Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

I. Mục tiêu:

 Ở bài học này, HS:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời các câu hỏi 1,2,4)

- KNS: Xác định giá trị; giao tiếp; hợp tác; .

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật.

- HS: Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng - Vẽ muông thú, vượn bạc má, chồn sóc

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
 TUẦN 8
Từ ngày 21/10/2013 đến 25/10/2013
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
21/10/2013
Chào cờ
8
Tuần thứ tám.
Tập đọc
15
Kì diệu rừng xanh.
Toán
36
Số thập phân bằng nhau.
Khoa học
15
Phòng bệnh viêm gan A.
Đạo đức
8
Nhớ ơn tổ tiên. (tiết 2)
THỨ BA
22/10/2013
Toán
37
So sánh hai số thập phân.
LT&Câu
15
MRVT: Thiên nhiên.
Chính tả
8
( nghe- viết): Kì diệu rừng xanh.
THỨ TƯ
23/10/2013
Tập đọc
16
Trước cổng trời.
Toán
38
Luyện tập.
K. chuyện
8
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
THỨ NĂM
24/10/2013
Toán
39
Luyện tập chung.
LT&Câu
16
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Khoa học
16
 Phòng tránh HIV/ AIDS
TL Văn
16
Luyện tập tả cảnh.
THỨ SÁU
25/10/2013
Toán
40
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
TL Văn
16
Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài).
Sinh hoạt
8
Tuần thứ tám.
 Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 15 Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I. Mục tiêu:
 Ở bài học này, HS: 
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời các câu hỏi 1,2,4)
- KNS: Xác định giá trị; giao tiếp; hợp tác; ...
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. 
- HS: Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng - Vẽ muông thú, vượn bạc má, chồn sóc
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
+ Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy cảnh trên công trường sông Đà vừa tĩnh mịch, vừa sinh động ?
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ ? vì sao ?
+ Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Luyện đọc 
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn: Chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân”
+ Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
+ Lần 1: Hướng dẫn HS đọc từ khó: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động.
+ Lần 2: Đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc thầm theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* HĐ 3: Tìm hiểu bài.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc thầm và trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung từng đoạn.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Các nhóm sẽ tiến hành các nội dung thảo luận của nhóm mình trong thời gian 5 phút.
- Các nhóm trình bày kết quả.
+ Để biết xem đứng trước những cây nấm rừng ngộ nghĩnh, đáng yêu, các bạn trẻ đã có những liên tưởng ra sao? Thầy mời phần báo cáo của nhóm 1.
- Ý đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí, lãng mạn của vương quốc nấm.
- GV hỏi thêm: Vì sao những cây nấm gợi lên những liên tưởng như vậy?
® GV giới thiệu lại ảnh cây nấm: giống như những ngôi nhà có vòm mái tròn trong những bức tranh truyện cổ.
+ Những liên tưởng ấy làm cảnh vật đẹp như thế nào?
® GV chốt + chuyển ý: Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa...
+ Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao? 
- Ý đoạn 2: Sự sống động đầy bất ngờ của muông thú.
+ Sự có mặt của muông thú đã mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- GV chốt + chuyển ý: Muông thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn. 
+ Thế tại sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? Mời phần trình bày của nhóm 5: 
- GV treo tranh “Rừng khộp”.
- Ý đoạn 3: Giới thiệu rừng khộp.
- GV chốt + chuyển ý: Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta. 
+ Thế sau khi tìm hiểu xong toàn bài, các em có suy nghĩ gì? 
- Nội dung: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
* HĐ 4: Luyện đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn cách đọc cả bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài.- Chuẩn bị: Trước cổng trời.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đánh dấu đoạn
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc lại các từ khó.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc thầm theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS thảo luận, cử đại diện đọc và tóm tắt nội dung đoạn văn của nhóm mình.
- HS thảo luận nhóm.
+ Một vạt nấm rừng mọc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
- Vì hình dáng cây nấm đặc biệt.
- HS quan sát ảnh.
+ Trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp thêm lãng mạn, thần bí của truyện cổ.
- HS lắng nghe, cảm thụ.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng ® muông thú nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ, những điều kì thú.
+ Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu (lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc), những con mang vàng lẫn vào sàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... 
- HS quan sát tranh.
+ Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe. 
- HS luyện đọc diễm cảm.
- 1 HS đọc lại.
- 2 nhóm thi.
- Lắng nghe, thực hiên.
 Môn: TOÁN 
Tiết 36 Bài: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng 
bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. 
- KNS: Lắng nghe tích cực; tính toán nhanh nhẹn; cẩn thận; tư duy sáng tạo....
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ - Câu hỏi tình huống.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS làm bài tập:
 2 m 34 cm =  cm
 5 m 7 dm =  cm
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới : 
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài, ghi bảng tiêu đề.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- GV đưa ví dụ: 
	0,9m ... 0,90m 
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
- Yêu cầu HS nêu kết luận (1).
- Dựa vào ví dụ sau, HS tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
 0,9000 = ......... = ............
 8,750000 = ......... = ............
 12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu HS nêu kết luận 2.
* HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
. Bài 1/40: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Chữa bài.
- Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của STP có thay đổi không ?
. Bài 2/40: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- GV lưu ý :Viết thêm chữ số 0 vào phần TP để có đủ 3 chữ số, nếu phần TP đã có đủ 3 chữ số rồi thì không viết nữa.
- GV nhận xét, đánh giá.
. Bài 3/40: (Dành cho HS khá,giỏi)
- GV gợi ý để hướng dẫn HS.
- GV cho HS trình bày bài miệng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cùng GV nhận xét.
- Lắng nghe, Nhắc lại tiêu đề.
- Thực hiện: 
 9dm = 90cm 
 9dm = m ; 90cm = m; 
 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
 0,9m = 0,90m 
- Thực hiện:
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- HS nêu lại kết luận (1). 
- HS nêu lại kết luận (2).
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm và chữa bài.
* KQ:
a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04
b) 2001,3 ; 35,02 ; 100,01 
- Không.
- HS tự làm và chữa bài.
* KQ:
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS giải thích cách viết đúng của bạn Lan và Mỹ.
- Lắng nghe, thực hiên.
 Môn: KHOA HỌC
Tiết 15 Bài: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. Mục tiêu:
- Ở bài học này, HS:
- Biết cách phòng tránh bệnh viên gan A.
- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
- KNS: Phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A; tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm; ...
II. Đồ dùng dạy- học:
- Thông tin và hình trang 32, 33 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu tác nhân gây bệnh viêm não? 
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
+ Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Làm việc với sách giáo khoa.
- GV viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
* HĐ 3: Những việc nên làm để phòng chống bệnh viêm gan A ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4,5/SGK trang 33 và trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Chỉ và nêu nội dung từng hình ?
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A ?
+ Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
+ Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện. Người mắc bệnh viêm gan cần lưu ý: người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin, không ăn mỡ, không uống rượu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học th ... 
- HS: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài tả cảnh đẹp ở địa phương em.
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Các em đã quan sát một cảnh đẹp của địa phương. Trong tiết học luyện tập tả cảnh hôm nay, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
. Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương. 
- GV gợi ý:
+ Dàn ý gồm mấy phần?
+ Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần. 
- GV có thể yêu cầu HS tham khảo bài:
+ Vịnh Hạ Long trang 81,82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên trang 82,83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh. 
- GV nhận xét, bổ sung. Tích hợp GDTNMTBD.
. Bài tập 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc: 
+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn. 
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh. 
+ Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- GV yêu cầu HS tìm những đoạn văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS làm bài tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên trong tổ.
- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 3 phần (MB - TB - KL).
- HS lập dàn ý trên vở nháp - 1 HS khá làm trên giấy khổ to. 
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát? 
+ Thân bài: 
a. Miêu tả bao quát: 
- Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam. 
b. Tả chi tiết: 
- Lúc sáng sớm:
+ Bầu trời cao 
+ Mây: dạo quanh, lượn lờ 
+ Gió: đưa hương thoang thoảng, dịu dàng đưa lượn sóng nhấp nhô... 
+ Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm.
+ Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ. 
+ Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn.
+ Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người. 
+ Kết luận: 
Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
- Trình bày kết quả.
- Lắng nghe, cảm nhận, thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. 
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS đọc đoạn văn.
- HS chọn, trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét, phân tích, bổ sung, chỉnh ý.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 40 Bài: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
- KNS: Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo . 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
+ Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau? 
+ Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé? 
+ Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn? 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV hôm nay chúng ta học bài
* HĐ 2: Ôn tập về các đơn vị đo dộ dài
a) Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài:
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m.
- Nêu các đơn vị đo độ dài lớn hơn m.
b) Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề:
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
+ 1 km bằng bao nhiêu hm?
+ 1 hm bằng 1 phần mấy của km? 
+ 1 hm bằng bao nhiêu dam? 
+ 1 dam bằng bao nhiêu m? 
+ 1 dam bằng 1 phần mấy của hm? 
- Tương tự các đơn vị còn lại.
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng:
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. 
- GV đem bảng phụ ghi sẵn:
 1 km =...m 1 m = km 
 1 m = ... cm 1 cm =.m 
 1 m = mm 1 mm = ..m 
- GV ghi kết quả 
- GV giới thiệu bài dựa vào kết quả: 
 	1m = 0,001km 
	1mm = 0,001m 
* HĐ 3: Hướng dẫn đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo.
- GV nêu VD: 
 6m 4dm = 	m 
 8dm 3cm = dm 
 8m 23cm = 	m 
 8m 4cm = m
- GV gọi HS viết dưới dạng số thập phân. 
- GV chỉ ghi kết quả đúng 
* HĐ 4: Thực hành.
. Bài 1/44: 
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS làm vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
. Bài 2/44: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm vở. 
. Bài 3/44: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề.
- GV tổ chức cho HS sửa bài bằng hình thức bốc thăm trúng thưởng. 
- GV chuẩn bị sẵn số hiệu của từng HS trong lớp. 
- GV bốc ngẫu nhiên trúng số thứ tự em nào em đó lên sửa. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS ôn lại kiến thức vừa học
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS: dm ; cm ; mm 
- HS: km ; hm ; dam 
- HS: 1 km = 10 hm 
- 1 hm = km hay = 0,1 km 
- 1 hm = 10 dam 
- 1 dam = 10 m 
- 1 dam = hm hay = 0,1 hm 
- HS trả lời.
 1km = 1000m 1m = 0,001km
 1m = 100cm 1cm = 0,01m
 1m = 1000mm 1mm = 0,001m
- HS nêu cách làm:
 6 m 4 dm = m = 6, 4 m 
- HS trình bày theo hiểu biết của các em. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm và chữa bài.
a) 8m 6dm = 8,6m
b) 2dm 2cm = 2,2dm
c) 3m 7cm = 3,07m
d) 23m 13cm = 23,13m 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm và chữa bài.
a) 3m 4dm = 3,4m ; 2m 5cm = 2,05m
 21m 36cm = 21,36m 
b) 8dm 7cm = 8,7dm
 4dm 32mm = 4,32dm
 73mm = 0,73dm 
- HS làm và chữa bài theo số ngẫu nhiên. KQ:
a) 5,302km; b) 5,075km; c) 0,302km 
- Cùng GV hệ thống bài học.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 16 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng; viết đoạn đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
- KNS: Giáo dục HS lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
- THGDTNMTBĐ: Mức độ toàn phần. 
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bài soạn
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
a) Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
. Bài tập 1:
- GV nhận xét, bổ sung.
. Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS nêu những điểm giống và khác.
- GV chốt lại.
b) Hướng dẫn HS luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
. Bài tập 3:
- Gợi ý cho HS Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng.
+ Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
+ Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
+ Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
+ Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài viết cuả mình.
- Nhận xét, đánh giá.
- Tích hợp GDTNMTBĐ.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS thực hiện
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc đoạn Mở bài a, 1 HS đọc đoạn Mở bài b.
+ a - Mở bài trực tiếp.
+ b - Mở bài gián tiếp.
- HS nhận xét: 
+ Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
+ Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
- HS thảo luận nhóm.
+ Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
- Khẳng định con đường là tình bạn.
- Nêu tình cảm đối với con đường - Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
- Hoạt động cả lớp, cá nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu, chọn cảnh.
- HS làm bài.
- HS lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ Kết bài mở rộng.
- Lắng nghe, thực hiện.
 SINH HOẠT LỚP - TUẦN 8
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 8, đề ra kế hoạch tuần 9.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần cố gắng vươn lên.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung sinh hoạt, xin thống kê, nhẫn ét của cờ đỏ, của GV bộ môn, TPT Đội.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua:
- Các tổ báo cáo kết quả theo dõi trong tổ.
- GV nhận xét, đánh giá chung:
a. Hạnh kiểm:
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt, biết lễ phép với người lớn và thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Đa số vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
- Song bên cạnh vẫn còn một số em chưa được sạch gọn cần chú ý hơn.
- Đa số các em đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập:
- Đa số các em có ý thức học tập tốt, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện 15 phút đầu giờ tương đối tốt.
- Một số em có tiến bộ về chữ viết và cách trình bày bài vở khoa học hơn, 
- Một số em vẫn còn quên sách vở và lười học 
c. Các hoạt động khác:
- Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. Tham gia lao động quét dọn vệ sinh xung quanh trường sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần 9:
- Học chương trình tuần 9. Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp. Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm mười.
- Chuẩn bị bài đầy đủ, thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc