Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học tư nhiên và xã hội lớp 1

Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học tư nhiên và xã hội lớp 1

Môn học tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật – hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự Nhiên và Xã Hội (TN&XH) trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.

Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, Môn TNXH cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn TNXH và đặc biệt là đối với học sinh ở dai đoạn đầu cấp. Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật – hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4567Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học tư nhiên và xã hội lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC TƯ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Môn học tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật – hiện tượng trong tự nhiên -  xã hội và các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự Nhiên và Xã Hội (TN&XH) trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, Môn TNXH cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn TNXH và đặc biệt là đối với học sinh ở dai đoạn đầu cấp. Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật – hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.
Đặc biệt, phương pháp quan sát phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh Tiểu học là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, khi sử dụng các giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật – hiện tượng ( Sờ, ngửi, nếm, mổ xẻ, nghe, nhìn, .) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ hứng thú hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúng mực và hiệu quả chưa được như mong muốn. Phương pháp dạy học vẫn còn khô khan, cứng nhắc. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học.
Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy TNXH để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm giúp giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả trong daỵ học môn TN&XH lớp 1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng – phạm vi
-         Đối tượng: phương pháp quan sát trong dạy học TN&XH.
-         Phạm vi: Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
4. Giả thuyết khoa học
Môn TN&XH lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con người và sức khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống các em. Vì vậy, nếu sử dụng tốt phương pháp quan sát sẽ giúp các em tiếp thu bài học một cách nhanh nhất, tạo hứng thú học tập và giúp các em có niềm say mê với môn học, nâng cao hiệu quả dạy học.
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Cơ sở triết học
Theo LeNin: Con đường biện chứng của nhận thức chân lý là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, sự nhận thức hiện thực khách quan.
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh sự vật – hiện tượng khách quan mang tính cụ thể sinh động, là bước khởi đầu và cũng là bàn đạp tạo đà cho nhận thức lý tính.
Như vậy, Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học TN&XH lớp 1 tức là chúng ta đã tạo nền móng khởi đầu cho sự phát triển nhận thức tư duy cho các em.
1.2 Cơ sở tâm lý học
Lứa tuổi Tiểu học, cơ thể các em đang trong thời kỳ phát triển. Vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp. Các em (đặc biệt học sinh lớp 1) không thể thực hiện lâu một cử động đơn điệu, các em có nhu cầu được vận động.
Học sinh Tiểu học “dễ nhớ – đẽ quên” mức tập trung ý chí của các em còn thấp. Vì vậy, người giáo viên phải tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học có những ấn tượng riêng biệt và phải thường xuyên được thực hành, luyện tập.
Tâm lý trẻ từ 1 – 6 tuổi chưa được ổn định, giàu tình cảm, dễ xúc động, bản tính tò mò, thích khám phá. Các em thích tiếp xúc với các sự vật – hiện tượng nào đó nhất là những sự vật – hiện tượng gây cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, các em cũng chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế, tăng cường thực hành,  để cũng cố, khắc sâu kiến thức.
1.3 Vai trò của môn TNXH đối với học sinh Tiểu học
1.3.1 Đánh giá chung
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu cơ bản về TN&XH trong cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh các em. Giúp các em có một cách nhìn khoa học, phương pháp tiếp cận khoa học phù hợp trình độ các em về cuộc sống xung quanh, tránh cho học sinh những hiểu biết lan mạn, đại khái, hình thức tồn tại bên ngoài sự vật hiện tượng.
Ngoài việc cung câp cho các em những kiến thức cơ bản về sức khỏe, con người, về sự vật – hiện tượng đơn giản trong tự nhiên – xã hội, bộ môn Tự nhiên và Xã hội còn bước đầu hình thành cho các em các kỹ năng như:
-  Tự chăm sóc cho bản thân, ứng xử và đưa ra các quyết định hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.
-   Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình ( bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các sự vật – hiện tượng đơn giản trong tự nhiên – xã hội.
