Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 8 năm học 2010

Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 8 năm học 2010

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).

II. CHUẨN BỊ

- GV : Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật.

- Trò : Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng - Vẽ muông thú, vượn bạc má, chồn sóc, con hoẵng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 8 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
II. CHUẨN BỊ
- GV : Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. 
- Trò : Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng - Vẽ muông thú, vượn bạc má, chồn sóc, con hoẵng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ 
1’
2. Giới thiệu bài mới
33’
3. Các hoạt động 
8’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- GV mời 1 bạn đọc toàn bài. GV mời bạn ...
- 1 HS đọc toàn bài
- Trước khi luyện đọc bài, GV lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động ... 
- HS đọc lại các từ khó 
- HS đọc từ khó có trong câu văn 
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân”
+ Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- 3 HS đọc nối tiếp theo từng đoạn + mời bạn nhận xét 
- GV mời 1 bạn đọc lại toàn bài
- GV mời 1 bạn đọc phần chú giải. 
- HS đọc giải nghĩa ở phần chú giải 
(GV đính thẻ từ có ghi sẵn các từ ngữ đó vào cột tìm hiểu bài) ® GV treo ảnh ® GV giải thích từ khó (nếu HS nêu thêm)
- HS quan sát ảnh các con vật: vượn bạc má, con mang...
- HS nêu các từ khó khác.
12’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
Ÿ Nhóm 1, 2:
- Đọc đoạn 1
- Nêu ý đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí lãng mạn của vương quốc nấm. 
- Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? 
Ÿ Nhóm 3, 4:
- Đọc đoạn 2
- Nêu ý đoạn 2 : Sự sống động đầy bất ngờ của muông thú.
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
Ÿ Nhóm 5, 6:
- Đọc đoạn 3
- Nêu ý đoạn 3 : Giới thiệu rừng khộp.
- Nêu nội dung chính của bài : Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
4’
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Tổ chức, hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Trước cổng trời 
- Nhận xét tiết học. 
Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết :
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
Bài tập cần làm : BT1, BT2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: 
- HS chữa bài 3, 4 (SGK). 
Ÿ GV nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới 
30’
3. Các hoạt động: 
15’
* Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Hoạt động cá nhân
- GV đưa ví dụ: 
0,9m ... 0,90m
9dm = 90cm
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m;
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
0,9m = 0,90m
- HS nêu kết luận 
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000
- Dựa vào ví dụ sau, HS tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- HS nêu lại kết luận 
0,9000 = ... = ...
8,750000 = ... = ...
12,500 = ... = ...
- Yêu cầu HS nêu kết luận 2
- HS nêu lại kết luận 
10’
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 
- Hoạt động lớp 
Ÿ Bài 1, 2 : GV gợi ý để HS làm bài
- GV cho HS làm bài vào vở
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân
- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Thi đua cá nhân
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học.
Thứ 3 ngày 6 tháng10 năm 2009
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1) ; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm được từ ngữ tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
* HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 2 - 
- Hình ảnh tả làn sóng nhẹ, đợt sóng mạnh 
- Từ điển tiếng Việt. 
- HS : Tranh ảnh sưu tầm minh họa cho từ ngữ miêu tả không gian: chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ 
1’
2. Giới thiệu bài mới
“Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên”
33’
3. Các hoạt động
8’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ “thiên nhiên” 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi (Phiếu học tập) 
- Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trên (được phép theo dõi SGK). 
- Yêu cầu: 
1/ Nhặt ra những từ ngữ chỉ thiên nhiên từ các từ ngữ sau: nhà máy, xe cộ, cây cối, mưa chim chóc, bầu trời, thuyền bè, núi non, chùa chiền, nhà cửa... 
- Trình bày kết quả thảo luận.
2/ Theo nhóm em, “thiên nhiên” là gì?
- Lớp nhận xét, nhắc lại giải nghĩa từ “thiên nhiên” cho GV ghi bảng ® Lặp lại: “Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra”.
