bắc Ninh)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BDHSG TOAN 4 5(19).doc