Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 14

Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 14

I- Mục tiêu:

- Giúp HS so sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ( bài thứ nhất)

- Củng cố phép cộng, phép trừ hai số thập phân (Bài thứ 2)

- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: nhân chia một số thập phân với 10, 100, 1000.0,1 ; 0,01. để tính nhanh (Bài thứ 3)

II- Hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2001
HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI TOÁN QUA MẠNG VÒNG 7
I- Mục tiêu:
- Giúp HS so sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ( bài thứ nhất)
- Củng cố phép cộng, phép trừ hai số thập phân (Bài thứ 2)
- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: nhân chia một số thập phân với 10, 100, 1000...0,1 ; 0,01... để tính nhanh (Bài thứ 3)
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Dành cho đối tượng HS yếu
HD HS so sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn
? Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào?
Ví dụ: - 34, 56 ......30, 5
 - 456, 57 .......456, 7
Bài tập: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
11,9; 10,7 ; 7,2 ; 6,6 ; 7,9 ; 6,25; 8,5 ; 7,28 ; 9,01 ; 12,8 ; 9,85
? Muốn sắp xếp được các số thập phân trên ta làm thế nào?
Khi so sánh hai số thập phân, phần nguyên bằng nhau, phàn thập phân có số chữ số chưa bằng nhau thì ta thêm 0 vào sau số thập phân có số chữ số ít hơn để dễ so sánh.
Gọi HS chữa bài
Hoạt động 2: Dành cho HS trung bình
GV cũng hướng dẫn như trên, tuy nhiên bài tập có khác hơn.
Bài tập: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
11,9; 10,7 ; 7,2 + 4,1 ; 7,2 ; 6,6 ; 7,9 ; 6,25; 8,5 ; 7,28 ; 47, 9 – 35,9 ; 9,01 ; 9,2 + 2,5 ; 12,8 ; 9,85
Chữa bài
Hoạt động 3: Dành cho HS khá giỏi
Bài tập 1: Nối các giá trị sao cho mói cặp có giá trị bằng nhau
GV ghi đề lên bảng
HDHS cộng các biểu thức và nối
ví dụ:
10,5 và 7,1 + 3,4; 9,8 và 7,26 + 2,54
Bài tập 2: Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ; nhân chia một số thập phân với 10, 100, 1000...0,1 ; 0,01... để tính nhanh
GV ghi đề lên bảng và HD HD làm bài
Ví dụ:
37,91 x 39 – 37,91 x 29 =
815,5 x 0,08 + 815,5 x 0,02 =
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
Dặn HS thực hành giải toán trên mạng vòng 7
So sánh phần nguyên trước; phần nguyen nào lớn hơn thì số thập phân đó lớn hơn.
Nếu phàn nguyên bằng nhau thì ta só sánh phần thập phân, bắt dầu từ hàng phàn mười...
34, 56 ..>....30, 5 vì 34 > 30
- 456, 57 < 456, 7 vì phần nguyên bằng nhau và < .
Phải so sánh chúng
HS tự làm bài vào vở
6,25 ; 6,6 ; 7,2 ; 7,28 ; 7,9 ; 8,5 ; 9,01 ; 9,85 ; 10,7 ; 11,9 ; 12,8
HS tự làm bài
37,91 x (39 – 29) = 37,91 x 10 = 379,1
815,5 x (0,08 +0,02) = 815,5 x 0,1 = 81,55.
Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2011
(Dạy bù thứ 5)
Luyện tiếng việt:
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4: Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
 Nước rì rầm ngày đêm
 Gió từ dòng sông lên
 Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
 DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như 
 ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
 DT TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm 
 DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng 
 ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
 ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện toán:
I Mục tiêu:
- Củng cố về phép chia số thập phân, giải toán về quan hệ tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
Bài 4: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đóđơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày. Biết lúc đầu đơn vị có 90 người.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
 = ( 70,5 – 33,6) : 45
 = 36,9 : 45
 = 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
 = 23,45 : (12,5 x 0,8)
 = 23,45 : 10
 = 2,345
Giải:
Sau 10 ngày số gạo còn đủ cho 90 người ăn trong: 30 - 10 = 20 (ngày)
Tổng số người cũ và mới là: 90 + 10 = 100 (người)
90 người ăn số gạo còn lại trong 20 ngày,
1 người ăn số gạo còn lại trong 20 x 90 ngày
100 người ăn số gạo còn lại trong 20 x 90 : 100 = 18 (ngày)
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of giáo án buổi chiều, tuần 14.doc