Ÿ GV chốt và ghi bảng
8’
* Hoạt động 2: Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
- Hoạt động cá nhân 
+ Tổ chức cho HS học tập cá nhân
+ Đọc các thành ngữ, tục ngữ
+ Nêu yêu cầu của bài
® Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ:
a) Lên thác xuống ghềnh
b) Góp gió thành bão
c) Qua sông phải lụy đò
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen
+ Lớp làm bằng bút chì vào SGK
+ 1 em lên làm trên bảng phụ
+ Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ Tìm hiểu nghĩa:
- Nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”?
- Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
- Câu thành ngữ “Góp gió thành bão” khuyên ta điều gì?
- Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh.
- Khi nào dùng đến tục ngữ “Qua sông phải lụy đò”?
- Muốn được việc phải nhờ vả người có khả năng giải quyết.
- Em hiểu gì về tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen”?
- Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt.
Ÿ GV chốt: “Bằng việc dùng những từ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để xây dựng nên các tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha ta đã đúc kết nên những tri thức, kinh nghiệm, đạo đức rất quý báu”.
+ Đọc nối tiếp các thành ngữ, tục ngữ trên và nêu từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong ấy (cho đến khi thuộc lòng).
17’
* Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên 
- Hoạt động nhóm 
Ÿ Nhóm 1:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều rộng.
- Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng...
Ÿ Nhóm 2:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều dài (xa).
- (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... 
- (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, dài nguêu, dài loằng ngoằng, dài ngoẵng ...
Ÿ Nhóm 3:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều cao.
- cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi...
Ÿ Nhóm 4:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều sâu.
- hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ...
Ÿ Nhóm 5:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả tiếng sóng.
- ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì thầm...
Ÿ Nhóm 6:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả làn sóng nhẹ.
- lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên...
Ÿ Nhóm 7:
Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả đợt sóng mạnh.
- cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp... 
+ GV theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của 7 nhóm.
+ Từng nhóm dán kết quả tìm từ lên bảng và nối tiếp đặt câu.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa”
- Nhận xét tiết học.
Toán
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết :
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài tập cần làm : BT1, BT2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: Số thập phân bằng nhau
- GV ghi sẵn lên bảng các số thập phân yêu cầu HS tìm số thập phân bằng nhau. 
- Tại sao em biết các số thập phân đó bằng nhau ? 
- 2 HS 
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương
1’
2. Giới thiệu bài mới 
“So sánh số thập phân”
33’
3. Các hoạt động 
9’
* Hoạt động 1: So sánh 2 số thập phân
- Hoạt động cá nhân
- GV nêu VD: so sánh 8,1m và 7,9m
- GV đặt vấn đề: Để so sánh 8,1m và 7,9m ta làm thế nào? 
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS không trả lời được GV gợi ý.
Đổi 8,1m ra cm? 
 7,9m ra cm? 
- Các em suy nghĩ tìm cách so sánh? 
- HS trình bày ra nháp nêu kết quả
Ÿ GV chốt ý: 
8,1m = 81 dm ; 7,9m = 79 dm
- GV ghi bảng 
Vì 81 dm > 79 dm nên 8,1m > 7,9m
Vậy nếu GV không ghi đơn vị vào GV chỉ ghi 8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như thế nào? 
8,1 > 7,9
- Tại sao em biết? 
- HS tự nêu ý kiến 
- GV nói 8,1 là số thập phân; 7,9 là số thập phân. 
- Có em đưa về phân số thập phân rồi so sánh. 
Quá trình tìm hiểu 8,1 > 7,9 là quá trình tìm cách so sánh 2 số thập phân. Vậy so sánh 2 số thập phân là nội dung tiết học hôm nay.
- Có em nêu 2 số thập phân trên số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. 
10’
* Hoạt động 2: So sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau. 
- Hoạt động nhóm đôi 
- GV đưa ra ví dụ: So sánh 35,7m và 35,698m. 
- HS thảo luận 
- HS trình bày ý kiến 
- GV gợi ý để HS so sánh: 
1/ Viết : 35,7m = 35m và m
 35,698m = 35m và m 
Ta có: 
m = 7dm = 700mm
m = 698mm
- Do phần nguyên bằng nhau, các em so sánh phần thập phân.
m với m rồi kết luận.