-   Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ, hành vi như: có ý thức thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, yêu thiên nhiên, gia đình trường học, quê hương.
1.3.2 Vai trò TN-XH lớp 1.
TN&XH lớp 1 cung cấp cho học sinh 3 dòng kiến thức con người và sức khỏe, xã hội và tự nhiên.
Giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ, an toàn phòng tránh bệnh tật. Biết chăm sóc răng miệng, bảo vệ tai mắt và đánh răng rửa mặt.
* Xã hội: Các em biết về các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, lớp học. Biết làm những công việc nhà, giữ an toàn trên đường đi học và giữ gìn lớp học sạch sẽ.
* Tự nhiên: Học sinh có cơ hội hòa mình khám phá thiên nhiên, biết cấu tạo và môi trường sống của 1 số cây, con phổ biến ( cây rau, cây hoa, con chó, con mèo,) và một số hiện tượng tự nhiên ( mưa, nắng, gió, thời tiết,)
1.4 Các phương pháp dạy học môn TN-XH
Khi dạy học môn TN-XH, GV cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Vì mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh riêng, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên khai thác hợp lý, không nên tuyệt đối một phương pháp nào đó và coi nó như một phương pháp độc tôn.
1.4.1 Các phương pháp dạy học TN-XH.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi học tập
- Phương pháp động não
Tuy nhiên với đặc trưng của môn học GV cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về TN-XH phù hợp với lứa tuổi các em. Đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,là khung cảnh gia đình, lớp học, cơ sở ở địa phương, là cây cối, con vật và một số hiện tượng thời tiết cần thiết diễn ra hằng ngày.
1.4.2 Phương pháp quan sát
a) Khái niệm:
Phương pháp quan sát là hình thức dạy học GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong TN – XH nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật, hiện tượng đó.
b) Tác dụng của phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học môn TN-XH
- Qúa trình quan sát giúp họ nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
- Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học.
- Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giup GV tiết kiệm lời giảng kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
- Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phân tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại,làm cho bài giảng không nhàm chán.
c) Hạn chế
- Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu, tốn thời gian, tốn kém.
- Khó phân bố thời gian, dễ bị cháy giáo án.
- Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với các phương pháp và GV phaair quản lý tốt lớp học.
d) Tiến trình tổ chức quan sát
B1: Xác định mục đích quan sát
Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm đạt mục tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?
B2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Khi đã xác định được đối tượng quan sát, tuy theo từng nội dung học tập mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp trình độ học sinh và điều kiện của địa phương.
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên – xã hội hoặc các tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, sơ đồ, . Diễn tả các sự vật hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát giáo viên nên ưu tiên lựa chọn các vật thật để giúp học sinh hình thành biểu tượng sinh động.
VD2: Bài 23: Cây hoa ( TN&XH lớp 1. Trang 45 )
Đối tượng quan sát là các caay hoa trong vườn trường.
VD3: Bài 3 : Nhận biết các vật xung quanh ( TN&XH lớp 1. trang 8  )
Đối tượng quan sát là các đồ vật trong lớp học.
- Khi không có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật – hiện tượng có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mô hình, 
VD4: Bài 20: An toàn trên đường đi học ( TN&XH lớp 1. Trang 42)
Đối tượng quan sát: Tranh ảnh chụp hoặc vẽ các cảnh trên đường đi học có thể gây nguy hiểm hoặc cách tham gia giao thông an toàn được phóng to.
Đối tượng của môn TN&XH rất đa dạng, phong phú và gần gũi với học sinh. Vì vậy, bên cạnh tranh ảnh, mẫu vật, mô hình, . Giáo viên cần sử dụng khung cảnh thiên nhiên xung quanh gia đình, trường học và các hoạt động sống ở địa phương để tạo cơ hội cho các em được quan sát trực tiếp.
VD5: Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh ( TN&XH lớp 1. Trang 38 – 40)
Tổ chức cho học sinh quan sát cuộc sống ở địa phương vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
B3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo các nhân, theo nhóm hoặc cả lớp, điều này phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và khả năng quản lý của giáo viên cũng như khả năng tự quản, hợp tác nhóm của học sinh. ... hỉ, 
Mẫu vật nhồi: Chim, thỏ, gà, vịt, 
Cũng giống như mô hình đó là mẫu vật cho phép chúng ta quan sát trong không gian đa chiều. Chỉ  khác mẫu vật là các vật thật cho nên lúc quan sát ta chú ý đến cả kích thước  và  các đặc điểm bên ngoài của vật mẫu.
Đối với các mẫu vật ép khô, mẫu vật nhồi ta có thể dùng thị giác quan sát, nhận diện đặc điểm sự vật. Dùng tay sờ để biết đặc điểm bề ngoài vật mẫu ( mượt, nhám, trơn, )
Đối với các mẫu vật ngâm: các mẫu vật này được ngâm trong các bình thủy tinh trong suốt, mẫu vật ở trạng thái tĩnh nên học sinh có thể dễ dàng quan sát tỉ mỉ từng chi tiết, đặc điểm bên ngoài mẫu vật.
VD: Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật ( sách Tự nhiên và  Xã hội 1. trang     )
Ngoài các con vật, cay cối quen thuộc hằng ngày, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết thêm về các con vật mà hằng ngày các em chưa được nhìn thấy hoặc đã nhìn thấy đâu đó nhưng chưa có cơ hội quan sát tỉ mỉ.
+  Một số lá cây, hoa của một số cây mà xung quanh các em không có.
+  Một số loại động vật: Rắn, tắc kè, khỉ, 
3.4 Quan sát trực tiếp vật thật
Vật thật: Thực thể sống sinh động như một số cây, một số con vật, các hiện tượng tự nhiên xã  hội liên quan đến bài học.
Có hai hình thức quan sát:
- Quan sát trong phòng học: Các sự vật được mang đến lớp  để quan sát, đã tách ra khỏi môi trường sống của nó.
Vd: Quan sát một số cây rau ( Bài 22: Cây rau), quan sát con mèo, con gà, 
Quan sát ngoài tự nhiên
Vd: Quan sát cây cối xung quanh vườn trường, cánh đồng, sở thú, công viên, nhà máy, xí nghiệp, 
Hướng dẫn học sinh quan sát
Quan sát vật thật là hình thức quan sát sinh động và thuận lợi nhất cho học sinh. Là cơ hội  để học sinh khám phá sự vật hiện tượng mọi mặt, đặc điểm bên ngoài, cả về cấu tạo, bản chất bên trong và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó trong tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mọi giác quan để tri giác sự vật  – hiện tượng. Đặt sự vật hiện tượng đó  trong môi trường sống và các mối quan hệ của nó.
Tổ  chức cho học sinh quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên giáo viên nên chuẩn bị kỹ càng cả về  thời gian, địa điểm, các dụng cụ và phương tiện cần thiết. Xác định mục đích và đối tượng quan sát để tránh cho các em quan sát tràn lan, không trọng tâm. Sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc phiếu học tập để hướng học sinh vào đối tượng quan sát.
Kết thúc hoạt động quan sát tổ chức báo cáo kết quả  quan sát.
VD1: Quan sát trong phòng học. Bài 22: Cây rau ( Sách Tự nhiên và Xã  hội 1. trang 46 )
Mục tiêu quan sát: Nói tên và phân biệt được các bộ phận của cây rau.
Đối tượng quan sat: Cây rau mà các em mang đến lớp.
Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát:
+ Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm 4
+ Mỗi em trong nhóm lần lượt giới thiệu về cây rau mà mình mang đến cho các bạn trong nhóm biết.
-  Tên cây rau ?
-  Được trồng ở đâu?
-  Các bộ phận chính của cây rau: rể, thân, lá,  
+ Học sinh trong nhóm so sánh các cây rau có gì giống và khác nhau: màu sắc; đặc điểm: rể, thân, lá, 
Báo cáo kết quả quan sát:
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả quan sát của nhóm dưới hình thức phiếu học tập hoặc các phương tiện dạy học.
Giáo viên tổng kết, nói về lợi ích của các cây rau và việc ăn rau hằng ngày, cách chế  biến một số lọa rau phổ biến ( Rau lang, rau muống, )
Trò chơi : Đố bạn rau gì?
Hình thức 1:
Chuẩn bị: Một số cây rau mà học sinh đã được quan sát, tìm hiểu ở hoạt động trước.
Mỗi tổ cử một học sinh lên tham gia trò chơi, các em này đều được bịt mắt bằng một chiếc khăn sạch.
- Cách chơi: Giáo viên  đưa cho mỗi học sinh một cây rau, yêu cầu các em dùng các giác quan của mình ( tay sờ, mũi ngửi,  ) để nhận biết xem đó là loại rau gì? Ai đoán ra nhanh và  chính xác là thắng cuộc.
Hình thức 2:
- Chuẩn bị: Các cây rau, học sinh thảo luận theo nhóm.
- Cách chơi: Giáo viên lần lượt đưa ra các thông tin về cây rau:
Vd: + Hình dạng: rể, thân, lá như thế nào?
+ Có vị gì?
+  Dùng để làm gì? ..
Các nhóm dựa vào thông tin giáo viên đưa ra thảo luận nhóm và trả lời. Nhóm nào phát hiện đúng cây rau nhanh nhất, nhóm đó thắng.
Hình thức 3:
Giữ  nguyên cách tổ chức của hình thức 2, nhưng thay bằng việc giáo viên đưa ra các thông tin thì đại diện lần lượt học sinh mỗi nhóm sẽ mô tả lần lượt các bộ phận của cây rau nào đó mà nhóm mình quan sát được. Các nhóm còn lại nghe thông tin và đoán xem đó là rau gì?
VD2: Quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên
Quan sát vườn rau của các bác nông dân ( Bài 22: Cây rau. Sách Tự  nhiên và Xã hội 1. trang 45), Quan sát cây hoa, cây gỗ trong vườn trường; Quan sát bầu trời ( Bài 31: Thực hành quan sát bầu trời. trang 64); quan sát cuộc sống đang diễn ra  của người dân khu vực xung quanh trường ( Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh. Trang 38 – 40)
* quan sát bầu trời ( Bài 31: Thực hành: Quan sát bầu trời. Tự nhiên và Xã hooij1. trang 64)
- Mục tiêu quan sát:
+ Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
+ Sử dụng vốn từ  riêng của mình để mô tả lại bầu trời và  những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
+ Có ý thức sử  cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí  tưởng tượng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát bầu trời:
+ Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh quan sát thông qua hệ thống câu hỏi:
- Nhìn lên bầu trời em thấy gì?
- Hôm nay trời nhiều mây hay ít mây?
- Những đám mây các màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
- Quang cảnh xung quanh như thế nào? Sân trường, cây cối, mọi vật,  khô ráo hay ướt át.
-  
+ Tổ chức cho học sinh quan sát:
Học sinh ra sân trường để quan sát theo các nhiệm vụ  trên. ( Học sinh đứng dưới bóng mát để quan sát nếu trời nắng; đứng ngoài hành lang hay mai hiên nếu trời mưa.)
Học sinh viết những thông tin mình quan sát được vào  phiếu học tập.
+ Thảo luân và báo cáo kết qua quan sát
Những đám mây trên bầu trời cho ta biết điều gi? ( Trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa)
+ Vẽ bầu trời và  cảnh vật xung quang ma em quan sát được. ( khuyến khích học sinh vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình).
3.5 Quan sát sơ  đồ
Sơ đồ trong dạy học môn Tự nhiên và xã  hội dùng để biểu diễn mối liên hệ giữa các kiến thức hoặc tổng hợp kiến thức
Quan sát bằng sơ đồ là hình thức dạy học mà  ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng hầu như chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên qua tìm hiểu đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học và nội dung chương trình dạy học, tôi thấy phương pháp này nên áp dụng trong dạy học để tạo diều kiện cho tư duy trừu tượng của học sinh phát triển.
Có 2 hình thức tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức bằng sơ đồ:
Dùng sơ đồ để giới thiệu kiến thức: Giới thiệu sơ đồ trước sau đó dùng kiến thức để làm ró sơ đồ.
Cung cấp cho học sinh kiến thức trước sau đó tổng quát bằng sơ đồ.
Hướng dẫn học sinh tập tổng quát kiến thức bằng sơ đồ.
Vd: Sơ đồ gia đình 1, 2, .. thế hệ ( Bài 11: Gia đình. Sách Tự  nhiên và Xã hội 1. trang 23 )
Sơ đồ gia đình một thế hệ:  Vợ                        Chồng ( không có con)
Sơ đồ gia đình hai thế hệ:    Bố                            mẹ
con
( Gia đình có bố, mẹ và một con)
Bố                              mẹ
Con                     con
( Gia đình có bố, mẹ và 2 con )
Bố                               mẹ
Con         .    con
( Gia đình có bố, mẹ và nhiều con )
Sơ đồ gia đình 3 thế hệ:
Ông                 bà                                   Ông                     bà
Bố                     mẹ                                 mẹ                   bố
Con                con                                        con          con
(Gia đình có ông bà nội, bố mẹ và  con) (Gia đình có ông bà ngoại, bố mẹ và con)
Hướng dẫn hoc sinh đọc, hiểu sơ đồ.
Vẽ sơ đồ gia đình mình.
C            Kết luận – kiến nghị
1. Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong môn học Tự nhiên và Xã hội. Nó  không chỉ phù hợp với nội dung dạy học mà  con phụ thuộc tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chú trọng sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Tùy theo nội dung, trình độ của học sinh và điều kiện của nhà trường và địa phương mà giáo viên sử dụng và  lựa chọn đối tương quan sát phù hợp.
3. Khi lựa chọn đối tượng quan sát, giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các vật thật. Chỉ khi không có vật thật mới cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, 
4. Giáo viên luôn trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện cả về kiến thức và  đặc biệt là kỹ năng thực hiện xâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc tổ chức quan sát hiệu qủa qua tiết dạy. Giáo viên phảo biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm với học sinh.
5. Việc sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 1 giúp cho giáo viên có kỹ  năng thực hiện các thao tác thành thạo trong dạy học và giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy.
6. ngoài đồ dùng dạy học có trong chương trình, giáo viên nên tổ  chức làm đồ dùng học tập để kịp thời chuẩn bị cho tiết dạy.
7. Sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy học học sinh sẽ liên tục được tri giác đối tượng. Từ đó, học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát chủ định, có mục đích, có phương pháp, biết lựa chọn đối tượng quan sát và khám phá bản chất của đối tượng qua quan sát. Học sinh hình thành thói quen quan sát thế giới, ham thích khám phá thế giới muôn màu, muôn sắc và từ đó ham thích học tập môn Tự nhiên và Xã hội.
8. Nhà trường, địa phương, cha mẹ học sinh nên tạo điều kiện cho các em được đi tham quan thực tế để phục vụ  cho môn học và cung cấp thêm kinh nghiệm, vốn sống cho các em. Đây sẽ là những bài học bổ ích mà các em không bao giờ quên.
9. Không có phương pháp nào là tối ưu. Vì vậy, dù là phương pháp đăc trưng nhưng giáo viên không nên chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội bằng phương pháp đó mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tránh nhàm chán. Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng.
10. Ban giám hiệu nhà trường luôn theo dõi, kiểm tra việc dạy học của giáo viên để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở. Ngoài ra, các cán bộ quản lý cần phải thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức bàn bạc, trao đổi để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở các buổi sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên, có hiệu quả.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(8).doc