Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Krông Pắc – Đăk Lăk

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Krông Pắc – Đăk Lăk

Điều 16 trong điều lệ trường tiểu học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1010Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - Krông Pắc – Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG PẮC
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT
----------o0o----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU TRƯỞNGCHỈ ĐẠO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN
–&—
Người viết : Phạm Hồng Đức
Krông Pắc,ngày 10 tháng 02 năm 2011
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 16 trong điều lệ trường tiểu học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên".
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc tiêủ học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu. 
Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo Đăk Lăk và của Phòng GD - ĐT Krông Pắc năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.
Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn mang tính hình thức ....
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là những người làm công tác quản lý của trường TH, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.
Trong bài viết, Tôi xin trình bày: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường TH Lý Thường Kiệt-Krông Pắc – Đăk Lăk.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận:
 1. Vị trí của tổ chuyên môn:
Theo Điều lệ trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của trường TH và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có:
a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);
b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường TH. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
 2. Chức năng tổ chuyên môn 
- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học;
- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường TH ban hành theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học . Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần. »
 4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường 
 a. Quản lý giảng dạy của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...);
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);
- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết.giáo viên.năm học);
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công).
 b. Quản lý học tập của  học sinh 
- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
 5. Sinh hoạt tổ chuyên môn 
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường TH(2 tuần.lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội dung công việc);
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và.hoặc mang tính hành chính);
 6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 
Trích Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TH ban hành theo Quyết định số 80.2008.QĐ-BGD&ĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
”Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.”
 7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường 
a. Đối với Ban Giám hiệu:
- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viê ...  nhóm chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
- Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chuyên môn triển khai học tập chuyên đề. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ trong : "Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối sáng thứ 5 hàng tuần". Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi môn. khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn.
Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát cho mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ"
 4. Biện pháp thứ tư: 
Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn
- Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ (Kế hoạch này nằm trong kế hoạch họp và kiểm tra chung mà tôi đã trình bày) đảm bảo đúng yêu cầu: bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần trong buổi sáng thứ 5.
- Về nhóm chuyên môn: trong một vài năm gần đây và hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện việc đổi mới sách giáo khoa và chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Do đó cần phải tăng cường hơn nữa việc họp nhóm chuyên môn. Được sự nhất trí chung của tập thể giáo viên, trong nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đầu năm trường chúng tôi đã thống nhất : mỗi nhóm chuyên môn mỗi tuần họp 1 lần với thời gian 1 giờ 30 phút. Lịch họp của từng nhóm chuyên môn trong tuần do nhóm chuyên môn thống nhất và báo cáo với tổ chuyên môn và nhà trường.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.
1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra ...
+ Nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn bao gồm: xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt nhóm. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
Hiện nay sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn do công ty sách thiết bị của Sở giáo dục đào tạo phát hành có một số nội dung chưa thích hợp với tình hình thực tế của nhà trường, do vậy, chúng tôi soạn, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1 quyển: "Sổ sinh hoạt chuyên môn", trong đó phần quan trọng là ghi nội dung sinh hoạt chuyên môn của nhóm cho từ 33 đến 35 lần họp trong 1 năm.
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ, nhóm hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn
 5. Biện pháp thứ năm: 
Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ và nhóm chuyên môn.
Từ năm học 2008 – 2009, chúng tôi đã hợp đồng với công ty tin học sử dụng phần mềm VIOLET và ứng dụng CNTT Trong giảng dạy . Cho đến nay sau gần 2 năm sử dụng, phần mềm quản lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất phong phú, trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, cụ thể là:
- Nhập điểm, cộng điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học lực của học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in giấy khen.
- Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm . Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh hoạt tổ, nhóm.
 6. Biện pháp thứ sáu: 
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
 IV. Hiệu quả của SKKN
Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây.
+ Về phía giáo viên:
Năm học
Giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cơ sở
Giáo viên đạt lao động tiên tiến
Giáo viên có chuyên môn yếu
2008 - 2009
3
20
2
2009 - 2010
3
22
2
+ Về phía học sinh:
Năm học
Học sinh giỏi
Học sinh tiên tiến
Lên lớp thẳng
2008 - 2009
30
45
96%
2009 - 2010
32
45
97%
Kỳ I: 10-11
35
46
Chưa
Các kết quả, thành tích đạt được trong hoạt động dạy - học, góp phần khá lớn vào thành tích chung của nhà trường: Năm học 2009 – 2010 trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Trường đứng trong tốp các trường TH có nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi .
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau trong công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường tiểu học :
- Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ, nhóm chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất của người làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trường học.
- Nhà trường cần soạn thảo sẵn các loại hồ sơ, biểu mẫu một cách khoa học để thuận lợi cho giáo viên và tổ nhóm chuyên môn sử dụng cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra đánh giá của lãnh đạo.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực hiện trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
-----------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH, ban hành kèm theo Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TH ban hành kèm theo Quyết định số 80.2008.QĐ-BGDĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH(theo Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH ).
4. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT (theo Quyết định số 80.2008.QĐ-BGD&ĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH).

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien(1).doc