- Vì 700mm > 698mm 
 nên m > m 
Kết luận: 35,7m > 35,698m
Ÿ GV kết luận
10
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bài 1: HS làm vở 
- HS đọc đề bài 
- GV cùng HS chữa bài
Ÿ Bài 2: HS làm vở 
- HS đọc đề 
- GV tổ chức cho HS thi đua giải nhanh nộp bài (10 em).
- HS nêu cách xếp lưu ý bé xếp trước. 
- GV xem bài làm của HS. 
- HS làm vở
- Đại diện 1 HS chữa bài ở bảng lớp 
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học ...  bài. 
+ Vịnh Hạ Long trang 81, 82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên trang 82, 83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh. 
Ÿ Thân bài: 
a/ Miêu tả bao quát: 
- Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam. 
b/ Tả chi tiết: 
- Lúc sáng sớm:
+ Bầu trời cao 
+ Mây: dạo quanh, lượn lờ 
+ Gió: đưa hương thoang thoảng, dịu dàng đưa lượn sóng nhấp nhô... 
+ Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm.
+ Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ. 
+ Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn.
+ Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người. 
Ÿ Kết luận: 
Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
- HS lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to. 
- Trình bày kết quả 
Ÿ GV nhận xét, bổ sung
- Lớp nhận xét
14’
* Hoạt động 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV nhắc: 
+ Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn. 
- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. 
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh. 
- HS viết đoạn văn 
- Một vài HS đọc đoạn văn 
+ Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. 
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét đánh giá cao những bài tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. 
1’
4. Tổng kết - dặn dò 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2) ; biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).
*HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
1’
2. Giới thiệu bài mới 
“Luyện tập về từ nhiều nghĩa”
34’
3. Các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
* Yêu cầu: 
Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa? 
* Nhóm 1 và 4: 
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Tổ em có chín HS 
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói 
- chín 2 và chín 1, 3: từ đồng âm 
- chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa 
Ÿ lúa chín: đã đến lúc ăn được 
Ÿ nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được.
* Nhóm 2 và 5: 
- Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt. 
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. 
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. 
- đường 1 và đường 2, 3: từ đồng âm
- đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa.
Ÿ đường 2: đường dây liên lạc
Ÿ đường 3: con đường để mọi người đi lại. 
* Nhóm 3 và 6: 
- Những vạt nương màu mật
 Lúa chín ngập lòng thung. 
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. 
- Những người Giáy, người Dao
 Đi tìm măng, hái nấm 
 Vạt áo chàm thấp thoáng 
 Nhuộm xanh cả nắng chiều. 
- vạt 2 và vạt 1, 3: từ đồng âm 
- vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa 
Ÿ vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. 
Ÿ vạt 2: một mảnh áo 
- Trình bày kết quả thảo luận 
- Nhận xét, bổ sung 
* Chốt: 
- Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. 
- Lặp lại nội dung GV vừa chốt. 
- Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. 
10’
* Hoạt động 2: Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ. 
- Hoạt động nhóm cặp 
- Treo bảng phụ ghi VD2: a,b,c 
- Quan sát, đọc 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp và tìm hiểu xem trong mỗi phần a), b), c) từ “xuân” được dùng với nghĩa nào. 
- Thảo luận và trình bày (lên bảng phụ gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển). 
a) Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. 
- Nghĩa gốc: chỉ một mùa của năm: mùa xuân. 
b) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe 
Trần mà như thế kém gì tiên. 
- Nghĩa chuyển: “xuân” có nghĩa là tuổi, năm. 
c) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ nổi tiếng đời nhà Đường có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là: “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Tôi nay đã ngoài 70 xuân, nhưng tinh thần vẫn rất sáng suốt. 
- Lớp theo dõi, nhận xét 
12’
* Hoạt động 3: Phân biệt nghĩa một số tính từ 
- Hoạt động cá nhân 
- Yêu cầu HS đọc bài 3 trang 96
- Đọc yêu cầu bài 3
- Yêu cầu HS suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. 
- Đặt câu nối tiếp sau khi suy nghĩ 3 phút. 
- Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu.
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “MRVT : Thiên nhiên” 
- Nhận xét tiết học. 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết :
- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
Bài tập cần làm : BT1, BT2, BT3, BT4 (a).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1. Bài cũ: Luyện tập 
- Nêu cách so sánh số thập phân? Vận dụng so sánh 102,3 ... 102,45
- 1 HS 
- Vận dụng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. 12,53 ; 21,35 ; 42,83 ; 34,38
- 1 HS 
Ÿ GV nhận xét - ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung 
30’
3. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn tập đọc, viết, so sánh số thập phân 
- Hoạt động cá nhân, nhóm 
Ÿ Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1
- 1 HS nêu 
- Tổ chức cho HS tự đặt câu hỏi để HS khác trả lời. 
- Hỏi và trả lời 
- HS sửa miệng bài 1 
- Nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1 HS đọc 
- Tổ chức cho HS hỏi và HS khác trả lời. 
- Hỏi và trả lời 
- HS sửa bài bảng 
- Nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 HS đọc 
- GV cho HS thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn. 
- HS làm theo nhóm 
- HS dán bảng lớp 
- HS các nhóm nhận xét 
- Nhóm nào làm nhanh lên dán ở bảng lớp. 
Ÿ GV nhận xét, đánh giá 
Ÿ Bài 4a : 
- 1 HS đọc đề 
- GV cho HS thi đua làm theo nhóm. 
- HS thảo luận làm theo nhóm 
- Nhóm nào có cách làm nhanh nhất sẽ trình bày ở bảng. 
- Cử đại diện làm 
Ÿ GV nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Ôn lại các quy tắc đã học 
- Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
- Nhận xét tiết học. 
Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2009
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
Bài tập cần làm : BT1, BT2, BT3.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. 
- Trò: vở nháp kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
1. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại ? 
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương 
- Lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
“Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
30’
3. Các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: 
1/ Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- GV hỏi - HS trả lời - HS thực hành điền vào vở nháp đã chuẩn bị sẵn ở nhà; GV ghi bảng: 
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m. 
dm ; cm ; mm 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn m. 
km ; hm ; dam 
2/ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV hệ thống: 
1 km bằng bao nhiêu hm ? 
1 km = 10 hm 
1 hm bằng 1 phần mấy của km ?
1 hm = km hay = 0,1 km 
1 hm bằng bao nhiêu dam ?
1 hm = 10 dam 
1 dam bằng bao nhiêu m ?
1 dam = 10 m 
1 dam bằng bao nhiêu hm ?
1 dam = hm hay = 0,1 hm 
- Tương tự các đơn vị còn lại
3/ GV cho HS nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng:
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. 
18’
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- HS đọc đề 
- GV yêu cầu HS làm vở 
- HS làm vở 
- GV nhận xét, sửa bài 
Ÿ Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- HS đọc đề 
- GV yêu cầu HS làm vở 
- HS làm vở 
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhắc HS ôn lại kiến thức vừa học. 
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt hai cách kết bài : kết bài mở rộng ; kết bài không mở rộng (BT2) ; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn mở bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1’
33’
14’
14’
5’
1’
1. Bài cũ: 
2, 3 HS đọc đoạn văn.
GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
 * Bài 1:
- Tổ chức HS làm BT1
 * Bài 2:
Yêu cầu HS nêu những điểm giống và khác.
GV chốt lại.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
 * Bài 3:
Gợi ý cho HS Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng .
Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
c. Hoạt động 3: Củng cố
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học. 
Hoạt động nhóm, lớp
HS lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm.
1 HS đọc đoạn Mở bài a: 1 HS đọc đoạn Mở bài b.
+ a – Mở bài trực tiếp.
+ b – Mở bài gián tiếp.
HS nhận xét: 
 + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
HS đọc yêu cầu – Nối tiếp đọc.
HS so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
HS thảo luận nhóm.
Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
Khẳng định con đường là tình bạn.
Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
Hoạt động lớp, cá nhân
1 HS đọc yêu cầu, chọn cảnh.
HS làm bài.
HS lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
Cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc