Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011 - 2012 lần 7

Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011 - 2012 lần 7

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm)

 1. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 20.

 Đáp án: . .

 2. Tìm chủ ngữ trong câu văn sau:

 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011 - 2012 lần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ...........................................
bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 
nămhọc 2011 - 2012 Lần 7
 (Thời gian làm bài 45 phút)
	I . Phần trắc nghiệm (10 điểm)
	1. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 20. 
	Đáp án: ...................................................................................
	2. Tìm chủ ngữ trong câu văn sau:
 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 Hồ Chí Minh
	Đáp án: ...................................................................................
	3. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch là ai? Trong chiến dịch nào?
	Đáp án: ...................................................................................
	4. Ngày thường mua 5 bông hoa hết 10 000đồng. Với số tiền đó, ngày Tết chỉ mua được 4 bông hoa. Hỏi so với ngày thường thì giá hoa ngày Tết tăng bao nhiêu phần trăm?
	Đáp án: ...................................................................................
	5. Xỏc định từ loại của từ “quyết định” trong cõu sau:
 Tụi quyết định về nhà xin lỗi bố mẹ. Quyết định ấy dường như làm giảm đi phần nào ỏp lực nặng nề trong tụi.
	Đáp án: ...................................................................................
	6. Một hình tam giác có diện tích là 24 cm2. Nếu tăng cạnh đáy thêm 4cm thì diện tích sẽ là 36cm2. Hỏi cạnh đáy hình tam giác đó dài bao nhiêu?
	Đáp án: ...................................................................................
	7. Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn thơ kể về những việc làm của thiếu nhi. Em hãy ghi lại những động từ có trong đoạn thơ đó.
	Đáp án: ...................................................................................
	8. Một hình vuông có diện tích là 20cm2. Một hình tròn có đường kính bằng cạnh hình vuông đó. Tính diện tích hình tròn.
	Đáp án: ...................................................................................
	9. Một cửa hàng bán lãi bằng 60% giá vốn. Hỏi cửa hàng đó bán lãi bằng bao nhiêu phần trăm giá bán?
	Đáp án: ...................................................................................
	10. Câu văn sau quên chưa ghi dấu phẩy. Em hãy viết lại vào chỗ chấm và nhớ ghi dấu phẩy vào đúng chỗ.
 	Thoáng cái dưới bóng râm của rừng già thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
	Đáp án: ...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
	II. Phần tự luận (10 điểm)
	Câu 1 ( 5 điểm). Ba bạn Phương, Phượng và Hồng cùng tham gia phong trào Tết trồng cây do nhà trường phát động. Biết rằng tổng số cây 3 bạn trồng được là 25 cây. Số cây của Phương và Phượng trồng được nhiều hơn số câ y của Hồng trồng được là 5 cây. Số cây của Phương trồng được bằng số cây của Phượng. Em hãy tính xem mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây? 
	Câu 2 (5 điểm): Nhà em (hoặc ở địa phương em) có nhiều hoa vào dịp Tết. Hãy viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của loài hoa mà em yêu thích.
Đáp án - Biểu điểm
Phần trắc nghiệm ( 7,5 điểm)
 15 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 20. 
Đáp án: 299
Câu 2: Tìm chủ ngữ trong câu văn sau:
 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 Hồ Chí Minh
Đáp án: tinh thần ấy, nó, nó, nó 
Câu 3: Các bạn nhỏ thường nuôi con gì để tiết kiệm tiền mừng tuổi?
A. Trâu đất B. Lợn đất C. Ngựa đất 
Đáp án: B
Câu 4: Tìm số dư của phép chia 37,65 chia cho 37,2 khi lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương.
Đáp án: 0,078
Câu 5: Câu văn :  “Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí. ” 
thuộc kiểu câu gì?
Đáp án: Câu kể Ai thế nào?
Câu 6: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch là ai? Trong trận đánh ở vị trí nào?
Đáp án: Anh Phan Đình Giót, trận đánh ở Him Lam
Câu 7: Ngày thường mua 5 bông hoa hết 10 000đồng. Với số tiền đó, ngày Tết chỉ mua được 4 bông hoa. Hỏi so với ngày thường thì giá hoa ngày Tết tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
Đáp án: Tăng 25%
Câu 8: Câu văn: Vì những khó khăn đó, Lan học tập sút kém hẳn đi.
 Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép.
Đáp án: Câu đơn 
Câu 9: Châu á nằm trong những đới khí hậu nào?
Đáp án: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
Câu 10: Một hình tam giác có diện tích là 24 cm2. Nếu tăng cạnh đáy thêm 4cm thì diện tích sẽ là 36cm2. Hỏi cạnh đáy hình tam giác đó dài bao nhiêu?
Đáp án:: 8cm
Câu 11: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn thơ kể về những việc làm của thiếu nhi. Em hãy ghi lại những động từ có trong đoạn thơ đó.
Đáp án: chống, vục, bắt, gánh
Câu 12: Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người là gì?
A. Thức ăn B. Không khí C. ánh sáng D. Cả A, B và C 
Đáp án: A
Câu 13: Câu văn sau quên chưa ghi dấu phẩy. Em hãy viết lại vào chỗ chấm và nhớ ghi dấu phẩy vào đúng chỗ.
 Thoáng cái dưới bóng râm của rừng già thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
Đáp án: Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
Câu 14: Có 28 đội bóng đá mi ni của 28 trường tiểu học trong huyện Ninh Giang chia thành 7 cụm thi đấu. Các đội trong mỗi cụm thi đấu theo thể thức vòng tròn, tức là luân phiên gặp nhau. Hỏi tổng số trận đấu của cả huyện là bao nhiêu trận? Mỗi đội phải đấu bao nhiêu trận?
Đáp án: Cả huyện: 42 trận. Mỗi đội: 3 trận
Câu15: Một hình vuông có diện tích là 20cm2 . Một hình tròn có đường kính bằng cạnh hình vuông đó. Tnh diện tích hình tròn.
Đáp án: 15,7cm2
II. Phần tự luận (12,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Tính giá trị biểu thức sau:
 1 + 2 + 3 + 6 + 12 + 24 + 48 + .... + 1536 + 3072
 Nhận xét: 1 + 2 = 3
 1 + 2 + 3 = 6
 1 + 2 + 3 + 6 = 12
 1 + 2 + 3 + 6 + 12 = 48
 ....... (1 điểm)
 Như vậy, mỗi số hạng kể từ số hạng thứ ba trở đi đều bằng tổng tất cả các số hạng đứng trước nó.
 Suy ra: 3072 = 1+ 2 + 3 + 6 + 12 + 24 + 48 + .... + 1536 (1 điểm)
 Vậy: 1 + 2 + 3 + 6 + 12 + 24 + 48 + .... + 1536 + 3072 = 3072 + 3072 = 6144 (1 điểm)
(HS tính cách khác, diễn giải ra đúng kết quả vẫn chođủ số điểm)
Câu 2 ( 2,5 điểm):
