Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 12

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

 - Học sinh nắm được quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000

 - Củng cố kĩ năng nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.

 - Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ, Phiếu học tập.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 20 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN 
VỚI 10; 100; 1000;  (Tr 57)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Học sinh nắm được quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 
	- Củng cố kĩ năng nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
	- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ, Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào nháp.
	Đặt tính rồi tính:
	a) 13,7 x 8 = 109,6	b) 41,65 x 23 = 957,95
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hình thành quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Nêu ví dụ 1:
- Đặt tính rồi tính.
27,867 x 10 = ?
 27,867
 x 10
 278,67
- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất với tích?
27,867 x 10 = 278,67
- Nếu ta chuyển dấu phảy của số thập phân 27,867 sang bên phải 1 chữ số ta cũng được 278,67.
Ví dụ 2: 53,286 x 100 = ?
- Học sinh đặt tính rồi tính.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh như ví dụ 1.
- Học sinh thao tác như ví dụ 1.
- Học sinh nêu quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000, ...
- Học sinh nêu. Học sinh khác nhắc lại.
- Nhẩm thuộc quy tắc.
b) Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Học sinh làm, chữa bảng, trình bày.
a) 
1,4 x 10 = 14
2,1 x 100 = 210
7,2 x 1000 = 7200
b) 
9,63 x 10 = 96,3 
25,08 x 100 = 2508
5,32 x 1000 = 5320
c) 
5,328 x 10 = 53,28
4,061 x 100 = 406,1
0,894 x 1000 = 894
Bài 2: Hướng dẫn học sinh trao đổi cặp.
- Học sinh trao đổi- trình bày- nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
10,4 dm = 10,4 x 10 cm = 104 cm
12,6 m = 12,6 x 100cm = 1260 cm
0,856 m = 0,856 x 100 cm = 85,6 cm
5,75 dm = 5,75 x 10 cm = 57,5 cm
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
MÙA THẢO QUẢ (Tr113)
	Theo Ma Văn Kháng
	I. MỤC TIÊU 
	-Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
	- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các cõu hỏi trong SGK)
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ chép đoạn: “Thảo quả trên rừng  không gian”.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em đọc bài: Chyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi cuối bài
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Luyện đọc:
1 em khá đọc toàn bài
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc, kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
 3 học sinh đọc nối tiếp, rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- Luyện đọc từ, tiếng khó
Chin San, Đản Khao, ngây ngất, xòe...
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh theo dõi.
b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
-  bằng mùi thơm đặc biệt, quyến rũ lan ra, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả.
- Câu 2 khá dài gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài.
- Câu: gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm rất ngắn cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
- Qua 1 năm, hạt đã thành cây, cao tới bụng người,  , vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
- Hoa thảo quả này nảy ra ở đâu?
- Hoa thảo quả nảy ra dưới gốc cây.
- Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chat, như chứa lửa, chứa nắng,  thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
- Nội dung bài?
- Học sinh nêu.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp để củng cố.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên nhận xét, biểu dương.
- Thi đọc trước lớp.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán:	
LUYỆN TẬP (Tr 58)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
	- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a), Bài 2(a,b); Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng nhóm.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại cách thực hiện nhân một số thập phân với 10; 100; 1000
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1:Làm miệng.
 Đọc yêu cầu bài, điền nhanh kết quả bằng bút chì vào SGK
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả bài.
a) 
- Nhận xét.
1,48 x 10 = 14,8
15,5 x 10 = 155
2,571 x 1000 = 2,571
0,9 x 100 = 90
5,12 x 100 = 512
0,1 x 1000 = 100
Bài 2: (a, b)
 Đọc yêu cầu rồi làm.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm.
a) b) 
Lớp làm vở. 
Nhận xét, chữa bài
 7,69
 x 50
 384,50
 7,69 x 50 = 384,5
 12,6
 x 800
 10080,0
 12,6 x 800 = 10080
Bài 3:
- Đọc yêu cầu bài.
9,52 km
 ? km
10,8 km
Tóm tắt:
Bài giải
 Ba giờ đầu người đó đi được là:
10,8 x 3 = 32,4 (km)
Bốn giờ sau người đó đi được là:
9,52 x 4 = 38,08 (km)
Người đó đã đi được quãng đường là:
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
 Đáp số: 70,48 km.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả (Nghe- viết)
MÙA THẢO QUẢ- 
	I. MỤC TIÊU 
 	-Viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm được BT (2)a / b, hoặc BT (3)a/b
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu 3 cặp từ khác nhau ở âm cuối n/ng
	(tôn/ tông; nhan / nhang; lan / lang)
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
 a) Giáo viên đọc đoạn cần viết.
- Học sinh theo dõi- đọc thầm.
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- Chú ý những từ dễ sai.
+ Nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, 
- Giáo viên đọc.
- Học sinh viết bài.
- Chấm nhận xét bài viết
b) Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2.Phát phiếu 4 nhóm.
- Đọc yêu cầu bài 2a.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, chữa.
Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ
Sơ sào, sơ lược, sơ qua, sơ sinh, 
Su su, cao su 
đồ sứ, sứ giả 
Xổ số, xổ lồng
Xơ múi, xơ mít
đồng xu 
Xứ sở
 Gọi nối tiếp nhau lên.
- Đọc yêu cầu bài 3a.
- Giáo viên chốt lại.
Đại diện lên trình bày.
+ sơi, sẻ, sáo  đều chỉ tên các con vật.
- Nếu thay thì nghĩa thay đổi đều chỉ hành động.
+ sả, si, suy  đều chỉ tên loài cây.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
	I. MỤC TIÊU 
	-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
	-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em kể lại một đoạn câu chuyện “Người đi săn và con nai”, ý đoạn đó nói gì?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
+ Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Học sinh đọc gợi ý sgk trang 1 đến 3.
- Yếu tố nào tạo thành môi trường?
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn trong bài tập 1 (tiết luyện từ và câu trang 115) và trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu câu chuyện mình chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách, báo nào? Hoặc em ghe truyện ấy ở đâu?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm dàn ý ra nháp.
+ Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa truyện.
- Học sinh thi kể trước lớp.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
	I. MỤC TIÊU 
 	-Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT.
	-Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ để viết bài tập 1b.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại kiến thức về quan hệ từ ở bài tập 3.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: 
- Đọc đoạn văn ở bài tập 1.
- Treo bảng phụ lên bảng.
- Từng cặp học sinh trao đổi.
a) Phân biệt các cụm từ.
+ Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn, ở sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: khu vực làm việc của các nhà máy, xí nghiệp.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn lâu đời.
b) Giáo viên yêu cầu học sinh nối đúng ở cột A với nghĩa ở cột B.
A
B
Sinh vật
- Quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh.
Sinh thái
- Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật.
Hình thái
- Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được.
Bài 3: 
- Cá nhân tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ để thay thế cho câu văn.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Chúng em gìn giữ môi trường sạnh đẹp.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013
Tiết 3– Buổi sáng – Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN 
VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN (Tr 58)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Giúp học sinh nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
	- Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a, c), Bài 2.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp. Tính:
	1) 0,357 x 7 = 2,499	b) 1,92 x 23 = 44,16
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt độ ...  lại một số bài hát về mái trường, về thầy cô, như: Những bông hoa, những bài ca; Mái trường- Nơi em học bao điều hay; 
Hát tập thể, đội văn nghệ hát trước lớp.
2. Ôn lại lịch sử ngày 20/11
Theo dõi.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam có từ khi nào?
- 20/11/1982
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam để làm gì?
- Để tôn vinh nghề làm thầy dạy học đồng thời tạo điều kiênj để các thế hệ học trò nhớ đến công ơn của thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình nên người.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************
Thứ năm ,ngày 14 tháng 11 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết kĩ năng nhân nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 
	- Vận dụng vào làm bài tập.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu nhân nhẩm 1 số thập phân với 10; 100; 1000
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Lên bảng
a) Gọi 2 học sinh lên đặt tính và tính
Bài 1: Học sinh lên làm.
142,57 x 0,1 = ?
? Nhận xét gì về dấu phẩy của tích vừa tìm được và thừa số thứ nhất.
- Dấu phảy ở tích lùi về bên trái 1 chữ số so với thừa số thứ nhất.
g Nhân 1 số thập phân với 0,1 ta làm như thế nào? Nếu chuyển dấu phẩy sang bên trái một, hai, ba,  chữ số.
- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả bài tập.
b) Tính nhẩm
+ Nhận xét.
579,8 x 0,1 = 57,98
805,13 x 0,01 = 8,0513
362,5 x 0,001 = 0,3625
38,7 x 0,1 = 3,87
67,19 x 0,01 = 0,6719
20,25 x 0,001 = 0,02029
6,7 x 0,1 = 0,67
3,5 x 0,01 = 0,035
- Em có nhận xét gì về cách làm của việc nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
- Giống nhau cùng chuyển dấu phẩy sang bên trái một, hai hay ba chữ số.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***********************************
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
	I. MỤC TIÊU 
 	-Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
	-Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu Quan hệ từ là những từ như thế nào?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1. 
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Dán phiếu ghi đoạn văn bài 1.
+ Của nối cái cày với người H’mông.
- Cho 2, 3 học sinh lên gạch chân và nêu tác dụng của quan hệ từ.
+ Bằng nối bắp cày với gõ tối màu đen.
- Nhận xét, cho điểm.
+ Như (1) nối vòng với hình cánh cung.
+ Như (2) nối hùng dũng với chàng hiệp sĩ cố đeo cung ra trận.
Bài 2: Thảo luận đôi.
- Đọc yêu cầu bài.
- Gọi lần lượt từng đôi trả lời.
+ Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
- Giáo viên chốt lại lời giải.
+ Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
+ Nếu, , thì : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả.
Bài 3: Làm vở.
- Đọc yêu cầu bài 3. Cá nhân làm bài vào vở
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
a- và c- thì; thì.
- Nhận xét, cho điểm.
b- và, ở, cửa d- và, nhưng
Bài 4: Làm nhóm.
- Đọc yêu cầu bài 4.
Chia lớp làm 4 nhóm 
- Cho học sinh bình nhóm giỏi nhất, được nhiều câu đúng và hay nhất.
- Nối tiếp các thành viên trong nhóm ghi câu mình đặt.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 1)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. 
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ , nhường nhịn người già, em nhỏ. 
	- Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già , em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS . 
	- Em sẽ làm gì để có tình bạn đẹp?
	- Nêu ghi nhớ của bài Tình bạn. 
	 * GV nhận xét và đánh giá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Bài mới: 
a) Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa. 
 * Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ. 
 * Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện Sau đêm mưa 2 lần (có tranh minh họa). 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK: 
KL: GV kết luận. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS đóng vai theo nội dung truyện. 
- HS thảo luận 4 phút rồi trình bày. 
b. Làm bài tập 1, SGK. 
 - Giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1. 
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. 
- GV rút ra kết luận. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS nhận xét, bổ sung
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- 2 HS đọc
*********************************************
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài Hành trình của bầy ong
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: V, B, K, T, H, C 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 1 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhận biết được những chi tiết đơn giản, tiêu biểu đặc sắcvề ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn.
	- Hiểu khi quan sát viết 1 bài văn tả người phải chọn lọc để đưa ra những chi tiết tiêu biểu.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu cấu tạo bài văn tả người ?
 2 HS nối tiếp nêu.
- Nhận xét .
- Nhận xét bổ sung.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu .
- HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu hoạt động nhóm.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận làm bài .
- Gạch dưới những chi tiết tả ngoại hình.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét kết luận đúng.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- 2 HS nêu yêu cầu bài, lớp theo dõi.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- 4 HS 1 nhóm thảo luận làm bài.
- Nhận xét cho điểm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nêu cấu tạo bài văn tả người ?
- Nhận xét .
- Nhận xét .
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************
Thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 61)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu quy tắc nhân 1 số thập phân với 0,1 ; 0,01, cho ví dụ. 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: a) 
- Dán bài tập lên bảng và hướng dẫn.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm và kết luận.
(a x b) x c = a x (b x c)
Học sinh phát biểu thành lời.
b) Áp dụng phần a. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1
 = 9,65
0,25 x 40 x 9,48 = 10 x 9,84
 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
 = 7,38 x 100,0
 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4)
 = 34,3 x 2
 = 68,6
Bài 2: Chia lớp thành 4 nhóm
2- 3 em đọc yêu cầu. Làm 2 nhóm.
a) (28,7 + 34,5) x 2,4 = 63,2 x 2,4 
 = 151,68
 b) 28,7 + 34,5 x 2,4 = 28,7 x 82,8 
 = 111,5
- Em có nhận xét gì về 2 biểu thức và giá trị của nó?
- Đại diện nhóm trả lời và nhận xét.
Phần a và b đều có ba số là 28,7 ; 34,5 ; 2,4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả khác nhau.
- Học sinh làm.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*******************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn)
	- Hiểu: Chỉ tả những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nê cấu trúc văn tả cảnh?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: 
- Đặc điểm ngoại hình của bà trong đoạn văn?
- Học sinh đọc bài “Bà tôi” và trả lời.
- Giáo viên ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà?
- mái tóc, đôi mắt, khuôn vác, 
- Mái tóc: đen, dày, kì lạ, phủ kín hai vai, xoà xuống ngực xuống đầu gối mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Đôi mắt: hai con người đen sẫm mở to long lanh dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi.
+ Khuân mặt đối má ngăm ngăm đã nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Giáo viên nhận xét.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, 
- Học sinh đọc trước lớp.
Bài 2: Tương tự bài tập 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài và trả lời.
- Giáo viên ghi những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
- Học sinh đọc bài làm trước lớp " lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và sửa cho từng học sinh.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*********************************
Sinh hoạt tuần 12
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
	I. MỤC TIÊU 
 	- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó biết sửa chữa và tự vươn lên trong đợt sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập tốt.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	- Giáo viên nêu nội dung sinh hoạt.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng học sinh, từng tổ.
+ Nêu ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại.
+ Biểu dương những học sinh có thành tích cao và phê bình những học sinh có khuyết điểm.
- Lớp trưởng lên tổng kết đợt thi đua.
- Tổ thảo luận và nhận xét.
	3. Phương hướng:
- Thực hiện tốt các nề nếp, tích cực thi đua học tập giành điểm cao.
- Không có em vi phạm đạo đức và điểm kém.
- Ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIÁO ÁN 5 - 2013 - 2014 - TUẦN 12.docx