Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường tiểu học Hòa Trung

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường tiểu học Hòa Trung

i.mục đích, yêu cầu :- luyện đọc : +đọc đúng tên người, tên địa lí, các từ (hoặc cụm từ) : hi-rô-si-ma, na-ga-da-ki, xa- da- cô, xa-xa-ki, nhiễm; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. đọc diễn cảm : giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh và khát vọng sống của cô bé xa-da-cô.

- hiểu :+nghĩa các từ (cụm từ) : bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết, sát hại, ngây thơ.

nội dung bài : tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà

bình của trẻ em toàn thế giới.

- hs thấy thêm yêu đồng bào, yêu quê hương đất nước của mình.

 *gdkns:hs xác định được giá trị ,thể hiện sự cảm thông ( bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.)

ii.chuẩn bị : -giáo viên : bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

iii.các hoạt động dạy và học :

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường tiểu học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Ngày soạn : 15 - 9 – 2013 Ngày dạy : Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
Tập đọc(7) Những con sếu bằng giấy
I.Mục đích, yêu cầu :- Luyện đọc :	+Đọc đúng tên người, tên địa lí, các từ (hoặc cụm từ) : Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa- da- cô, Xa-xa-ki, nhiễm; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm : giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh và khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô.
- Hiểu :+Nghĩa các từ (cụm từ) : bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết, sát hại, ngây thơ.
Nội dung bài : Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà
bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS thấy thêm yêu đồng bào, yêu quê hương đất nước của mình. 
 *GDKNS:HS xác định được giá trị ,thể hiện sự cảm thông ( bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.)
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Kiểm tra bài cũ :(4-5’) Lòng dân (P2)
-Yêu cầu hs đọc phân vai và trả lời câu hỏi :
a.An đã làm cho bọn giặc mừng hụt thế nào? ( Anhø)
b.Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? ( My )
 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Những con sếu bằng giấy
 b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Luyện đọc (8’)
Mục tiêu : Luyện đọc đúng, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi của hs.
-Yêu cầu hs thực hiện : 	+Đọc thành tiếng cả bài
	+Đọc nối tiếp theo đoạn (3 lần)
-Lần 1 : Kết hợp sửa lỗi sai 
- Lần 2 : Kết hợp giải nghĩa từ 
-Giải nghĩa từ : ngây thơ, sát hại. Luyện đọc theo nhóm, báo cáo kết quả.
-Giới thiệu tranh và đọc mẫu toàn bài.
-1 hs đọc to
-1/3 lớp thực hiện.
-Theo dõi
-Luyện đọc nhóm 2.
-Theo dõi và đọc thầm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (12’)
Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung bài.
*HS xác định được giá trị ,thể hiện sự cảm thông ( bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.)
-Đoạn 1, 2 : -Yêu cầu hs đọc “Ngày 16-7-1945  nhiễm phóng xạ nguyên tử” và cho biết “Hai quả bom nguyên tử bị ném xuống Nhật Bản đã gây ra hậu quả gì?” (1945 : cướp đi mạng sống của nửa triệu người; 1951 : gần 100000 người bị nhiễm chất phóng xạ nguyên tử)
 +Nêu ý 1 =>Hậu quả do bom nguyên tử của Mĩ gây ra.
-Đoạn 3 : -Yêu cầu hs đọc “Khi Hi-rô-si-ma  644 con” và cho biết “Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?” (2 tuổi)
H : Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? (gấp sếu bằng giấy)
H : Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? (gửi sếu giấy 
-Cả lớp đọc thầm
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Bổ sung
-Nêu ý đoạn 1, nhắc lại
-Đọc thầm
-Nêu ý kiến cá nhân
-Trả lời câu hỏi, bổ sung
-Nêu ý 2, nhắc lại
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Nêu ý kiến cá nhân
-Đọc lướt toàn bài
-Nêu ý kiến cá nhân
-Nhắc lại.
đến cho cô bé)
*H:Nếu là em , lúc bấy giờ em sẽ làm gì để bày tỏ sự thông cảm và tình đoàn kết với Xa- da- cô?
 +Nêu ý 2 =>Khát vọng sống của Xa-da-cô.
-Đoạn 4 : -Yêu cầu hs đọc “Xúc động  hoà bình” và cho biết “Các em học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?” (xây tượng đài, khắc chữ)
*H : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? 
 +Nêu ý 3 =>Khát vọng hoà bình của trẻ em.
 +Đọc toàn bài và nêu nội dung chính :
Câu chuyện tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm (10’)
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc.
-Yêu cầu hs : 	+Đọc nối tiếp theo đoạn
-Hướng dẫn và đọc mẫu đoạn “Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom,  644 con”
	+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
	+Thi đọc diễn cảm
-4 học sinh thực hiện
-Theo dõi
-Thực hiện nhóm 2
-4 hs thực hiện.
 3.Củng cố , Dặn dò :(2’): 	-Khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô thể hiện qua chi tiết nào?
	-Các bạn nhỏ thành phố Hi-rô-si-ma đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
 Luyện đọc, chuẩn bị bài tiết sau.
Đạo đức (4) CÓ GV CHUYÊN DẠY
Toán (16) Ôn tập và bổ sung về giải toán
I.Mục tiêu :-Củng cố cách giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, hs làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ ( Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần) và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
-Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.
- HS yêu thích học toán.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : bảng phụ ghi ví dụ và đề bài toán
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Bài cũ :(5’) Ôn tập về toán giải
-Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 40m. chiều rộng bằng chiều dài. Tính chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật đó. ( Thắng)
-Mẹ hơn con 24 tuổi. Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi mẹ, tuổi con. ( Hằng )
 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Ôn tập và bổ sung về toán giải
 b.Nội dung :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức (10’)
Mục tiêu : Hs biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
*Ví dụ : -Yêu cầu hs thực hiện 
 +Đọc ví dụ “Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4 km. Tính quãng đường người đó đi được trong1 giờ, 2 giờ, 3 giờ?”
-1 hs đọc
 +Tính quãng đường người đó đi trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
 +Nêu nhận xét về thời gian và quãng đường đi được 
 +Nhắc lại kết luận
=>Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
*Bài toán : -Yêu cầu hs thực hiện 
 +Tìm hiểu đề và tóm tắt
 +Nêu cách giải (Tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ)
 +Giải bài toán vào nháp, sửa bài (Cách rút về đơn vị)
-Hướng dẫn giải theo cách tìm tỉ số
*Lưu ý : -Khi giải bài toán dạng này, chỉ cần giải bằng 1 trong 2 cách 
 -Một số trường hợp, bước thứ nhất có thể cho kết quả là phân số.
-Làm nháp, nêu đáp án
-Nêu ý kiến cá nhân
-Nhắc lại
-2 hs thực hiện
-Nêu ý kiến cá nhân
-Làm nháp, sửa bài
-Theo dõi
Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập (20’)
Mục tiêu : Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
-Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Nêu điểm khác biệt giữa các bài toán
 +Lần lượt thực hiện các bài tập
Bài 1 :(6’) Làm vào vở 
Nên giải theo cách rút về đơn vị (Đáp án : 112000 đồng)
Bài 2 : ( 7’) Nhóm đôi
- Có thể giải bằng hai cách (Đáp án : 4800 cây)
Bài 3 (7’) Cá nhân
-Nên giải theo cách tìm tỉ số 
(Đáp án : a.84 người; b.60 người)
-Nêu ý kiến cá nhân
-Cá nhân thực hiện
- nhóm đôi
- làm vào vở
 3.Củng cố,Dặn dò :(2’) : 	-Nhắc nhở hs lưu ý khi chọn cách làm bài cho phù hợp.
Làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn (7) Luyện tập tả cảnh
I.Mục đích, yêu cầu :-Học sinh biết lập được dàn ý cho bài văn tả ngôii trường đủ ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài biết cách chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn.
-Rèn kĩ năng lập dàn ý và chuyển một phần của dàn ý trong bài văn miêu tả ngôi trường thành một 
 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
- Có tình cảm yêu ngôi trường của mình, yêu thiên nhiên, đất nước.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ	-Học sinh : Quan sát và ghi chép về ngôi trường
III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : (3-4’)Luyện tập tả cảnh
-Trình bày một đoạn trong bài văn tả một cơn mưa. ( Thủy)
 2.Bài mới : 	a.Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh
 	 Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập (27’)
Mục tiêu : Rèn kĩ năng lập dàn ý và chuyển một phần của dàn ý trong bài văn miêu tả ngôi trường thành một đoạn văn.
Bài 1 :(10’) Miệng
 -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Đọc phần lưu ý 
 +Trình bày kết quả quan sát đã chuẩn bị
 +Lập dàn ý chi tiết (VBT)
 +Trình bày trước lớp
-1 hs thực hiện.
-2 hs thực hiện
-Cá nhân thực hiện
-Theo dõi, bổ sung
-1 hs thực hiện
-Theo dõi
-Đọc thầm, nêu ý kiến
-Cá nhân thực hiện
-1/4 lớp
-Cá nhân thực hiện
Bài 2 : (17’) Làm vào vở
-Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện
 +Xác định trọng tâm đề 
-Hướng dẫn hs : nên chọn viết một đoạn ở phần thân bài
 +Đọc dàn ý và chọn ý để viết thành đoạn văn
 +Dựa vào dàn ý, viết đoạn văn vào vở 
 +Trình bày trước lớp
 +Bổ sung bài làm
*Lưu ý : Đoạn văn cũng có thể chỉ có phần mở đoạn và thân đoạn hoặc chỉ có thân đoạn và kết đoạn.
 3.Củng cố, Dặn dò:(2’) 	-Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. Trình bày đoạn văn hoàn chỉnh
 - Làm bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu (7) Từ trái nghĩa
I.Mục đích, yêu cầu :-Học sinh hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
-Rèn kĩ năng xác định từ trái nghĩa,nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ. Biết 
 tìm từ trái nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt từ trái nghĩa.
-Gợi ý cho hs sử dụng trái nghĩa trong viết đoạn văn, bài văn.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Trang từ điển
III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ :(4-5’) Mở rộng vốn từ Nhân dân
-Đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước ( Hoàng )
 2.Bài mới : 	a.Giới thiệu  ... g ngòi nước ta.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Đọc thông tin, quan sát hình 2 – 3, hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
 +Trình bày.
 +Trả lời các câu hỏi : 
1.Vì sao sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa?
2.Vì sao sông chứa nhiều phù sa?
=>Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
-Nhóm 4
-Đại diện trình bày
-Nêu ý kiến cá nhân
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vai trò của sông ngòi (10’)
Mục tiêu : Hs biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
H : Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp?
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Chỉ trên hình 1 vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y – a – ly và Trị An.
 +Nêu vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. 
=>Sông ngòi có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất.
 -Trả lời câu hỏi
-2 hs
-Nêu ý kiến cá nhân
 3.Củng cố : 	-Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông ở nước ta.
	-Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
	-Nêu vai trò của sông đối với đời sống và sản xuất.
 Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Aâm nhạc
Bài 4: Có giáo viên chuyên dạy
Khoa học (8)
 Vệ sinh ở tuổi dậy thì
( Có giáo viên chuyên dạy )
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết được những việc cần làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì.
-Xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Phiếu bài tập theo nhóm nam - nữ.	-Học sinh : Thẻ đúng – sai
Vệ sinh cơ quan sinh dục nam	Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ
1.Cần rửa cơ quan sinh dục :	1.Cần rửa cơ quan sinh dục :	
a.Hai ngày một lần	a.Hai ngày một lần
b.Hằng ngày	b.Hằng ngày
2.Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý :	c.Khi thay băng vệ sinh
a.Dùng nước sạch	2.Khi rửa cơ quan sinh dục cần lưu ý :
b.Dùng xà phòng tắm	a.Dùng nước sạch	
c.Dùng xà phòng giặt	b.Dùng xà phòng tắm
d.Kéo bao quy đầu về phía người,	c.Dùng xà phòng giặt
rửa sạch bao quy đầu và quy đầu	d.Không rửa bên trong, chỉ rửa bên ngoài
3.Dùng quần lót cần chú ý	3.Sau khi đi vệ sinh cần chú ý :
a.Hai ngày thay một lần	a.Lau từ phía trước ra phía sau
b.Mỗi ngày thay một lần	b.Lau từ phía sau lên phía trước
c.Giặt và phơi trong bóng râm	4.Khi hành kinh cần thay băng vệ sinh :
d.Giặt và phơi ngoài nắng	a.Ít nhất 4 lần trong ngày
	b.Ít nhất 3 lần trong ngày
	c.Ít nhất 2 lần trong ngày
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Bài cũ : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
-Nêu những đặc điểm nổi bật của con người ở lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
-Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
 2.Bài mới :	a.Giới thiệu bài : Vệ sinh ở tuổi dậy thì
 	b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vệ sinh tuổi dậy thìø(15’)
Mục tiêu : Hs biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
-Giới thiệu thông tin về tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da tuổi dậy thì
H : Ở lứa tuổi này, ta cần làm gì để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
 +Yêu cầu hs hoàn thành phiếu bài tập theo nhóm
-Hướng dẫn giải đáp thắc mắc cho từng nhóm
=>Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo; phải thay quần áo lót, rửa bộ phần sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm.
-Theo dõi
-Nêu ý kiến cá nhân
-Nhóm nam - nữ
-Theo dõi
-Nhắc lại
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về việc bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì (15’) 
Mục tiêu : Hs xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
-Yêu cầu hs thực hiện : 
 +Quan sát hình trang 19 và nói nội dung của từng hình
 +Thảo luận nhóm : Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
=>Cần ăn uống đủ chất, tăng cường tập thể dục, giải trí; không sử dụng chất kích thích; không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh.
-Cá nhân thực hiện
-Nhóm 4 
-Bổ sung
-Nhắc lại
3.Củng cố : 	-Ở lứa tuổi dậy thì, ta cần làm gì để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
-Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
 Dặn dò : -Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Khoa học 
 Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
-Xác định mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
- Biết tự chăm sóc bản thân theo từng lứa tuổi.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Phiếu bài tập. 	-Học sinh : Aûnh của người lớn trong gia đình
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Bài cũ : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
-Cơ quan sinh dục nam và nữ có sự thay đổi thế nào khi đến tuổi dậy thì?
-Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người?
 2.Bài mới :	a.Giới thiệu bài : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
 	b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số đặc điểm của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già(15’)
Mục tiêu : Hs biết được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
-Yêu cầu hs thực hiện : 
 +Đọc thông tin và hoàn thành phiếu bài tập theo nhóm
 +Trình bày
Tuổi vị thành niên : phát triển mạnh mẽ về thể chất chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành : phát triển cả về mặt sinh học và xã hội, 
Tuổi già : cơ thể suy yếu dần, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần.
-Nhóm 4
-Đại diện trình bày
-Bổ sung -Nhắc lại
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” (15’) 
Mục tiêu : Củng cố những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già
-Yêu cầu hs thực hiện : 
 +Giới thiệu ảnh đã sưu tầm và cho biết : 
1.Người trong tranh là ai? Người đó làm nghề gì? 
2.Người đó đang ở lứa tuổi nào của cuộc đời?
3.Nêu đặc điểm chính của giai đoạn đó
 +Thảo luận nhóm :
1.Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? (vị thành niên hay tuổi dậy thì)
2.Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
=>Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và sự thay đổi của các mỗi quan hệ xã hội
-Cá nhân thực hiện
-Nhóm 4 
-Bổ sung
-Nhắc lại
3.Củng cố : 	-Nêu những đặc điểm nổi bật của con người ở lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
-Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
 Dặn dò : -Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức (4)
 Có trách nhiệm về việc làm của mình (T2)
I.Mục tiêu :	
-Học sinh biết mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Các em có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
-Các em bày tỏ được thái độ tán thành với những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh 
 trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuyện về các em học sinh có trách nhiệm trong công việc, dũng cảm nhận 
 và sửa lỗi.
-Học sinh : Nhớ và kể lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm
III.Các hoạt động dạy và học : 
 1.Bài cũ :( 4-5’) Có trách nhiệm về việc làm của mình
-Nêu một số biểu hiện của người có trách nhiệm. ( Đức )
 2.Bài mới : 	a.Giới thiệu bài : Có trách nhiệm về việc làm của mình (T2)
b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (12’)
Mục tiêu : Rèn kĩ năng lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống
-Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm : 
1.Nhận tình huống và thảo luận cách giải quyết
2.Tập sắm vai để giải quyết tình huống
3.Trình bày kết quả dưới hình thức sắm vai
=>Mỗi tình huống đều có nhiều cách để giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải lựa chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
-Nhóm 4 
-Cả lớp theo dõi, bổ sung thêm các cách giải quyết khác.
Hoạt động 2 : Liên hệ bản thân (15’) 
Mục tiêu : Hướng dẫn hs kể chuyện về bản thân, trao đổi với bạn để rút ra bài học cho mình.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm theo gợi ý.
1.Chuyện xảy ra như thế nào? 
2.Lúc đó em đã làm gì?
3.Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
 +Trình bày
=>Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta sẽ cảm thấy vui và thanh thản.Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết nhưng ta vẫn cảm thấy áy náy.
 Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thữ phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
-Cá nhân thực hiện
-5 hs trình bày trước lớp
 3.Củng cố,Dặn dò :(2’): 	- Đọc lại phần ghi nhớ .Can đảm nhận lỗi và sửa lỗi đã mắc phải để chứng tỏ mình là người có trách nhiệm. Chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 Lop 5 Nam hoc 2013 2014.doc