Dạy kể chuyện cho học sinh dân tộc - Lớp 5 Trường PTCS Nam Sơn

Dạy kể chuyện cho học sinh dân tộc - Lớp 5 Trường PTCS Nam Sơn

Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU

I.Lí do chọn đề tài:

 Hiện nay, hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu trong nhà trường, nó có ý nghĩa rất quan trọng, là con đường giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực thực hành và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. Môn tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn góp phần đào tạo nên con người xã hội mới. Bậc học Tiểu học là bậc học quan trọng, các em học tốt ở bậc học này sẽ là tiền đề để học chắc các bậc học trên.

 

ppt 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy kể chuyện cho học sinh dân tộc - Lớp 5 Trường PTCS Nam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thầy cô giáo & các em học sinh Nhiệt liệt chào mừngDạy kể chuyện cho học sinh dân tộc-Lớp 5Trường PTCS Nam SơnNam Sơn, ngày 27 tháng 11 năm 2009Chuyờn đềPhần một: PHẦN MỞ ĐẦUI.Lí do chọn đề tài:	Hiện nay, hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu trong nhà trường, nó có ý nghĩa rất quan trọng, là con đường giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực thực hành và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. Môn tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn góp phần đào tạo nên con người xã hội mới. Bậc học Tiểu học là bậc học quan trọng, các em học tốt ở bậc học này sẽ là tiền đề để học chắc các bậc học trên. 	Phân môn kể chuyện được dạy tích hợp trong môn tiếng Việt, nó cùng các phân môn học khác trong môn tiếng Việt dạy học sinh lòng nhân ái, trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái đẹp trong cuộc sống. Một môn học như thế các em phải được học từ khi còn nhỏ. Thêm nữa trẻ em rất ham mê nghe kể chuyện, đọc chuyện. Bởi vì phân môn kể chuyện sẽ thoả mãn với nhu cầu học hỏi, trí tưởng tượng của các em, sẽ hướng dẫn các em biết nhận thức và học tập những điều hay lẽ phải qua các câu chuyện kể. Qua giờ học kể chuyện, các em rèn được kĩ năng nói, kĩ năng nghe và kĩ năng đọc. 	  ở lớp 5, học sinh không kể lại những câu chuyện vừa được học trong bài tập đọc như ở lớp 2; 3 nữa mà tập kể lại nhưng câu chuyện nghe thầy, cô giáo kể trên lớp hoặc câu chuyện được nghe, được đọc, được chứng kiến hoặc tham gia trong đời sống hàng ngày phù hợp với chủ điểm mà các em đang học. Các bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học và kể chuyện được chứng kiến, tham gia là hình thức khuyến khích học sinh đọc sách, phát triển óc quan sát và khả năng vận dụng những điều đã học vào đời sống, vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo được cho học sinh và nhà trường gắn bó với đời sống.	Mục đích của phân môn kể chuyện chủ yếu là phát triển kĩ năng nói cho học sinh qua việc kể lại theo đúng văn bản những chuyện đã đọc, đã nghe. Dù chỉ là kể lại thì câu chuyện học sinh kể vẫn không thể là sự lặp lại nguyên xi văn bản mà vẫn in dấu ấn của mỗi em trong ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc. Việc kể lại đòi hỏi học sinh tập nói thành câu sao cho gãy gọn theo đúng trật tự lô gíc của truyện. ở lớp 5 yêu cầu các em ở mức cao hơn đó là phải kể toàn bộ câu chuyện.	Chính vì vậy, để dạy tốt môn học kể chuyện, giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ của mình, phải có những hiểu biết về phương pháp dạy kể chuyện; giáo viên phải là người kể chuyện hay, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.	Do vậy phân môn kể chuyện rất quan trọng , nó cùng với các phân môn học khác trong môn tiếng Việt có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, về con người; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho học sinh. II.Mục đích nghiờn cứu:	-Củng cố và rèn luyện kĩ năng kể chuyện đã hình thành ở lớp 1, 2, 3, 4.	-Rèn kĩ năng nghe – nói, đọc cho học sinh dân tộc lớp 5 qua phân môn kể chuyện. đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói và sử dụng từ ngữ trong quá trình giao tiếp.	-Góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh.	 Phần một: Phần mở đầuI.Lí do chọn đề tài:-Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá thông qua các câu chuyện kể, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người.-Mở rộng vốn hiểu biết, góp phần hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam.III.Thời gian - địa điểm nghiên cứu: 1.Thời gian:	-Năm học 2009 – 2010. 2.Địa điểm:	-Tại cơ sở Nam Hả - Trường PTCS Nam Sơn Phần một: Phần mở đầuI.Lí do chọn đề tài:II.Mục đích nghiên cứu: Phần hai: Phần nội dungChương I: Nội dung vấn đề nghiên cứuI.Một số thuận lợi và khó khăn:1.Thuận lợi:-Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cũng như sách giáo khoa, sách giáo viên được trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo tốt cho việc dạy học.-Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường thường xuyên dự giờ, thăm lớp, thống nhất phương pháp giờ dạy và đưa ra hướng giải quyết kịp thời với những khúc mắc, khó khăn của mỗi giáo viên, tạo mọi điều kiện tốt để giờ dạy, giờ học đạt kết quả cao nhất.-Học sinh có ý thức học tập và đi học chuyên cần, HS có tương đối đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.-Đa số phụ huynh học sinh đã biết quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình đi học.-Bản thân tôi là giáo viên có nhiều năm công tác nên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc dạy học. Phần hai: Phần nội dungChương I: Nội dung vấn đề nghiên cứuI.Một số thuận lợi và khó khăn:1.Thuận lợi: 2.Khó khăn:	-Một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của con em mình, chưa tạo điều kiện cho con em mình đi học.	-Học sinh có tới 90% các em là con em dân tộc Dao (Thanh y), nên vốn tiếng Việt của các em rất hạn chế. Các em còn nhút nhát, rụt rè khi gặp người lạ. -Trong giao tiếp các em chưa biết sử dụng hô ngữ vì trong cách nói ở tiếng mẹ đẻ của các em không có; không có chủ ngữ, hoặc vị ngữ vì thói quen gia đình. -Phụ huynh học sinh trình độ văn hoá thấp nên phó mặc việc học của con em mình cho giáo viên với tưởng“Trăm sự nhờ thầy cô!” -Một số học sinh nhà ở xa trường đi học phải qua sông nên rất nguy hiểm đến tính mạng của các em trong mùa mưa lũ. Phần hai: Phần nội dungChương I: Nội dung vấn đề nghiên cứuI.Một số thuận lợi và khó khăn:II.Nghiên cứu tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa phân môn kể chuyện lớp 5:	- Cùng với các môn học khác trong chương trình sách giáo khoa mới, chương trình môn tiếng Việt lớp 5 nói riêng. Phân môn kể chuyện được tách thành môn học độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả,...chiếm 1 tuần 1 tiết, ngoài ra kể chuyện còn được học xen kẽ trong các môn học khác.	 -Học kì I có 18 tiết, học kì II có 17 tiết, cả năm có 35 tiết. Được phân cụ thể như sau: 	*Dạy bài kể chuyện nghe – kể lại chuyện vừa nghe trên lớp: Gồm 5 tiết học kì I, 5 tiết học kì II, cả năm 10 tiết.	*Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc: gồm 6 tiết học kì I, 5 tiết học kì II, cả năm 11 tiết.	*Dạy bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Gồm 5 tiết học kì I, 5 tiết học kì II, cả năm 10 tiết.	-Còn lại 4 tiết dành cho ôn tập và kiểm tra. Phần hai: Phần nội dungChương I: Nội dung vấn đề nghiên cứuI.Một số thuận lợi và khó khăn:II.Nghiên cứu tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa phân môn kể chuyện lớp 5: III.Nghiên cứu tình hình việc dạy kể chuyện:1.Thực trạng: -Hiện tại khả năng kể chuyện của học sinh còn rất yếu. Học sinh chỉ thích nghe cô giáo, thầy giáo kể chứ rất sợ phải kể lại câu chuyện. Đặc biệt là giờ kể chuyện của các em dân tộc Dao (Thanh y). -Năm học 2009 – 2010 được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi được phân công dạy lớp 5 ở cơ sở Nam Hả - trường PTCS Nam Sơn. Qua 3 tuần đầu của năm học mới tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học. Kết quả khảo sát như sau:Tổng số học sinh: 18 em. Trong đó: Giỏi: 0 em. Khá: 4 em = 22,2%. Trung bình: 10 em = 55,6%. Yếu: 4 em = 22,2%.Tôi nhận thấy việc học phân môn kể chuỵện của các em có một số tồn tại sau:-Số em nhớ truyện để kể từng đoạn: 2 em = 11%.-Số em còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn kể chuyện: 13 em = 72,2 %-Số em kể chuyện ấp úng, nhát gừng 13 em = 72,2% -Số em kể chuyện như giọng đọc chuyện 14 em = 77,8%-Số em biết kể cả câu chuyện: 0 em.-Số em biết vừa kể vừa kết hợp làm cử chỉ động tác, điệu bộ: 0 em-Số em biết xắp xếp câu chuyện để kể theo một trình tự hợp lí: 0 em.2.Nguyên nhân:	-Học sinh hạn chế vốn từ.	-Học sinh còn rụt rè, nhút nhát, sợ không giám nói trước đông người.	-Học sinh diễn đạt kém.	-Từ những nhược điểm nêu trên dẫn đến kết quả: giờ học kể chuyện không thành công, nhiều em tỏ ra ngại học môn kể chuyện, sợ phải nói trước đông người, các em thường ỉ lại cho cô giáo và một vài em học khá. Chính vì vậy mà cứ đến giờ kể Chuyện là tiết học trầm và nặng nề. Học sinh chỉ thích được nghe cô giáo kể còn học sinh không dám kể lại chuyện.III.Nghiên cứu tình hình việc dạy kể chuyện:	1.Thực trạng:	2.Nguyên nhân:	 	3.Kế hoạch nghiên cứu:	Qua những tồn tại trên tôi đã vạch ra cho mình những kế hoach cụ thể để nâng cao chất lượng cho giờ học.	Bước1: Đầu năm khảo sát chất lượng để phân loại học sinh.	Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu môn kể chuyện.	Bước 3: Đề ra những kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng học sinh kể yếu, kém lên mức trung bình; kể từ trung bình lên kể khá, từ khá lên kể giỏi. Trong các giờ học hàng ngày tôi luôn chủ động kèm cặp và rèn học sinh kể yếu.	Bước 4: Đối với bài soạn, bài giảng tôi luôn tìm ra những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu giúp cho các em nhớ truỵện để kể tốt hơn.	Bước 5: Tôi luôn khuyến khích, khen ngợi để động viên các em làm cho các em tự tin, mạnh dạn khi kể chuyện trước lớp.IV.Các biện pháp dạy học:	Để thực hiện tốt những kế hoạch của mình đề ra tôi có biện pháp sau:	1,Sử dụng lời kể của giáo viên làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện. Bởi vì lời kể của giáo viên rất quan trọng, giáo viên phải kể hay, hấp dẫn, giúp cho học sinh dựa vào đó mà vươn tới kể đúng, kể hay.Học sinh Tiểu học thường hay học và làm theo động tác cử chỉ của cô giáo.	2,Sử dụng tranh minh hoạ (SGK) phóng to, hoặc đưa tranh vào máy chiếu quét lên màn hình rộng để học sinh tiện quan sát. học sinh nhìn tranh, nhớ truyện để kể lại truyện kể phù hợp với yêu cầu của từng tiết kể chuyện.Những tranh minh hoạ cỡ lớn cùng với nghệ thuật kể chuyện của thầy, cô giáo mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục, hợp với trẻ em. Trước khi kể giáo viên có thể giải nghĩa một số từ khó hiểu với các em ngoài những từ đã giải nghĩa sẵn trong SGK.	3,Sử dụng câu hỏi hoặc gợi ý để hướng dẫn HS sưu tầm truyện kể phù hợp với yêu cầu của từng tiết kể chuyện. 	Để tạo điều kiện giúp học sinh tìm được truyện phù hợp với chủ điểm đang học một cách dễ dàng, tôi giúp các em mua cuốn truyện đọc lớp 5 (gồm nhiều truyện Việt Nam và nước ngoài được tuyển chọn và sắp xếp theo 10 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 5), các em đọc và tham khảo chọn truyện, ngoài ra các em còn có thể tìm truyện trong báo thiếu niên, nhi đồng phù hợp với yêu cầu của tiết kể truyện. 	4,Sử dụng câu hỏi, gợi ý hướng dẫn học sinh xây dựng câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.(đây là loại bài tập rất khó đối với HS dân tộc Dao).	VD khi dạy kiểu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Đề bài: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tôi làm như sau:	Tôi kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện đã giao từ tiết trước, hướng dẫn tìm hiểu đề bài. Đặt câu hỏi giúp học sinh phân tích đề.	?YC của đề bài là kể về việc gì? (Việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước).	?Theo em thế nào là việc làm tốt? (Việc làm tốt là việc làm mang lại lợi ích cho nhiều người, cho cộng đồng).	?Nhân vật chính trong câu truyện em kể là ai? (...là những người sống xung quanh em, những người có việc làm thiết thực cho quê hương đất nước).	?Theo em, những việc làm NTN được coi là việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước? (VD: cùng nhau xây dựng đường, làm đường; trồng cây gây rừng; vệ sinh đường làng, ngõ xóm; vận động mọi người cùng thực hiện nếp sống văn minh: không hút thuốc lá, tiết kiệm điện,...)	?Em định kể câu chuyện NTN, giới thiệu cho các bạn cùng nghe? (HS tự giới thiệu).	Gợi ý thêm cho HS: Câu chuyện bắt đầu NTN?. Diễn biến chính của câu chuyện? Suy nghĩ của em về việc làm của người trong truyện?. Cũng có thể cho HS kể theo cách nói của mình, chỉ cần giới thiệu người ấy là ai?, người ấy có lời nói hay việc làm gì đẹp, suy nghĩ của em về lời nói, việc làm của người đó. Khi HS kể chuyện GV gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi: Việc làm nào của nhân vật khiến em khâm phục nhất?. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?. Theo em việc làm đó có ý nghĩa NTN?. Tại sao em lại cho rằng việc làm đó góp phần xây dựng quê hương đất nước?. Nếu em được tham gia vào công việc đó em có em sẽ làm gì?	5,Khi dạy kể chuyện, tôi luôn giúp HS ý thức được các em đang kể chuyện cho ai nghe, đang làm cho ai bị lôi cuốn, bị trinh phục bởi câu chuyện các em kể và như vậy các em phải nhìn vào mắt người nghe khi kể; phải kể sao cho to, rõ để các bạn trong lớp ai cũng nghe thấy, lại phải kể thật tự nhiên như đang kể chuyện cho em trai, em gái hoặc cho bạn thân của em. Vừa kể vừa làm động tác, như thế mọi người sẽ thêm hào hứng, thích thú nghe chuyện.	6,Để học sinh hồn nhiên, tự tin khi kể chuyện, tôi luôn tạo bầu không khí học tâp thân mật, cởi mở, khéo léo khuyến khích động viên các em bộc lộ và phát huy hết khả năng; biết gợi ý đúng lúc khi các em lúng túng vì quên một từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; tôi không bao giờ ngắt lời kể của học sinh để nhận xét phê phán làm cho các em hoang mang, thiếu tự tin, mất hứng thú kể tiếp chuyện.7,Đặc biệt trong giờ kể chuyện phải làm mọi cách để có nhiều học sinh được nói, được kể chuyện, được bộc lộ khả năng của mình. Học sinh được thảo luận kể trong nhóm trước khi thi kể trước lớp.8,Tôi luôn tạo mọi điều kiện để cho các em được nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.	 	9,Tôi luôn giúp cho các em khi kể xong chuyện biết rút ra ý nghĩa hoặc lời khuyên hay từ câu chuyện các em vừa kể.	10.Tôi luôn đọc trước, nghiên cứu kĩ câu chuyện để tìm giọng kể sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, việc nghiên cứu kĩ còn giúp tôi thuộc chuyện trước khi kể cho học sinh nghe.	11.Tôi hướng dẫn các em biết kể chuyện sáng tạo, sáng tạo không có nghiã là phải kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình,thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó. Khi kể tự nhiên, bằng giọng điệu cảm xúc của mình, Học sinh có thể thêm vào câu chuyện một số câu chữ của mình nhưng cũng có khi chỉ diễn lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc lòng.	V.Cách dạy từng kiểu bài:*Dạy bài nghe – kể lại chuyện vừa nghe trên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ	-Học sinh kể lại câu chuyện (hoặc một phần của câu chuyện) đã kể ở tiết kể chuyện trước và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. 2.Dạy bài mới a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời hoặc bằng lời kết hợp với tranh ảnh hay các đồ dùng dạy học khác như máy chiếu để định hướng sự chú ý của học sinh vào bài mới và tạo hứng thú cho học sinh, ghi lên bảng tên các nhân vật trong truyện (với câu chuyện có tên nhân vật khó nhớ)	b.Học sinh nghe kể chuyện	+GV kể lần 1, học sinh nghe. Lần này đòi hỏi GV phải thuộc truyện.	+GV kể lần 2, học sinh kết hợp nhìn hình minh hoạ. lần kể này nhằm củng cố cho học sinh nhớ nội dung truyện, phần này tôi dùng tranh ảnh trong bộ đồ dùng hoặc dùng hình ảnh chiếu trong đầu chiếu để minh hoạ.	+GV kể lại lần 3 (nếu học sinh yếu chưa nhớ truyện để kể).	+HS thảo luận viết lời thuyết minh cho tranh (đối với những câu chuyện tranh không có lời thuyết minh). 	c.Học sinh tập kể chuyện	+Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm, sau đó gọi 1- 2 nhóm kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp. (đối với lớp có ít học sinh thì có thể cho kể theo cặp).	+Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm (hoặc cặp), 	+Thi kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp.	+Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.	Sau đó cho học sinh bình chọn bạn kể chuyện hay tuyên dương.D.Học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:	+Nói về nhân vật chính.	+Nói về ý nghĩa câu chuyện.	+Giáo dục tích hợp môi trường nếu bài nào có.ở phần này học sinh trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. Học sinh dưới lớp có thể đặt câu hỏi phỏng vấn bạn kể về ý nghĩa câu chuyện. Nếu học sinh không thể đặt được câu hỏi thì giáo viên có thể gợi ý để học sinh trao đổi một cách tự tin. Đối với học sinh yếu, tôi luôn chú ý rèn các em dù chỉ là một đến hai câu, sau đó tăng dần tốc độ khó lên đối với các em,...dựa vào thời gian năm học.	3.Củng cố, dặn dò+Cho học sinh bình chọn nhóm kể chuyện, người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.+GV nhận xét tiết học.+Dặn học sinh về kể lại chuyện cho người thân nghe.	*Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia:	1.Kiểm tra bài cũ:-Học sinh kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện đã kể trong tiết học trước và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.	1.Dạy bài mới: -Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu kể chuyện của tiết học. -Học sinh tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của tiết học (theo gợi ý trong sách giáo khoa). -Học sinh tập kể chuyện.	+Kể trong nhóm.	+Kể trước lớp. -Học sinh trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.	+Nói về nhân vật chính.	+Nói về ý nghĩa câu chuyện-Giáo dục tích hợp môi trường nếu bài nào có.3.Củng cố dặn dò: *Những điều cần chú ý khi dạy các kiểu bài trên:-Tôi luôn hướng dẫn, giúp đỡ để HS ở mọi trình độ đều tìm được câu chuyện để kể (Với bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến, tham gia).	Đối với kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, tôi tổ chức giờ học vui như một giờ giao lưu tập thể, tạo điều kiện cho mọi HS (cả HS yếu, kém) cũng được thể hiện mình trước các bạn một cách tự nhiên và đạt được thành công. Để đạt được điều đó tôi luôn yêu cầu HS phải chuẩn bị trước, tôi giúp các em vừa kể vừa diễn đạt bằng cử chỉ, động tác khiến các bạn trong lớp thích thú lắng nghe. Sự thành công trong giờ kể chuyện sẽ khích lệ HS tin vào bản thân và cố gắng vươn lên.	Đối với kiểu bài kể chuyện được chứng kiến, tham gia, HS đã bắt đầu làm quen từ lớp 3 và được chú ý rèn luyện ở lớp 4 nhưng dù sao đây vẫn là một kiểu bài tập khó. Do vậy tôi không đòi hỏi quá cao ở HS, HS có thể kể những câu chuyện các em mắt thấy tai nghe trong thực tế hoặc được chứng kiến trên truyền hình. 	Điều cốt yếu là câu chuyện đúng chủ điểm, không cần nhiều tình tiết phức tạp. Mà chỉ cần câu chuyện có đầu có cuối, có ý nghĩa với chủ điểm là được. 	VI.Tiết dạy thực nghiệm: Người đi săn và con nai Chương II: Kết quả nghiên cứu: Từ những biện pháp trên mà tôi đã ứng dụng vào dạy học phân môn kể chuyện. Kết quả học môn kể chuyện của các em được nâng lên rõ rệt thể hiện qua các tiết kể chuyện hàng ngày. Sau hơn 3 tháng áp dụng. Kết quả cụ thể như sau: -Số em nhớ truyện để kể từng đoạn tăng lên 4 em = 22,2%.-Số em còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn kể giảm xuống chỉ còn: 9 em = 50%. -Số em kể chuyện ấp úng, nhát gừng giảm chỉ còn: 8 em = 44,4%-Số em kể chuyện như giọng đọc truyện giảm chỉ còn: 9 em = 50%.-Số em biết kể cả câu chuyện tăng lên: 4 em = 22,2%.-Số em kể chuyện hay, hấp dẫn, vừa kể vừa kết hợp cử chỉ điệu bộ tăng lên: 3 em = 16,7%-Số em biết sắp xếp câu chuyện để kể theo một trình tự hợp lí theo nội dung câu chuyện tăng lên: 4 em = 22,2%.Dạy kể chuyện cho học sinh dân tộc Lớp 5-Trường PTCS Nam SơnPhần một: Phần mở đầuPhần hai: Phần nội dungPhần ba: Phần kết luận – kiến nghịI.Kết luậnĐể dạy phân môn kể chuyện thành công thì giáo viên cần làm tốt những bước sau:	-Đầu năm khảo sát chất lượng để phân loại học sinh.	-Phải hướng dẫn các em biết lắng nghe và quan sát khi giáo viên kể mẫu, biết sắp xếp câu từ trước khi kể.	-Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm để HS được kể, được trao đổi, đối thoại, nắm chắc ý nghĩa câu chuyện.	-Trong các giờ học hàng ngày GV phải luôn chủ động kèm cặp HS kể yếu. Các hệ thống câu hỏi gợi mở phải ngắn gọn, dễ hiểu để HS nhớ truyện và kể tốt. Nếu có em kể lúng túng, thiếu chính xác, giáo viên cũng không được ngắt lời thô bạo. Mà cần gợi mở nhẹ nhàng để các em luôn cố gắng tự tin, mạnh dạn kể chuyện trước lớp.	-GV phải nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong từng bài cụ thể để phát huy tính tích cực học tập của HS. Phải nhiệt tình, ham học hỏi, đọc nhiều và sưu tầm thêm tài liệu phục vụ cho bài giảng. Đặc biệt phải nắm chắc nội dung chương trình phân môn kể chuyện nói chung cũng như kể chuyện ở lớp 5 nói riêng.	-GV phải tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp dạy học, luôn trao đổi khúc mắc với tổ chuyên môn, BGH nhà trường để có giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.II.Kiến nghị:	- Qua buổi hội thảo chuyên đề hôm nay, tôi xin kiến nghị với các đồng chí chuyên môn phòng giáo dục nên tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên đi dự các cuộc hội giảng, các chuyên đề do phòng tổ chức để chúng tôi được trao đổi. Học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trường bạn.	- Bổ sung kịp thời một số tranh ảnh bị hư hỏng phục vụ cho môn tiếng Việt. 	Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã vận dụng vào dạy phân môn kể chuyện lớp 5. Tôi rất mong sự đánh giá, góp ý của các đồng chí để chuyên đề của tôi được hoàn thành.	Cuối cùng tôi xin kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc. 	Tôi Xin chân thành cảm ơn!Xin chân thành cảm ơnQuý thầy cô và các em học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • pptChuyen de ke chuyen cho HS dan toc lop 5. Nam ha.ppt