Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 6 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 6 (chi tiết)

Sáng Tập đọc

 Tiết 11: sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai

I. Mục tiêu

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê, đọc diễn cảm toàn bài với giọng bất bình về chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của nhân dân Nam Phi.

 - Hiểu nội dung của bài : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen Nam Phi

 - Rèn tư thế học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 6 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Sáng Tập đọc
 Tiết 11: 	 sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I. Mục tiêu 
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê, đọc diễn cảm toàn bài với giọng bất bình về chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của nhân dân Nam Phi.
 - Hiểu nội dung của bài : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen Nam Phi
 - Rèn tư thế học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4 của bài thơ Ê- mi- li, con và nêu nội dung của bài thơ.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc 
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu từ ngữ khó.
 - HS đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu.
HĐ3: Tìm hiểu bài: 
 - HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK. GV nhận xét bổ sung. 
 CH1: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
 +)Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng tự do.
 CH2: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
 +) Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi .
 CH3: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? (HS nối tiếp nhau phát biểu).
 * HS rút ra nội dung bài. GV bổ sung ghi bảng.
 Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
 - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 3. 
 - HS luyện đọc theo nhóm đôi. HS đọc trước lớp.
 - Tổ chúc thi đọc diễn cảm. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
 - GV nhận xét cho điểm. 
HĐ5: Củng cố ,dặn dò 
 - GV hệ thống nội dung bài. HS nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
Toán
 Tiết 26: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
	- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. 
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liện quan.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích liền kề?
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2
 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 19m2
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề - xi- mét vuông.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. HS trình bày bài, nhận xét.
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
4dm2 65cm2 = 4dm2 + dm2 = 4dm2 ; 95cm2 = dm2 
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
- HS trắc nghiệm bằng bảng con. Kết quả đúng là: B. 305mm2
Bài 3: HS làm vào vở - Đổi vở nhận xét chữa bài.
2dm27cm = 207cm2
300mm2 > 2cm 89mm2
3m2 48dm2 < 4m2
61km2 > 610hm2
Bài 4: HS đọc làm bài cá nhân.
 - GV chấm một số bài. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn có liên quan, tính diện tích hình chữ nhật.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 (cm2) = 24 m2
Đáp số: 24m2.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích liền kề?
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Đạo đức
 Tiết 6 Có chí thì nên (T2)
I.Mục tiêu
Giúp HS:
 - Nêu được những tấm gương tiêu biểu.
 - Tự liên hệ bản thân xác định được những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và biết đề ra kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân.
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Tài liệu và phương tiện
- Một số mẩu chuyện kể về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung,
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học trước.
 * Giới thiệu bài
HĐ1: Làm bài tập 3 SGK.
 * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương vượt khó để kể cho cả lớp nghe.
 * Cách tiến hành
- HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. 
 - GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
HĐ3: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
 * Mục tiêu: HS biết cách tự liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.
 * Cách tiến hành:
 - HS phân tích khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
 - HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
 - Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
 - Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
 - GV kết luận: Trong lớp ta có vài bạn có nhiều khó khăn . Bản thân các bạn đó cần cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự động viên giúp đỡ của bạn bè giúp bạn vượt qua khó khăn vươn lên.
HĐ4: Hoạt động nối tiếp
 - Hệ thống nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập chuẩn bị cho giờ học sau.
Chiều: Lịch sử
 Tiết 6: quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết : 
 - Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành..
 - Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài. Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước mới.
 - Giáo dục HS tinh thần yêu nước. 
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Chân dung Nguyễn Tất Thành.
 - Truyện Búp sen xanh.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy thuật lại phong trào Đông du? Vì sao phong trào Đông du thất bại?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
 - HS trao đổi theo cặp tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 - GV tóm tắt ý kiến và giới thiệu đôi nét về Nguyễn Tất Thành. 
HĐ3: Mục đích ra nước ngoài của nguyễn tất thành.
 - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “ Nguyễn Tất Thànhcứu dân” hoạt động nhóm 4 trả lời các câu hỏi.
 - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả. GV bổ sung và kết luận. 
 +) Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp
 +) Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương Tây, Người không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, bình đẳng” và muốn xem họ làm như thế nào rồi về giúp đồng bào ta.
HĐ4: ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
- HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GVKL: Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
HĐ5: Củng cố - dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về chuẩn bị bài Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Tiếng việt (Luyện tập)
ôn tập: từ đồng âm
I.Mục tiêu
Giúp HS:
 - Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
 - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục HS có ý thức học tốt bộ môn. 
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Phấn màu, bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 
 Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Lấy ví dụ?
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các câu sau:
 - HS trao đổi theo cặp. Đại diện cặp trình bày ý kiến. Cả lớp thống nhất ý kiến.
 a) Bà ta đang la(1) con la(2).
 - la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
 - la(2) : chỉ con la.
 b) Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
 - giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
 - giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
 c) Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2).
 - giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
 - giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
 - HS tự làm bài vào vở. HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. GV nhận xét sửa chữa.
 * Đỏ: - Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.
 - Số tôi dạo này rất đỏ.
 * Lợi: - Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
 - Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.
 * Mai: - Ngày mai lớp em học môn Thể dục.
 - Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
 * Đánh : - Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
 - Chị ấy đánh phấn trông rất xinh.
Bài 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không.
 Con ngựa đá con ngựa đá.
 - HS trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau phát biểu. 
 - GV nhận xét và kết luận.
 * Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
 đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.
HĐ3: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. 
 - Nhận xét giờ học. Dăn HS về nhà tìm tiếp các từ đồng âm cho thêm phong phú.
Thể dục
 Tiết 11: Đội hình đội ngũ- Trò chơi “chuyển đồ vật”
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàngdọc, dóng hàng, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, đúng kĩ thuật và khẩu lệnh. 
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu chuyển đồ vật nhanh, đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi.
- Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT.
II. Địa điểm, phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời gian (phút)
Phương pháp
1- Phần mở đầu
2- Phần cơ bản
a) Ôn đội hình đội ngũ: *Ôn tập hợp hàng ngang (dọc), dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
b)Trò chơi: Chuyển đồ vật
3- Phần kết thúc
5- 6
 13- 15
 7- 9
 5- 6
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- HS khởi động: xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, ... he-ra-lít; phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ phân bố rừng ở VN.
 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Các loại đất chính ở nước ta
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập trong phiếu học tập
Bước 1: Làm bài tập.
Tên loại đất
Vùng phân bố
Một số dặc điểm.
Đất phe- ra- lít
Vùng đồi núi
Màu đỏ hoặc vàng, thường ngèo mùn. Nếu hình thành trên đất ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
Đất phù sa
đồng bằng
- Do sông ngòi bồi đắp. Đất đai màu mỡ.
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Sau đó gọi một số em lên bảng chỉ bản đồ vùng phân bố các loại đất trên.
* GV kết luận: Nước ta có nhièu loại đất nhưng chủ yếu có hai loại đất chính: phần lớn là đất phe- ra- lít có màu đỏ, vàng, tập chung chủ yếu ở vùng núi và loại đất phù sa do các con sông bồi đắp lên, màu mỡ tập trung ở đồng bằng.
HĐ 3: Rừng ở nước ta
Bước 1: HS đọc và quan sát hình 1 SGK và hoàn thành bảng sau (GV phát phiếu cho HS).
Rừng
Vùng phân bố
Một số dặc điểm.
 Rừng rậm nhiệt đới
Vùng đồi núi
Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao tầng thấp.
Rừng ngập mặn
Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên , xuống hàng ngày.
 - Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt.
 - Cây mọc vượt lên mặt nước.
Bước 2: Đại diện HS báo cáo kết quả trước lớp. GV nhận xét kết luận như trên.
Bước 3: GV cho HS trao đổi thảo luận về vai trò của rừng. 
 * GV kết luận: Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người, cho nhiều cản vật, gỗ; rừng điều hòa khí hậu, che phủ đất...Chúng ta cần bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lí.
HĐ5: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Chiều 
Khoa học
	Tiết 12:	Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu
 - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
 - Tự bảo vệ mình và những ngời trong gia đình bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Hình trang 26,27 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc?
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: Nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
* Cách tiến hành
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm thảo luậntheo câu hỏi trong phiếu.
Bước 3: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - Dấu hiệu: cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt, mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn; bắt đầu là rét run, sau là rét sốt cao, cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt.
 - Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
HĐ 4: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ mắc màn.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trong phiếu học tập.
Bước 2: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - Muỗi a-nô-phen thường ẩn nấp ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậmvà để trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trong các mảnh bát, chum, vại..có chứa nước.
 - Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra đốt người.
 - Để diệt muỗi trưởng thành ta thường phun thuốc diệt muỗi; tổng vệ sinh,
 - Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau:chôn kín rác thải, rọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước,
 - Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài buổi tối.
HĐ5: Củng cố dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài. HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về nhà học bài.
Toán (Luyện tập)
Ôn tập: Bảng đơn vị đo diện tích
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho học sinh những kíên thức về bảng đơn vị đo diện tích.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo và giải các bài toán liên quan.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học : 
 Phấn màu, bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
 - Học sinh nhắc lại các đơn vị đo diện tích từ lớn đến nhỏ và nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ và trình bày bài trên bảng.
 - Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
2dam2 = 200m2	400m2 = 4dam2
40hm2 = 4000dam2	879m2 = 7dam2 79m2
5dam2 24m2 = 524m2	52dm2 = 5200cm2
46hm2 3m2 = 460 003m2	900000cm2 = 90m2
Bài 2: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
 - HS làm bài vào vở, đổi bài nhận xét. 
 - Cả lớp chữa bài và thống nhất kết quả. Kết hợp củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích.
1cm2 = m2 9cm2 = m2 
5mm2 = cm2 48dm2 = m2
39cm2= m2 4dm2 = m2
5mm2 = cm2	36mm2 = cm2
Bài3:	- GV đọc đề bài, HS tìm hiểu bài toán và làm bài vào vở. 
 - GV chấm bài và chữa bài.
Bài giải
Diện tích một mảnh gỗ là:
80 x 20 = 1600 (cm2)
Diện tích của căn phòng đó là:
16000 x 200 = 320 000 (cm2)
Đổi 320 000cm2 = 32m2
 Đáp số: 32m2
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn bài.	
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 30: 	 Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
 - HS chữa bài tập 3. GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV cho HS trao đổi cặp. Đại diện cặp trình bày bài. Củng cố về so sánh phân số cùng MS và khác MS.
Kết quả:
a) < < < 
b) < < < 
Bài 2: Tính. GV giao việc, HS làm cá nhân. 4HS làm bảng, lớp làm nháp. HS trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố về cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Kết quả: a) ; b) ; c) ; d) 
Bài 3: HS làm cá nhân. 1HS làm bảng, lớp làm vở. Củng cố giải toán tìm phân số của một số.
Bài giải
5ha = 50 000m2
Diện tích hồ nước là: 50 000 x = 15 000 (m2)
Đáp số: 15 000 m2
Bài 4: HS làm vở, GV chấm chữa bài. Củng cố giải toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
Bài giải
Ta có sơ đồ: Tuổi bố:
30 tuổi
 Tuổi con:
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
Đáp số: con 10 tuổi; bố 40 tuổi.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nhắc lại cách so sánh; cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- GV nhận xét giờ. Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Tập làm văn
Tiết 12: luyện tập tả cảnh 
I. Mục tiêu
 - Thông qua những đoạn văn hay, HS nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh.
 - Từ kết quả quan sát của mình HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II.Đồ dùng dạy học 
 - Những chi tiết ghi chép được khi quan sát cảnh sông nước. 
 - Bảng phụ để HS trình bày dàn ý 
III. Các hoạt động dạy – học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - HS trình bày kết quả ghi chép khi quan sát cảnh sông nước.
 - GV nhận xét.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập, trao đổi thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.	
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 	- GV nhận xét và chữa bài
 +) Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? ( tả sự thay đổi màu sắc của biển theo của mây trời) .
 +) Để tả đặc điểm đó tác giả quan sát những gì vào những thời điểm nào? (Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau : Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi thì âm u, khi ầm ầm giông gió.
 +) Khi quan sát biển tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào ? 
 - Tác giả liên tưởng: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng .
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Một số HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
 - HS lập dàn ý chi tiết. GV cho 2 – 3 HS làm bảng phụ. 
 - HS trình bày dàn ý . Mời 1 HS làm bài tốt trình bày bài trên bảng phụ. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. 
 VD về dàn ý :
 Mở bài : 
 - Con sông hiền hòa dang tay ôm lấy cánh đồng rộng mênh mông.
Thân bài :
 +) Mặt nước sông, khi có gió nhẹ, khi có gió giông bão.
 +) Thuyền bè trên sông; thuyền đánh cá; tàu thuyền vận chuyển hàng hóa.
 +) Hai bên bờ sông; bãi cát, bãi ngô, nhà cửa. 
 +) Dòng sông đối với đời sống của nhân dân. 
Kết bài :
 - ích lợi của sông và cảm nhận của con người bên dòng sông.
HĐ3: Củng cố – dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn học sinh về nhà học bài.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần 6
I- Mục tiêu
 Giúp HS
- Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 6.
- Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 7 tới.
II- Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt.
III- Các hoạt động chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL
2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp trưởng và các tổ trưởng.
4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS:
a) Chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập ở lớp và ở nhà.
b) Đi học chuyên cần.
c) ý thức ra vào lớp. Truy bài.
d) Vệ sinh, văn nghệ,
4. GV và HS thảo luận đưa ra phương hướng hoạt động trong tuần 7 tới.
 - Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 6.
 - Thực hiện tốt mọi hoạt động của trường và lớp đề ra về: Đạo đức, học tập, văn- thể- mĩ. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được giao.
 _______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 6(1).doc