 Ba bạn Phương, Phượng và Hồng cùng tham gia phong trào Tết trồng cây do nhà trường phát động. Biết rằng tổng số cây 3 bạn trồng được là 25 cây. Số cây của Phương và Phượng trồng được nhiều hơn số cây của Hồng trồng được là 5 cây. Số cây của Phương trồng được bằng số cây của Phượng. Em hãy tính xem mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây? 
Bài giải
Số cây của Hồng trồng được là: (25 - 5) : 2 = 10 (cây) (0,5điểm)
Số cây của Phương và Phượng trồng được là: 25 - 10 = 15 (cây) (0,5điểm)
Vì số cây của Phương trồng được bằng số cây của Phượng, nên nếu ta coi số cây của Phương trồng được là 2 phần bằng nhau thì số cây của Phượng trồng được là 3 phần như thế.
 (0,25điểm)
Số cây của Phương trồng được là: 15 : (2 + 3) x 2 = 6 (cây) (0,5điểm)
Số cây của Phượng trồng được là: 15 - 6 = 9 (cây) (0,5điểm)
 Đáp số: Phương: 6 cây
 Phượng: 9 cây
 Hồng: 10 cây
 (0,25điểm)
Câu 3 (2,5 điểm): Cho hình chữ nhật ABCD, E và G lần lượt là điểm chính giữa cạnh AD và BC. Điểm M và N lần lượt là hai điểm bất kì nằm trên các cạnh AB và CD. Đoạn MN cắt đoạn thẳng EG tại I . So sánh độ dài đoạn thẳng MI và NI. 
Bài giải:
A
B
M
E
C
G
I
D
H
K
N
Ta có hình vẽ sau: (Vẽ hình: 0,5 điểm)
 Vì E là trung điểm của AD, G là trung điểm của BC nên AE = ED = BG = GC
Kẻ chiều cao MH của tam giác MEI, chiều cao NK của tam giác NEI. 
Ta có MH = AE = BG; NK = ED = GC. Suy ra MH = NK (0,5 điểm) 
 Hai tam giác MEI và NEI có chung đáy EI, chiều cao MH = NK nên SMEI= SNEI (1điểm)
 Tam giác MEI và NEI lại có chung đường cao hạ từ đỉnh E nên đáy MI = NI 
 Đáp số: MI = NI (0,5 điểm)
Câu 4 (1,5 điểm): “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về giống cây lì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.”
 (Trích Sầu riêng - Mai Văn Tạo)
 Hai tiếng “vậy mà” gợi cho em những suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cây sầu riêng với trái sầu riêng.
Đáp án : - Chỉ ra sự trái ngược giữa cây sầu riêng và trái sầu riêng : 
 Hai tiếng “vậy mà” giúp ta hiểu mối quan hệ giữa cây sầu riêng và trái sầu riêng. Đây là mỗi quan hệ trái ngược nhau. Hình thức cây sầu riêng không có gì đẹp, thậm chí là xấu nữa (đoạn tả thân, cành, lá), nhưng lại sản sinh ra trái sầu riêng có giá trị tuyệt vời (hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê)
 (1điểm)
- Chỉ ra mối quan hệ giữa cây sầu riêng và trái sầu riêng :
 Hai tiếng “vậy mà” là một chi tiết nghệ thuật đặc biệt vì nó làm cho người đọc đoạn văn trên không chỉ chú ý riêng về cây, về trái mà còn chú ý trong cả mối quan hệ với nhau nữa. Khi thấy trái sầu riêng, ta nghĩ ngay tới cây sầu riêng và khi thấy cây sầu riêng ta nghĩ ngay tới trái của có. Vì giữa chúng có một mối quan hệ vĩnh cửu do thiên nhiên ban tặng. (0,5 điểm)
Câu 5 (4 điểm): Nhà em (hoặc ở địa phương em) có nhiều hoa vào dịp Tết. Hãy tả một loại cây hoa mà em quan sát được.
Mở bài : Giới thiệu được loại cây hoa định tả. (0,5 điểm)
Thân bài (3 điểm):
 - Tả bao quát loại cây hoa (0,5 điểm)
 - Tả chi tiết một số bộ phận của cây hoa. Tả chung màu sắc, hình dáng của hoa trên cây, tả riêng một hai bông hoa(cánh hoa, nhị hoa, hương thơm, màu sắc...) (2,5 điểm)
Kết bài: Nêu được cảm nghĩ với cây hoa,..... (0,5 điểm)
(Tùy theo bài làm của HS, GV cho điểm cho phù hợp. HS chỉ tả về hoa cho tối đa 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai thi hoc sinh gioi 5.doc