Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân

Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân

A. Mục tiêu

- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.

- HS vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.

- HS có tính cẩn thận.

B. Đồ dùng:GV: - Bảng nhóm

 - Một số hình vẽ trong sgk.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2: Toán(T86) DIỆN TÍCH HÌNH THANG
A. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
- HS vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
- HS có tính cẩn thận.
B. Đồ dùng:GV: - Bảng nhóm
 - Một số hình vẽ trong sgk.
C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
 1. Kiểm tra đầu giờ 
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
b.Phát triển bài
a. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Y/c HS đọc ví dụ 1( sgk)
- GV hướng dẫn HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác AMB; sau đó ghép lại như hướng dẫn sgk để được hình tam giác ADK
- Y/c HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình tam giác và nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình và rút ra công thức tính diện tích hình thang.
+ Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
- GV nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu bài HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu.
- Nhận xét,sửa sai.
Bài 2:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu . 
- Chữa bài, nhận xét.
 3. Củng cố:
- Thi “Ai nhanh hơn”
- Dặn HS về xem trước bài sau. 
- NX giờ học. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS cắt và ghép hình như hướng dẫn sgk.
- Dựa vào hình vẽ ta có:
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
- Diện tích hình tam giác ADK là:
mà = 
 = 
Vậy diện tích hình thang là:
Muốn tính diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
 S = 
- 5HS nêu lại cách tính DT hình thang
- HĐ nhóm 4 cố định
- HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kq. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a. S = = 50 ( cm2)
- HĐ nhóm 6 (Nhóm số)
- Thảo luận nhóm 6, làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kq.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
a. S = = 32,5 ( cm2)
- 2 HS thi:
Viết công thức tính diện tích hình thang
*Rút kinh nghiệm:
....................
Tiết 3: Tập đọc(T37)
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời các nhân vật
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và 3 (không cần giải thích lí do) 
 B. Đồ dùng:GV: - Tranh minh hoạ sgk.
 - Đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
 C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
	1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra đầu giờ 
- Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: ca dao về lao động sản xuất
- Nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới (32')
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 
b. Tìm hiểu bài.
- Y/c HS chia nhóm 6 đọc thầm và TLCH.
- Nhận xét,chốt lại.
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- Hãy nêu ND bài.
c. Đọc diễn cảm bài văn.
- Y/c 2 HS khá luyện đọc tiếp nối 2 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ T/chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm.
 4. Củng cố- Dặn dò - NX giờ học.
- 3 HS đọc bài và nêu nội dung bài giờ trước.
- HS lắng nghe.
- 2 em khá đọc bài
- HS chia đoạn.
+ Phần 1: Từ đầu ... Vậy anh vào Sài Gòn làm gì?
+ Phần 2: Tiếp theo.Không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.
+ Phần 3. Gồm 2 đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
- HS chia nhóm 6 đọc thầm và TLCH.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu nước, cứu dân, những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin cho đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến việc đó.
+ Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh Lê.
+ Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày, anh Thành nghĩ đễn việc cứu nước, cứu dân.
- HS nêu cá nhân
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
*Rút kinh nghiệm:
....................
Tiết 4: Ôn toán: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
- HS vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
- HS có tính cẩn thận.
B. Đồ dùng:GV: - Bảng nhóm - Một số hình vẽ trong sgk.
C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
 1. Kiểm tra đầu giờ 
 2. Bài mới : Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
a. Độ dài đáy là 15cm và 11cm, chiều cao là 9cm
- GV nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu bài HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu.
- Nhận xét,sửa sai.
Bài 2:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu .
A, Độ dài hai đáy là 20,5m và 15,2m, chiều cao là 7,8m, 
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố:
- Thi “Ai nhanh hơn”
- Dặn HS về xem trước bài sau. 
- NX giờ học. 
- 5HS nêu lại cách tính DT hình thang
- HĐ nhóm 4 cố định
- HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kq. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a. S = = 117 ( cm2)
- HĐ nhóm 6 (Nhóm số)
- Thảo luận nhóm 6, làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kq.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
a. S = = 139,23 ( m2)
- 2 HS thi:
Viết công thức tính diện tích hình thang
 *Rút kinh nghiệm:
....................
 .
BUỔI CHIỀU
 Tiết 1: Toán(T87) LUYỆN TẬP
 A. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang.
- HS tính được diện tích hình thang.
- HS có tín cẩn thận.
 B. Đồ dùng dạy học: GV: - Bảng nhóm.
 C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
	1. Kiểm tra đầu giờ 
- Hãy nêu công thức tính s hình thang
 - Nhận xét.
 2 Bài mới 
* Giới thiệu bài: .
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, làm bài vào phiếu.
Nhận xét, đánh giá. 
Bài 2:Yêu cầu HS nêu miệng kq.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 3: 
 3 Củng cố :- NX giờ học
- 2 em nêu.
- HS thảo luận cặp, làm bài vào phiếu.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm, trình bày kq.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
a. S = = 70 cm2
b. S = x : 2 = m2
c. S = = 1,45 m2
- 1 HS nêu yêu cầu.
- nêu miệng kq.
a. Đ
- HS nêu yc- làm vở
*Rút kinh nghiệm:
....................
 Tiết 2: Chính tả: nghe- viết (T19)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2,BT3 (a/b).
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 B. Đồ dùng dạy học. GV: - Phiếu khổ to.
C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Y/cầu HS làm bài tập 2 tiết trước.
tr/ ch hoặc thanh hỏi, thanh ngã?
 2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
- Gv đọc bài chính tả , đọc thong thả rõ ràng , phát âm chính xác các tiếng có âm vần , thanh , HS dễ lẫn , dễ viết sai .
+ Bài chính tả cho em biết điều gì ?
- GV nhắc HS chú ý cách viết chữ khó trong bài.
- Yêu cầu HS gấp SGK
- GV đọc cho HS viết bài .
- GV đọc lại cho HS soát lỗi .
- GV chấm tại lớp 1/3 bài viết.
- GV nhận xét chung.
3.3.HD h/s làm bài tập chính tả .
Bài tập 2:
Gv nêu yêu cầu của bài tập 2,nhắc HS ghi nhớ .
+ Ô1 là chữ r ,d hoặc gi .
+ Ô2 là chữ o hoặc ô .
- GV cho cả lớp đọc thầm lại nội dung bài 2. 
- GV cho HS thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Chốt lại kết quả đúng.
Bài 3:
- Gv HD h/s làm bài
- GV nhận xét, chốt lại.
3 Củng cố: - Cho hs đọc viết: lim dim, dành dụm.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- NX giờ học
- 1HS làm bài tập 2 tiết trước.
- HS đọc thầm lại bài.
+ Bài chính tả cho chúng ta biết Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của việt nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khẳng khái , lưu danh muôn thủa:Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người nam đánh tây .
- HS đọc thầm lại đoạn văn .
- Gấp SGK
- HS viết bài.
- HS soát bài .
- HS nghe, theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét 
- HS làm bài CN
- HS trình bày kết quả
a. Ve nghĩ mãi không ra , lại hỏi.
 Bác nông dân ôn tồn giảng giải .
Nhà tôi còn bố mẹ già.....là dành dụm cho tương lai.
- 1HS đọc, 2HS thi viết đúng, viết nhanh, lớp cổ vũ.
*Rút kinh nghiệm:
....................
Tiết 3: Ôn TV: LUYỆN ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời các nhân vật
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất thành. 
 B. Đồ dùng:GV: - Tranh minh hoạ sgk.
 - Đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
 C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
	1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra đầu giờ 
- Đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: ca dao về lao động sản xuất
- Nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới (32')
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 
- Hãy nêu ND bài.
c. Đọc diễn cảm bài văn.
- Y/c 2 HS khá luyện đọc tiếp nối 2 đoạn.
- Hướng dẫn HS l/ đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ T/chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm.
 4. Củng cố- Dặn dò - NX giờ học.
- 3 HS đọc bài và nêu nội dung bài giờ trước.
- HS lắng nghe.
- 2 em khá đọc bài
- HS chia đoạn.
- HS nêu cá nhân
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
*Rút kinh nghiệm:
....................
 BUỔI SÁNG
 Thứ 3 ngày3 tháng 1 năm 2012
 Tiết 1:Luyện từ và câu(T37) CÂU GHÉP
 A. Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế  ... .
Bài 2:- Hãy nêu YCBT
- YC hs làm bài cá nhân 
- Quan sát, nhận xét.
	3. Củng cố: 
 - Nêu lại nội dung chính của bài.
trước bài sau.
- NX giờ học
- 1HS trả lời
- HS nghe.
- HS quan sát.
 - HS thực hành vẽ.
- HS làm bài tập CN.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Thực hành cá nhân.
Rút kinh nghiệm:
..
.
 Tiết 2: Luyện từ và câu(T38)
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
A. Mục tiêu:
	- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối(ND ghi nhớ).
	- Nhận biết được các vế câu ghép trong đoạn văn(BT1); viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2. 
B. Đồ dùng dạy học:
 1.GV: - Một vài tờ phiếu để HS làm bài 1,2.
C. Các hoạt động dạy học.
HĐ dạy
HĐ học
1 Kiểm tra đầu giờ
- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
2 Bài mới 
* Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học .
* Phần nhận xét .
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu bài tập 1-2 
- Cho HS đọc các câu văn , đoạn văn , dùng bút chì gạch chéo để phân biệt các vế câu ghép , gạch dưới những từ và dấu câu ở danh giới giữa các vế câu.
- GV dán giấy đã viết sãn 4 câu ghép , mời 4 HS lên bảng , mỗi em phân tích một câu.
- GV và cả lớp nhận xét .
- GV hỏi : Từ kết quả quan sát trên các em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
c. Ghi nhớ .
- GV gọi 4 HS đọc phần ghi nhớ .
- Mời HS không nhìn sách nêu lại nội dung ghi nhớ .
3.3 .Luyện tập.
Bài 1. GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài
- GV gọi HS phát biểu ý kiến , cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 .
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV HD HS làm bài 
- GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4 yêu cầu các em làm bài.
- GV gọi HS đọc to đoạn văn mình vừa viết cho cả lớp nghe .
- GV và cả lớp nhận xét , bổ xung 	3. củng cố dặn dò:
- Thi đặt câu ghép.
- NX giờ học
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc .
- HS thực hiện .
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Hai cách : dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp .
- 4 HS đọc phần ghi nhớ .
- HS làm bài tập CN
 Đoạn a : có 1 câu ghép và 4 vế câu .
Đoạn b: có 1 câu ghép và 3 vế câu .
Đoạn c : có 1 câu ghép và 3 vế câu .
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - HS làm bài cá nhân.
VD.
Bích Vân là bạn thân nhất của em , tháng 2 vừa rồi bạn tròn 11 tuổi . Bạn thật xinh xắn và dễ thương , vóc người bạn thanh mảnh , dáng đi nhanh nhẹn , mấi tóc cắt ngắn gọn gàng ...
- Thi giữa 2 đội.
Rút kinh nghiệm:
..
.
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT
 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT( TIẾP THEO)
 A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2và 3(không yêu cầu giải thích lí do).
- HS biết yêu quê hương, đất nước, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy.
* HS khá, giỏi: biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
 B. Đồ dùng.GV :- Bảng phụ ghi sãn đoạn văn cần luyện đọc.
 C. Các hoạt động dạy học.
HĐ dạy
HĐ học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS đọc và nêu nội dung của phần 1 đoạn trích .
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 	
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 
- Hãy chia đoạn
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 
b. Tìm hiểu bài.
- Y/c HS chia nhóm 4 đọc thầm và TLCH.
- Nhận xét,chốt lại.
c. Đọc diễn cảm:
- Y/c 2 HS khá luyện đọc tiếp nối 2 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- ghi điểm.
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
3. Củng cố - Trò chơi đố bạn
4. Dặn dò 
 - Dặn HS về xem trước bài sau.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- 1 HS đọc bài
- HS chia đoạn.
+ Phần 1: Từ đầu. Lại còn say sang nữa.
+ Phần 2: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Ca ngợi lòng yêu nước , tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- 2 tổ đố nhau những điều biết về Bác Hồ
*Rút kinh nghiệm:
..
.
Tiết 4: ÔN TOÁN LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Nhận biết được về hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn 
 - Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
 - HS có hứng thú trong học tập.
B. Đồ dùng. GV: - Thước kẻ ,com pa.
 C. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
HĐ học
	1. Kiểm tra đầu giờ 
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 75 và 90 ta làm thế nào? 
 2 Bài mới 
* Giới thiệu bài; Ghi đầu bài.
* Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.
- GV đưa ra một hình tròn và nói Đây là hình tròn ,
- GV vẽ lên bảng một hình tròn bằng com pa.
- GV nói : Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn ,
- GV cho HS dùng com pa vẽ một hình tròn trên giấy.
- GV giới thiệu cách tạo ra một bán kính đường tròn , một đường kính của hình tròn.
* Thực hành:
Bài 1.- Gv hd HS làm bài tập .
- HD kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn 
- ĐH kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
Bài 2:- Hãy nêu YCBT
- YC hs làm bài cá nhân 
- Quan sát, nhận xét.
	3. Củng cố: 
 - Nêu lại nội dung chính của bài.
trước bài sau.
- NX giờ học
- 1HS trả lời
- HS nghe.
- HS quan sát.
 - HS thực hành vẽ.
- HS làm bài tập CN.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Thực hành cá nhân.
*Rút kinh nghiệm:
..
.
 BUỔI CHIỀU
Tiết1: Toán(T90) CHU VI HÌNH TRÒN 
A. Mục tiêu.
	- Biết được qui tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài 
toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn tính chu vi hình tròn.
	- HS giải được bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn tính chu vi hình tròn.
	- HS có tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị:
GV:Phiếu nhóm.
 C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh
 2 Dạy bài mới 
*. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn .
- GV giới thiệu cách tính chu vi hình tròn.
- GV hỏi : Muốn tính chu vi hình tròn ta làm nh thế nào?
*Thực hành.
 Bài 1:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp chia nhóm 4, làm vào phiếu bài tập.
- Chốt lại.
Bài 2 . 
- Nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 4HS làm phiếu.
- Nhận xét, chốt lại kq đúng.
Bài 3.
- Y/c HS đọc đề bài.
- HD phân tích đề.
- Chốt lại.
 3. Củng cố:
- Trò chơi đố bạn
- Làm lại các BT; NX giờ học
- HS lắng nghe.
- HS trả lời .
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấyđường kính nhân với số 3,14 .
 C= d x 3,14 .
C là chu vi hình tròn , d là đường kính hình tròn .
 Hoặc : Tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bàn kính nhân với 3,14.
C = r x 2 x 3,14 .
- HS thảo luận nhóm 4, ghi phiếu.
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét.
a. C = 0,6 x 3,14 =1,884 (cm)
b. C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm )
- HS làm bài vào vở, 4HS làm phiếu.
- 4HS trình bày kq, lớp NX.
c. C= 
 1HS đọc đề bài
- Phân tích đề.
- Lớp tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm, trình bày kq.
- Lớp nhận xét, bổ sung
 Bài giải .
 Chu vi của bánh xe đó là .
C= 0,75 x 3,14 = 2, 355( m )
Đáp số : 2,355 M.
- 2 HS đố nhau viết công thức tính chu vi hình tròn.
*Rút kinh nghiệm:
..
.
Tiết 2: Tập làm văn(T38) LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn kết bài)
 A. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK(BT1).
-Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu BT2.
- HS có tính cẩn thận
 B. Đồ dùng dạy học.GV: - Hình sgk. - Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học :
HĐ dạy
HĐ học
	1. Kiểm tra đầu giờ 
- Thu chấm 2- bài văn viết thư cho một người thân
- Nhận xét, ghi điểm.
 2 Bài mới 
* Giới thiệu bài: 
 Hướng dẫn làm bài tập:
- GV gợi ý cho h/s nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp .
Bài 1:
- Yêu cầu h/s nêu được sự khác nhau về hai kiểu kết bài ở bài tập 1.
- GV nhận xét và kết luận:
(+ Đoạn KB a là kết bài theo kiểu kết bài không mở rộng 
+ Đoạn KB b : kết bài theo kiểu mở rộng)
Bài 2: GV cho hs đọc bài và làm BT.
- GV HD hiểu yêu cầu của bài và làm bài theo gợi ý .
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài .
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài .
+ Viết hai đoạn mở bài cho đề bài đã chọn 
- GV phát bút dạ cho HS làm bài theo nhóm. .
- Gv theo dõi giúp đỡ h/s , HS làm song yêu cầu các nhóm trình bày kết quả .
- GV nhận xét và hoàn thiện cho bài viết 
 4. củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung chính của bài
- HS nghe.
- 2 h/s đọc bài , và suy nghĩ làm bài .
- HS làm bài và trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc bài 
HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Rút kinh nghiệm:
..
.
Tiết 3: SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thấy ưu, khuyết điểm của mình, của bạn trong tuần.
- Rèn cho HS có tinh thần phê và tự phê.
- HS múa hát 1 số bài hát về chủ đề “Mừng Đảng, Mừng xuân mới”, chơi 1 số trò chơi thuộc chủ điểm.
II/ Nội dung sinh hoạt:
Hoạt động giáo dục
Hoạt động thực hiện giáo dục
1, Kiểm điểm tuần 19: GV kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: 
2, Kế hoạch tuần 20:
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp; Đảm bảo vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
- Phát huy tinh thần tự giác trong học tập.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Khắc phục mặt tồn tại của tuần 19.
3, Lớp sinh hoạt theo chủ điểm “Quân đội”.
- GV tuyên dương, khen ngợi nhóm hoạt động tích cực.
II/ Tổng kết:
- GV liên hệ, tuyên dương những HS tiêu biểu trong lớp.
- Động viên những em khác cố gắng làm tốt nhiệm vụ của HS
* Ưu điểm: 
- HS có tích cực trong học tập; ổn định nề nếp; Đảm bảo vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
- Các em có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.
* Tồn tại:
- Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học vẫn còn.
- 1 số em chưa có ý thức trong học tập: chưa học bài, làm bài ở nhà.
- 1 số em còn nghỉ học vô lí do; 1 vài em chưa đảm bảo vệ sinh cá nhân.
- HS chơi 1 số trò chơi mà các em yêu thích.
- Cho các nhóm thi đua hát, múa hoặc đọc những bài thơ ca ngợi về chú bộ đội.
HẾT TUẦN 19

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2 buoi tuan 19.doc